Giáo trình Luật tố tụng hành chính

Môn học có 13 chương, cụ thể:

• Chương 1: Giới thiệu sơ lược về tài phán hành chính Việt Nam

• Chương 2: Một số khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính Việt Nam

• Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết án hành chính

• Chương 4: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời

• Chương 5: Chứng cứ, cấp- tống đạt- thông báo văn bản tố tụng, án phí và lệ phí tòa án

• Chương 6: Khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính

• Chương 7: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

• Chương 8: Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

• Chương 9: Thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân

• Chương 10: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính

• Chương 11: Thủ tục xét lại các bản án và quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật

• Chương 12: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

• Chương 13: Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính.

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 1

Trang 1

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 2

Trang 2

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 3

Trang 3

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 4

Trang 4

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 5

Trang 5

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 6

Trang 6

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 7

Trang 7

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 8

Trang 8

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 9

Trang 9

Giáo trình Luật tố tụng hành chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 113 trang Trúc Khang 12/01/2024 5680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật tố tụng hành chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật tố tụng hành chính

Giáo trình Luật tố tụng hành chính
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật 
Có thể dùng cho các trường: đại học 
Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, 
tòa án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm. 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật 
Hành chính Việt Nam. 
Đã xuất bản in chưa: chưa 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
 KHOA LUẬT 
________________________________________________ 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 
   
Biên soạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên 
Lưu hành nội bộ 
Năm 2011 
2 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Giới thiệu khái quát môn học 
 Luật tố tụng hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước 
ta, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ 
án hành chính. 
Trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật của Khoa Luật- Trường Ðại học 
Cần Thơ, môn học Luật tố tụng hành chính Việt Nam được xác định là một môn 
học chuyên ngành. 
2. Mục tiêu môn học 
 Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản 
nhất và thiết thực nhất về tố tụng hành chính, một loại tố tụng mới nhất trong các 
loại tố tụng ở nước ta. 
 Qua nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ nắm vững đối tượng thuộc thẩm 
quyền xét xử của Tòa hành chính, thẩm quyền của Tòa hành chính trong giải quyết 
các vụ án hành chính, các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính v.v. . . 
3. Yêu cầu môn học 
Đây là môn học về tố tụng hành chính, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học 
môn này phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Luật hành 
chính. 
4. Cấu trúc môn học 
 Môn học có 13 chương, cụ thể: 
• Chương 1: Giới thiệu sơ lược về tài phán hành chính Việt Nam 
• Chương 2: Một số khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng hành chính 
Việt Nam 
• Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết án hành chính 
• Chương 4: Người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các biện pháp 
khẩn cấp tạm thời 
• Chương 5: Chứng cứ, cấp- tống đạt- thông báo văn bản tố tụng, án phí và lệ phí 
tòa án 
• Chương 6: Khởi kiện, thụ lý vụ án hành chính 
• Chương 7: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính 
• Chương 8: Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính 
• Chương 9: Thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu 
Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 
• Chương 10: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính 
3 
• Chương 11: Thủ tục xét lại các bản án và quyết định hành chính đã có hiệu lực 
pháp luật 
• Chương 12: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán 
Tòa án nhân dân tối cao 
• Chương 13: Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành 
chính. 
4 
Chương 1: 
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM 
I - SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TÒA HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những lý do cần thiết dẫn đến sự ra đời 
của Tòa hành chính ở nước ta vào những năm cuối của thế kỷ trước. 
Thứ nhất, thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn 
thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân 
và vì dân, Nhà nước có kỷ cương, kỷ luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật 
và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa . 
 Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành, cơ quan hành chính Nhà nước 
và cán bộ, công chức Nhà nước đôi khi có những quyết định hoặc hành vi trái pháp 
luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước, tổ 
chức, từ đó làm phát sinh các khiếu kiện hành chính. 
 Do vậy, cùng với việc tiến hành cải cách một bước thủ tục hành chính cần 
phải có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan và nhân viên hành 
chính Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành nhằm khắc phục những biểu 
hiện cửa quyền, lạm quyền, lộng hành hoặc trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm 
trước nhân dân. Việc thiết lập các cơ quan tài phán hành chính để giải quyết kịp 
thời các khiếu kiện hành chính nhằm bảo vệ các quyền tự do dân chủ, các quyền và 
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là yêu cầu cấp thiết. 
Thứ hai, từ trước đến nay, Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giải 
quyết kịp thời các khiếu nại hành chính của công dân. 
 Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được 
Hiến pháp quy định. Năm 1991 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh khiếu 
nại, tố cáo của công dân thay thế cho Pháp lệnh năm 1981. Chính phủ cũng đã ban 
hành Nghị định 38/HÐBT và một số văn bản về lĩnh vực này làm cơ sở pháp lý 
cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đã mang lại một số kết quả nhất định. 
Thực chất đó là những quy định và hoạt động bước đầu mang tính chất tài phán 
hành chính. Việc giải quyết đúng đắn, kịp thời các khiếu nại của công dân chính là 
một biện pháp thiết thực nhằm góp phần bảo đảm quyền của công dân trong việc 
tham gia quản lý Nhà nước, và đây cũng là sự thể hiện bản chất của Nhà nước ta- 
Nhà nước của dân, do dân ...  
cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp 
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị 
thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem xét kiến 
nghị, đề nghị nêu trên phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
tối cao. 
2. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án 
nhân dân tối cao 
107 
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu 
hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán 
Toà án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án 
nhân dân tối cao trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban 
thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà 
án nhân dân tối cao giao Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ 
sơ vụ án trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nhất trí 
với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện 
kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 
Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải có sự tham 
dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, 
Toà án nhân dân tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham 
dự phiên họp. 
Sau khi nghe Chánh án Toà án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện 
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan 
được mời tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra quyết 
định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có vi phạm 
pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung 
quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định 
đã có hiệu lực của Toà án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết 
quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường 
hợp mà quyết định như sau: 
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; 
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần 
hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc 
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo 
quy định của pháp luật; 
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc 
toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người 
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; 
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc 
trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ 
theo quy định của pháp luật; 
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần 
hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 
trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu 
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của 
Luật cạnh tranh; 
108 
e) Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp nêu tại các mục 
b, c, d và đ trên, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi 
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, 
hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc 
cạnh tranh trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Toà 
án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô 
ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá 
trị tài sản theo quy định của pháp luật; 
g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có 
thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong trường hợp cố ý vi phạm pháp luật, gây 
hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. 
Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được ít 
nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối 
cao biểu quyết tán thành. 
Tài liệu tham khảo 
1) Luật tố tụng hành chính năm 2010. 
109 
CHƯƠNG 13: 
THỦ TỤC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN 
VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 
1. Những bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành 
1. Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm 
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật. 
2. Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm. 
3. Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án. 
4. Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân 
tối cao quy định tại Điều 240 của Luật tố tụng hành chính (xem chương 12 của 
cùng sách này). 
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án mặc dù có 
khiếu nại, kiến nghị. 
2. Thi hành bản án, quyết định của Toà án 
Việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thực 
hiện như sau: 
a) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án về việc không chấp nhận yêu 
cầu khởi kiện quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định 
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các 
bên đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc 
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, 
danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; 
b) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy toàn bộ hoặc một phần 
quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc 
cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên 
đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định 
của Toà án để thi hành; 
c) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy quyết định kỷ luật buộc 
thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Trong 
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, người đứng 
đầu cơ quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, 
quyết định của Toà án; 
d) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã tuyên bố hành vi hành 
chính đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực 
hiện hành vi hành chính đó, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
đ) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên bố hành vi không thực 
hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện 
110 
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận được bản án, quyết 
định của Toà án; 
e) Trường hợp bản án, quyết định của Toà án buộc cơ quan lập danh sách cử 
tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay 
việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
g) Trường hợp Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì 
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được 
quyết định; 
h) Các quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án được 
thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 
Người phải thi hành án phải thông báo bằng văn bản về kết quả thi hành án 
cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó. 
3. Yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án 
Trường hợp người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi 
hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành ngay bản án, quyết định 
của Toà án đối với trường hợp: 
- Trường hợp bản án, quyết định của Toà án buộc cơ quan lập danh sách cử 
tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay 
việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
- Trường hợp Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì 
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được 
quyết định. 
Trường hợp hết 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định có hiệu 
lực pháp luật của Toà án hoặc hết thời hạn thi hành án theo bản án, quyết định của 
Toà án mà người phải thi hành án không thi hành án thì người được thi hành án có 
quyền yêu cầu bằng văn bản đối với người phải thi hành bản án, quyết định của Toà 
án đối với trường hợp: 
- Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy toàn bộ hoặc một phần 
quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc 
cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên 
đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định 
của Toà án để thi hành; 
- Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy quyết định kỷ luật buộc 
thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Trong 
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, người đứng 
111 
đầu cơ quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, 
quyết định của Toà án; 
- Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã tuyên bố hành vi hành chính 
đã thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện 
hành vi hành chính đó, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
- Trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên bố hành vi không thực 
hiện nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện 
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận được bản án, quyết 
định của Toà án. 
 Trường hợp người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của 
Toà án thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản nêu trên, 
người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi 
Toà án đã xét xử sơ thẩm đôn đốc việc thi hành bản án, quyết định của Toà án. Khi 
nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi hành án 
dân sự đôn đốc người phải thi hành án thi hành án và thông báo bằng văn bản với 
cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và 
Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án. 
Khi nhận được đơn đề nghị đôn đốc của người được thi hành án, cơ quan thi 
hành án dân sự có trách nhiệm mở sổ theo dõi, quản lý việc thi hành án của người 
được thi hành án. Người được thi hành án có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thi 
hành án dân sự bản sao bản án, quyết định của Toà án và các tài liệu khác có liên 
quan để chứng minh đã có đơn đề nghị hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình 
không thi hành án. 
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đôn đốc 
của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc 
người phải thi hành án thực hiện việc thi hành án theo đúng nội dung của bản án, 
quyết định của Toà án. 
4. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án 
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành 
án dân sự về việc đôn đốc thi hành bản án, quyết định của Toà án, người phải thi 
hành án có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thi hành án cho cơ quan thi 
hành án dân sự. 
Hết thời hạn nêu trên nhưng người phải thi hành án không thi hành án, 
không thông báo kết quả thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo 
bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án biết để xem 
xét, chỉ đạo việc thi hành án và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, đồng 
thời gửi cho cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự 
112 
cấp trên trực tiếp để theo dõi, giúp cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi 
hành án chỉ đạo việc thi hành án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được 
văn bản thông báo của cơ quan thi hành ány, cơ quan cấp trên trực tiếp của người 
phải thi hành án phải xem xét, chỉ đạo việc thi hành án theo quy định của pháp luật 
và thông báo cho cơ quan thi hành án biết. 
5. Quản lý nhà nước về thi hành án hành chính 
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính 
trong phạm vi cả nước; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân 
dân tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ 
hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính. 
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước 
về thi hành án hành chính và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy 
phạm pháp luật về thi hành án hành chính; 
b) Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà 
nước về thi hành án hành chính; 
c) Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành 
chính; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính; 
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý thi hành án 
hành chính; 
đ) Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án hành chính; 
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công 
tác thi hành án hành chính. 
Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư 
pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành 
chính, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật tố tụng hành chính và theo quy 
định của Chính phủ. 
6. Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính 
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, 
quyết định của Toà án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, 
xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng 
trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách 
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
113 
7. Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án 
Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc 
tuân theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc 
thi hành bản án, quyết định của Toà án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết 
định kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật. 
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ 
thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức 
phải chấp hành bản án, quyết định của Toà án để có biện pháp tổ chức thi hành 
nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án./. 
Tài liệu tham khảo 
1) Luật thi hành án dân sự năm 2008; 
2) Luật tố tụng hành chính năm 2010; 
3) Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về 
việc thi hành Luật tố tụng hành chính. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_to_tung_hanh_chinh.pdf