Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Tin học ứng dụng trong kinh doanh
Khái niệm về hệ quản trị CSDL
Cơ sở dữ liệu là tâp hợp dữ liệu được tổ chức một cách có cấu trúc liên quan với nhau và được lưu trữ trong máy tính. Cơ sở dữ liệu được thiết kế, xây dựng cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin hoặc cập nhật dữ liệu
Lợi ích của việc quản lý dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu:
+ Giúp dữ liệu được lưu trữ một cách hiệu quả và có tổ chức
+ Tránh dư thừa, trùng lặp dữ liệu
+ Đảm bảo sự nhất quán trong CSDL
+ Các dữ liệu được lưu trữ có thể được chia sẻ
+ Duy trì tính toàn vẹn dữ liệu
Đảm bảo dữ liệu được bảo mật
Hiện nay, một lượng vô cùng lớn các thông tin hữu ích với chúng ta đang tồn tại ở dạng văn bản. Việc của chúng ta là phải biết cách quản lý và sử dụng chúng sao cho thật hiệu quả. Để quản lý một lượng dữ liệu lớn phức tạp, người sử dụng phải có những công cụ hỗ trợ tính năng đơn giản trong thao tác nhưng lại hiệu quả trong trích lọc thông tin.Từ thực tế đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS): Là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và cung cấp cơ chế lưu trữ, truy cập dựa trên các mô hình CSDL.
Visual FoxPro là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do hãng Microsoft sản xuất cho phép lập trình hướng đối tượng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Tin học ứng dụng trong kinh doanh
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 20 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tin học đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là là công cụ hữu ích cho các ngành kinh tế mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Trong những năm qua, tin học không phát triển mạnh mẽ làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch và giải pháp thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến món ăn. Nhà trường đã xác định được tầm quan trọng của tin là một trong những môn học cơ sở ngành, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu bước đầu về tin học ứng dụng trong thực tế. Giáo trình Tin học ứng dụng ứng dụng trong kinh doanh được biên soạn nhằm trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản về tin học văn phòng một các có hệ thống trước khi học tập những môn chuyên môn khác. Giáo trình Tin học ứng trong kinh doanh gồm 3 chương: Chương 1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu foxpro Chương 2: Hệ soạn thảo văn bản microsoft word Chương 3: Bảng tính điện tử microsoft excel Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm đẻ cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả: Đỗ Quang Khải Nguyễn Thị Nhung An Thị Hạnh MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Tin học ứng dụng trong kinh doanh Mã môn học: MH 09 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 19 giờ; Kiểm tra: 1 giờ). I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Tin học ứng dụng trong kinh doanh thuộc nhóm các môn học cơ sở, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong môn học chung. - Tính chất: Môn học Tin học ứng dụng trong kinh doanh nghiên cứu những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong kinh doanh; Những ứng dụng của các các phần mềm FOXPRO, WORD, EXCEL trong các bài toán kinh doanh và các kỹ thuật quản trị. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc thành thạo các kỹ năng tin học đang được nước ta ngày càng chú trọng nhằm nâng cao cơ hội học hỏi và hội nhập với thế giới. Mức độ cần thiết của Tin học là rất cao, dễ dàng nhận thấy điều này qua những mối liên hệ mật thiết của Tin học văn phòng với Giáo dục, công việc và đời sống. Môn học cung cấp kiến thức tin học mang tính thực tiễn cao thông qua các phần mềm ứng dụng như OXPRO, WORD, EXCEL. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Trình bày được kiến thức cơ bản về ứng dụng tin học trong quản lý. - Về kỹ năng: Vận dụng thành thạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu FOXPRO, soạn thảo văn bản, xử lý dữ liệu bảng tính. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức học tập cần cù, chịu khó; + Có thái độ nghiêm túc trong việc rèn luyện kỹ năng. Nội dung mô đun: CHƯƠNG 1: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU FOXPRO Mã chương: THUD01 Giới thiệu: Trang bị cho người học những kiến thức chung về khái niệm, các thao tác tạo, đóng, mở, cập nhật các dữ liệu trong hệ quản trị CSDL. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và các dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở; - Trình bày được trình tự các thao tác tạo file, đóng mở file; - Tạo, đóng mở được các file theo đúng yêu cầu và trình tự; - Cập nhật được dữ liệu trong hệ quản trị CSDL; - Rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo; - Ý thức bảo vệ các trang thiết bị trong phòng thực hành. Nội dung chính: 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm về hệ quản trị CSDL Cơ sở dữ liệu là tâp hợp dữ liệu được tổ chức một cách có cấu trúc liên quan với nhau và được lưu trữ trong máy tính. Cơ sở dữ liệu được thiết kế, xây dựng cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin hoặc cập nhật dữ liệu Lợi ích của việc quản lý dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu: + Giúp dữ liệu được lưu trữ một cách hiệu quả và có tổ chức + Tránh dư thừa, trùng lặp dữ liệu + Đảm bảo sự nhất quán trong CSDL + Các dữ liệu được lưu trữ có thể được chia sẻ + Duy trì tính toàn vẹn dữ liệu Đảm bảo dữ liệu được bảo mật Hiện nay, một lượng vô cùng lớn các thông tin hữu ích với chúng ta đang tồn tại ở dạng văn bản. Việc của chúng ta là phải biết cách quản lý và sử dụng chúng sao ch ... ện như hình dưới đây: Vẫn với danh sách trước chúng ta muốn lọc ra những nhân viên có họ tên khác “Lê Viết Bằng” bạn thiết lập thông số như sau: Hình 3.139: Lựa chọn điều kiện lọc Cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất, kết quả trong danh sách không còn Nguyễn Mạnh Hùng như hình dưới đây: Hình 3.140: Kết quả lọc + End With: Lọc dữ liệu kết thúc với Sau khi nhấp chọn mục này hộp thoại Custom AutoFilter xuất hiện như hình dưới đây: Vẫn với danh sách trước chúng ta muốn lọc ra những nhân viên có họ tên kết thúc bằng “Tâm” bạn thiết lập thông số như sau: Hình 3.141: Lựa chọn điều kiện lọc Cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất, kết quả sẽ được như hình dưới đây: Hình 3.142: Kết quả lọc + Contains: Lọc dữ liệu chứa Sau khi nhấp chọn mục này hộp thoại Custom AutoFilter xuất hiện như hình dưới đây: Hình 3.143: Lựa chọn điều kiện lọc Giả sử chúng ta muốn tìm những nhân viên có họ tên chứa từ “Thị” bạn thiết lập giá trị cho hộp thoại này như hình dưới đây: Hình 3.144:Lựa chọn điều kiện lọc Sau khi nhấp Ok kết quả sẽ được như hình dưới đây: Hình 3.145: Kết quả lọc + Does not contains: Lọc dữ liệu không chứa Sau khi nhấp chọn mục này hộp thoại Custom AutoFilter xuất hiện như hình dưới đây: Hình 3.146: Lựa chọn điều kiện lọc Giả sử cần lọc ra những nhân viên có tên không chứa từ “Văn” bạn thiết lập giá trị cho hộp thoại như sau: Hình 3.147: Lựa chọn điều kiện lọc Kết quả cuối cùng như hình dưới đây: Hình 3.148: Kết quả lọc + Custom Filter: Tùy biến điều kiện lọc. Sau khi nhấp chọn mục này hộp thoại Custom AutoFilter xuất hiện như hình dưới đây: Hình 3.149: Lựa chọn điều kiện lọc Thực chất tất cả các lựa chọn trên đều nằm trong hai hộp chọn đầu tiền bên tay trái. Hình 3.150: Lựa chọn điều kiện lọc Đây còn gọi là các điều kiện lọc, tuy nhiên với những gì đã hướng dẫn mỗi lần lọc chúng ta chỉ có thể lấy dữ liệu ra với một điều kiện (bằng, không bằng, chứa, không chứa,). Trong phần này chúng ta sẽ học cách lọc dữ liệu với hai điều kiện kết hợp nhau giả sử như tên chứa từ “Thị” và kết thúc bằng “Thanh”, hay tên không chưa từ “Tâm” hoặc chứa từ “Tiến”. Để làm được điều này chúng ta quy lại với của sổ Custom AutoFilter và thiết lập như hình dưới đây: Giả sử chúng ta lọc những nhân viên có họ là “Nguyễn” nhưng tên khác “Lâm”. Hình 3.151: Lựa chọn điều kiện lọc Trong hai mục And và Or bạn tích chọn And vì đây là hai điều kiện xảy ra đồng thời. Kết quả cuối cùng sẽ như hình dưới đây: Hình 3.152: Kết quả lọc tự động - Trong phần tiếp theo: Microsoft Excel 2013 cung cấp cho chúng ta các tùy chọn khác. Hình 3.153: Bảng tùy chọn trong tìm kiếm Đầu tiên là hộp nhập tìm kiếm bạn có thể gõ giá trị cần tìm kiếm tại đây để thu gọn điều kiện loc. Sau đó tích chọn các kết quả cần lọc. Hình 3.154: Hộp lựa chọn tìm kiếm 4.3.2. Lọc nâng cao Advanced Filter Lọc dữ liệu với cơ chế lọc tự động bằng AutoFilter chỉ có thể tiến hành trên một trường dữ liệu nào đó nên còn rất nhiều hạn chế. Cơ chế lọc cao cấp bằng Advanced Filter sẽ cho phép lọc trên nhiều trường khác nhau gọi là vùng tiêu chuẩn lọc (Criteria Range), nó tạo điều kiện cho việc lọc dữ liệu đa dạng hơn. Để tiện theo dõi phần này chúng ta sẽ làm việc với bảng dữ liệu dưới đây: Hình 3.155: Bảng dữ liệu Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Xác định vùng dữ liệu cần lọc, ở đây vùng dữ liệu của chúng ta từ ô B4 đến I17 (B4:I17). Bước 2: Tạo vùng điều kiện, đây là bước quan trọng liên quan đến kết quả dữ liệu được lọc ra. Với lọc nâng cao chúng ta sẽ có những điều kiện lọc sau đây: - Nhiều điều kiện lọc cho một cột: Giả sử chúng ta muốn lọc những người có Họ tên là Lương Minh Tâm, Phạm Xuân Tiến, Lê Viết bằng. Khi đó bạn cần xây dựng vùng điều kiện lọc như hình dưới đây: Hình 3.156: Vùng điều kiện lọc Vùng điều kiện lọc bắt đầu từ ô L4 đến ô L7 (L4:L7), nếu để ý bạn sẽ thấy tên cột trùng với tên cột trong bảng dữ liệu cần lọc, tốt nhất bạn nên Copy từ bảng dữ liệu cần lọc để đảm bảo tính chính xác. Tiếp theo là tên những người cần lọc được viết trên các dòng tiếp theo. - Hai hay nhiều cột thỏa mãn điều kiện: Giả sử chúng ta cần tìm những nhân viên có tên là “Minh” làm việc “23” ngày công và có phụ cấp lớn hơn 100.000 vnđ. Khi đó chúng ta cần xây dựng vùng điều kiện như hình dưới đây: Hình 3.157: Vùng điều kiện lọc - Thảo mãn một điều kiện ở một trong các cột: Giả sử chúng ta cần tìm những nhân viên có lương tháng >1.000.000 vnđ, hoặc có phụ cấp > 200.000 vnđ, hoặc có ngày công =26. Khi đó chúng ta cần xây dựng vùng điều kiện như hình dưới đây: Hình 3.158: Vùng điều kiện lọc - Hai hay cột đều phải thảo mãn một hoặc nhiều danh sách điều kiện cho trước ứng với từng cột. Giả sử chúng ta cần lọc những nhân viên có Lương cơ bản >1.000.000 và thực lĩnh >1.200.000 hoặc những nhân viên có lương cơ bản <900.000 và thực lĩnh <900.000. Khi đó chúng ta cần xây dựng vùng điều kiện như hình dưới đây: Hình 3.159: Vùng điều kiện lọc Bước 3: Thực hiện lọc dữ liệu Từ thanh Ribbon nhấp chọn Tab nhóm Data tìm tới nhóm lệnh Sort & Filter. Hình 3.160: Chức năng lọc có điều kiện trong Excel 2013 Hộp thoại Advanced Filter xuất hiện như hình dưới đây: Hình 3.161: Hộp thoại Advanced Filter - Filter the List, In- Place: Cho phép bạn đặt các mẫu tin được lọc (các mẫu tin thoả mãn điều kiện) ngay trên cơ sở dữ liệu cũ, và tạm thời che các mẫu tin khác không thoả điều kiện trong cơ sở dữ liệu cũ. - Copy to Another Location: Cho phép đặt các mẫu tin được lọc (các mẫu tin thoả điều kiện) ở một nơi khác và nơi này được chỉ định trong hộp Copy to. - List Range: Chứa vùng dữ liệu tham gia vào để lọc trong cơ sở dữ liệu. Bạn có thể điều chỉnh địa chỉ ô trong hộp này để giới hạn các mẫu tin tham gia vào để lọc bằng hai cách sau: + Nhấp chuột vào hộp List Range để chèn con nháy và nhập địa chỉ tuyệt đối ô vào khung từ bàn phím. + Nhấp chuột vào hộp List Range để chèn con nháy, di chuyển chuột đến góc trên bên trái của mẫu tin đầu tham gia vào để lọc, nhấp chuột trái rê xuống góc dưới bên phải của mẫu tin cuối tham gia vào để lọc trong cơ sở dữ liệu, thả chuột. Vùng được chọn sẽ có viền đen trắng chạy xung quanh. - Hộp Criteria Range: Chứa địa chỉ tuyệt đối ô của vùng tiêu chuẩn hay còn gọi là vùng chứa các điều kiện. Bạn cần phải điền rõ địa chỉ khối ô nào chứa điều kiện để Excel căn cứ cào các điều kiện đó mà lọc ra những mẫu tin theo đúng yêu cầu. + Nhấp chuột vào hộp Criteria Range để chèn con nháy và nhập địa chỉ tuyệt đối ô chứa điều kiện vào khung từ bàn phím. + Nhấp chuột vào hộp Criteria Range để chèn con nháy, di chuyển chuột đến góc trên bên trái của đầu khối ô chứa điều kiện, nhấp chuột trái rê xuống góc dưới bên phải của cuối khối ô chứa điều kiện trong cơ sở dữ liệu, thả chuột. Vùng được chọn có viền đen trắng chạy xung quanh. - Copy to: Nếu chọn chức năng Copy to Anther Location ở phần trên, thì hộp Copy to cho phép bạn chỉ định địa chỉ ô để chứa các mẫu tin được lọc. - Unique Records Only: Nếu chọn hộp kiểm này thì Excel cho phép hiển thị một mẫu tin duy nhất trong các mẫu tin giống nhau. Ngược lại không chọn thì Excel cho hiển thị hết tất cả các mẫu tin giống nhau. - Lựa chọn các chức năng trong hộp thoại xong, nhấp OK để thực hiện Lưu ý: Muốn bỏ điều kiện lọc để hiển thị toàn bộ dữ liệu bạn nhấp chọn nút Clear. Hình 3.162: Hủy bỏ điều kiện lọc 4.4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu 4.4.1. Hàm subtotal – cú pháp và cách sử dụng Hàm SUBTOTAL trong Excel có nhiệm vụ để tính tổng phụ trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp này, “tổng phụ” (subtotal) không phải tổng các con số trong 1 dãy ô xác định. Các hàm Excel khác được thiết kế chỉ để thực hiện 1 chức năng cụ thể, nhưng hàm SUBTOTAL lại rất linh hoạt – có thể tính toán hoặc làm phép logic như đếm số ô, tính trung bình, tìm giá trị lớn nhất/nhỏ nhất Hàm SUBTOTAL có ở tất cả các phiên bản Excel từ 2016 đến 2007 và cả phiên bản thấp hơn. Cú pháp hàm SUBTOTAL: SUBTOTAL(function_num, ref1, [ref2],) Trong đó: Function_num: con số xác định chức năng thực hiện Ref1, Ref2, : 1 hoặc nhiều ô, hoặc dãy ô để tính tổng phụ. Cần phải có Ref 1, từ Ref 2 đến 254 là tuỳ chọn. Số xác định chức năng thực hiện có 2 loại sau: 1 -11 bỏ qua các ô đã được lọc ra, nhưng để lại các hàng được ẩn thủ công. 101 – 111 bỏ qua các ô ẩn – đã lọc ra và ẩn thủ công. Bảng 3.3 Các chức năng lọc của hàm subtotal Bạn không cần phải nhớ hết các con số chức năng. Ngay khi bạn nhập hàm SUBTOTAL vào 1 ô hoặc trên thanh công thức, Excel sẽ đưa ra danh sách các con số cho bạn. Ví dụ, đây là cách bạn dùng công thức SUBTOTAL 9 để cộng tổng các giá trị trong ô từ C2 đến C8: Hình 3.163: Cách sử dụng hàm SUBTOTAL Hàm subtotal – cú pháp và cách sử dụng Để thêm 1 số xác định chức năng vào công thức, nhấn đúp chuột, đánh dấu phẩy, xác định dãy ô, đóng ngoặc và nhấn Enter. Công thức hoàn chỉnh sẽ như sau: =SUBTOTAL(9,C2:C8) Tương tự, bạn có thể viết công thức SUBTOTAL 1 để tính trung bình, SUBTOTAL 2 để đếm ô chứa số, SUBTOTAL 3 để đếm ô không trống. Trong hình dưới, 3 chức năng khác đang được dùng. Hình 3.164: Kết quả của hàm SUBTOTAL 4.4.2 Pivot table Bước 1: Đánh dấu vùng dữ liệu mà bạn muốn phân tích Bước 2: Chọn Insert > Tables > PivotTable Hình 3.165: Chức năng PivotTable trên Excel 2013 Bước 3: Excel sẽ hiện Create PivotTable với vùng dữ liệu bạn đã chọn. Hình 3.166: Chức năng thực hiện PivotTable trên Excel 2013 Bước 4: Bạn có thể chọn New Worksheet để bảng phân tích số liệu được tạo ở một trang tính khác hoặc chọn Existing Worksheet để tạo ngay tại trang tính của dữ liệu thô. Bước 5: Nhấn OK và Excel sẽ tạo một PivotTable trống và yêu cầu bạn chọn các trường thông tin (PivotTable Fields) Ví dụ 1: Sử dụng PivotTable để thống kê doanh thu của mặt hàng Màn hình vi tính tại mỗi Cửa hàng sử dụng bảng dữ liệu ở trên. Bước 1: Đầu tiên các bạn cần đặt con trỏ chuột vào một ô bất kỳ trong vùng dữ liệu (hoặc các bạn có thể chọn tất cả vùng dữ liệu). Sau đó chọn thẻ Insert -> PivotTable. Hình 3.167: Vùng dữ liệu cần lập báo cáo Bước 2: Xuất hiện hộp thoại CreatPivotTable, trong phần Table/Range sẽ hiển thị địa chỉ vùng chứa dữ liệu. Trong phần Choose where you want the PivotTable report to be replaced, các bạn chọn nơi muốn đặt báo cáo PivotTable. New sheet: đặt trong sheet mới. Existing sheet: đặt trong sheet hiện tại, nếu chọn mục này thì các bạn cần chọn địa chỉ vị trí đặt PivotTable trong ô Location. Sau đó các bạn nhấn OK để tạo PrivotTable. Hình 3.168: Lựa chọn vùng dữ liệu cần lập báo cáo Bước 3: Lúc này giao diện bảng tính sẽ xuất hiện hộp thoại PivotTable Field List ở phía bên phải màn hình. Trong phần này có 2 phần: Choose fields to add to report – chọn trường dữ liệu để thêm vào báo cáo PivotTable, Drag fields between areas below – 4 vùng để thả các trường dữ liệu được kéo hoặc chọn từ phần choose fields to add to report ( report filter – vùng lọc dữ liệu, column labels – tên cột, row labels – tên dòng, values – giá trị muốn hiển thị). Theo yêu cầu của ví dụ là thống kê doanh thu của mặt hàng Màn hình vi tính tại mỗi Cửa hàng. Các bạn tích chọn 2 ô Màn hình vi tính và Cửa hàng. Hình 3.169: Chọn trường dữ liệu - Nếu Màn hình vi tính được hiển thị trong ô ROWS thì các bạn nhấn giữ con trỏ chuột vào ô đó và kéo sang ô VALUES. Hình 3.170: Tổng hợp dữ liệu vào trường dữ liệu Sau đó nhấn chuột vào ô vừa kéo sang phần VALUES và chọn Value Field Settings và chọn hàm tính toán là Sum để thống kê theo yêu cầu đặt ra. Với các yêu cầu khác các bạn có thể chọn hàm tính toán khác sao cho phù hợp. Hình 3.171: Lựa chọn hàm tính toán trong Value Field - Nếu Màn hình vi tính được hiển thị ở trong ô VALUES như hình dưới đây thì các bạn đã thống kê thành công. Hình 3.172: Hiển thị kết quả thành công Lưu ý: Các bạn cũng có thể nhấn giữ vào dữ liệu ở phía trên để chọn và kéo trực tiếp vào 4 vùng ở phía dưới. Như ví dụ trên, các bạn nhấn giữ chuột vào ô Cửa hàng và kéo xuống vùng ROWS, nhấn giữ chuột vào ô Màn hình vi tính và kéo xuống vùng VALUES. 5. Các hàm tài chính (PV, FV, PMT, DB, VDB) Hàm PV Hàm PV dùng để tính giá trị thực của một khoản đầu tư Cú pháp: =PV(Rate, Nper, Pmt, Fv, Type) Giải thích: - Rate: Lãi suất định kỳ. - Nper: Tổng số kỳ hạn. - Pmt: Là khoản thanh toán cho mỗi thời hạn . - Fv: Giá trị niên khoảng trong tương lai hay số dư sau lần thanh toán cuối cùng, bỏ qua đối này thì mặc định là 0. - Type: Xác định thời điểm thanh toán. Có hai giá trị 1 và 0. + Nếu Type=1: Thanh toán vào đầu mỗi thời điểm. + Nếu Type=0: Thanh toán vào cuối mỗi thời điểm + Nếu bỏ qua đối này thì Excel hiểu Type=0. Hàm FV Hàm FV tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư. Cú pháp: =FV (Rate, Nper, Pmt, Pv,Type) Giải thích: - Rate: Tỉ lệ lãi suất trong một thời hạn. - Nper: Là tổng số thời hạn thanh toán của một chu kỳ kinh doanh. - Pmt: Là khoản thanh toán cho mỗi thời hạn (bao gồm vốn và lãi suất). Không thay đổi trong suốt thời kỳ kinh doanh. - Pv: Giá trị hiện hành của khoản đầu tư. Nếu bỏ qua đối số này thì mặc định là 0. - Type: Mặc định thời điểm phải trả. Có hai giá trị 1 và 0. + Nếu Type=1: Thanh toán vào đầu mỗi thời điểm. + Nếu Type=0: Thanh toán vào cuối mỗi thời điểm. Hàm PMT Hàm này dùng để tính khoản thanh toán cho một số tiền vay. Trong tính toán giả sử tỉ lệ lãi suất và số chi không đổi. Cú pháp: =PMT(Rate, Nper, Pv, Fv, Type) Giải thích: - Rate: Lãi suất định kỳ. - Pv: Giá trị niên khoản hiện nay. Khi tính khoản thanh toán vay, Pv sẽ hiển thị số khoản vay. - Fv: Giá trị niên khoảng trong tương lai - Type: Xác định thời điểm thanh toán. Có hai giá trị 1 và 0. + Nếu Type=1: Thanh toán vào đầu mỗi thời điểm. + Nếu Type=0: Thanh toán vào cuối mỗi thời điểm + Nếu bỏ qua đối này thì Excel hiểu Type=0. Hàm DB Tính khấu hao cho tài sản sử dụng theo hướng khấu hao giảm dần cho từng kỳ cố định tại một thời điểm nhất định. Cú pháp: =Db(Cost, Salvage, Life, Period, Month). Giải thích: - Cost: Nguyên giá tài sản cố định - Salvage: Giá trị còn lại của tài sản đến thời điểm tình khấu hao. - Life: Thời hạn sử dụng của tài sản - Period: Thời kỳ bạn tính chi phí khấu hao. - Month: Số tháng trong năm đầu tiên. Nếu bỏ qua mục này thì được hiểu là 12 tháng. Hàm DDB Hàm DDB trả về giá trị khấu hao của một tài khoản cho một thời hạn nhất định bằng cách dùng phương pháp kế toán giảm gấp đôi. Cú pháp: =DDB (Cost, Salvage, Life, Period, Factor) Giải thích: - Cost: Nguyên giá tài sản cố định - Salvage: Giá trị còn lại của tài sản sau khi khấu hao. - Life: Thời hạn sử dụng của tài sản - Period: Thời kỳ bạn tính chi phí khấu hao. - Factor: Là kiểm soát tỷ suất tính chi phí khấu hao, bỏ đối số này thì Excel mặc định là 2. - Hai mục Life và Period phải được tính cùng thời điểm chẳng hạn: ngày, tháng hay năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS. TS Bùi Thế Tâm - Giáo trình Tin học văn phòng - Nhà Xuất bản Giao thông Vận Tải, 2007 [2]. Nguyễn Lê Minh, Đức Hùng - Giáo trình Tin học văn phòng – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001 [3]. Nguyễn Thanh - Đức Hùng - Giáo trình Tin học văn phòng – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_che_bien_mon_an_tin_hoc_ung_dung_trong_k.doc