Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán

Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

1.1.1. Định nghĩa: Kế toán là công việc tính toán, ghi chép bằng con số dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp.

- Về góc độ khoa học: Là khoa học về thông tin, về việc phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế thông qua các phương pháp: Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá,.

- Về góc độ nghề nghiệp: Công việc tính toán, ghi chép bằng con số mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định để cung cấp thông tin (đầy đủ, kịp thời, trung thực và hợp lý về tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,,.)

1.1.2. Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán

- Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, con người luôn có ý thức quan tâm đến hao phí cần thiết cho sản xuất, kết quả sản xuất và cách thức tổ chức quản lý nhằm thực hiện hoạt động sản xuất ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn.

+ Trong thời kỳ nguyên thuỷ, sản xuất chưa phát triển, nhu cầu và khả năng thu nhận thông tin chưa nhiều, hạch toán được tiến hành bằng các phương thức hết sức giản đơn; đánh dấu lên thân cây, buộc nút dây, bỏ hạt đậu,.

+ Khi xã hội chuyển sang chiếm hữu nô lệ: Hạch toán được sử dụng trong các trang trại để theo dõi sử dụng nô lệ và chiếm dụng lao động của nô lệ, để vơ vét nhiều sản phẩm thặng dư, đổi tiền để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn bán, sổ sách kế toán xuất hiện thay cho cách ghi và đánh dấu của thời nguyên thuỷ.

+ Đến thời phong kiến: Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nông nghiệp với qui mô lớn gắn liền với sự ra đời của địa chủ và nông dân, ra đời địa tô phong kiến, chế độ cho vay nặng lãi hình thành hệ thống sổ sách phong phú và chi tiết hơn.

+ Thời kỳ tư bản chủ nghĩa: Sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp quan hệ, trao đổi buôn bán được mở rộng, sự xuất hiện của các đối tượng mới này là nguồn gốc cho sự ra đời của các phương pháp đối ứng tài khoản kế toán, hạch toán hình thành được ứng dụng rộng rãi với hệ thống hoàn chỉnh: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán.

 

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 61 trang baonam 5540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Nguyên lý kế toán
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
 GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ- ngày .. tháng . năm 2017
của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
 Nguyên lý kế toán là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên môn, có vị trí quan trọng trong khoa học kinh tế quản lý. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về kế toán làm cơ sở cho học sinh học tốt các môn chuyên môn khác của nghề.
 Môn học Nguyên lý kế toán được biên soạn theo chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình năm 2017, gồm 5 chương do tập thể giáo viên thuộc tổ môn chế biến món ăn biên soạn.
Chương 1: Vai trò, chức năng, đối tượng và phương pháp hạch toán kế toán
	Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán
	Chương 3: Phương pháp tài khoản kế toán
	Chương 4: Phương pháp tính giá và kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu
	Chương 5: Phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán
	 Để biên soạn tập bài giảng này, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu: Giáo trình Lý thuyết kế toán của Vụ trung học chuyên nghiệp, Giáo trình Nguyên lý kế toán của Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Giáo trình Hạch toán kế toán của Học viện tài chính.
 Giáo trình Nguyên lý kế toán đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình xét duyệt. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp quý báu chân thành của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn!
 Nhóm biên soạn 
1. Chủ biên : Đào Thị Thủy
2. An Thị Hạnh
3. Cao Thị Kim Cúc
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Nguyên lý kế toán
Mã môn học: MH 13
Vị trí tính chất của môn học:
- Vị trí: Là môn khoa học chuyên môn trong nội dung chương trình đào tạo của nghề kỹ thuật chế biến món ăn, được bố trí giảng dạy sau khi học các môn chung, các môn cơ sở và học song song với các môn chuyên môn.
- Tính chất: Là môn học chuyên môn.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kế toán: Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, yêu cầu, đối tượng của kế toán;
+ Phân loại được tài sản của đơn vị kế toán và hệ thống phương pháp kế toán;
+ Phân biệt được các hình thức kế toán và xác định được các loại sổ sách cần thiết cho từng hình thức kế toán.
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng được các phương pháp kế toán để thực hành ghi chép các hoạt động chủ yếu trong đơn vị kế toán;
+ Vận dụng được những kiến thức đã được học vào nghiên cứu môn học chuyên môn cuả nghề và ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn sau này.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập; tuân thủ những yêu cầu về phẩm chất của nghề kế toán là trung thực, chính xác, khoa học.
Nội dung của môn học:
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Giới thiệu:
	Chương 1 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán, giới thiệu phương pháp hạch toán kế toán để thực hành ghi chép vào hoạt động chủ yếu trong đơn vị kế toán.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán.
- Xác định được đối tượng của hạch toán kế toán;
- Phân loại được toàn bộ tài sản của đơn vị kế toán;
- Phân tích được khái niệm của từng phương pháp trong hệ thống phương pháp kế toán;
- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập.
Nội dung chính:
1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán 
1.1. Hạch toán kế toán và tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán
1.1.1. Định nghĩa: Kế toán là công việc tính toán, ghi chép bằng con số dưới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức, xí nghiệp.
- Về góc độ khoa học: Là khoa học về thông tin, về việc phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế thông qua các phương pháp: Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá,...
- Về góc độ nghề nghiệp: Công việc tính toán, ghi chép bằng con số mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất định để cung cấp thông tin (đầy đủ, kịp thời, trung thực và hợp lý về tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,,..)
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của hạch toán kế toán
- Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, con người luôn có ý thức quan tâm đến hao phí cần thiết cho sản xuất, kết quả sản xuất và cách thức tổ chức quản lý nhằm thực hiện hoạt động sản xuất ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Trong th ... g
+ Nội dung và kết cấu:
Nợ TK “Chi phí bán hàng” Có
SPS: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh
SPS: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và số chi phí bán hàng kết chuyển trừ vào kết quả bán hàng
- TK “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
+ Công dụng: Tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Nội dung và kết cấu
Nợ TK “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có
SPS: Tập hợp chi phí QLDN thực tế 
SPS: Các khoản ghi giảm chi phí QL và số chi phí QLDN được kết chuyển trừ vào kết quả KD
2.3.3. Cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu vào tài khoản kế toán
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá bán trực tiếp 
Nợ TK “ Giá vốn hàng bán”
Có TK “ Thành phẩm”
Có TK “ Hàng hoá”
Có TK “Chi phí SXKDDD”
+ Ghi nhận doanh thu hàng bán
Nợ TK “ Tiền mặt”
Nợ TK “ TGNH”
Nợ TK “ Phải thu khách hàng”
Có TK “ Doanh thu bán hàng”
Có TK “ Thuế GTGT đầu ra”
+ Khi khách hàng thanh toán tiền hàng
Nợ TK “ Tiền mặt”
Nợ TK “ TGNH”
Có TK “ Phải thu khách hàng”
- Chiết khấu bán hàng cho người mua
Nợ TK “ Chi phí hoạt động tài chính”
Có TK “ Tiền mặt”
Có TK “ TGNH”
Có TK “ Phải thu khách hàng”
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK “Hàng bán bị trả lại”
Nợ TK “ Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK “ Phải thu khách hàng”
Có TK ‘TM”
- Các khoản giảm giá cho khách hàng
Nợ TK “ Giảm giá hàng bán”
Có TK “ Tiền mặt”
Có TK “ Tiền gửi ngân hàng”
Có TK “ Phải thu của khách hàng”
- Cuối kỳ kết chuyển các giảm trừ doanh thu
Nợ TK “ Doanh thu bán hàng”
Có TK “ Hàng bán bị trả lại”
Có TK “ Giảm giá hàng bán”
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng doanh thu
Doanh thu hàng bị 
trả lại
Giảm giá hàng bán
=
-
-
Nợ TK “ Doanh thu bán hàng”
Có TK “ Xác định kết quả kinh doanh”
- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK “ Giá vốn hàng bán”
- Tập hợp các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí nhân viên
Nợ TK “ Chi phí bán hàng” “Chi phí QLDN”
Có TK “ Phải trả công nhân viên”
Có TK “ Phải trả, phải nộp khác”
+ Chi phí vật liệu
Nợ TK “ Chi phí bán hàng” “Chi phí QLDN”
Có TK “ Nguyên liệu, vật liệu”
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK “ Chi phí bán hàng” “Chi phí QLDN”
Có TK “ Hao mòn TSCĐ”
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK “ Chi phí bán hàng” “Chi phí QLDN”
Có TK “ Phải trả người bán”
+ Chi phí khác bằng tiền
Nợ TK “ Chi phí bán hàng” “Chi phí QLDN”
Có TK “ Tiền mặt”
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK “ Chi phí bán hàng”
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK “Xác định kết qủa kinh doanh”
Có TK “ Chi phí quản lý DN”
- Xác định kết quả bán hàng
+ Nếu lãi
Nợ TK “ Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK “ Lợi nhuận chưa phân phối”
+ Nếu lỗ
Nợ TK “ Lợi nhuận chưa phân phối”
Có TK “ Xác định kết quả kinh doanh”
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Có tài liệu tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N (đơn vị 1.000đ)
A. Số d đầu kỳ của tài khoản thành phẩm; 300.000
B. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1) Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua theo giá bán chưa có thuế 260.000; giá vốn 180.000; thuế GTGT đầu ra 10% trên giá bán, tiền hàng chưa thu.
2) Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, số hàng theo giá bán chưa có thuế 100.000, thuế GTGT đầu ra 10% trên giá bán, giá vốn 60.000, tiền hàng chưa thu.
3) Trong khi kiểm nhận nhập kho, người mua phát hiện chất lượng hàng ở nghiệp vụ 2 không đảm bảo, người mua chấp nhận số hàng trên nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá. Do vậy, DN phải đồng ý giảm 2% giá bán (không bao gồm thuế GTGT).
4) Bán trực tiếp một lô hàng, giá vốn 20.000, giá bán chưa có thuế 30.000; thuế GTGT đầu ra 10% trên giá bán, trong đó thu lần đầu tại thời điểm bán hàng bằng tiền mặt 15.000, còn lại chưa thu.
5) Tập hợp chi phí bán hàng
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng bán chưa thanh toán 2.000
- Chi phí giao dịch đã chi bằng tiền mặt 1.000
6) Tập hợp chi phí quản lý DN
- Tiền lương nhân viên 8.000
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành
- Khấu hao TSCĐ 4.000
- Chi phí khác bằng tiền mặt 2.000
7) Kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn thành phẩm đã bán.
8) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ hết cho sản phẩm đã bán trong kỳ.
9) Xác định kết quả bán thành phẩm trong kỳ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ TK chữ “T” 
 Bài 2: Cho bảng cân đối kế toán đầu kỳ tại 1 doanh nghiệp (DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) như sau (đơn vị :1.000 đ)
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn
A. Nợ phải trả
Tiền mặt
1.500.000
Vay ngắn hạn
4.500.000
Tiền gửi ngân hàng
3.000.000
Phải trả người bán
1.450.000
Thành phẩm 
1.500.000
Phải trả công nhân viên
1.200.000
Chi phí sản xuất dở dang
250.000
Phải thu khách hàng
1.500.000
Nguyên vật liệu
4.500.000
Tạm ứng
400.000
B. Tài sản dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định hữu hình
22.500.000
Nguồn vốn kinh doanh
25.960.000
Hao mòn (lũy kế)
(1.500.000)
Lãi chưa phân phối
540.000
Tổng cộng tài sản
33.650.000
Tổng cộng nguồn vốn
33.650.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đơn vị :1.000 đ).
Người mua trả tiền hàng kỳ trước qua ngân hàng 650.000. 
Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 660.000, bao gồm cả thuế GTGT 10%.
Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 750.000.
Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế 2.500.000, thuế suất GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 21.000 (bao gồm cả thuế 5%), đã thanh toán bằng tiền tạm ứng.
Xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm là 3.500.000, cho nhu cầu quản lý phân xưởng sản xuất 80.000, cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp : 80.000.
Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương cho CNV 1.200.000.
Trả lương cho CNV 1.200.000 bằng tiền mặt.
Tính tiền lương phải trả cho công nhân SX sản phẩm là : 1.180.000, nhân viên quản lý phân xưởng 110.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 132.000, nhân viên bán hàng 85.000. 
Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào đối tượng chi phí.
Khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 84.900, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp là 30.000.
Cuối kỳ nhập kho thành phẩm 5.000 sản phẩm. Không có sản phẩm dở dang.
Trong tháng xuất bán 4.800 sản phẩm cho doanh nghiệp X, đơn giá chưa có thuế là 1.200/sản phẩm (Thuế GTGT 10%)
Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG 5 : PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Giới thiệu:
Nhằm trang bị cho người học những kiến thức về phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, giúp người học hiểu được nội dung, kết cấu và các nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán; Bảng cân đối kế toán;
- Mô tả được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán;
- Nêu lên được nguyên tắc và phương pháp chung lập Bảng cân đối kế toán;
- Xác định được tính chất “cân đối” của Bảng cân đối kế toán;
- Phân loại được các trường hợp tăng, giảm tài sản hoặc nguồn vốn làm ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán;
- Phân biệt được số dư trên các tài khoản để ghi vào các chỉ tiêu bên tài sản hoặc nguồn vốn cho phù hợp;
- Phân tích được mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán;
- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập;
- Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
1.1. Khái niệm: Phương pháp tổng hợp cân đối là phương pháp kế toán mà việc thiết kế và sử dụng các bảng tổng hợp cân đối dựa trên cơ sở các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế của đơn vị và những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp nằm ngoài đơn vị.
1.2. Ý nghĩa
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản lý kinh tế nhận biết được những thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị một cách tổng quát cũng như từng mặt, từng quá trình hoạt động.
- Giúp các nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phân tích và đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm không ngừng ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Những công việc chuẩn bị trước khi lập bảng tổng hợp - cân đối kế toán
- Thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập các báo cáo kế toán
- Hoàn thành việc ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập báo cáo kế toán. Khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán liên quan.
- Đối chiếu xác minh các khoản nợ
- Tiến hành kiểm kê so sánh, đối chiếu so sánh giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với số liệu kiểm kê thực tế.
- Tiến hành điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán
- Tiến hành kiểm tra việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết bằng cách lập bảng cân đối phát sinh, bảng chi tiết số phát sinh.
- Chuẩn bị biểu mẫu báo cáo và lập báo cáo kế toán
3. Bảng cân đối kế toán
3.1. Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
- Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức, phản ánh khái quá trình tình hình tài sản của đơn vị tại 1 thời điểm bằng hình thái tiền tệ, theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
- Ý nghĩa: Cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá, nghiên cứu tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tình hình sử dụng vốn, kinh phí, các mối quan hệ kinh tế và triển vọng tài chính của DN.
3.2. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
- Nếu trình bày theo chiều ngang:
+ Bên trái của bảng gọi là tài sản: Phản ánh các loại tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, đang sử dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Bên phải là nguồn hình thành tài sản.
- Nếu trình bày theo chiều dọc:
+ Bên trên là phần tài sản
+ Bên dưới là phần nguồn hình thành tài sản
3.3. Tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán
- Tính chất quan trọng nhất là tính cân đối: Tổng số tiền bên tài sản và tổng số tiền bên nguồn vốn luôn bằng nhau.
- Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời đểm nhất định
- Các nghiệp cụ kinh tế phát sinh nhiều xong chỉ có thể xảy ra 1 trong 4 trường hợp sau:
+ NV kinh tế phát sinh làm chi 1 khoản tài sản này tăng 1 khoản tài sản kia giảm
+ NV kinh tế phát sinh làm 1 khoản nguồn vốn này tăng, 1 khoản nguồn vốn kia giảm
+ NV kinh tế phát sinh làm cho 1 khoản TS này tăng, 1 khoản nguồn vốn cũng tăng
+ NV kinh tế phát sinh làm cho 1 khoản TS giảm, 1 khoản nguồn vốn cũng giảm
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp X đến ngày 31/12/N có tài liệu sau: (đơn vị tính 1.000đ)
1) Tiền mặt
100.000
8. TSCĐ hữu hình
500.000
2) TGNH
500.000
9) TSCĐ vô hình
600.000
3) Vay ngắn hạn
500.000
10) Góp vốn liên doanh
300.000
4) Phải trả người bán
300.000
11) Nguồn vốn kinh doanh
800.000
5) Phải thu khách hàng
200.000
12) Lợi nhuận chưa phân phối
100.000
6) Phải tả CNV
200.000
13) Nguồn vốn XDCB 
600.000
7) Nguyên vật liệu
300.000
Trong tháng 1 năm N+1 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1) DN chuyển 50.000 tiền mặt vào ngân hàng
2) Vay ngắn hạn trả nợ người bán 100.000
3) DN mua TSCĐ hữu hình chưa trả tiền người bán 200.000
4) Dùng TM trả lương cho CNV
Yêu cầu: - Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+1
- Nhận xét sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N+1
3.4. Nguyên tắc và phương pháp lập bảng cân đối kế toán.
- Số dư bên Nợ của tài khoản sẽ được ghi vào bên “Tài sản”
- Số dư bên có của tài khoản sẽ được ghi vào bên “nguồn vốn”
- Đối với một số tài khoản vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có ( ví dụ như các tài khoản thanh toán) tuyệt đối không được bù trừ số dư mà căn cứ vào số dư chi tiết của từng khách nợ, chủ nợ tổng hợp riêng số dư Nợ, số dư có để ghi vào các chỉ tiêu phù hợp hai bên TS và nguồn hình thành tài sản
- Một số trường hợp ngoại lệ
+ Dự phòng nợ phải thu khó đòi, hao mòn TSCĐ...mặc dù có số dư bên có nhưng được ghi bên tài sản bằng cách ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn.
+ Các khoản chênh lệch “Đánh giá lại tài sản”, “ Lợi nhuận chưa phân phối” có thể có dư Nợ hoặc dư Có thì được ghi bên nguồn hình thành tài sản. Nếu dư Có thì ghi bình thường, nếu dư Nợ thì phải ghi đỏ hoặc trong ngoặc đơn.
3.5. Mối quan hệ giữa bảng CĐKT và TKKT
- Kết cấu TK và của bảng CĐKT phải được xây dựng trong mối quan hệ phù hợp nhau
- Đầu kỳ, căn cứ vào sổ kế toán kỳ trước để ghi chuyển số dư và sổ kế toán kỳ này, có thể căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối kế toán kỳ trước để kiểm tra việc ghi số dư đầu kỳ vào sổ kế toán.
- Trong kỳ, căn cứ vào chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán định khoản và ghi vào sổ kế toán của các tài khoản.
- Cuối kỳ, khoá sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản để lấy số liệu để lập bảng cân đối mới
- Trước khi lập bảng cân đối cần lập bảng cân đối TK
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1
Tại 1 DN có số liệu đầu kỳ của các tài khoản được kế toán tập hợp như sau (nghìn đồng)
Diễn giải
Số tiền
Diễn giải
Tài sản
Phải trả người bán
300.000
Tiền gửi ngân hàng
200.000
Quỹ dự phòng phải trả
30.000
Nguồn vốn kinh doanh
1.400.000
Phải thu khách hàng 
200.000
Nguyên giá TSCĐ
1.600.000
Chi phí trả trước
50.000
Hao mòn TSCĐ
(400.000)
Phải trả khác
150.000
Công cụ dụng cụ 
60.000
Nguyên vật liệu (50.000kg)
200.000
Tiền mặt
150.000
Phải thu khác
19.000
Vay ngắn hạn
200.000
Tạm ứng
1.000
Trong tháng 4 năm 2015 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh (nghìn đồng)
Nhập kho ccdc, giá có thuế 11.000, thuế GTGT 10%, DN thanh toán bằng tiền mặt. 
Trích khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất 25.000
Tính tiền lương phải trả cho công nhân SX sản phẩm là : 40.000, nhân viên quản lý phân xưởng 10.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.000, nhân viên bán hàng 1.000. 
Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTN, BHTN lao động nghề nghiệp, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào đối tượng chi phí có liên quan kể cả phần trừ vào tiền lương của CB - CNV.
Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu đơn giá 4.290 đồng/kg, gồm thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển 1.050, gồm 5% thuế GTGT thanh toán bằng tiền mặt. 
Xuất kho 20.000 NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 4.000 NVL dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng. Xuất kho 10.000 ccdc cho bộ phận tiếp sản xuất sản phẩm.
Tạm ứng 50% tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động.
Khấu trừ vào tiền lương các khoản bồi thường là 1.000, khoản tạm ứng chưa hoàn trả là 1.000.
Thanh toán lương đợt 2 cho người lao động bằng tiền mặt.
Trong tháng nhập kho 1.000 thành phẩm A
Trong tháng xuất bán 800 thành phẩm A cho doanh nghiệp X, đơn giá chưa có thuế là 125.000 đ
Yêu cầu
1. Định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
2. Lập bảng cân đối kế toán.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_che_bien_mon_an_nguyen_ly_ke_toan.doc