Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch

. Khái niệm môi trường:

Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định.

Môi trường sống của con người (hay còn gọi là môi sinh): là sự tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng con người. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt trời và Trái đất là bộ phận ảnh có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong môi trường sống này luôn luôn tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Sự hình thành của môi trường tự nhiên gồm 2 yếu tố cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh học

- Môi trường vật lý: là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên bao gồm khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Khí quyển: hay còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao quanh trái đất, chủ yếu ở tầng đối lưu cách mặt đất từ 10-12km. Tầng này nhiệt độ giảm theo chiều cao, áp suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần theo chiều cao. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu thời tiết của trái đất.

Thuỷ quyển: hay còn gọi là môi trường nước bao gồm nước đại dương, nước biển, nước sông, nước ao hồ, hơi nước trong đất và trong không khí.thuỷ quyển còn đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu và phát triển các ngành kinh tế.

Thạch quyển: hay còn gọi là môi trường đất bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày từ 60-70km trên phần lục địa và 20-30km dưới đáy đại dương. Tính chất vật lý và thành phần hoá học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, cảnh quan và tính đa dạng sinh học trên trái đất.

Sinh quyển: sinh quyển là các phần của môi trường vật lý, có tồn tại sự sống, sinh quyển bao gồm phần lớn thuỷ quyển, lớp dưới của khí quyển và lớp trên của địa quyển. Sinh quyển gắn liền với các thành phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hoá tính chất vật lý và hoá học của các thành phần nảy. Đặc trưng cho hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và năng lượng.

 

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 39 trang baonam 18402
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Môi trường an ninh an toàn trong du lịch
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG AN NINH AN TOÀN TRONG DU LỊCH
NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 20
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. 
 Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam không ngừng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch và giải pháp thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của đất nước.
 Để đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch, Tổng cục du lịch đã xác định môn Môi trường an ninh an toàn trong du lịch là một trong những môn học cơ sở ngành, đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về môi trường an ninh và an toàn trong hoạt động du lịch.
 Giáo trình " Môi trường an ninh an toàn trong du lịch " được biên soạn nhằm trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản về môi trường trong du lịch một cách có hệ thống trước khi học tập những môn chuyên môn khác.
 Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM BIÊN SOẠN
An Thị Hạnh
Đỗ Quang Khải
Đào Thị Thủy
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Môi trường an ninh an toàn trong du lịch
Mã số môn học: MH 10
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Môi trường an ninh an toàn trong du lịch là môn học thuộc các môn học trong chương trình khung trình độ Cao đẳng Kỹ thuật chế biến món ăn. Môn học này nhằm trang bị cho người học những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn của người học.
- Tính chất: Là môn học cơ sở.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:
+ Chương trình trang bị cho học sinh những kiến thức đạt chuẩn kiến thức chuyên môn của trình độ Cao đẳng ngành kỹ thuật chế biến món ăn, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
+  Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng, học sinh am hiểu hơn về những tác động chủ yếu của môi trường đối với du lịch, cũng như những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động. Từ đó sẽ có ý thức cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh du lịch, khách sạn.
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm môi trường, môi trường du lịch;
+ Nắm được các nguyên tắc về quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được các nguyên tắc bảo vệ môi trường;
+ Tuân thủ các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ đúng trình tự, nguyên tắc an toàn;
+ Thực hiện đúng các qui định của cơ quan thẩm quyền đối với vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
Nội dung môn học:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
Mã chương: MT01
Giới thiệu: 
Nội dung chương giới thiệu đến người học khái niệm về môi trường, môi trường du lịch, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch bền vững. Giúp người học nhận thức được những hậu quả khi môi trường bị ô nhiễm, từ đó nâng cao nhận thức và đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm môi trường, môi trường du lịch;
- Trình bày được mối quan hệ giữa môi trường với phát triển du lịch bền vững;
- Vận dụng được các nguyên tắc bảo vệ môi trường;
- Đề xuất được các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Thực hiện đúng các qui định của cơ quan có thẩm quyền đối với việc bảo vệ môi trường.
Nội dung chính:
1. Môi trường và môi trường du lịch	
1.1. Khái niệm môi trường:
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định.
Môi trường s ... loại côn trùng gây nên.
Thiết lập những điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các khâu chế biến và bảo quản sản phẩm được hợp vệ sinh
Cần có đủ số lượng bồn rửa, được bố trí ở những vị trí thích hợp và chỉ dành riêng để rửa tay, các phòng vệ sinh không được mở thông cửa vào những phòng sơ chế, chế biến thực phẩm. Các bồn rửa tay phải có đủ vòi nước nóng, lạnh, xà phòng rửa tay và khăn lau tay hợp vệ sinh, phải tách ly riêng bồn rửa tay với bồn rửa thực phẩm.
Cần phải có đủ phương tiện thông gió tự nhiên hoặc cơ giá thích hợp, cần tránh luồng không khí do quạt thổi từ vùng bẩn sang vùng sạch. Các hệ thống thông gió phải được thiết kế hợp lý để có thể vệ sinh hoặc thay thế các bộ phận cần vệ sinh hoặc thay thế định kỳ. Mọi tiện nghi vệ sinh trong cơ sở chế biến thực phẩm cần phải được bố trí thông gió đầy đủ hệ thống gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.
Hệ thống nước thải phải phù hợp với mục đích đã định, chúng phải được thiết kế và xây dựng sao cho tránh được nguy cơ lây nhiễm vào thực phẩm.
+ Kiểm soát nguồn nước và nguyên liệu:
Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm cần phải được kiểm soát chặt chẽ và cần có nguồn cung cấp đầy đủ trong quá trình chế biến, nguồn nước này phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam và phải được sử dụng vào mọi lúc cần thiết để đảm bảo cho thực phẩm không bị nhiễm bẩn.
Nước dùng cho chế biến thực phẩm phải được kiểm tra phân tích định kỳ về các chỉ tiêu lý hoá, vi sinh vật và hàm lượng kim loại nặng tại các cơ quan có thẩm quyền, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn thì phải loại bỏ tuyệt đối không được dùng cho chế biến thực phẩm.
Trong điều kiện thích hợp nước đá phải được sản xuất từ nước đáp ứng được các yêu cầu vào mọi lúc cần thiết để đảm bảo cho thực phẩm tránh nhiễm bẩn. Nước đá cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, phải được sản xuất, lưu giữ bảo quản trong các điều kiện tránh khỏ bị nhiễm bẩn.
Để đảm bảo thực phẩm có chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nguồn nguyên liệu phải được kiểm soát từ cây, con giống, nguồn thức ăn, nước uống dùng cho trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó cần phải kiểm soát cả cách chăm bón, trồng trọt và chăn nuôi để nhằm loại bỏ các nguy cơ gây nhiễm độc thực phẩm.
Ngoài ra hệ thống HACCP còn kiểm soát các phòng chuẩn bị sơ chế thực phẩm; Kiểm soát dụng cụ, máy móc thiết bị chế biến; Kiểm soát việc xử lý chất thải và vệ sinh môi trường khu vực chế biến; Kiểm soát vệ sinh cá nhân người chế biến; Kiểm soát bảo hộ lao động; Kiểm soát bao bì và vật dụng đựng thực phẩm.
Ngoài các biện pháp trên còn có biện pháp khác như giữ gìn vệ sinh, ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm sống ở nhiệt độ cao....
1.4. Vệ sinh trong chế biến thực phẩm
- Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ tay sạch trong quá trình chế biến thực phẩm.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
- Cọ rửa và làm vệ sinh toàn bộ bề mặt tiếp xúc và dụng cụ sử dụng cho chế biến thực phẩm.
- Bảo đảm khu chế biến thực phẩm và thực phẩm không bị côn trùng, sâu bọ, súc vật và các loại động vật khác xâm nhập.
- Để riêng các loại thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản, rau quả tươi với các loại thực phẩm khô, chín khác.
- Dùng riêng các thiết bị dụng cụ như dao, thớt cho chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Bảo quản thực phẩm sống và thực phẩm chín trong các dụng cụ chứa đựng riêng biệt.
- Nấu chín kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản.
- Các món ăn như canh, các món hầm cần được đun nóng để đảm bảo đạt đến nhiệt độ 70 độ C.
- Đối với thịt gia súc, gia cầm thì phải đảm bảo nước luộc trong, không có màu hồng.
- Hâm nóng lại thức ăn nguội trước khi ăn.
1.5. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm.
- Không để thực phẩm đã chín hơn 2 giờ ở nhiệt độ thông thường trong phòng.
- Nhanh chóng bảo quản lạnh đối với các thực phẩm đã chế biến và thực phẩm dễ ôi thiu.
- Không nên giữ thực phẩm quá lâu kể cả trong tủ lạnh
- Các thực phẩm tươi sống sau khi thu, mua về phải tiến hành bảo quản lạnh hoặc đông lạnh ngay. Còn đối với các thực phẩm khô cần phải được bao gói kín để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
2. An toàn lao dộng
2.1. Khái niệm cơ bản
An toàn lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối với người lao động. Hay an toàn lao động là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm, phương pháp, phương tiện lao động) trong một khoảng thời gian nhất định không xuất hiện những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện.
Sự nguy hiểm là trạng thái hay tình huống có thể xảy ra tổn thương thông qua các yếu tố gây hại và chịu đựng.
Sự gây hại là khả năng tổn thương đến sức khoẻ của người hay xuất hiện bởi những tổn thương môi trường đặc biệt và sự kiện đặc biệt.
Rủi ro: Là sự phối hợp của xác suất và mức độ tổn thương (ví dụ tổn thương đến sức khoẻ) trong một tình huống gây hại.
Giới hạn của rủi ro là một phạm vi, có thể xuất hiện rủi ro của một quá trình hay một trạng thái kỹ thuật.
2.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do tác động đột ngột từ bên ngoài vào làm chết người hay làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trong cơ thể.
Trong quá trình lao động sản xuất nói chung thường xảy ra nhiều loại tai nạn lao động. Nhưng trong quá trình chế biến hoặc pha chế thực phẩm thường xảy ra các loại tai nạn như sau:
2.2.1. Tai nạn lao động do điện giật:
Trong quá trình chế biến, pha chế thực phẩm, người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện như bếp điện, máy xay thịt, máy cắt thái, máy xay sinh tố. Do đó nguy cơ bị điện giật là rất lớn, thực tế cho thấy khi chạm vào vật có điện áp, có bị tai nạn hay không là do có hoặc không có dòng điện đi qua thân người, dòng điện đi qua thân cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong cơ thể, làm tê liệt cơ, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với người hay uống rượu.
Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất.
Sự tổn thương do dòng điện gây nên có thể chia làm 3 giai đoạn;
- Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
- Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng lớp cách điện.
- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất.
Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ.
2.2.2. Tai nạn do cháy nổ và hỏng
Khi chế biến hoặc pha chế thực phẩm thường có hiện tượng cháy nổ hoặc bỏng, hoặc đang ngồi ăn lẩu cũng xảy ra hiện tượng nổ bình ga. Trong nhà hàng, khách sạn đặc biệt ở bộ phận chế biến món ăn hoặc pha chế đồ uống, thường người lao động phải tiếp xúc với nước sôi, với ga, với thiết bị chịu áp lực như nồi áp suất. Do vậy trong chế biến nếu sơ xuất có thể xảy ra tai nạn lao động.
Khi xảy ra tai nạn lao động này không những gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vật chất và uy tín của khách sạn nhà hàng.
2.2.3. Tai nạn do dụng cụ máy móc thiết bị
Trong quá trình chế biến, pha chế thực phẩm cũng thường xảy ra các tai nạn lao động do các dụng cụ, máy móc thiết bị dùng trong chế biến.
Ví dụ trong quá trình cắt thái, băm thực phẩm có thể xảy ra tai nạn lao động do dao, thớt. Nguyên nhân có thể là do các dụng cụ máy móc thiết bị quá cũ, bị hỏng không được kiểm tra, sửa chữa kịp thời hoặc các dụng cụ máy móc thiết bị này được sản xuất bằng các vật liệu không phù hợp hoặc thiết kế không đúng.
Bên cạnh đó còn do người sử dụng không kiểm tra trước, vận hành không đúng quy trình kỹ thuật, hoặc do người sử dụng không tập trung vào công việc khi làm.
2.2.4. Tai nạn do hoá chất, vi sinh vật gây ra
Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính có thể gây chết người ngay lập tức hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được gọi là tai nạn lao động.
Trong chế biến, pha chế thực phẩm người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các hoá chất dùng trong chế biến, pha chế và bảo quản thực phẩm. Đồng thời phải tiếp xúc với các nguyên liệu dùng cho chế biến, pha chế thực phẩm như thịt cá, rau quả... đây là môi trường mà vi sinh vật hoạt động rất thuận lợi, chính vì thế khi lao động người lao động cũng dễ bị nhiễm các yếu tố này.
2.3. Biện pháp đề phòng tai nạn
* Biện pháp tổ chức
- Bố trí kế hoạch để giảng dạy và hướng dẫn về an toàn cho người lao động.
- Liên hệ thực tế về những trường hợp mất an toàn lao động trong khách sạn, nhà hàng và thông báo cho tới mọi người lao động.
- Sự lựa chọn thích hợp các trang thiết bị an toàn cho người lao động.
- Biển báo tín hiệu cấp cứu.
- Cần phải có nội quy, quy chế làm việc.
- Lắp đặt các nội quy phòng cháy chữa cháy, quy trình vận hành sử dụng dụng cụ máy móc thiết bị.
* Biện pháp về khoa học công nghệ:
Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như trong chế biến, pha chế thực phẩm phải cải tiến quy trình, dụng cụ, máy móc thiết bị, dùng những chất không độc hoặc ít độc thay cho những chất có tính độc cao.
* Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh như cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, nơi sản xuất... Đồng thời phải giữ vệ sinh sạch sẽ dụng cụ máy móc thiết bị nơi làm việc.
* Biện pháp phòng hộ cá nhân
Đây là biện pháp hỗ trợ trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quy trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong sản xuất và bệnh nghề nghiệp. Dựa vào tính chất độc hại trong công việc mà mỗi người được trang bị dụng cụ phòng hộ.
* Biện pháp phân công lao động hợp lý, khoa học
Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của người lao động, phân công phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Đồng thời tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho người lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, hoặc làm cho người lao động thích nghi nhanh chóng với công việc được giao, vừa có năng suất lao động cao lại an toàn hơn.
* Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ
Bao gồm việc kiểm tra sức khoẻ người lao động, khám tuyển để không chọn người mắc một số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm hoặc dễ đưa đến mức bệnh nghề nghiệp.
Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động tiếp xúc với yêu cầu độc hại để nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết. Ngoài ra còn phải tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập, hồi phục lại khả năng lao động cho một số người mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác.
2.4. Các phương pháp sơ cứu cơ bản
* Tai nạn lao động do điện giật:
Sau khi tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, làm tim và phổi nạn nhân hoạt động trước khi tiến hành những bước sơ cứu người bị điện giật.
Trong trường hợp người bị nạn vẫn tỉnh, phải kiểm tra cơ thể và mức độ tổn thương ở các vị trí của nạn nhân và xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương, nhất là các vị trí như đốt sống cổ do nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến liệt. Liên tục kiểm tra và quan sát nhịp tim và hô hấp của nạn nhân vì nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim do điện giật. Sau đó kiểm tra các bộ phận còn lại và động viên, trấn an nạn nhân để nạn nhân yên tâm.
Trường hợp người bị nạn ngất, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có chuyển động không, kiểm tra mạch hai bên cổ nạn nhân để xác định nạn nhân còn thở hay không. Nếu nạn nhân đã ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ cho đến khi nạn nhân tự thở được mới dừng lại.
* Tai nạn do cháy nổ và hỏng
Nếu trong lúc nấu ăn sơ ý bị nước sôi đổ vào người bạn hãy nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước sạch hoặc đưa vùng bị bỏng vào dưới vòi nước và xả nước nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút. Việc này sẽ giúp vết bỏng bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng da bị bỏng tránh bị viêm nhiễm. Tiếp đến hãy lấy một miếng gạc vô khuẩn (mua tại các hiệu thuốc) hoặc một miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn bám vào vết thương. Lưu ý băng nhẹ nhàng không quá mạnh để máu trong các mô có thể lưu thông, tránh làm vết thương càng thêm nặng.
Nếu phần da chỉ bị bỏng một ít thì đây chỉ là vết bỏng nhẹ, chăm sóc tại nhà một thời gian ngắn phần da bị bỏng sẽ tự liền lại. Nhưng ngược lại, nếu diện tích da bị bỏng rộng và có dấu hiệu sưng phù nề thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời
2.5. Bảo hộ lao động
* Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội, để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người sản xuất, tăng năng suất lao động.
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.
* Tính chất của công tác bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
- Tính chất khoa học kỹ thuật: Vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.
- Tính chất pháp lý: Thể hiện trong luật lao động quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người lao động
- Tính chất quần chúng: Người lao động là một số đông trong xã hội, ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính việc giác ngộ nhận thức cho người lao động không hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo vệ lao động cần thiết.
Câu hỏi ôn tập
1.Hãy nêu tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm
3. Nêu một số biện pháp cụ thể ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
4. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm
5. Hãy nêu nội dung phương pháp kiểm soát theo hệ thống HACCP
6. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người.
7. Khi ăn thực phẩm chưa nấu kỹ, uống nước bẩn hay rau sống bón bằng phân tươi thì có nguy cơ nhiễm virut viên gan hay không?
8. Hãy nêu biện pháp ngăn ngừa ngộ độc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Nguyễn Văn Thắng, Giáo trình Môi trường , Trường đại học Thủy Lợi, Nhà xuất bản Giáo dục- 1999
TS. Trịnh Thị Thanh- Giáo trình Công nghệ môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999
Luật môi trường, NXB Chính trị Quốc gia 2005

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_che_bien_mon_an_moi_truong_an_ninh_an_to.doc