Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing

Một số khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường

a. Nhu cầu, mong muốn

Chúng ta đã thấy Marketing hiện đại hướng tới thoả mãn nhu cầu của thị trường, vì nhu cầu chính là động lực thôi thúc con người hành động nói chung và mua hàng nói riêng. Vậy nhu cầu là gì?

* Nhu cầu.

Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu chính là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhà tâm lý học người Mỹ Maslow đã phân chia nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc khác nhau.

Nhu cầu là cái vốn có của con người, Marketing chỉ phát hiện ra các nhu cầu tự nhiện của con người chứ không tạo ra nó.

* Mong muốn.

Mong muốn là nhu cầu có dạng đặc thù, cụ thể. Mỗi cá nhân có cách riêng để thoả mãn mong muốn của mình tuỳ theo nhận thức, tính cách, văn hoá của họ.

Ví dụ: Đói là một nhu cầu, nhu cầu này được đáp ứng bằng các cách khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Người thì muốn ăn cơm, người thì muốn ăn phở, người thì muốn ăn bánh mỳ. Cùng là cơm, người thì ăn cơm bụi bình dân, người thì muốn vào nhà hàng sang trọng. Cùng là nhu cầu thông tin, người thì dùng máy di động nhãn hiệu Nokia, LG, Motorola.

Hiểu biết nhu cầu tự nhiên của khách hàng thôi thì chưa đủ. Người làm Marketing còn phải nắm được mong muốn của họ để tạo ra các sản phẩm đặc thù có tính cạnh tranh giúp doanh nghiệp thắng lợi. Ai cũng biết là con người có nhu cầu ăn để tồn tại, nhưng cần phải đáp ứng nhu cầu đó như thế nào sao cho thoả mãn tối đa nhu cầu của con người.

* Nhu cầu có khả năng thanh toán

Nhu cầu là vô hạn, trong khi đó khả năng thanh toán của con người là có hạn. Vì vậy, khi nhu cầu của con người có khả năng thanh toán thì các nhà kinh tế gọi là cầu của thị trường.

Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu mà doanh nghiệp cần quan tâm trước hết, vì đây chính là cơ hội kinh doanh cần phải nắm bắt và đáp ứng kịp thời.

Đối với thị trường Việt Nam thì khả năng thanh toán là vấn đề rất quan trọng. Do vậy, sản phẩm phải vừa túi tiền của người tiêu dùng.

Ví dụ: mặc dầu nhiều loại hàng hoá của Trung Quốc chất lượng chưa cao, nhưng vẫn được khách hàng Việt Nam mua dùng. Lý do cơ bản là giá cả các hàng hoá đó vừa với túi tiền của đông đảo khách hàng Việt Nam, đặc biệt là nông thôn.

 

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 144 trang baonam 9620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing

Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn - Marketing
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: MARKETING
NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày.tháng.năm 2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Ninh Bình, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Marketing đã trở thành một bộ môn khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và học lập ở cấc trường đại học và cao đẳng từ đầu thập kỷ 90 ỏ nước ta. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành kinh doanh du lịch và khách sạn ở Việt Nam đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Việc mở rộng hoạt động và từng bước thích ứng của các doanh nghiệp du lịch với thị trường trong và ngoài nước là một xu hướng tất yếu khách quan. Điều đó sẽ đặt ra những cơ hội và không ít thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch và đối với cả nền kinh tế đất nước nói chung. Chính vì vậy, trong hành trang kiến thức của người học trong các trường đào tạo về du lịch không thể thiếu được những hiểu biết những vấn cơ bản về hoạt động Marketing và Marketing du lịch.
Cuốn giáo trình “Marketing Du lịch” ra đời nhằm trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về sự hình thành và phát triển của hoạt động Marketing; các khái niệm về Marketing, Marketing du lịch; môi trường Marketing, thị trường du lịch; các chính sách Marketing nói chung và Marketing du lịch nói riêng. 
Giáo trình gồm 6 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về marketing và marketing du lịch 
Chương 2: Môi trường marketing và thị trường du lịch 
Chương 3: Chính sách sản phẩm trong du lịch
Chương 4: Chính sách giá trong du lịch
Chương 5: Chính sách phân phối trong du lịch
Chương 6: Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong du lịch
Giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
 1. Chủ biên: Phạm Thị Thu Hiền 
 2. Đào Thị Thủy
 3. Nguyễn Thị Nhung
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Marketing du lịch
Mã môn môn học: MH 19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 
- Vị trí: Bố trí học sau các môn học chung và các môn học, mô đun cơ sở, và bố trí học song song với các môn học, mô đun chuyên môn.
- Tính chất: Là môn học chuyên môn.
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:
+ Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn của trình độ Cao đẳng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;
 + Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng, học sinh trực tiếp tham gia tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay;
+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được định nghĩa Marketing và marketing du lịch;
+ Trình bày được khái niệm về thị trường và các quy luật của thị trường ; 
+ Trình bày được các nội dung cơ bản của kế hoạch marketing và phương pháp xây dựng kế hoạch marketing.
- Về kỹ năng:
+ Giải thích được các yếu tố Marketing Mix (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến);
+ Vận dụng được các nguyên tắc để thực hiện việc xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các nguyên tắc và chính sách về Marketing của khách sạn;
+ Rèn luyện khả năng tư duy và tính nghiêm túc trong quá trình học tập.
Nội dung của môn học/mô đun:
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VẾ MARKETING VÀ MARKETING DU LỊCH
Giới thiệu:
Nội dung chương 1 giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của Marketing, nội dung hoạt động của Marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch. 
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm cơ bản (cầu, nhu cầu, mong muốn, trao đổi, thị trường), khái niệm Marketing, Marketing du lịch;
- Trình bày được nội dung của hoạt động của Marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch;
- So sánh được đặc điểm khác biệt của Marketing du lịch so với các ngành khác;
- Phân biệt được marketing du lịch với marketing của các ngành khác;
- Rèn luyện khả năng tư duy và kiên trì trong học tập 
Nội dung chính:
1. Sự hình thành và phát triển của marketing
Marketing ra đời trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu. Xuất phát từ nước Mỹ, sau đó được truyền bá dần sang các nước khác. Việt Nam đã tiếp nhần và đưa vào giảng dạy môn học Marketing tại các trường học vào cuối những năm 80 đầu 90 khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường. 
M ... uyến khích tiêu thụ bao gồm việc sử dụng các công cụ cùng những gỉải pháp thích hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và thị trường, nhằm kích khích việc mua sản phẩm và đầy mạnh tiêu thụ trong thời gian ngắn hạn.
Các công cụ kích thích tiêu thụ tập trung vào ba đối tượng là:
Khách hàng: Khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng việc tạo ra những lợi ích phụ thêm như cải tiến hình thức tiếp cận, cung cấp thông tin, phát phiếu dự thưởng, đưa ra các giải thưởng, tổ chức các cuộc thi, ...
Lực lượng phân phối trung gian: Khuyến khích lực lượng này tham gia phân phối nhiều sản phẩm hơn, nhất là đối với sản phẩm mới, bằng cách thực hiện chiết khấu cao hơn, phối hợp quảng cáo để tổ chức các cuộc thi bán chương trình du lịch...
Nhân viên cung ứng: Tạo ra các phần thưởng (tăng lương, nâng bậc, cho đi nghỉ mát, du lịch miễn phí..-). các giải thưởng cho những người bán hàng giỏi, thức đẩy họ nâng cao hiệu suất bán hơn nữa. Bán hàng cầ nhân giữ vị trí quyết định trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên có kỹ năng cao trong giao tiếp cá nhân là nhờ kết quả của quá trình đào tạo cơ bản, qua rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm thực tế. Những nhân viên này sẽ trở nên yêu nghề và có điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.
3.2 Các nội dung cơ bản trong hoạt động khuyến khích tiêu thụ
Hoạt động khuyến khích tiêu thụ đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ. Để tổ chức được hoạt động khuyến khích tiêu thụ trong du lịch có thể sử dụng một số công cụ khuyến khích tiêu thụ sau đây:
3.2.1 Thưởng
Thưởng (hay tặng quà) là hình thức bán sản phẩm hoặc dịch vụ với giá tương đối thấp hoặc cho không, để khuyến khích khách hàng mua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể khác. Ví dụ như nhằm mục tiêu tăng cường doanh thu từ dịch vụ ăn uống trong mùa cưới, các khách sạn có thể áp dụng chính sách giẫm giá tổ chức tiệc cưới ưong nhà hàng của khách sạn, kèm theo thưởng một đêm righỉ miễn phí dành cho cô dâu, chú rể.
3.2.2. Giải thưởng (thi, trò chơi, xổ sô)
Giải thường là một hình thức tạo cơ hội may mắn cho khách hàng có thể được một món tiền mặt, một chuyến du lịch hay được nghỉ tại một khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng nào đó miễn phí do họ đã mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hoạt động này thu hút sự chú ý và được nhiều khách hàng tham gia. Hình thức chủ yếu trong hoạt động này bao gồm:
Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên: Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên là những giá trị bằng tiền mặt hay dưới những hình thức khác tỷ lệ với số lần khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hầu hết các hãng hàng không đều có kế hoạch theo dõi những hặnh khách bay thường xuyên để tính điểm cho số dặm đã bay và tập hợp số điểm này sau một thời gian sẽ đem lại khả năng được hương những chuyến bay miễn phí. Ví dụ như chương trình “Bông sen vàng ” của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Aừlines); hoặc chương trình "Asia Miles” của hãng hàng không Cathay Pacific Airways đang áp dụng hiện nay; hay như chương trình phát thẻ “Khách hàng danh dự’ của tặp đoàn khách sạn Marriot, thưởng cho những khách hàng thường lưu trú tại các khách sạn của tập đoàn trên toàn thế giới.
Liên kết khuyến mãi: Liên kết khuyến mãi là hình thức hai hay nhiều doanh nghiệp cùng hợp sức lại để cùng tổ chức các chương trình khuyến khích tiêu thụ cho khách hàng nhằm tăng khả năng lôi kéo của mìnhẻ Các doanh nghiệp góp kinh phí với hy vọng mở rộng phạm vi tiếp xúc và thu hút nhiều khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của mình. Ví dụ chương trình liên kết khuyến mãi giửa hãng hàng không Vietnam Airlines với các khách sạn và khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ hậu dịch SARS nãm 2003. Trong đó, du khách nếu đi đu lịch đến Việt Nam trên các chuyến bay của hãng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi kèm theo một vài đêm nghĩ tại các khách sạn và khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp này.
Chiết giá: Chiết giá là một khoản chiết khấu giá quỹ định trong trường hợp mua hàng tại một thời điểm nhất định. Cách này khuyến khích các đại lý hay kênh phân phối trung gian mua nhiều sản phẩm hoặc chấp nhận kinh doanh một sản phẩm mới mà theo điều kiện bình thường thì họ không mua. Các đại lý có thể sử dụng việc bớt tiền này để cổ được lợi nhuận ngay hoặc giảm giá bán.
Tâng mức hoa hồng (commision): Hoa hồng là khoản tiền mà các doanh nghiệp trả cho các đại ỉý khi các các đại lý này bán hoặc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Thực chất, tiền hoa hồng là sự ưu đãi (dưới nhiều hình ihức) của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch đối với đại lý trong việc áp dụng mức giá riêng đối với các đại lý luôn thấp hơn so với mức giá công bố chính thức.
4. Quan hệ công chúng
4.1 Khái niệm
Quan hệ công chúng là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hay í ăng uy tín của một doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có ỷ nghĩa thừơng mại về chứng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong kinh doanh hiện đại, quan hệ công chúng PR hay Public Relations) là một công cụ marketing quan trọng. Các doanh nghiệp không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, ngưòi cung ứng và các đại lý của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảo công chúng có quan tâm. Công chúng có thể tạo ra thuận lợi hay trở ngại cho khả nãng của doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình. Do đó các doanh nghiệp cần cố những biện pháp cụ thể để giải quyết tốt các quan hệ với công chúng then chốt.
Thông qua các hoạt động quan hệ công chúng, doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu sau đây:
Tạo ra sự biết đến: Quan hệ công chúng có thể áp dụng để đăng, tải các tư liệu trên phương -tiện truyền thông nhằm thu hút sự chu ý đến sản phẩm, dịch vụ, con người, tổ chức hay ý tưởngẽ
Tạo dựng uy tín: Quan hệ công chúng có thể nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng cách truyền thông điệp trong các bài báo, các bài giới thiệu...
Kích thích tực lượng bán hàng và cấc kênh phần phối trung gian: Quan hệ công chúng có thể giúp động viên lực lượng bán hàng và các đại lý: Những tư liệu viết về sản phẩm, địch vụ mới trước khi nó được tung ra thị trường sẽ giúp lực lượng bán hàng tiêu thụ được sản phẩm, dịch vụ đó cho những người bán lẻ.
Giảm bớt chi phí khuyến mãi: Ghi phí dành cho quan hệ công chúng ít hơn so với marketing trực tiếp và quảng cáo trên cácphương tiện truyền thông.
4.2 Các nội dung cơ bản trong hoạt động quan hệ công chúng
4.2.1 Xuất bản ấn phẩm
Các. doanh nghiệp dựa rất nhiều vào các tư liệu truyền thống để tiếp cận và tác động đến các thị trường mục tiêu. Những tư liệu này bao gồm: báo cáo hàng năm, những cuổn sách nhỏ, tập gấp giới thiệu, tạp chí, những bài báo, những tư liệu nghe nhìn, bản tin của doanh nghiệp...
Những cuốn sách nhỏ có thể đóng vai trò quan ưọng trong việc thông tin cho khách hàng mục tièu về một sản phẩm, dịch vụ cũng như các thông tin liên quan.
Những bài báo súc tích có thể tạo ra sự chú ý của khách hàng đến doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của bản thân doanh nghiệp đó.
Bản tin của doanh nghiệp và cầc tạp chí có thể giúp tạo dựng hình ảnh của doanh- nghiệp và đưa những tin tức quan trọng đến các thị trường mục tiêu.
Tư liệu nghe nhìn như phim ảnh, phim đèn chiếu, đĩa hình, băng ghi hình và bảng ghi âm đang ngày càng đườc sử dụng nhiều làm các công cụ để tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn. Chi phí của tư liệu nghe nhìn thường lớn hơn chi phí của các ấn phẩm nhưng nó lại có cường độ tác động rất lớn.
4.2.2 Tố chức các sự kiện
Các doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý đến những sản phẩm, dịch vụ mới của mình bằng cách tổ chức những sự kiện đặc biệt. Đó có thể là những hội nghị báo chí, hội thảo chuyên đề, những chuyến đu lịch làm quen (FAM Trip), tổ chức các cuộc triển lãm, tổ chức các cuộc thi, tổ chức lễ kỷ niệm, bảo trợ cho các hoạt động thể thao, hoạt động nhân đạo và văn hoá để tiếp cận với công chungmục tiêu. Thông qua những hoạt động đó, doanh nghiệp có dịp để mời và tiếp đón khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình, cũng như tạo sự chú ý liên tục đến hình ảnh và sản phẩm, địch vụ của doanh nghiệp.
4.2.3 Cung cấp tin tức
Một trong những hoạt động quan hệ công chung đó là việc cung cấp các tin tức về bản thân doanh nghiệp và những sản phẩm của họ. Để có được một tin tức mới cần cớ kỹ năng xây dựng cốt truyện, nghiên cứu và viết thành bài để đảng trên các phương tiện truyền thông.
Kỹ năng của những người làm công tác quan hệ công chúng không thể chỉ là biên soạn những tin tức mà còn phải có kỹ năng giao tiếp để đảm bảo cho các phương tiện truyền thông chấp nhận bài viết của mình. Họ cần phải có quan hệ tốt với các biên tập viên và phống viên để tranh thủ sự ủng hộ của họ nhằm giành được nhiều điều kiện tổt hơn để tuyên truyền cho doanh nghiệp của mình.
4.2.4 Bài nói chuyện
Bài nói chuyện cũng là một công cụ để tuyên truyền về sản phẩm dịch của doanh nghiệp. Lãnh đạo các, doanh nghiệp ngày càng phải trả ỉời nhiều câu hỏi của giới truyền thông và có những buổi thuyết trình tại các hội nghị bán-hàng, các hội chợ và các sự kiện khác. Những dịp như vậy có thể tạo dựng được hay làm tổn hại hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cần phải lựa chọn một cách thận trọng người phát ngồn của doanh nghiệp mình và bồi dưỡng nâng cao khả năng hùng biện của họ trước công chúng của doanh nghiệp.
4.2.5 Tham gia các hoạt động công ích
Gác doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng góp tiền bạc và thời gian cho những hoạt động công Ích. Ví dụ như thường xuyên ủng hộ cho những hoạt động xã hội tại địa phương hoặc trích một số tiền từ doanh thu bán hàng để ủng hộ một sự nghiệp cụ thể nào đó. Hình thức này gọi là marketing gắn với sự nghiệp và ngày càng được nhiều dóanh nghiệp du lịch sử dụng để tạo uy tín trong cồng chúng.
2.4.6 Tạo lập hình ảnh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hiện nay cần phải xây dựng được đặc điểm nhận dạng nổi bật của mình để thu hút sự chú ý của công chúng trong một xã hội tràn ngập thông tin. Đặc điểm nhận dạng này được thể hiện trên biểu trưng của doanh nghiệp, văn phòng phẩm, những cuốn sách nhỏ, tập gấp, bảng hiệu, giấy tờ vãn thư, danh thiếp, quần áo đồng phục...
5. Marketing trực tiếp
5.1 Khái niệm
Marketing trực tiếp là việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyền thông marketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng _và tạo nên các giao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm.
Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa chủ yếu vào quảng cáo, khuyến khích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm, địch vụ của minh. Họ sử dựng quảng cáo để tạo rà sự biết đến và quan tâm, kích thích tiêu thụ để khuvến khích mua hàng và bán hàng trực tiếp để hoàn tất quá trình bán hàng.
Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả ba yếu tố này lại để đi đến chỗ bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Khách hàng sau khi tiếp xúc .với quảng cáo, trong.catalog, qua thư gửi trực tiếp, qua điện thóại, thư điện tử, trong tạp chí, báo chí, trên tivi hay chương ưình truyền thanh-có thể gọi tới số điện thoại miễn phí-hoặc đặt chỗ trực tiếp chuyến bay, phòng khách sạn hay các chương trình du lịch thông qua các hệ thống đặt chỗ trước trên mạng internet.
Mặc dù, marketing trực tiếp xuất hiện đầu tiên dưới hình thức gửi thư và catalog trực tiếp qua đường bưu điện, nhưng trong những năm gần đây đã có thêm nhiềụ hình thức khác nhưmarketing qua điện thoại (ĩeỉe-marketing), trả lời phỏng vân trực tiếp trên truyền thanh và truyền hình, đặt mua sản phẩm và dịch vụ qua hệ thống điện tử, v.v... Gác công cụ marketing rất đa dạng này đều có một mục tiêu chung là chúng đều được sử dụng để doanh nghiệp cố được những đơn đặt hàng trực tiếp của khách hàng mục tiêu hay các khách hàng triển vọng. Điều này trái ngược với hình thức quảng cáo đại trà. Quảng cáo đại trà bao quát một số đông công chúng không cụ thể và trong số đó phần lớn không đến thị trường để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và cũng không quyết định mua tại các đại lý cho đến khi có dịp nào đó tròng tương lai.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng mạrketing trực tiếp cho rằng nó đang đóng một vai trò ngày càng lớn hơn. Họ sử dụng phương thức này để quảng cáo và bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp và tập hợp thông tin về các khách hàng trong hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp, nhằm thỉết lập mối quan hệ thườns xuyên và ngày càng phong phú hơn. Điều quan, trọng hơn nữa đó là thiết lập được những quan hệ ưu tiên với khách hàng. Các hãng hàng không, khách sạn và các công ty lữ hành đang thiết lập những mối quan hệ vững chắc với khách hàng thông qua những chương trình thưởng vl có tần suất sử dụng cao và sử dụng cơ sở dữ liệu về khách hàng để chào hàng đến lừng cả nhân khách hàng. Họ chào hàng cho những khách hàng cữ và những khách hàng triển vọng nào đó có nhiều khả nãng nhất, mong muốn và sẫn sàng mua sản phẩm hay dịch vụ đó.
Marketing trực tiếp đã và đang được các doanh nghiệp dịch vụ áp dụng. Hình thức này mang, lại nhiều lợi ích cho khách hàng như lựa chọn và đặt hàng thuận tiện, tiết kiệm thời gian’. Đối vối các doanh nghiệp marketing trực tiếp cho phép chọn lọc khách hàng triển vọng kỹ hơn, xác định thời gian tiếp cận khách hàng chính xác hơn, giữ được bí mật cho hoạt động marketing trước các đối thủ cạnh tranh.
5.2 Các nội dung cơ bản trong hoạt động marketỉng trực tiếp
5.2.1 Marketing bằng catalog
Là hình thức trong đỏ các doanh nghiệp gửi catalog bao gồm các chương trình, các sản phẩm, dịch vụ của mình kèm theo báo giá tới các khách hàng tiềm nâng qua đường bưu điện. Dựa trên catalog này, khách hàng sẽ đặt mua qua đường bưu điện.
5.2.2. Marketing bằng thư trựe tiếp
Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện những thư chào hàng, tờ quảng cáo,'tập gấp và các hình thức chào hàng khác cho khách hàng, qua đó hy vọng sẽ bán được sản phẩm hay dịch vụ, đổng thời thu thập hay tuyển chọn được daríK sách khách hàng cho ỉực lượng bán hàng, hoậc tuyên truyền thông tin và gửi quà tặng để câm ơn khách hàng.
5.2.3 Marketỉng qua điện thoại
Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trực tiếp đến các khách hàng chọn lọc. Doanh nghiệp cũng có thể đật một số điộn thoại miễn phí để khách hàng đặt mua sản phẩm hay dịch vụ mà họ biết qua quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, gửi thư trực tiếp, catalog hoặc khiếu nại, góp ý vói doanh nghiệp.
5.2.4. Marketing trực tiếp trên truyền hình
Truyền hình được sử dụng theo hai cách để bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Cách thứ nhất là phát các chương trình truyền hinh giới thiệu về sản phẩm và cung cấp cho khách hàng số điện thoại miễn phí để đặt hàng. Cách thứ hai lẩ sử dụng toàri bộ chương trình truyền hình hoặc kênh truyền hình cho việc bán sản phẩm và dịch vụ.
5.2.5 Marketing trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo
Các phương tiện này cũng được sử dụng để chấo hàng trực tiếp cho kháeh hàng vói một số điện thoại đặt hàng miễn phí.
5.2.6 Marketing qua mảy tính kết nối mạng
Là hình thức, mua sản phẩm và dịch vụ qua máy tính nối mạng. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trực tiếp qua mạng internet.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_che_bien_mon_an_marketing.doc