Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

 Khác với việc học ở phổ thông, việc học ở bậc đại học với đúng nghĩa phải là quá trình tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức để đáp ứng được các yêu cầu nhận thức bậc cao. Nếu yêu cầu nhận thức ở bậc học phổ thông chỉ cần dừng lại ở cấp độ bậc 1: biết và hiểu, thì ở bậc đại học không chỉ dừng lại ở đó mà còn cần phải tiến đến các nấc thang nhận thức cao hơn, đó là nhận thức bậc 2: phân tích, tổng hợp, lý giải; và bậc 3: đánh giá, phê phán, liên hệ và vận dụng vào thực tiễn.

 Để đạt được các mức độ nhận thức bậc 2 và 3 đòi hỏi việc học ở đại học phải gắn liền với các hoạt động nghiên cứu khoa học để rèn luyện tư duy khoa học cũng như các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, đó là những kỹ năng mà bất cứ sinh viên đại học nào cũng cần phải có. Sẽ không có những nhà khoa học, cũng như không có những khám phá, những phát minh khoa học trong tương lai, nếu không có sự khởi đầu bằng việc trang bị những kỹ năng nền tảng cũng như khơi gợi niềm say mê với công việc tìm tòi nghiên cứu từ lúc còn là sinh viên trên giảng đường.

 Hoạt động nghiên cứu khoa học, vì vậy là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, được thực hiện thường xuyên, liên tục và xuyên suốt, gắn liền với nhiệm vụ học tập của mỗi sinh viên trong quá trình thực hiện các môn học. Các bài tập thực hành nghiên cứu khoa học ở đại học thường được thực hiện dưới các dạng như: viết bài tham luận về một vấn đề để trình bày trong một buổi thảo luận nhóm, lớp; viết tóm tắt nội dung một bài báo khoa học hay một cuốn sách; viết một bài tiểu luận cho bài tập tháng. Ở cấp độ cao hơn, đó là việc tập làm một đề tài nghiên cứu theo nhóm, viết bài tập niên luận, khoá luận tốt nghiệp.

Tuy nhiên, phần đông sinh viên còn chưa có được những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học. Vì vậy nội dung chương này sẽ trang bị các kiến thức tổng quan về nghiên cứu khoa học cũng như qui trình và các kỹ năng để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

 

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 236 trang baonam 31606
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
..
TẬP BÀI GIẢNG
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU 
VÀ LẬP LUẬN
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
TP. Hồ Chí Minh - 2011
BIÊN SOẠN
TS. LÊ THỊ HỒNG VÂN (chủ biên)
ThS. PHẠM THỊ NGỌC THỦY
LỜI NÓI ĐẦU
	Nhằm mục đích đối mới và nâng cao chất lượng đào tạo để thực hiện mục tiêu gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, từ năm học 2011-2012 trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đưa vào giảng dạy môn học Kỹ năng nghiên cứu và lập luận để bổ sung những kiến thức thuộc về nhóm “kỹ năng mềm”, đó là kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập luận, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận. Mục tiêu của môn học nhằm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic và khả năng lập luận, hùng biện để có thể nghĩ một cách sâu sắc, viết một cách chính xác, nói một cách thuyết phục. Đây là những kỹ năng rất cần thiết để đem lại cho mỗi người sự thành công trong các công việc học tập, nghiên cứu cũng như các hoạt động giao tiếp xã hội và các ngành nghề chuyên môn đặc thù, đặc biệt là đối với nghề Luật - nơi mà các năng lực tư duy, ngôn ngữ và “tài ăn nói” có vai trò tiên quyết đối với sự thành bại của công việc và sự nghiệp.
Với mục tiêu ấy, nội dung của Tập bài giảng Kỹ năng nghiên cứu và lập luận được biên soạn gồm các chương: 
	Chương 1: Kỹ năng nghiên cứu khoa học
Chương 2: Kỹ năng thuyết trình 
Chương 3: Kỹ năng lập luận 
Chương 4: Kỹ năng tranh luận – phản biện 
Các chương được phân công biên soạn cụ thể như sau: 
Chương 1, 2, 4: TS. Lê Thị Hồng Vân
Chương 3: TS. Lê Thị Hồng Vân và Ths. Phạm Thị Ngọc Thủy.
	Mỗi chương tuy có nhiệm vụ rèn luyện những kỹ năng khác nhau để hướng đến những mục tiêu cụ thể và tương đối độc lập, nhưng giữa chúng đều có sự kết nối, liên thông trên nền tảng của các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ, đó là suy nghĩ – nói – viết. Nội dung của các chương được biên soạn dựa trên sự vận dụng tích hợp kiến thức của nhiều môn khoa học như: Ngôn ngữ học, Tiếng Việt thực hành, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Logic học, Tư duy phản biện, Tâm lý học, Văn hóa Việt Nam, cùng với các kỹ năng giao tiếp – sư phạm, kỹ năng lập luận, tranh luận, phản biện. Các kiến thức và kỹ năng ấy đã được vận dụng, chuyển hóa thành các nhóm kỹ năng cụ thể trong mỗi chương. 
	Việc nắm vững và thực hành vận dụng tốt các kỹ năng này trong thực tiễn sẽ phục vụ thiết thực trước hết cho các hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên, giúp thực hiện tốt các bài thảo luận, thuyết trình, tranh luận, viết tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, thực hiện các đề tài khoa học cũng như quá trình tự học, tự nghiên cứu lâu dài. 
Đối với các ngành nghề đặc thù như nghề báo, nghề giáo, nghề ngoại giao, chính khách thì việc nắm vững và thực hành tốt các kỹ năng này là điều kiện tiên quyết để đem lại sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt trong mọi lĩnh vực. 
Đặc biệt đối với nghề Luật, khi mà công việc chuyên môn phải thực hiện thường ngày là các cuộc đấu trí, đấu khẩu để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa phải/ trái, đúng / sai liên quan đến số phận, thậm chí quyết định cả vận mạng con người thì việc nắm vững và vận dụng thuần thục các kỹ năng lập luận, tranh luận, phản biện để có được khả năng lập luận sắc sảo và tài hùng biện thuyết phục là những đòi hỏi tối cần thiết để có thể tồn tại và khẳng định chỗ đứng trong nghề. 
Vì được biên soạn lần đầu, lại phải tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực chuyên môn với nhiều nhóm kỹ năng khác nhau, do đó Tập bài giảng Kỹ năng nghiên cứu và lập luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. 
Rất mong được các nhà chuyên môn và bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến để lần xuất bản sau, Tập bài giảng được bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện hơn.
Thư từ, ý kiến đóng góp xin được gửi tới: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Số 2, Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại: 08.39400.723 – 08.37266.333
	 TÁC GIẢ
CHƯƠNG 1
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mục đích yêu cầu: 
+ Về nội dung kiến thức: 
- Hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và các kiến thức tổng quan về nghiên cứu khoa học.
- Nắm được yêu cầu và các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nắm được các thao tác cụ thể để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Về kỹ năng: 
- Rèn luyện phương pháp và kỹ năng tư duy khoa học.
- Rèn luyện các kỹ năng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. 
- Giúp sinh viên hình thành thói quen và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng của việc học ở đại học, đồng thời khơi nguồn niềm đam mê nghiên cứu, giúp họ tạo lập thói quen tự nghiên cứu lâu dài.
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Khác với việc học ở phổ thông, việc học ở bậc đại học với đúng nghĩa phải là quá trình tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức để đáp ứng được các yêu cầu nhận thức bậc cao. Nếu yêu cầu nhận thức ở bậc học phổ thông chỉ cần dừng lại ở cấp độ bậc 1: biết và hiểu, thì ở bậc đại học không chỉ dừng  ... đối với khán giả, và đó cũng là lý do góp phần làm nên chiến thắng để ông trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. 
- Để cuộc tranh luận diễn ra trong sự tôn trọng lẫn nhau, khi phản biện quan điểm của đối phương, bạn cần có thái độ khiêm tốn, không tự đề cao mình, không tỏ thái độ trịch thượng, kẻ cả; khi tiếp nhận sự phản biện của đối phương, bạn hãy rộng lượng, không cố chấp, dẹp tự ái cá nhân, tránh thiên vị và gạt bỏ định kiến để cùng tìm ra giải pháp hợp lý chứ không cố gắng “cãi lấy được” hoặc cay cú trả đũa kiểu: “Ăn miếng trả miếng”; “Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại”, hoặc cố tìm cách moi móc những lý do không liên quan đến vấn đề tranh luận để hạ thấp uy tín đối phương. 
- Ngoài ra, để đảm bảo cho cuộc tranh luận không bị đi lạc trọng tâm, cần chủ động bỏ qua những bất đồng không thuộc phạm vi vấn đề tranh luận.
+ Sự tự tin và bản lĩnh:
- Tranh luận là cuộc đấu trí gay gắt và căng thẳng, vì vậy tâm lý tự tin và bản lĩnh là một yếu tố quan trọng và cần thiết để chủ động kiểm soát cảm xúc bản thân, để luôn giữ được thái độ điềm tĩnh, ôn hòa, không để cho cảm xúc lấn át lý trí, để tránh được sự nóng giận tức thời dẫn đến mất tỉnh táo, “cả giận mất khôn”, ngay cả khi bị đối phương gây áp lực tâm lý bằng giọng điệu hùng hổ, bằng ánh mắt “hình viên đạn”, hay bằng những lời nói, cử chỉ trịch thượng, khiếm nhã.
Ví dụ: Nhà bác học thiên tài M.V.Lomonosov của nước Nga có lần tranh luận với bá tước Shuvalov – một vị hoàng thân rất có uy lực trong triều đình. Trong quá trình tranh luận, Shuvalov vì đuối lý nên đã tức giận xúc phạm nhà bác học rằng:
- Ông đúng là một thằng khờ!
 M.V.Lomonosov bình tĩnh đáp lại: 
- Thưa ông, có người nói rằng làm một thằng khờ dưới trướng của đại thần nước Nga là một vinh hạnh, nhưng cho dù là thế, tôi vẫn không bằng lòng.
Vị bá tước càng giận dữ:
- Tôi sẽ đuổi ông ra khỏi viện khoa học!
M.V.Lomonosov điềm đạm nói:
- Xin tha lỗi, dù sao thì ông cũng không thể đuổi khoa học ra khỏi người tôi được! 
Như vậy, M.V.Lomonosov đã chiến thắng đối phương bằng sự điềm đạm, sự tự tin, bằng bản lĩnh trí tuệ và văn hóa của mình.
 Tranh luận gắn liền với sự mâu thuẫn, bất đồng về nhận thức, quan điểm, bởi vậy, trong tranh luận nếu hai bên không bình tĩnh, tự tin để kiểm soát cảm xúc thì rất dễ xảy ra sự cãi vã, tức giận, và hệ quả là vấn đề cần tranh luận không được giải quyết, trong khi mối quan hệ giữa hai bên lại trở nên căng thẳng. Vì vậy, cùng với việc tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong việc bảo vệ quan điểm của mình, bạn hãy kiềm chế cảm xúc để tránh trạng thái bị kích động mạnh. Hãy tỏ ra là người có bản lĩnh và sự chuyên nghiệp bằng việc để lý trí điều khiển lời nói và hành vi chứ không phải là cảm xúc. Kiểm soát được cảm xúc sẽ giúp ta có được sự sáng suốt để đối phó với ngụy biện cũng như tránh được những sơ hở trong lập luận, “cả giận mất khôn” khiến đối phương có thể bắt bẻ.
Tóm lại, những gì đã trình bày trên đây cho thấy, để một cuộc tranh luận đạt được kết quả tốt đẹp là sự thấu tình đạt lý khiến đối phương phải “tâm phục khẩu phục” thì việc trang bị các kỹ năng tư duy logic và các chiến thuật phản biện là chưa đủ mà còn có sự góp phần quan trọng của các thuật “đắc nhân tâm” cũng như các kỹ năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển cảm xúc bản thân. Triết gia Hylạp cổ đại – nhà hùng biện tài ba Socrates đã khuyên rằng, tranh luận muốn thành công thì phải: “Lắng nghe một cách lễ độ, trả lời một cách rõ ràng, cân nhắc một cách hợp pháp, quyết định một cách vô tư”.
4.3. Kỹ năng ngôn ngữ trong tranh luận
Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều lời khuyên chí lý về sự cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như vai trò quan trọng của lời nói trong văn hóa giao tiếp - ứng xử, như: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”; “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Nói dài, nói dai hóa ra nói dại”; “Một sự nhịn chín sự lành”; “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”; “Lạt mềm buộc chặt”; “Nói phải củ cải cũng nghe” 
Trong tranh luận, việc “lựa lời mà nói” càng có ý nghĩa quan trọng, vì tranh luận là cuộc đấu trí thông qua phương tiện ngôn ngữ. Bởi vậy, cùng với việc dùng chứng cứ, lý lẽ sắc bén và các chiến thuật tâm lý để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương thì các kỹ năng ngôn ngữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm gia tăng tính thuyết phục của hùng biện. 
Sau đây là một số kỹ năng ngôn ngữ để đạt hiệu quả thuyết phục trong tranh luận:
- Trước hết, vì tính chất của tranh luận trực diện nên đòi hỏi sự tiếp nhận và phản ứng nhanh nên cần nói ngắn gọn, không vòng vo dài dòng. Nếu nói quá dài, quá nhiều ý sẽ khiến người nghe không nhớ hết, không tiếp nhận đầy đủ và do đó khi trả lời sẽ lạc trọng điểm hoặc bỏ sót ý. Bạn cần nhớ rằng, tranh luận là hình thức giao tranh bằng ngôn ngữ nhưng điều đó không có nghĩa là phần thắng thuộc về những người nói nhiều. Bởi vậy, chỉ nên nói vừa đủ những gì cần nói, phải biết kết thúc lượt lời của mình đúng lúc để nhường lời cho đối phương để tránh “nói dài nói dai nói dại”.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong tranh luận phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, không tối nghĩa và mơ hồ, không hoa mỹ, kiểu cách, sáo rỗng, không suồng sã nhưng cũng không nên “lên gân”; không dùng các từ không có tính đại chúng để tránh sự hiểu nhầm. Đó cũng chính là sự tuân thủ phương châm về “lượng” và về “chất” trong ngôn ngữ hội thoại. Xem: Đỗ Thị Kim Liên, sđd, chương IV và V
- Để khẳng định quan điểm của mình và phủ định quan điểm của đối phương, cần có thái độ khiêm nhường để tránh làm tổn thương lòng tự ái của họ, vì vậy nên dùng những cụm từ có sắc thái giảm nhẹ tính chất phủ định như: “theo tôi nghĩ thì”; “theo thiển ý của tôi”; “sẽ là hợp logic nếu nói rằng”; “sẽ là khách quan nếu nói rằng”; “phải chăng là”; “có lẽ rằng”; “có lẽ thế này thì hợp lý hơn chăng?”;  mà nên hạn chế việc dùng những cụm từ phủ định có tính quả quyết, cực đoan như: “tôi khẳng định rằng”; “tôi nhấn mạnh rằng”; “chắc chắn rằng”; “hiển nhiên là”; “không thể khác được” Vì lẽ thường thì sự cực đoan bao giờ cũng tạo ra sự cực đoan ngược lại, bởi vậy đó là điều mà người tranh luận nên nhớ và nên tránh.
Ví dụ: Daniel Webster là một luật sư nổi danh, nhưng tài thuyết phục của ông không chỉ ở sức mạnh của lý lẽ, mà còn một phần quan trọng là ở những lời nói thể hiện sự khiêm nhường và tôn trọng đối phương. Những câu nói mà ông thường dùng là: “Đây là vài việc xảy ra mà tôi mong rằng các ngài đừng bỏ qua”; “Điều này có lẽ đáng để chúng ta phải suy nghĩ”; “Hiểu rõ lòng người như các ngài, chắc các ngài sẽ dễ dàng thấy được ý nghĩa của các hành vi đó” 
Cách đây gần một thế kỷ, Tổng thống Mỹ Lincoln – một nhà hùng biện tài ba, cũng từng có lời khuyên rằng: “Một câu châm ngôn cổ nói: “Ruồi ưa mật”. Chẳng những ruồi mà người cũng vậy. Muốn cho một người theo ý ta, thì trước hết ta phải làm cho người đó tin rằng ta là một người bạn thân thiết thành thật của họ đã. Lời ngọt ngào sẽ giúp ta chiếm được trái tim của họ, và từ trái tim ta sẽ thắng được lý trí của họ” (Theo: Đắc nhân tâm). Khi người nghe cảm nhận được sự chân thành từ bạn, khi họ cảm thấy được tôn trọng, được đề cao thì họ sẽ dễ “mềm lòng” trước những lời đề nghị của bạn. Thành ngữ Việt Nam có câu “Lạt mềm buộc chặt” cũng là để nhắc nhở về điều này. 
- Tranh luận đòi hỏi mỗi bên phải nỗ lực để phản bác quan điểm của đối phương cũng như phải nhiệt tình bảo vệ quan điểm của mình, bởi vậy ngôn ngữ tranh luận cần phải có khẩu khí, giọng điệu để thể hiện thái độ của người nói. 
- Khẩu khí, giọng điệu là sự thể hiện thái độ, cảm xúc của người nói, nếu được sử dụng thích hợp sẽ có khả năng không nhỏ trong việc thu hút, gây ấn tượng, làm cảm kích người nghe, làm cho họ đồng cảm, đồng lòng thì sẽ làm thay đổi được thái độ của họ, cũng tức là qui phục được họ nghe theo mình, kể cả khi họ là đối thủ. Trong tranh luận, cần sử dụng nhiều cung bậc giọng điệu và khẩu khí để biểu hiện những thái độ và tình cảm khác nhau. 
Cụ thể là, khi tấn công thì giọng điệu phải khảng khái hùng hồn, khẩu khí phải mạnh mẽ, đanh thép, dứt khoát, thể hiện sự nhiệt tình khẳng định chân lý cũng như sự tự tin, sự cương quyết, dứt khoát không nhường bước đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc. Khi phê phán, giọng điệu hài hước pha chút châm biếm sẽ có tác dụng phủ định vừa nhẹ nhàng nhưng lại không kém phần sâu sắc, ý nhị. Khi cần thuyết phục thì giọng điệu phải ôn hòa điềm đạm, phải tha thiết, truyền cảm để làm lay động lòng người 
- Cường độ, cao độ của giọng nói cũng là một yếu tố gây hiệu quả, được thể hiện qua sự nhấn giọng cố ý để tạo điểm nhấn ở những từ mang thông điệp quan trọng, hoặc ở các từ tình thái chứa đựng hàm ý; sự ngắt nhịp đúng chỗ sẽ giúp người nghe lĩnh hội rõ thông điệp trong mỗi từ, mỗi câu; những chỗ ngừng nghỉ tạo khoảng lặng có chủ ý để người nghe kịp thẩm thấu điều mình đang nói tất cả đều là những thủ thuật ngôn ngữ gây hiệu quả thuyết phục của lời nói, có vai trò thực sự quan trọng trong tranh luận, là công cụ hữu hiệu góp phần chinh phục người nghe. 
- Như đã nói, trong tranh luận, nếu biết làm cho đối phương động lòng, có thiện cảm thì sẽ làm cho họ thay đổi thái độ, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục họ chấp nhận quan điểm của mình. Bởi vậy, điều rất cần tránh trong tranh luận là giọng điệu thiếu sinh khí, không thể hiện thái độ, cảm xúc, hoặc chỉ đọc văn bản đã soạn sẵn.
- Giọng điệu, khẩu khí với những cung bậc đa dạng, linh hoạt nếu biết kết hợp hoà điệu với lập luận logic sẽ tạo nên một bản “hòa tấu” lý tưởng giúp đạt tới hiệu quả cao nhất của tranh luận. Đó chính là khả năng hùng biện trong tranh luận.
Ví dụ: Tổng thống Mỹ Lincoln khi còn làm luật sư từng biện hộ cho nguyên đơn trong một vụ án kiện về hành vi đòi hối lộ. Nguyên đơn vốn là vợ một chiến binh đã hy sinh trong cuộc chiến tranh giành độc lập của đất nước, khi về già, bà chỉ sống nhờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi. Còn bị đơn là vị thủ quĩ mà mỗi lần phát tiền trợ cấp đều đòi bà phải đóng phí thủ tục bằng một nửa số tiền mà bà được nhận.
Vụ án được xét xử trong tình thế bất lợi cho nguyên đơn vì trong tay không hề có một bằng chứng nào để chứng minh về vụ vòi tiền, trong khi bị đơn một mực phủ nhận việc vòi tiền. Trong tình thế ấy, luật sư Lincoln đã giành lại công lý chỉ bằng lý lẽ đạo đức cùng với giọng điệu truyền cảm đặc biệt của mình để đánh vào lòng người. Với đôi mắt rưng lệ, với giọng điệu tha thiết, truyền cảm, ông đã bằng chính lòng biết ơn và tình cảm chân thành của mình để gợi lại những nỗi gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập của đất nước. Trong trạng thái xúc động cao độ, ông nhìn thẳng vào vị thủ quĩ và nói: “Sự thật bây giờ đã thành quá khứ. Anh hùng nãm 1776 giờ ðây ðã say ngủ giữa lòng đất mẹ. Nhưng người vợ già cả và ốm yếu của ông ta vẫn còn đứng trước mặt chúng ta, yêu cầu chúng ta phải giải oan cho bà. Không cần phải nói thì ai cũng biết, bà lão này lúc trước cũng là một thiếu nữ xinh đẹp, cũng từng có một gia đình hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng bà đã hy sinh tất cả vì đất nước, để rồi trở nên nghèo khổ và không nơi nương tựa, mà giờ đây không thể không trông mong vào sự giúp đỡ và bảo vệ từ chúng ta – những người đang hưởng thụ tự do mà sự hy sinh của các anh hùng đã đem lại. Xin hỏi rằng, chúng ta có thể dửng dưng đứng nhìn hay không?”.
Lincoln dừng lại ở đó, lập tức những người tham dự phiên tòa bị kích động cao độ, họ đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với vị thủ quĩ, đồng thời cũng thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với bà lão, thậm chí còn quyên tiền giúp đỡ. Trước tình cảm mãnh liệt của khán giả, bị đơn không biện luận được gì, tòa án cũng không cần phải nói thêm gì ngoài việc tuyên bà lão thắng kiện.
Đó là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho sức mạnh của lời nói trong việc không chỉ tác động hiệu quả đến đối phương, mà còn giúp ta tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của những người chứng kiến. 
Tuy nhiên, trong thực tế tranh luận tại tòa, không ít luật sư chỉ đọc bài biện hộ đã soạn sẵn, dù rất công phu nhưng hiệu quả của sự tác động không cao. Lý do là bởi họ không biết tận dụng và phát huy hết khả năng của lời nói để tạo nên sức tác động và thu phục lòng người, trước hết là đối phương, là Hội đồng xét xử, sau đó là tranh thủ sự đồng tình của những người chứng kiến cũng như dư luận xã hội để nhằm đạt được mục đích bảo vệ, gỡ tội cho thân chủ của mình.
Như vậy, có thể nói, để có được chiến thắng trong một cuộc tranh luận đòi hỏi ta phải huy động tổng lực mọi năng lực tinh thần, từ trí tuệ, tư duy đến tâm lý, cảm xúc; từ năng lực ngôn ngữ đến khả năng ứng xử văn hóa, biến chúng thành các kỹ năng, các thao tác cụ thể để vận dụng một cách linh hoạt trong các tình huống cụ thể. Đó là sự kết hợp, thẩm thấu, hòa điệu giữa khả năng lập luận chặt chẽ, sắc bén với ngôn ngữ sắc sảo, linh hoạt và khả năng nắm bắt tâm lý, thu phục người nghe. Sự kết hợp hòa điệu ấy sẽ tạo nên cái gọi là tài hùng biện. Vì vậy, có thể nói, khả năng tranh luận - hùng biện, đó là sự kết hợp hòa quyện giữa khoa học và nghệ thuật – đó là một năng lực vô cùng quan trọng để giúp ta thành công trong cuộc sống và trong công việc, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người luôn phải đối mặt với sự trạnh tranh để tồn tại và phát triển. Khả năng tranh luận – hùng biện lại càng đặc biệt quan trọng đối với nghề Luật sư – một nghề đặc thù mà sự thành đạt của sự nghiệp được quyết định bởi tài “ăn nói”. 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH: 
1. Theo bạn, làm thế nào để giành chiến thắng trong tranh luận khiến đối phương phải tâm phục khẩu phục?
2. Theo bạn, làm thế nào để khi tiếp nhận sự phê phán gay gắt từ người khác mà ta vẫn giữ được bình tĩnh?
3. Hãy chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu đặc biệt của tranh luận pháp lý so với tranh luận thông thường.
4. Theo bạn thì làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tranh luận?
5. Hãy sưu tầm các tình huống ngụy biện trong thực tế cuộc sống và nêu cách bác bỏ các ngụy biện ấy.
6. Chọn các đề tài tranh luận có tính thời sự để thực hành tranh luận theo nhóm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
I. Sách tham khảo:
Chu Sĩ Chiêu, Thuật hùng biện, (Trần Minh Nhật biên dịch), Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2008.
Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, (Nguyễn Hiến Lê và P. Hiếu lược dịch), Nxb. Long An, 1991.
Nguyễn Đức Dân, Bước đầu tìm hiểu về lý thuyết lập luận và một số phương thức lập luận của người Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TP. HCM, 2001.
Phan Khôi, Cách ngôn luận của người Á Đông, (trong Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1930), Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn, Nxb. Hội Nhà văn & Trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2006.   
Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ dụng học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 
Lê Duy Ninh, Logic – phi logic trong đời thường và trong pháp luật, Nxb. ĐHQG TP. HCM, 2009.
Phạm Đình Nghiệm, Nhập môn Logic học, Nxb. ĐHQG TP. HCM, 2006.
Phạm Đình Nghiệm, Đỗ Lan Thùy, Kỹ năng mềm, (tài liệu lưu hành nội bộ), Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh. 
II. Các bài viết tham khảo:
Kỹ năng tranh luận cơ bản, www.actdu.org.au 
 Nguyên tắc khi tranh luận,  
 Thói ngụy biện ở người Việt, tuans’ blog 
 Thủy Hoài, Văn hóa tranh luận, Tạp chí Nhịp cầu. 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_nang_nghien_cuu_va_lap_luan.doc