Giáo trình Kỹ năng mềm

Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng tiếng Anh là skill, tiếng Pháp là capacité. Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau

về kỹ năng.

- “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào

thực tế”1.

- “Kỹ năng về cơ bản là một dấu hiệu chung và bao quát của sự sẵn sàng đạt được một thành

tích với trình độ và cường độ phù hợp ở một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất

định hoặc là của sự sẵn sàng học được các kiến thức và hành động cần thiết cho việc đạt được

thành tích đó. Mức độ đạt thành tích có cơ sở ở hoặc là giáo dục và luyện tập, hoặc ở các yếu tố

bẩm sinh, ở các tố chất cơ bản không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Như vậy kỹ năng được hiểu

là sự sẵn sàng học tập và đạt thành tích và cần dẫn tới việc giải quyết được các vấn đề thông

qua lao động có suy nghĩ”2.

- “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được

chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”3.

- “Kỹ năng là hoạt động quan sát được và những phản ứng mà một người thực hiện nhằm đạt

được mục đích; Kỹ năng là khả năng thực hiện công việc một cách có hiệu quả trên cơ sở tính

đến điều kiện thời gian nhất định, dựa vào tri thức và kỹ xảo đã có”4.

Các quan niệm trên tuy khác nhau nhưng có cùng một điểm chung: kỹ năng là khả năng vận

dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở mức độ kỹ năng con người có thể hoàn

thành được công việc với những thao tác nhất định, thực hiện một cách thuần thục hoặc có thể

chưa được thuần thục lắm tùy thuộc vào sự tập trung chú ý của từng người.

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng mềm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 127 trang baonam 9920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng mềm

Giáo trình Kỹ năng mềm
1PGS, TSKH Bùi Loan Thùy
 PGS, TS Phạm Đình Nghiệm
Kỹ năng mềm
TP HCM, năm 2010
2LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang 
tính chuyên môn, không thể sờ nắm được. Đây là một khái niệm rộng. Kỹ năng mềm bao hàm 
trong nó rất nhiều kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư 
duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản 
lý thời gian, tổ chức công việc v.v.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam công bố trên báo Sài gòn giải 
phóng ngày 14/12/2009 cho thấy: cứ trong 100 sinh viên tốt nghiệp có 83 trường hợp bị đánh 
giá thiếu kỹ năng mềm, 37 sinh viên không tìm được việc làm thích hợp vì nguyên nhân thiếu 
kỹ năng mềm. Theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cứ 2000 hồ sơ xin việc chỉ có 40 hồ 
sơ đạt yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng mà doanh nghiệp cần.
Đây là con số báo động đỏ về sự khiếm khuyết trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. 
Giáo trình “Kỹ năng mềm”được biên soạn nhằm góp phần khắc phục các hạn chế chính của 
sinh viên Việt Nam hiện nay là thiếu kỹ năng thực hành xã hội. Do bị giới hạn về thời lượng 
trong chương trình học nên chúng tôi lựa chọn các kỹ năng cơ bản sinh viên cần phải đặc biệt 
chú trọng trau dồi và rèn luyện trong quá trình học đại học để trình bày trong giáo trình. Đó là 
các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề 
khoa học, kỹ năng thuyết trình.
Nội dung giáo trình bao gồm 6 chương:
Chương 1. Khái quát về kỹ năng mềm: chương này làm rõ khái niệm kỹ năng và kỹ năng mềm, 
đưa ra cơ sở khoa học của việc huấn luyện kỹ năng, các loại kỹ năng và tầm quan trọng của kỹ 
năng mềm trong cuộc sống và sự nghiệp đối với sinh viên. 
Chương 2. Kỹ năng làm việc nhóm: trình bày các vấn đề chung về nhóm, bản chất, vai trò của 
nhóm, cách thức tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, các khó khăn thường gặp khi làm việc nhóm 
và cách nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, cách giải quyết các xung đột giữa các thành viên 
trong nhóm.
Chương 3. Kỹ năng tư duy phản biện: trình bày bản chất, các yêu cầu của tư duy phản biện, tinh 
thần phản biện, cách thức lập luận hợp logic, cách chống ngụy biện, cách xem xét vấn đề một 
cách khách quan, toàn diện.
Chương 4. Kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt vấn đề một cách chính xác: đề cập cách thức phát 
hiện vấn đề, đặt vấn đề khoa học một cách chính xác, cách thức đặt tên hay cho vấn đề.
Chương 5. Các kỹ năng giải quyết vấn đề: trình bày cách đặt các giả thuyết cho vấn đề, các 
phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề, cách thức chứng minh giả thuyết, kỹ năng lọc thông tin 
cốt lõi khi đọc các tài liệu tham khảo, kỹ năng phỏng vấn để thu thập thông tin, kỹ năng quan 
sát để thu thập thông tin, kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
Chương 6. Kỹ năng thuyết trình: trình bày về ba giai đoạn của kỹ năng thuyết trình trước công 
chúng: chuẩn bị thuyết trình, thuyết trình và hậu thuyết trình. 
Trong từng chương có mục tiêu nghiên cứu, cuối chương có các câu hỏi, bài tập thực hành và 
tài liệu tham khảo để giúp sinh viên có thể tự trả lời và chuẩn bị các bài thuyết trình, thảo luận, 
thực hành.
Các chương 1, 4, 5 do PGS, TSKH Bùi Loan Thùy biên soạn, các chương 2, 3, 6 do PGS, TS 
Phạm Đình Nghiệm biên soạn. 
Những kỹ năng thực hành xã hội quyết định rất lớn đến thành công trong sự nghiệp và tương lai 
của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng, giáo trình Kỹ năng mềm
sẽ cung cấp các kiến thức bổ ích cho sinh viên về các kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc 
sống nói chung và trong nghiên cứu khoa học nói riêng, giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc 
3phát hiện vấn đề, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề khi học tập, nghiên cứu, tham 
gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa và có kỹ năng tư duy tốt, kỹ năng làm việc 
nhóm hiệu quả theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Việc nắm vững kiến thức, thực hành tốt các kỹ năng mềm sẽ hỗ trợ sinh viên khả năng làm chủ
cuộc sống, hiểu được bản thân mình và nhu cầu của xã hội, tạo cầu nối rút ngắn khoảng cách 
giữa việc học tập tại trường đại học và thực tế công việc ngoài đời, giúp cho việc chuyển tiếp dễ 
dàng, nhanh chóng hơn. Sinh viên sẽ biết cách thích nghi với xã hội, chọn lựa được cách ứng
xử cá nhân phù hợp trong cộng đồng.
Do khái niệm kỹ năng mềm khá rộng, trong khuôn khổ một giáo trình không thể chứa đựng đầy 
đủ hết, vì vậy những khiếm khuyết là không thể tránh khỏi cả về nội dung và hình thức. Chúng 
tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các giảng viên và các bạn sinh viên để sửa chữa, 
bổ sung trong lần xuất bản sau.
 Xin chân thành cảm ơn về những ý kiến đóng góp quý báu. 
Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email: thuybl@uef.edu.vn
Nhóm biên soạn
4Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG MỀM
Mục đích nghiên cứu:
- Nắm vững khái niệm kỹ năng và kỹ năng mềm.
- Nhận biết được cơ sở khoa học của việc huấn luyện kỹ ... t phục ông giám đốc nọ, nhưng không đạt kết quả. Thế 
là ông tự mình đến gặp giám đốc khách sạn. 
Sau đây là cuộc nói chuyện giữa họ:
“Canergie: - Nhận được thông báo của ngài, tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng không thể trách ngài. 
Nếu tôi ở địa vị ngài, có lẽ tôi cũng sẽ làm như vậy. Là giám đốc của khách sạn, trách nhiệm 
của ngài là ra sức đem về nhiều lợi nhuận cho khách sạn. Ngài không thế, chức giám đốc của 
ngài cũng khó mà giữ vững, và cũng không nên níu giữ nó. Đúng vậy không nào?
Giám đốc: - Đúng vậy.
Canergie: - Giả sử ngài đòi tăng tiền thuê, chúng ta hãy cùng tính thử xem, ngài có lợi hay 
không có lợi. Xin nói về mặt lợi trước: Nếu hội trường không cho chúng tôi thuê để giảng bài, 
mà cho người khác thuê để tổ chức khiêu vũ, ngài có thể thu được nhiều tiền hơn. Vì thời gian 
tổ chức các hoạt động đó không dài lắm, họ có thể thuê với giá rất cao cho một lần, hơn rất 
nhiều tiền thuê của chúng tôi. Cho chúng tôi thuê, rõ ràng là chịu thiệt. Bây giờ ta hãy phân 
tích mặt không lợi: Trước tiên ngài tăng tiền cho thuê đối với chúng tôi, nhìn lâu dài, đó quả là 
giảm bớt thu nhập, bởi vì thực tế ngài đã đuổi chúng tôi. Tôi không đủ tiền thuê trả cho ngài, 
tất phải đi tìm nơi khác. Còn một điều bất lợi nữa đối với ngài, lớp huấn luyện này thu hút cả 
ngàn cán bộ quản lý trung cao cấp đến nghe giảng bài tại khách sạn của ngài, đối với ngài mà 
nói, đó chẳng phải là một cách quảng cáo sống động không mất tiền ư? Thực tế, nếu ngài bỏ ra 
năm nghìn đô-la quảng cáo trên báo chí, chắc gì mời được nhiều người như thế tới tham quan 
khách sạn của ngài, lớp huấn luyện của tôi đã giúp ngài mời họ đến, lẽ nào không có lợi? 
Giám đốc: - Đúng như vậy. Nhưng mà 
Canergie: - Xin suy nghĩ cho kỹ rồi trả lời tôi sau, được không?
(Kết quả giám đốc đồng ý không tăng tiền thuê)”49
Trong câu chuyện trên chúng ta thấy rằng có thể thay đổi quan điểm, quyết định của người nghe 
bằng cách hiểu lợi ích của họ và tiến hành phân tích vấn đề từ quan điểm lợi ích đó, để rồi vạch 
ra cho họ thấy là họ có lợi hơn nếu nghe theo chúng ta.
Khi ta đỡ một vật rơi từ trên cao xuống, chẳng hạn một quả bóng nhỏ, thì việc đưa tay từ dưới 
lên, ngược chiều rơi của nó để đón nó có thể cho kết quả rất xấu – quả bóng sẽ nẩy ra xa. Người 
ta thường để quả bóng xuống gần tay mình rồi đưa tay xuống dưới, cùng chiều rơi với nó, 
nhưng hơi chậm hơn một chút, rồi mới bắt được quả bóng. 
Thuyết trình cho người có ý kiến đối lập cũng nên làm theo cách đó. Vào đầu, chúng ta không 
nên “tấn công phủ đầu” người nghe, mà nên sánh bước cùng họ một đoạn đường, sau đó mới 
tiến hành phân tích cho họ thấy cái sai, cái dở trong quan điểm của họ. 
6.3.7. Các công cụ trợ giúp
Trong thời đại ngày nay, trừ những trường hợp không có điều kiện, còn bình thường người 
thuyết trình không chỉ nói, mà còn dùng nhiều công cụ hỗ trợ để tăng thêm hiệu quả thuyết 
trình. Các công cụ hỗ trợ phổ biến nhất là các video clip và các chương trình trình chiếu như 
powerpoint, sơ đồ tư duy. Trong phần này chúng tôi trình bày về việc sử dụng sơ đồ tư duy và 
chương trình PowerPoint để thuyết trình.
Sơ đồ tư duy (Mindmap)
Đây là một công cụ tư duy được Tony Buzan đề xuất. Phương tiện này giúp chúng ta phát huy 
khả năng của cả hai bán cầu đại não, đồng thời phát huy khả năng tư duy trừu tượng, suy luận 
49 Những cuộc đối thoại tinh tế phương Tây và lời bình/ Hồ Vệ Hồng.-H.: NXB Lao Động, 2004, tr.24-25.
122
logic, và khả năng tưởng tượng, cảm nhận, trí nhớ hình ảnh. Công cụ này giúp thuyết trình rất 
tốt, vì các thông tin được trình bày dưới dạng hình vẽ nên rất trực quan, sinh động. Sơ đồ tư duy 
nhiều màu sắc nên cũng cuốn hút người nghe, người xem. Thêm vào đó, việc dùng các từ khoá 
giúp biểu đạt thông tin ngắn gọn, cô đọng. Sơ đồ tư duy giúp người nghe, người xem nắm bắt 
dễ dàng các chính, và ghi nhớ chúng dễ dàng. 
Thực hiện sơ đồ tư duy như sau:
Lấy giấy trắng, đặt nằm ngang, vẽ một hình vẽ hay biểu tượng nào đó thể hiện đề tài vào trung 
tâm tờ giấy. Mỗi nội dung chính của đề tài sẽ được biểu diễn bằng một nhánh bắt đầu từ hình vẽ 
trung tâm đó. Các nhánh đó được vẽ bằng các màu khác nhau. Trên nhánh ghi từ khóa, hoặc vẽ 
biểu tượng hình ảnh tương ứng với nội dung mà nó biểu đạt. Cuối các nhánh lớn, bắt đầu vẽ các 
nhánh con, biểu diễn các nội dung nhỏ của nội dung lớn tương ứng. Ưu tiên dùng hình vẽ thay 
cho từ ngữ để biểu đạt vấn đề. 
Khi vẽ sơ đồ tư duy cần lưu ý những điều sau đây:
 Cấu trúc sơ đồ phải rõ ràng, có thể đánh số thứ tự để biết nội dung nào sẽ thuyết trình trước, 
nội dung nào sau. Các nhánh không lồng vào nhau. Nhánh và chữ ở trung tâm vẽ to, đậm, càng 
ra xa trung tâm càng nhỏ hơn, nhạt hơn.
 Độ dài các nhánh và độ dài từ khóa hoặc hình vẽ trên nhánh phải gần bằng nhau để tạo sự 
liên tưởng. 
 Các nhánh nên vẽ cong tự nhiên, chữ trên nhánh không nghiêng quá 450 vì như thế khó đọc. 
Chữ viết nên rõ ràng, tốt nhất là viết chữ in hoa. 
 Mỗi nhánh từ hình vẽ trung tâm đến ngọn nhánh con cuối cùng phải được vẽ cùng một màu. 
Như vậy mỗi nội dung chính được mã hóa bằng một màu giúp cho người xem dễ theo dõi50.
Sơ đồ tư duy không chỉ dùng để chuẩn bị nội dung thuyết trình. Nó còn được dùng để thuyết 
trình. Một sơ đồ tư duy đẹp, rõ ràng, đầy màu sắc sẽ làm cho người nghe bị thu hút vào nội 
dung thuyết trình. Nó giúp người nghe chẳng những nghe, mà còn “thấy” các ý tưởng, dễ nắm 
bắt logic của buổi thuyết trình. Hình ảnh và màu sắc của sơ đồ tư duy làm cho người nghe dễ 
nhớ, dễ cảm nội dung thuyết trình hơn. Sơ đồ tư duy giúp người thuyết trình rất nhiều. Với sơ 
đồ tư duy, người thuyết trình có cả một kịch bản trước mặt. Người thuyết trình sẽ không lẫn lộn 
thứ tự hay nội dung trình bày, cũng sẽ thấy tự tin hơn, vì thế nói năng lưu loát, cử chỉ hoạt bát 
hơn. Những ưu điểm đã nêu cho thấy chúng ta rất nên vẽ sơ đồ tư duy để thuyết trình.
Nhiều người gặp phải khó khăn khi vẽ sơ đồ tư duy vì không có năng khiếu vẽ. Khi đó chúng ta 
có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để vẽ sơ đồ tư duy. Các phần mềm này, ngoài các 
chức năng vẽ nhánh, viết chữ, vẽ đường bao, tô màu, còn cung cấp thêm rất nhiều biểu tượng, 
hình ảnh có sẵn. Các phần mềm hay được sử dụng hiện nay là FreeMindmap, Mind Manager, 
ConceptDraw MINDMAP.
Hình 6.1. sau đây là sơ đồ tư duy về việc vẽ sơ đồ tư duy của Tony Buzan
50 Một số người vẽ các nhánh chính cùng một màu, các nhánh con cùng cấp cùng màu. Cách vẽ này cho thấy rõ cấp độ 
của ý tưởng, nhưng không cho thấy sự liên tục trong phát triển ý tưởng, khó tách các nội dung.
123
Hình 6.2. là sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Quê Hương của tác giả Đỗ Trung Quân, do một 
nhóm sinh viên trường Đại học Kinh Tế - Luật, thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, vẽ.
Khi dùng sơ đồ tư duy để thuyết trình bạn có thể dùng bản vẽ trên giấy, cũng có thể dùng bản 
điện tử (scan lại bản vẽ trên giấy, hoặc file bản vẽ nếu dùng các chương trình vẽ sơ đồ tư duy). 
Bản điện tử thường được phóng lên kích thước to hơn, sử dụng được cho cả các buổi thuyết 
trình đông người tham dự, và không đòi hỏi phải treo, dán trước nên dùng thuận tiện hơn.
Dùng sơ đồ tư duy, bạn chỉ cần trình bày theo logic thiết kế sơ đồ đó là đảm bảo trình tự và nội 
dung thuyết trình hợp l ý.
124
PowerPoint
Powerpoint là một chương trình tiện ích trong bộ office của công ty Microsoft, vì thế nó có mặt 
trong mọi máy tính có dùng hệ điều hành windows. Hiện nay hầu như người thuyết trình nào 
cũng sử dụng chương trình này để thiết kế và chiếu các phiên trình chiếu (presentation) gồm 
nhiều slides giúp thuyết trình.
Để thiết kế presentation, bạn hãy căn cứ vào nội dung bài thuyết trình đã được chuẩn bị sẵn để 
đưa ra các ý tưởng chuyển tải nội dung đó bằng các slides. Tuy các slide được thiết kế căn cứ 
vào các nội dung đã chuẩn bị, nhưng lưu ý rằng văn bản viết và slide là hai thứ hoàn toàn khác 
nhau. Không bao giờ được chép nguyên văn văn bản viết để dán vào slide. Cần tìm kiếm thêm 
các hình ảnh thích hợp để thay thế hoặc bổ sung thêm cho nội dung từ ngữ. Hình ảnh rất quan 
trọng, vì mỗi hình chuyển tải thông tin bằng 10.000 từ. Cũng cần tìm ra các từ khoá để thay thế 
cho các câu, các đoạn văn dài. 
Các slide chỉ dùng ít từ. Mỗi slide nên có không quá 6 dòng. Theo Richard Hal thì các giám đốc 
sáng tạo nhất trong lĩnh vực quảng cáo từng khẳng định rằng những tấm áp phích quảng cáo 
không nên có quá mười từ. Chẳng hạn, slide trong hình 6.3. sau đây chứa quá nhiều chữ: 
I.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
- Những phát hiện đầu tiên vào những năm 20 của thế kỉ X –
những công cụ đ á đư ợc đăng trong cuốn Ecole Francaise 
d’Extreme Orient tập XXX xuất bản năm 1930.
- Đến năm 1958, L. Malleret công bố thông tin về “Những công 
trình đất đắp hình tròn ở Nam Đông Dương ” (tạp chí BEFFEO-
59).
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã có
những chương trình tại vùng này.,
- Năm 1999 – 2000, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học tại 
Tp. Hồ Chí Minh và Bảo tàng Bình Phước đã tiến hành nhiều đợt 
điều tra nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. 
- Kết hợp với những kết quả nghiên cứu gần đây, đặc biệt là
khai quật di tích An Khương và Lộc Tấn II đã đem lại nhiều thông 
tin có giá trị góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản nhất liên 
quan đến loại hình di tích này. 
Hình 6.3. Slide giới thiệu di tích đất đắp hình tròn Bình Phước của sinh viên ngành lịch sử
Hãy cố gắng rút gọn số từ xuống. Trong slide không cần viết đủ câu văn, những từ nối có thể 
loại bỏ, thay bằng cách trình bày hoặc ký hiệu.
Ví dụ
Câu ban đầu Câu đổi lại
Thuyết trình = sân khấu
quãng ngắt
Thuyết trình là sân khấu có những quãng 
ngắt. Có đoạn thấp và đoạn cao, có đoạn nhanh 
và đoạn chậm. Có:
Đoạn thấp
125
Đoạn cao
Đoạn nhanh
Đoạn chậm
Khi bạn thuyết trình, tác động trực quan có thể đưa 
bạn lên những tầm cao và nếu buồn tẻ, nó sẽ giống 
như sức cản của mỏ neo trên biển.
Thuyết trình:
Trực quan tầm cao
Buồn tẻ mỏ neo = trì trệ
Những người bộc trực, thẳng thắn thường được 
nhiều người yêu mến
Bộc trực, thẳng thắn được yêu mến
(Lưu ý: các ví dụ trên mới chỉ nói đến khả năng rút gọn từ, chưa phải là hình mẫu các slide. Các 
slide còn có thể dùng hình ảnh và sẽ có tính trực quan tốt hơn).
Màu sắc và hình ảnh trên các slide nên chọn phù hợp với người nghe. Nếu người nghe là người 
trẻ tuổi thì hình ảnh có thể nhiều màu sắc, có thể vui nhộn, nhưng phải gắn với nội dung, nên 
dùng hiệu ứng hoạt hình. Nếu người nghe nhiều tuổi thì hình ảnh và màu sắc phải chuẩn mực, 
trang trọng, rõ ràng, ngay ngắn, không lòe loẹt, không cần nhiều hiệu ứng hoạt hình.
Trình bày các đề tài khoa học cũng nên dùng hình ảnh theo kiểu chuẩn mực, nghiêm túc, không 
vui nhộn, không quá nhiều màu. Các slide nên dùng một màu nền, hơi tối (tốt nhất là xanh 
đậm), chữ viết màu sáng để có độ tương phản tốt.
Các slides trong cùng một presentation nên có chung một màu nền. Trừ trường hợp thời gian 
thuyết trình nội dung tương ứng với các slide dài bằng nhau và người thuyết trình đã nhiều lần 
tập dượt thuyết trình với các slide, còn các trường hợp khác không nên để presentation chạy tự 
động, mà nên để người điều khiển việc chuyển slide bằng bàn phím hoặc/và chuột máy tính. 
Hai hình 6.4, 6.5 sau đây là các slide của Steve Jobs và Bill Gates. 
Slide của Steve Jobs đơn giản hơn, ít chữ hơn, nhưng được đánh giá cao hơn.
Hình 6.4. Một trong những slide của Steve Jobs 
126
Hình 6.5. Một trong những slide của Bill Gates
Tóm lại, khi sử dụng powerpoint để làm bài thuyết trình cần lưu ý một số điều sau đây:
- Các slide không được làm ra để đọc, vì thế nên dùng hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, mà ít dùng từ 
ngữ.
- Các slide không thay thế cho lời thuyết trình, vì thế đừng cố gắng đưa tất cả, hay hầu như tất 
cả nội dung thuyết trình vào các slide. Chỉ nên chọn những nội dung cần thiết nhất, viết lại 
chúng thật ngắn gọn để đưa vào các slide.
- Chỉ nên sử dụng các kiểu (font) chữ quen thuộc như TimeNewRoman, Arial, để trình bày 
trong các slide. Dùng các font chữ lạ có thể tạo ra hiệu ứng đẹp, tuy nhiên bạn có nguy cơ gặp 
khó khăn vì máy tính nơi bạn trình chiếu có thể không có font chữ đó.
- Nếu báo cáo về các vấn đề khoa học thì không nên dùng nhiều hiệu ứng hoạt hình, nhiều màu 
sắc, mà nên trình bày giản dị, cô đọng.
- Cần chọn cỡ chứ (size) đủ lớn để khán giả dễ theo dõi, nói chung không dùng các cỡ chữ nhỏ 
hơn 28 (trừ chữ trong các bảng dữ liệu). Cỡ chữ to dùng cho các ý chính, các tiêu đề. Các phần 
khác dùng chữ nhỏ hơn. Nên sử dụng màu sắc để nhấn mạnh thay cho các dấu gạch chân hay in 
nghiêng.
- Tập nói trước nhiều lần để đảm bảo nội dung nói và phần trình chiếu bằng PowerPoint phù 
hợp với nhau.
6.4. Hậu thuyết trình
Sau khi kết thúc bài thuyết trình cần cung cấp cho người nghe địa chỉ email, số điện thoại liên 
lạc, và ghi lại địa chỉ email và số điện thoại của họ (nếu có thể). Người thuyết trình cũng cần trả 
lời các câu hỏi đã hứa với người nghe cũng như các câu hỏi khác của họ, nếu có. Các cuộc gặp 
gỡ bàn luận về đề tài với người nghe sẽ rất có ích. Những buổi trao đổi như vậy tạo cơ hội làm 
rõ thêm các ý chưa kịp trình bày trong buổi thuyết trình, giải tỏa các thắc mắc của người nghe 
và giúp thắt chặt quan hệ. 
Công việc còn lại là rút kinh nghiệm từ buổi thuyết trình đã thực hiện. Việc rút kinh nghiệm 
như vậy thực hiện theo nhóm sẽ có kết quả hơn làm một mình, và làm càng sớm sau buổi thuyết 
trình thì càng tốt, vì lúc đó còn nhớ được nhiều diễn biến và cảm xúc. 
Cần kiểm điểm cụ thể những vấn đề sau:
1. Buổi thuyết trình có diễn ra theo kế hoạch không (về địa điểm, thời gian, người tham dự, 
phương tiện sử dụng)?
127
2. Người nghe tiếp nhận bài thuyết trình như thế nào? 
3. Cử chỉ, điệu bộ của người thuyết trình như thế nào? Gây được thiện cảm, hứng thú nơi 
người nghe không?
4. Có nói được đúng nội dung đã định không? Thời gian thuyết trình có theo đúng dự tính 
không?
5. Những diễn biến nào bất ngờ? 
Dựa vào việc kiểm điểm như vậy ta sẽ tìm cách phát huy những điểm tốt và khắc phục các thiếu 
sót để lần sau làm tốt hơn. 
Câu hỏi và bài tập chương 6
1. Hãy lựa chọn một đề tài thuyết trình cho các bạn trong lớp và nói rõ tại sao lại chọn đề tài đó.
2. Hãy lập kế hoạch thuyết trình đề tài đã chọn ở bài tập 1 hoặc một đề tài khác tùy chọn.
3. Hãy phân tích kỹ lưỡng hơn và hoàn thiện bản kế hoạch thuyết trình về đề tài ngụy biện đã 
dẫn trong chương này.
4. (Theo nhóm) Lựa chọn một đề tài và chuẩn bị thuyết trình trong thời gian 10 phút trước lớp.
Tài liệu tham khảo chương 6
1. Angela Murray.Thuyết trình chuyên nghiệp trong kinh doanh. NXB Thanh Hoá, 2007.
2. Hồ Vệ Hồng. Những cuộc đối thoại tinh tế phương Tây và lời bình. NXB Lao Động 2004.
3. Phong Liễu. Diễn thuyết trước công chúng. NXB Thanh Hoá, 2007
4. Richard Hal. Thuyết trình thật đơn giản. NXB Lao Động, 2009.
5. Tony & barry Buzan. Sơ đồ tư duy. NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008.
6. Microsoft Việt Nam. Giáo Trình E-learning PowerPoint 2007 Tiếng Việt.
7.  nang dien dat thuyet trinh
8. Ebook Kỹ năng thuyết trình 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_mem.pdf