Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Từ xa xưa, trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ đại như Xênôphông, Platôn, Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc, ấn Độ. đã đề cập những vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính chất tổng kết kinh nghiệm, còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập. Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên - nhà kinh tế học người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ "kinh tế chính trị" để đặt tên cho môn khoa học này vào năm 1615.

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 1

Trang 1

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 2

Trang 2

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 3

Trang 3

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 4

Trang 4

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 5

Trang 5

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 6

Trang 6

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 7

Trang 7

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 8

Trang 8

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 9

Trang 9

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 108 trang Trúc Khang 10/01/2024 11840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Bộ Giáo dục và đào tạo 
Giáo trình 
Kinh tế chính trị 
Mác - Lênin 
(Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh 
trong các trường đại học và cao đẳng) 
(Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung) 
Đồng chủ biên: 
PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo 
PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng 
PGS.TS. Lê Danh Tốn 
Tập thể tác giả: 
PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo 
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 
PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng 
PGS. TS. Nguyễn Văn Luân 
TS. Nguyễn Xuân Khoát 
PGS.TS. Lê Danh Tốn 
 PGS.TS. Vũ Hồng Tiến 
 TS. Nguyễn Tiến Hoàng 
 1
 Phần mở đầu 
Nhập môn kinh tế chính trị 
Chương I 
Đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế chính 
trị Mác - Lênin 
I- Lược sử hình thành và phát triển môn kinh tế - chính trị 
Từ xa xưa, trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ 
đại như Xênôphông, Platôn, Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư 
tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc, ấn Độ... đã đề cập những vấn đề kinh tế. 
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính 
chất tổng kết kinh nghiệm, còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa 
có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập. 
Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ 
hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên - nhà 
kinh tế học người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ "kinh tế chính trị" để đặt 
tên cho môn khoa học này vào năm 1615. 
1. Chủ nghĩa trọng thương 
Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong 
lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, 
trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư 
bản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy 
tâm, kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn 
học, địa lý...). Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI 
tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang ấn Độ... đã tạo điều 
kiện cho ngoại thương phát triển. Chính vì vậy, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa 
trọng thương với những đại biểu điển hình ở Anh như Uyliam Staphot (1554-
1612), Tômat Mun (1571-1641); ở Pháp là Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe 
(1618-1683) đã đánh giá cao vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, 
 2
coi thương nghiệp là nguồn gốc giàu có của quốc gia. 
Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông; lấy 
tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện sự giàu có của một quốc gia; 
dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn gốc của lợi nhuận là từ 
thương nghiệp do mua rẻ bán đắt... nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của 
chủ nghĩa tư bản. 
Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến quy luật kinh tế, phương pháp nghiên 
cứu là sự khái quát có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời 
sống kinh tế - xã hội, họ mới chỉ đứng trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem 
xét những biện pháp tích luỹ tư bản. Vì vậy, khi sự phát triển cao hơn của chủ 
nghĩa tư bản đã dần dần làm cho những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở 
nên lỗi thời, phải nhường chỗ cho học thuyết kinh tế mới, tiến bộ hơn. 
2. Chủ nghĩa trọng nông 
Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện chủ yếu ở Pháp vào giữa thế kỷ XVIII do 
hoàn cảnh kinh tế đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của nền nông 
nghiệp. Do sự bóc lột hà khắc của địa chủ phong kiến, nông dân phải nộp địa tô 
cao và nhiều thứ thuế khác; thêm vào đó là chính sách trọng thương của Cônbe 
đã cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp (hạ giá ngũ cốc, thực hiện 
"ăn đói để xuất khẩu"...) làm cho nông nghiệp nước Pháp sa sút nghiêm trọng, 
nông dân túng quẫn. Nhà triết học Vônte đã nhận xét: "Nông dân bàn tán về lúa 
mỳ nhiều hơn về thượng đế". Trong bối cảnh đó chủ nghĩa trọng nông đã ra đời 
nhằm giải phóng kinh tế nông nghiệp nước Pháp khỏi quan hệ sản xuất phong 
kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa. 
Những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa trọng nông là Phơrăngxoa Kênê 
(1694-1774) và Tuyếcgô (1727-1771). So với chủ nghĩa trọng thương thì chủ 
nghĩa trọng nông đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong phát triển khoa 
học kinh tế. Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực 
lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, tìm nguồn của của cải và sự giàu có của xã hội 
từ lĩnh vực sản xuất; coi sản phẩm thuần tuý (sản phẩm thặng dư) là phần chênh 
lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất; giá trị hàng hoá có trước khi đem 
trao đổi, còn lưu thông và trao đổi không tạo ra giá trị; lần đầu tiên việc nghiên 
cứu tái sản xuất xã hội được thể hiện trong "Biểu kinh tế" của Ph. Kênê... là 
những tư tưởng thiên tài của thời kỳ bấy giờ. 
Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng nông còn nhiều hạn chế: Chỉ coi nông nghiệp là 
ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu có, chưa thấy vai trò quan 
trọng của công nghiệp; chưa thấy mối quan hệ thống n ... ua 
chảy lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân chủ 
yếu của sự chuyển hướng đầu tư nói trên là: 
- Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình 
hình chính trị thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu 
 101
đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ 
dân trí thấp và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết 
để tiếp nhận đầu tư nước ngoài. 
- Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học 
và công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những 
ngành có hàm lượng khoa học cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên 
cứu khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các 
công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các công ty này cắm chi nhánh ở nhiều nước, 
nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. 
Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục những trở ngại do 
việc hình thành các khối liên kết như EU, NAFTA... các công ty xuyên quốc gia 
đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản xuất. 
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua 
cả lệnh cấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn họ 
đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng 
minh cho xu hướng trên. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những 
kim loại quý hiếm vẫn đang là "gót chân Asin" của nền kinh tế các nước tư bản 
chủ nghĩa phát triển, trong khi đó các nước đang phát triển giàu tài nguyên lại 
thiếu vốn và kỹ thuật để khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai 
phía. 
d) Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu 
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng bên cạnh xu hướng 
khu vực hóa nền kinh tế 
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc 
gia tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phân chia 
phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ 
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế. 
Cùng với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế lại diễn ra 
hiện tượng khu vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực 
như: Liên hợp châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Diễn 
đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC)... Ngày càng có nhiều 
nước tham gia vào các Liên minh Mậu dịch tự do (FTA) hoặc các Liên minh 
Thuế quan (CU). FTA là khu vực trong đó các nước thành viên cam kết xoá bỏ 
hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nhau. CU là liên minh trong đó các 
nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước 
ngoài khối. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiều chính phủ vì chúng có 
nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu. 
e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những 
hình thức cạnh tranh và thống trị mới 
 102
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới 
đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công 
khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược 
biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, 
ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi 
đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc. 
Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại 
được thay thế bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, 
những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc 
đụng độ đó là các cường quốc đế quốc. 
Những cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào ápganixtan, Irắc... chứng tỏ chủ 
nghĩa đế quốc vẫn là một đặc điểm trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ 
nghĩa tư bản. 
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện 
nay vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát 
triển của năm đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà thôi. 
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư 
bản độc quyền nhà nước 
Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những 
biểu hiện mới sau đây: 
- Các hình thức của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân ngày 
càng trở nên đa dạng, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước trong các 
ngành sản xuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng, 
ngành kinh tế thứ ba (dịch vụ), cùng những công trình cơ sở hạ tầng xã hội mới 
xây dựng do nhà nước tư bản chủ nghĩa đầu tư. 
- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979, 
trong 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa 
nhà nước và tư nhân, trong đó vốn nhà nước chiếm khoảng một nửa. Trong công 
ty dầu lửa của Mỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46%. ở Cộng hoà Liên bang 
Đức đã có 1.000 xí nghiệp thuộc Nhà nước và tư nhân kết hợp. 
- Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá 
trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, 
khoản chi này chiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân, thì 
đến đầu những năm 1980, khoản chi này đã chiếm hơn 30%, cá biệt có nước vượt 
quá 50%. 
- Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi 
rộng hơn. 
 103
Phương thức điều tiết của nhà nước cũng thay đổi một cách linh hoạt, mềm 
dẻo hơn, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn. Các công cụ và phạm vi 
điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn. 
IV- Những thành tựu, giới hạn và xu hướng vận động của chủ nghĩa 
tư bản trong giai đoạn hiện nay 
1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy 
mâu thuẫn 
Trong quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây 
ra đối với loài người, thì chủ nghĩa tư bản vẫn có những mặt tích cực đối với sản 
xuất. Đó là: 
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất. 
Quá trình xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động 
xã hội, hợp tác lao động, tập trung hóa, liên hiệp hoá sản xuất... làm cho các quá 
trình sản xuất phân tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình 
sản xuất xã hội. 
- Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Dưới sự tác 
động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế khác của cơ chế thị 
trường, một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng; mặt 
khác, những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển lực lượng sản 
xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và tăng năng suất lao động xã hội. 
- Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. 
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát 
triển mạnh mẽ: kỹ thuật cơ khí thay kỹ thuật thủ công lạc hậu, rồi từ cơ khí 
chuyển dần sang tự động hoá, tin học hoá, công nghệ hiện đại. Đồng thời nền sản 
xuất cũng được xã hội hóa ngày càng cao, có sự điều tiết thống nhất. Đó chính là 
quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại. 
Tuy nhiên, những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động 
đầy mâu thuẫn. Điều đó biểu hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau; đó là: 
Xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ: trong nền 
kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao 
hiếm thấy. Nguyên nhân của xu thế này là do: yêu cầu nội tại và xu thế tăng 
nhanh tốc độ của việc phát triển lực lượng sản xuất gắn với cuộc cách mạng khoa 
học và công nghệ; quá trình vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao hàm 
những nhân tố 
kích thích sự phát triển kinh tế; tác dụng can thiệp và điều chỉnh cục bộ đối với 
quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; việc mở rộng thị 
 104
trường trong nước 
và quốc tế. 
Xu thế trì trệ của nền kinh tế. Đó là vì sự thống trị độc quyền đã tạo ra 
những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất. Tư bản độc 
quyền có thể thông qua những biện pháp như giá cả độc quyền, hạn chế sản 
lượng và mua phát minh kỹ thuật... thông qua tổ chức độc quyền và các thủ đoạn 
trao đổi không ngang giá... để thu lợi nhuận cao một cách ổn định từ trong và 
ngoài nước. Tất cả những cái đó đã làm mất tác dụng ở mức độ nhất định những 
nhân tố thúc đẩy kỹ thuật, sản xuất tiến bộ. Ngày nay, những nhân tố nêu trên 
vẫn tồn tại và tiếp tục tác động, biểu hiện là: tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc hậu 
nhiều so với khả năng mà khoa học và công nghệ hiện đại cho phép. 
2. Giới hạn và hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra 
Bên cạnh mặt tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng đứng trước những 
giới hạn mà nó không thể vượt qua. 
Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh tế cơ 
bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao 
của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu 
sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự điều chỉnh nhất định trong 
những hình thức quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng vẫn không thể khắc 
phục được mâu thuẫn khách quan này. 
Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện ra thành những mâu thuẫn cụ thể sau 
đây: 
Một là, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động: sự phân cực giàu - nghèo và 
tình trạng bất công xã hội tăng lên chứng tỏ bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn 
tồn tại, dù được biểu hiện dưới những hình thức tinh vi hơn. Cả sự bần cùng hoá 
tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phận 
tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức 
sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xoá được sự phân hóa 
giàu - nghèo sâu sắc. 
Hai là, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa 
đế quốc. Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước 
chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc. Nhiều nước chậm phát triển 
không những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ 
không thể nào trả được. 
Ba là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa 
ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư 
bản xuyên quốc gia. Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ còn tồn tại sự 
đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có 
 105
chiều hướng diễn biến phức tạp. Một mặt, sự phát triển của xu hướng quốc tế hoá 
đời sống kinh tế và đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước 
đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của quy luật phát triển không 
đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các nước đó đã trở thành 
đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên 
thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của mâu 
thuẫn giữa các nước ấy trước hết là các cuộc chiến tranh thương mại, cạnh tranh 
giữa các công ty xuyên quốc gia dưới nhiều hình thức, trên thị trường chứng 
khoán, nơi đầu tư có lợi... 
Bốn là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn 
này là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi 
toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ 
nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay 
đổi. Do đó mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại một 
cách khách quan. 
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản 
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực 
lượng sản xuất phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền 
sản xuất lớn hiện đại; mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó - mâu thuẫn 
giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất 
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm gay gắt. 
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, 
công nghệ, thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng 
mực nhất định; chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh 
giới hạn về quan hệ sản xuất, trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, song không 
thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt quá giới hạn 
lịch sử của nó. 
Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự 
lựa chọn và quyết định con đường phát triển tiến bộ của mình. Chủ nghĩa xã hội 
trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và 
sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. 
Vì vậy, sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ 
mới, cao hơn - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Phân tích nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền. Bản chất và đặc 
điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?. 
2. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền 
nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện chủ yếu nào? 
 106
3. Phân tích những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay. 
4. Trình bày những thành tựu, giới hạn và xu hướng vận động của chủ 
nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay. 
Phần thứ hai 
Những vấn đề kinh tế chính trị Của thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 
Chương VIII 
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cơ cấu kinh tế nhiều 
thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam 
I- Thời kỳ quá độ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội 
Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các 
xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư 
bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, 
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất 
yếu bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 
Đồng thời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về 
những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội phát 
triển cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột 
người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội; 
nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội; 
sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao 
động trí óc và chân tay bị xoá bỏ... 
Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai 
đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau 
này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa 
 107

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin.pdf
  • pdfextract_pages_from_giao_trinh_1_2_6369_570018.pdf