Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 2)
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược (Strategy) là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự và sau
đó được mở rộng dùng trong các lĩnh vực dân sự, đặc biệt được sử dụng nhiều trong kinh
doanh và quản trị doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm về chiến lược như:
- Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của
toàn tổ chức vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã xác định;
- Chiến lược là hệ thống các hoạt động đã được lập kế hoạch và được thực hiện nhằm
giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định.
Nói một cách khác, chiến lược thường được sử dụng phổ biến để chỉ các chương trình
hành động tổng quát, có xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức, và cách thức, đường lối thu
thập, sử dụng, phân bổ và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược
là một quá trình khai thác được các cơ hội thuận lợi chuyển thành những kết quả thành công
thông qua việc thực hiện một tập hợp các hoạt động có mục đích đặt ra trước của tổ chức.
Đối với mọi doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh nghiệp tồn
tại và phát triển trên thị trường trong nước và thị trường toàn cầu thông qua việc tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch hành động và
bước đi của doanh nghiệp trong một thời gian dài để cho phép đạt được mục tiêu tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 2)
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 0 0 CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ I. Chiến lược kinh doanh quốc tế 1. Chiến lược kinh doanh Chiến lược (Strategy) là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự và sau đó được mở rộng dùng trong các lĩnh vực dân sự, đặc biệt được sử dụng nhiều trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm về chiến lược như: - Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn tổ chức vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã xác định; - Chiến lược là hệ thống các hoạt động đã được lập kế hoạch và được thực hiện nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định. Nói một cách khác, chiến lược thường được sử dụng phổ biến để chỉ các chương trình hành động tổng quát, có xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức, và cách thức, đường lối thu thập, sử dụng, phân bổ và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược là một quá trình khai thác được các cơ hội thuận lợi chuyển thành những kết quả thành công thông qua việc thực hiện một tập hợp các hoạt động có mục đích đặt ra trước của tổ chức. Đối với mọi doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước và thị trường toàn cầu thông qua việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch hành động và bước đi của doanh nghiệp trong một thời gian dài để cho phép đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo doanh nghiệp phải nâng cao khả năng sinh lời (profitability) của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng lợi nhận theo thời gian (Hình 4.1.) Hình 4.1. Các yếu tố của giá trị doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau, nhưng để đơn giản, chúng ta coi tỷ suất lớn nhuận là khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp, Giá trị D/nghiệp Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Thâm nhập thị trường mời Bán nhiều hơn ở thị trường hiện tại Gia tăng giá trị, tăng giá Giảm chi phí Tỷ suất lợi nhuận Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 0 1 được tính theo công thức lợi nhuận thuần chia cho tổng vốn đầu tư (ROIC – Rate of Return on Invested Capital). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận được tính là phần trăm tăng trưởng của lợi nhuận thuần theo thời gian. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Để tăng được tỷ suất lợi nhuận, các doanh nghiệp phải theo đuổi các chiến lược như giảm chi phí hoặc gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ và từ đó tăng giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Để duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược bán nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ vào các thị trường hiện tại của doanh nghiệp hoặc phải thâm nhập vào các thị trường mới. Tạo lập giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa và dịch vụ Phương thức tăng tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp thường gắn với việc tạo ra giá trị trong hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Giá trị một doanh nghiệp tạo ra bằng sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về hàng hóa và dịch vụ đó. Giá trị của hàng hóa và dịch vụ khách hàng đánh giá càng cao thì doanh nghiệp có thể định giá càng cao đối với những sản phẩm đó. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thông thường bao giờ cũng phải thấp hơn giá trị sử dụng mà khách hàng cảm nhận và đánh giá – đó chính là giá trị thặng dư của người tiêu dùng (Xem Hình 4.2). Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 0 2 Hình 4.2. Các thành phần tạo lập giá trị V-P V = Giá trị sử dụng hàng hóa và dịch vụ đối với khách hàng P-C P = Giá trên một đơn vị sản phẩm C = Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm C V – P = Thặng dư tiêu dùng trên một đơn vị sản phẩm P – C = Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm V – C = Giá trị tạo ra trên một đơn vị sản phẩm 2. Các loại hình chiến lược kinh doanh tiêu biểu Đối với việc kinh doanh của một doanh nghiệp, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện một trong hai chiến lược để giúp doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên thị trường là chiến lược chi phí thấp (low cost str ... g tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 2 Thông qua hợp đồng quản lý, tổ chức là khách hàng nhận được những hỗ trợ trong việc điều hành các hoạt động trong nước, trong khi công ty quản lý lại thu được lợi nhuận mà không phải bỏ ra kinh phí vốn. Chẳng hạn, phần lớn thu nhập của Disney từ các công viên giải trí tại Pháp và Nhật có nguồn gốc từ việc hãng này cung cấp các dịch vụ quản lý của mình cho những công viên thuộc sở hữu của các tổ chức khác. Trong một ví dụ khác, công ty BAA Limited quản lý các hoạt động bán lẻ và giải trí tại rất nhiều sân bay ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Việc sử dụng hình thức hợp đồng quản lý như một phương thức gia nhập thị trường xuất hiện từ những năm 50. Cả hai tập đoàn Mariott và Four Seasons đều quản lý rất nhiều khách sạn đắt tiền trên thế giới thông qua các hợp đồng quản lý và không hề sở hữu chúng. Hợp đồng quản lý giúp chính phủ nước ngoài trong các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng khi nước này thiếu người đủ khả năng để quản lý dự án. Đôi khi, tham gia một hợp đồng quản lý lại là yếu tố tiên quyết để giành được những phương thức gia nhập khác như các giao dịch BOT hay các hoạt động chìa khóa trao tay. Nhược điểm lớn nhất của phương thức hợp đồng quản lý là chính việc huấn luyện các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ tạo ra các đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Cho thuê Cho thuê quốc tế là một phương thức khác bằng hợp đồng, trong đó doanh nghiệp chủ (bên cho thuê) cho thuê máy móc hay trang thiết bị cho các khách hàng doanh nghiệp hay chính phủ (bên đi thuê), thường kéo dài trong vòng nhiều năm cho mỗi lần. Cho thuê quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các nền kinh tế thiếu nguồn lực tài chính để mua các trang thiết bị cần thiết. Bên cho thuê vẫn giữ được quyền sở hữu đối với tài sản trong suốt thời gian cho thuê và nhận được tiền thanh toán đều đặn từ bên đi thuê. Xét từ góc độ người đi thuê, hình thức cho thuê giúp giảm chi phí sử dụng máy móc và thiết bị cần thiết. Một lợi ích của người cho thuê là cơ hội tiếp cận nhanh chóng các thị trường mục tiêu trong khi vẫn đưa tài sản vào sử dụng nhằm thu lợi. Loại hình này có thể giúp doanh nghiệp cho thuê thu được nhiều lợi nhuận từ các cơ sở nước ngoài hơn là thị trường trong nước do các quy định về thuế. Ví dụ, công ty ING Lease International Equipment Management có trụ sở tại Amsterdam sở hữu và cho thuê các máy bay thương mại Boeing cho khách hàng công ty như hãng hàng không Varig của Brazil. Công ty Oasis Leasing ở Dubai cho các hãng hàng không Air New Zealand, Airtours, Gulf Air, Go, Virgin Express và Macedonian Airlines thuê máy bay của mình. Một trong các hãng dẫn đầu về loại hình cho thuê là ORIX. Đặt trụ sở tại Nhật, ORIX cho thuê rất nhiều sản phẩm từ máy tính, thiết bị đo lường cho đến máy bay và tàu biển. Hãng này điều hành tới hơn 1.300 văn phòng trên toàn thế giới và đạt doanh thu gần 7 tỷ đôla năm 2006. Một khu vực ngành có loại hình cho thuê quốc tế rất phát triển là khối các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá phi tiêu dùng như thang máy và thang cuốn. Đọc mục Những sinh viên mới tốt nghiệp trong ngành thương mại quốc tế trang 468 để hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp của Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 3 ngành thương mại quốc tế trong các công ty sản xuất hàng phi tiêu dùng. Bài báo cũng chứng minh bạn có thể thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thương mại quốc tế nhờ làm việc cho các công ty có vốn nước ngoài tại nước mình. III. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế Một trong những quyết định mấu chốt mà ban quản lý đưa ra trong kinh doanh quốc tế chính là sự lựa chọn phương thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài và sự chuẩn bị kĩ càng về các nguyên tắc định chế được dùng để tiến vào các thị trường đó. Khi tiến hành mở rộng kinh doanh, công ty mẹ phải xem xét một số vấn đề sau: Mức độ kiểm soát mà hãng muốn duy trì thông qua các quyết định, các giao dịch tài chính và các tài sản phương thức liên quan đến việc đầu tư. Mức độ rủi ro mà hãng có thể chấp nhận được và khoảng thời gian ước tính có thể thu được lợi nhuận. Các nguồn lực về tổ chức và tài chính (ví dụ như vốn, các nhà quản lý, công nghệ) mà hãng góp cho liên doanh. Số lượng và những khả năng của các đối tác trên thị trường. Những hoạt động giá trị gia tăng mà hãng sẵn sàng thực hiện trên thị trường và những hoạt động nào sẽ được phía đối tác thực hiện. Tầm quan trọng phương thức dài hạn của thị trường. Trong số tất cả các nhân tố trên, yếu tố đầu tiên là quan trọng nhất – mức độ kiểm soát mà công ty mẹ muốn duy trì ở liên doanh. Kiểm soát mang nghĩa là khả năng ảnh hưởng đến các quyết định, các giao dịch tài chính và các nguồn lực phương thức trong mối quan hệ với liên doanh nước ngoài. Nếu không có sự kiểm soát, công ty mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp các hành động, tiến hành các phương thức và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi hai bên đều theo đuổi quyền lợi của mình. Bảng ... dưới đây minh họa một cách thức hữu hiệu để tổ chức các phương thức xâm nhập thị trường ngoài nước dựa trên mức độ kiếm soát mà mỗi phương thức có thể tạo ra cho công ty mẹ trong những hoạt động giao dịch ở nước ngoài. Căn cứ vào mức độ kiểm soát của công ty mẹ, những phương thức xâm nhập vào thị trường nước ngoài có thể được phân thành ba loại (Xem Hình 5.5): Những phương thức với mức kiểm soát thấp là xuất khẩu, thương mại đối lưu và tìm nguồn cung ứng toàn cầu. Các phương thức này có mức độ kiểm soát ít nhất đối với các hoạt động giao dịch ở nước ngoài do công ty mẹ giao phần lớn trách nhiệm cho các đối tác nước ngoài (các nhà phân phối hay cung ứng). Những phương thức với mức kiểm soát trung bình là những mối quan hệ dựa trên hợp đồng như cấp phép và nhượng quyền và các liên doanh hợp tác dựa trên dự án. Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 4 Những phương thức với mức kiểm soát cao là những liên doanh góp vốn cổ phần và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đã đề cập ở Chương này). Công ty mẹ đạt được mức độ kiểm soát lớn nhất qua việc thiết lập sự hiện diện của mình ở thị trường nước ngoài. Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 5 HÌnh 5.5. Phân loại phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài dựa trên mức độ kiểm soát của công ty mẹ Phương thức kiểm soát thấp Phương thức kiểm soát trung bình Phương thức kiểm soát cao XK và mua bán đối lưu Tìm nguồn cung ứng toàn cầu Cấp phép, nhượng quyền và các phương thức hợp đồng khác Các liên doanh hợp tác dựa trên dự án (không góp vốn cổ phần) Liên doanh góp vốn cổ phần sở hữu thiểu số Liên doanh góp vốn cổ phần sở hữu đa số Công ty con sở hữu toàn phần (FDI) Tối thiểu Tối đa Có hạn Lớn Tối đa Tối thiểu Thấp Cao Sự sắp xếp rõ ràng của các phương thức thâm nhập trong Bảng ... cũng nêu bật lên những sự đánh đổi hơn là mức độ kiểm soát mà công ty mẹ đưa ra khi tiến vào các thị trường nước ngoài. Thứ nhất, các phương thức với mức kiểm soát cao đòi hỏi những cam kết về nguồn lực rất lớn từ công ty chủ. Thứ hai, do công ty mẹ đã gắn bó với thị trường nước ngoài trong dài hạn, nên nó sẽ kém linh hoạt hơn trong việc tái định hình các hoạt động của mình khi mà các điều kiện ở nước kinh doanh luôn biến động. Thứ ba, việc tham gia vào thị trường trong một thời gian dài hơn cũng mang đến rủi ro đáng kể do môi trường chính trị và người tiêu dùng không ổn định. Đặc biệt cần lưu ý đến các rủi ro về chính trị, văn hóa và kinh tế mà chúng ta đã bàn trong các chương trước. Sau đây là các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài mà các công ty sử dụng để mở rộng thị trường.. 1. Các giao dịch quốc tế liên quan đến trao đổi hàng hóa gọi là các hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở quốc gia, như: Xuất khẩu, và mua bàn đối lưu. Nguồn cung ứng quốc tế (được biết đến dưới hình thức nhập khẩu, đặt mua từ nước ngoài) đề cập đến phương Mức độ kiểm soát công ty chủ có thể có đối với các hoạt động ở nước ngoài Cam kết nguồn lực Rủi ro Tính linh hoạt Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 6 thức mua sản phẩm hay dịch vụ từ thị trường nước ngoài. Trong khi nhập khẩu thể hiện dòng chảy vào, thì xuất khẩu lại thể hiện dòng chảy ra trong kinh doanh quốc tế. Vì thế Xuất khẩu là phương thức mà hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất ở 1 nước (thường tại nước của người sản xuất), sau đó được bán và phân phối đến khách hàng tại nước khác. Trong xuất khẩu, doanh nghiệp quản lý các hoạt động của nó từ trong nước. Mua bán đối lưu là hình thức trong đó một giao dịch thương mại quốc tế được thanh toán của toàn bộ hoặc một phần không phải bằng tiền mặt. Nghĩa là các công ty sẽ nhận về hàng hóa khác hay hiện vật chứ không phải là tiền mặt khi họ xuất khẩu hàng ra nước ngoài. 2. Các mối quan hệ theo hợp đồng: Chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức cho thuê giấy phép kinh doanh hay nhượng quyền thương hiệu. Bằng hai hình thức này, các doanh nhiệp cho phép đối tác nước ngoài sử dụng tài sản trí tuệ của nó và nhận lại tiền thuê hay tiền sử dụng các tài sản đó. Các công ty như Mc Donalds, Dunkin’ donut, và Century 21 Real Estate sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu để phục vụ các khách hàng nước ngoài. 3. Các hoạt động thương mại quốc tế dựa trên quyền sở hữu và vốn chủ sở hữu: Điển hình là Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và Hợp tác kinh doanh trên cơ sở vốn góp. Trái ngược với các hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở quốc gia, trong hình thức này doanh nghiệp tạo lập sự hiện diện của mình ở thị trường nước ngoài bằng cách đầu tư vốn và giành quyền sở hữu một công ty, chi nhánh hoặc một cơ sở nào đó ở nước ngoài. Hợp tác kinh doanh bao gồm Liên doanh- là hình thức trong đó doanh nghiệp cũng đầu tư vốn ra nước ngoài đồng thời hợp tác với một công ty khác. Mỗi phương thức thâm nhập đều có ưu nhược điểm của nó, và riêng chúng cũng đặt ra cho doanh nghiệp các yêu cầu riêng trong nguồn lực tài chính và nguồn lực quản lý. Nói chung, xuất khẩu, cho thuê giấy phép kinh doanh, và nhượng quyền thương hiệu đều có yêu cầu không cao về mức độ tham gia quản lý và các nguồn lực chuyên môn. Ngược lại, FDI và hợp tác kinh doanh trên cơ sở vốn góp lại có yêu cầu cao về mức độ tham gia và các nguồn lực. Các nhà kinh doanh thường xem xét 6 vấn đề sau khi lựa chon một phương thức thâm nhập: 1. Mục tiêu của doanh nghiệp, như: lợi nhuận kỳ vọng, thị phần, hình ảnh của doanh nghiệp. 2. Các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp về tài chính, tổ chức, và kĩ thuật. 3. Các điều kiện đặc biệt ở thị trường mục tiêu, tiêu biểu là luật pháp, văn hóa và hoàn cảnh kinh tế, cũng như tình trạng hiện tại của cơ sở hạ tầng kinh doanh, như: hệ thống phân phối và giao thông. 4. Các rủi ro cố hữu đối với mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế xuất hiện trong mỗi kế hoạch kinh doanh. 5. Tính chất và mức độ cạnh tranh từ các đối thủ hiện có và tiềm tàng. 6. Đặc trưng của hàng hóa hay dich vụ được cung cấp trên thị trường đó. Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 7 Đặc trưng riêng biệt của hàng hóa hay dịch vụ, như kết cấu, tính dễ vỡ, tính dễ hư hỏng, và tỷ lệ giữa giá trị và trọng lượng, có thể tác động mạnh đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập của các nhà kinh doanh. Ví dụ như các sản phẩm có tỷ lệ giá trị và trọng lượng thấp (xi măng, lốp xe, đồ uống) sẽ rất tốn kém để vận chuyển đường dài, do đó doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đó không nên chọn hình thức xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài. Tương tự, các loại hàng dễ vỡ hay dễ hư hỏng (cốc thủy tinh, trái cây tươi) sẽ tốn chi phí hoặc không thể vận chuyển đường dài vì chúng cần được xếp dỡ đảm bảo các yêu cầu đặc biệt hay bảo quản trong thùng lạnh. Các sản phẩm phức hợp (máy quét y tế, máy vi tính) yêu cầu sự hỗ trợ lớn về kĩ thuật và các dịch vụ sau bán hàng. Trường hợp này doanh nghiệp cần có đại diện ở thị trường nước ngoài. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5: 1. Ký hợp đồng giấy phép bán công nghệ hàng đầu của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài là cách hay nhất để từ bỏ lợi thế cạnh tranh của mình. Hãy bình luận câu nói trên. 2. Hãy thảo luận nhu cầu phải kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài khác nhau như thế nào với các chiến lược và năng lực cốt lõi khác nhau của doanh nghiệp và ảnh hưởng như thế nào đến phương thức thâm nhập của doanh nghiệp? 3. Trong trường hợp nào việc thành lập các liên doanh được coi ưu tiên và phù hợp hơn so với công ty 100% vốn sở hữu khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước ngoài? Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 Email: vietnamibc@gmail.com Website: Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC P ag e2 9 8 Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình: Charles W.L.Hill (2009), International Business: Competing in the global marketplace, 7th edition, McGraw-Hill International Edition; Daniels, Radebaugh, Sullivan (2009), International Business: Environment and Operations, 12th Edition, Pearson International Edition; Ricky W. Griffin, Michael W. Pustay (2007), International business – a manageria; perspective, 2nd. edition– Addison – Wesley Longman, Inc. 2. Sách tham khảo: Charles W.L.Hill (2007), International Business: Competing in the global marketplace, 6th edition, McGraw-Hill International Edition; Daniels, D.John & Radebaugh H.Lee (1998) International Business – Environment and Operations, Addition Wesley Longman, Inc. Company. Chủ biên TS Phạm Thị Hồng Yến
File đính kèm:
- giao_trinh_kinh_doanh_quoc_te_phan_2.pdf