Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1)

Khái niệm

Kinh doanh (business) theo cách hiểu thông thường là việc thực hiện các hoạt động sản

xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Theo Luật doanh

nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11, kinh doanh được định nghĩa là “việc thực hiện liên tục

một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi„. Qua định nghĩa trên, ta có thể

thấy kinh doanh cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.

Hoạt động kinh doanh cũng có thể là những hoạt động kinh doanh đơn giản, nhỏ lẻ như một

quán nước, một quán phở bên đường và cũng có thể là những hoạt động kinh doanh quy mô

lớn như một nhà máy sản xuất thép cán, một nhà máy lọc dầu hay một hệ thống siêu thị.

Kinh doanh quốc tế (international business), hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt động

đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên

quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau. Dựa vào định nghĩa của kinh doanh, ta có

thể định nghĩa Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công

đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường

vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích sinh lợi. Kinh doanh quốc tế cũng

có thể những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa và

dịch vụ của một công ty. Nhưng cũng có thể kinh doanh quốc tế là những mạng lưới kinh

doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu. Những mạng lưới này có

hệ thống quản trị và kiểm soát rất phức tạp mà hoạt động đầu tư vào sản xuất được quyết định

ở một nơi, hệ thống phân phối và tiêu dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên thế

giới.

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 200 trang baonam 9720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1)

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Phần 1)
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
Tài liệu 
SƯU TẦM 
GIÁO TRÌNH KINH DOANH 
QUỐC TẾ 
 [ Một trong những xu hướng làm thay đổi toàn bộ đáng kể cục diện thế giới trong suốt hơn 
nhiều thập kỷ vừa qua chính là tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục của kinh doanh quốc tế. 
Kinh doanh quốc tế được hiểu là việc ra các quyết định đầu tư trong sản xuất hoặc trao đổi, 
mua bán và cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt qua biên giới của một quốc gia, 
trên thị trường khu vực và thị trường toàn cầu.] 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
LỜI MỞ ĐẦU 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ 3 
I. Kinh doanh quốc tế 3 
II. Môi trường kinh doanh quốc tế 4 
III. Toàn cầu hóa 6 
IV. Mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu 18 
CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÁC QUỐC GIA 36 
I. Môi trường chính trị, môi trường pháp lý 36 
II. Môi trường kinh tế 61 
III. Môi trường văn hóa 88 
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TOÀN CẦU 123 
I. Môi trường thương mại toàn cầu 123 
II. Môi trường đầu tư toàn cầu 175 
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 200 
I. Chiến lược kinh doanh quốc tế 200 
II. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế 217 
III. Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế 229 
CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 243 
I. Thâm nhập thị trường quốc tế 243 
II. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 245 
III. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 293 
Tài liệu tham khảo: 298 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e2
LỜI MỞ ĐẦU 
Một trong những xu hướng làm thay đổi toàn bộ đáng kể cục diện thế giới trong suốt 
hơn nhiều thập kỷ vừa qua chính là tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục của kinh doanh quốc 
tế. Kinh doanh quốc tế được hiểu là việc ra các quyết định đầu tư trong sản xuất hoặc trao đổi, 
mua bán và cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt qua biên giới của một quốc gia, 
trên thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Để ra được các quyết định giúp kinh doanh 
quốc tế thành công, mỗi doanh nghiệp phải có hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế, đó 
là sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, pháp luật, kinh tế và văn hóa, đó là quá trình 
toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc trong hoạt động sản xuất toàn cầu cũng như thị trường toàn 
cầu. Ngoài ra, việc hiểu biết về các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế và các phương 
thức thâm nhập thị trường quốc tế cũng giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được lựa chọn hoặc 
quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình. 
Các doanh nghiệp Việt Nam ban đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các 
hoạt động kinh doanh quốc tế qua hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng với trình độ kinh tế ngày 
càng được nâng cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện, việc xây dựng và 
phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt 
Nam trong tương lai là xu hướng ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, kinh doanh quốc tế là một 
trong những môn học giúp cung cấp cho các sinh viên cử nhân kinh tế, kinh doanh quốc tế có 
kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản trong kinh doanh quốc tế. 
Giáo trình Kinh doanh Quốc tế được thiết kế và soạn thảo dựa trên các giáo trình Kinh 
doanh Quốc tế của Hoa Kỳ, được xuất bản năm 2009 dành cho các chương trình quốc tế, giảng 
dạy ngoài Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã chú trọng đến 
điều kiện và đặc điểm của Việt Nam để đưa vào những nội dung phù hợp và thiết thực. 
Giáo trình kinh doanh quốc tế bao gồm 5 chương. Tập thể tác giả tham gia biên soạn 
giáo trình này bao gồm: TS Phạm Thị Hồng Yến – biên soạn Chương 1 và Chương 4; PGS, TS 
Nguyễn Hoàng Ánh – biên soạn Chương 2 và Chương 5; ThS Vũ Đức Cường – biên soạn 
Chương 3; và TS Phạm Thị Hồng Yến – Trưởng Bộ môn Kinh doanh Quốc tế làm chủ biên. 
Bộ môn Kinh doanh Quốc tế xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học 
Ngoại thương, Ban Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Phòng Quản lý Khoa học, 
Phòng Quản lý Dự án đã chỉ đạo, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá 
trình biên soạn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do đây là lần đầu tiên giáo 
trình được biên soạn nên chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận 
được những ý kiến nhận xét, đóng ... h Châu Âu là khu vực tiếp nhận FDI 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
9
5
lớn nhất với 671 tỷ USD dòng FDI vào. Tuy nhiên, cho tới năm 2004, tổng FDI vào Hoa Kỳ 
và EU giảm xuống tương ứng là 121 tỷ USD và 165 tỷ USD, phản ánh sự giảm sút trong hoạt 
động kinh tế. Về mặt lịch sử, Hoa Kỳ đã là một đích đến hấp dẫn cho FDI do có thị trường nội 
địa lớn và giàu có, nền kinh tế ổn định và năng động, một môi trường chính trị thuận lợi, và 
mức độ mở của quốc gia đối với FDI. Các nhà đầu tư vào Hoa Kỳ bao gồm các công ty có trụ 
sở tại Vương quốc Anh, Nhật Bản, Đức, Hà Lan và Pháp. Dòng vốn đầu tư vào Hoa Kỳ tăng 
lên tới 121 tỷ USD trong năm 2004 và dường như sẽ còn tiếp tục hồi phục. 
Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dòng FDI vào nhưng FDI 
vào các quốc gia đang phát triển cũng đã gia tăng. Từ năm 1985 đến năm 1990, dòng FDI vào 
các nước đang phát triển trung bình hàng năm là 27,4 tỷ USD, bằng 17,4% tổng dòng FDI toàn 
cầu. Trong khoảng từ giữa đến cuối những năm 1990, nhìn chung dòng FDI vào các nước 
đang phát triển nằm trong khoảng từ 35% đến 40% tổng dòng FDI, trước khi giảm xuống mức 
khoảng 25% trong những năm 2001-2002 và sau đó lại tăng lên tới 44% trong năm 2004. Phần 
lớn dòng FDI vào các nước đang phát triển gần đây có đích đến là các nền kinh tế mới nổi ở 
khu vực Nam Á, Đông Á, và Đông Nam Á. Sự gia tăng này chủ yếu có động cơ là tầm quan 
trọng ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là một nước tiếp nhận FDI. Nguyên nhân 
của luồng đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc được phân tích trong phần Tâm điểm Quốc gia ở 
phía sau. 
Châu Mỹ Latinh nổi lên như một khu vực quan trọng tiếp theo cho dòng FDI vào thế giới 
thứ ba. Năm 2000, tổng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này đạt khoảng 86 tỷ 
USD, và mức đầu tư này được giữ vững trong năm 2001 trước khi giảm xuống còn 53 tỷ USD 
trong năm 2002, 44 tỷ USD năm 2003, và tăng trở lại tới 69 tỷ USD trong năm 2004. Phần lớn 
hoạt động đầu tư này tập trung vào Mexico và Brazil và như một sự đáp lại đối với các cải tổ 
trong khu vực, bao gồm việc tư nhân hóa các ngành công nghiệp, tự do hóa các quy định quản 
lý FDI, và tầm quan trọng gia tăng của các khu vực mậu dịch tự do trong khu vực như 
MERCOSUR và NAFTA. Ngược lại, Châu Phi là nơi nhận được dòng FDI vào thấp nhất trên 
thế giới, chỉ khoảng 20 tỷ USD trong năm 2004. Sự yếu kém của Châu Phi trong việc thu hút 
đầu tư một phần phản ánh tình trạng bất ổn về mặt chính trị, các cuộc xung đột vũ trang, và 
những thay đổi thường xuyên trong chính sách kinh tế của khu vực này. 
Một cách khác nhằm nghiên cứu tầm quan trọng của dòng FDI vào là biểu diễn nó dưới 
dạng phần trăm của tổng vốn đầu tư cố định. Tổng vốn đầu tư cố định là tổng lượng vốn đầu 
tư vào các nhà máy, kho hàng, tòa nhà văn phòng và các hạng mục tương tự. Khi những yếu tố 
khác không thay đổi, vốn đầu tư vào một nền kinh tế càng gia tăng thì càng hứa hẹn nhiều 
triển vọng tăng trưởng của quốc gia đó trong tương lai. Xem xét theo cách này thì FDI có thể 
được coi như một nguồn vốn đầu tư quan trọng và là một nhân tố quyết định đến tốc độ tăng 
trưởng của một nền kinh tế trong tương lai. Hình 7.3 thể hiện các dòng FDI vào dưới dạng tỷ 
lệ phần trăm trên tổng vốn đầu tư cố định ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển từ 
năm 1992 đến năm 2003. Trong suốt giai đoạn 1992-1997, FDI chiếm khoảng 4% tổng vốn 
đầu tư cố định ở các nước phát triển và 8% ở các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1998-
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
9
6
2003, con số này là 12,5% trên toàn thế giới, cho thấy rằng FDI đã trở thành một nguồn vốn 
đầu tư ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế trên thế giới. 
Những số liệu gộp này không cho thấy được các điểm khác biệt quan trọng giữa các nước. 
Chẳng hạn như, trong năm 2003, dòng FDI vào chiếm khoảng 75% tổng vốn đầu tư cố định ở 
Ireland và 20% ở Chilê, nhưng chỉ chiếm 4% ở Ấn Độ và 0,6% ở Nhật Bản. Điều này cho thấy 
rằng FDI là một nguồn quan trọng của vốn đầu tư và do đó là nhân tố quan trọng của tăng 
trưởng kinh tế đối với hai quốc gia đầu tiên chứ không phải với hai quốc gia phía sau. Những 
sự khác biệt này có thể được lý giải bằng một số nguyên nhân, bao gồm sự dễ dàng và độ hấp 
dẫn đầu tư đã được biết tới của một quốc gia. Khi các quy định nặng nề làm hạn chế các cơ hội 
cho đầu tư nước ngoài ở những quốc gia như Nhật Bản hay Thái Lan, những quốc gia này có 
thể làm hại chính mình khi hạn chế khả năng tiếp cận của mình đối với các dòng vốn đầu tư 
cần thiết. 
NGU N VỐN FDI 
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Hoa Kỳ trở thành nước có lượng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài 
lớn nhất thế giới. Vị trí dẫn đầu này của Hoa Kỳ vẫn được duy trì trong khoảng thời gian cuối 
những năm 1990 và đầu những năm 2000. Những nước chủ đầu tư FDI lớn khác bao gồm 
Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và Nhật Bản. Nhóm 6 nước này chiếm khoảng 60% tất cả các dòng 
FDI ra trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003 và chiếm 63% tổng lượng vốn 
FDI lũy kế toàn cầu năm 2003. Như được dự báo, chính những nước này cũng chiếm giữ 
những vị trí hàng đầu trong nhóm các quốc gia có các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới. 
Trong 100 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới năm 2003, có 27% là các công ty của 
Hoa Kỳ, 14% của Pháp; 12% của Đức; 12% của Anh và 7% là của Nhật Bản. Nếu xét trên góc 
độ tổng lượng FDI lũy kế toàn cầu thì 25% lượng vốn này thuộc về các công ty Hoa Kỳ, 14% 
thuộc các công ty của Anh, 8% thuộc các công ty của Pháp, 8% Đức, 5% của Hà Lan và 4% 
thuộc về các công ty của Nhật Bản.13 Những quốc gia này luôn nắm vị trí thống trị bởi lẽ 
chúng là những quốc gia phát triển nhất với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong phần lớn giai 
đoạn hậu chiến và do đó, những quốc gia này trở thành nước chủ nhà của rất nhiều những công 
ty tư bản hóa nhất và lớn nhất thế giới. Rất nhiều trong số những quốc gia này có lịch sử lâu 
dài với vai trò của quốc gia thương mại và luôn luôn tìm kiếm những thị trường nước ngoài để 
mở rộng hoạt động kinh tế của mình. Chính vì vậy, không có đáng ngạc nhiên khi các công ty 
có trụ sở đóng ở các quốc gia này là những người tiên phong trong các xu hướng đầu tư nước 
ngoài. 
HÌNH THỨC FDI: MUA LẠI HAY ĐẦU TƯ M I 
FDI có thể được tiến hành dưới dạng đầu tư vào một cơ sở hoàn toàn mới, hoặc mua lại hay 
sáp nhập với một công ty đã có ở nước nhận đầu tư. Dữ liệu cho thấy đa số các hoạt động đầu 
tư qua biên giới được thực hiện dưới hình thức sáp nhập và mua lại hơn là đầu tư mới. Theo 
ước tính của Liên hợp quốc, có khoảng từ 40 đến 80% tổng dòng FDI vào dưới dạng sáp nhập 
và mua lại trong giai đoạn 1998 - 2003. Cụ thể như năm 2001, tổng dòng FDI vào theo hình 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
9
7
thức này là 78%, tới năm 2003 là 49%.14 Tuy nhiên, các dòng FDI vào các quốc gia đang phát 
triển có sự khác biệt rất lớn so với dòng FDI vào các quốc gia phát triển. Chỉ khoảng 1/3 lượng 
FDI vào các nước đang phát triển là theo hình thức mua lại và sáp nhập qua biên giới. Tỷ lệ 
sáp nhập và mua lại thấp như trên đơn giản phản ánh thực tế là có ít các công ty mục tiêu để 
mua lại ở các quốc gia đang phát triển hơn so với ở các nước phát triển. 
Tại sao các công ty khi quyết định tiến hành FDI lại ưa chuộng hình thức mua lại những 
tài sản sẵn có hơn là đầu tư mới? Có một số lý do như sau: 
 Thứ nhất, thời gian tiến hành sáp nhập và mua lại rõ ràng ngắn hơn so với đầu tư mới. 
Đây là một cân nhắc quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại khi các thị trường phát triển 
với tốc độ rất nhanh chóng. Có nhiều công ty rõ ràng tin rằng nếu họ không mua lại một công 
ty mục tiêu đáng mong muốn thì các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của họ sẽ thực hiện điều đó. 
Trường hợp của công ty Cemex đã minh họa cho điều này (xem tình huống mở đầu chương). 
Cemex là công ty xi măng lớn thứ 3 thế giới và cũng là công ty đa quốc gia lớn nhất Mexico. 
Sự vươn lên của Cemex tới vị trí này trên trường quốc tế chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 
một thập kỷ và chủ yếu là nhờ vào hình thức mua lại. Nếu như Cemex dựa vào đầu tư mới thì 
có lẽ công ty này sẽ không thể trở nên lớn mạnh nhanh chóng như vậy. 
Thứ hai, các công ty nước ngoài được mua lại bởi lẽ các công ty này sở hữu những tài 
sản chiến lược có giá trị như sự trung thành với nhãn hiệu, mối quan hệ với khách hàng, 
thương hiệu hay patăng, các hệ thống phân phối, các hệ thống sản xuất và những tài sản tương 
tự. Việc mua lại các tài sản có giá trị đó sẽ dễ dàng và có thể ít rủi ro hơn cho nhà đầu tư so 
với việc tạo lập nên các tài sản đó thông qua đầu tư mới. Việc Cemex mua lại công ty sản xuất 
xi măng Southland có trụ sở tại Houston với giá 2,5 tỷ đô la Hoa Kỳ là một trong những ví dụ 
điển hình thể hiện rõ điều này. Cemex mong muốn nhanh chóng thâm nhập vào thị trường xây 
dựng ở Hoa Kỳ và hệ thống sản xuất và phân phối của Southland đã giúp cho Cemex đạt được 
mục đích này. 
Thứ ba, các công ty tiến hành mua lại bởi vì họ tin rằng họ có thể làm tăng tính hiệu 
quả của các đơn vị được mua lại thông qua chuyển giao vốn, công nghệ hay kĩ năng quản lý. 
Chúng ta xem xét lại ví dụ của công ty Cemex. Công ty này đã phát triển hệ thống thông tin tốt 
nhất trong ngành xi măng toàn cầu, hệ thống này đã giúp công ty đáp ứng tốt hơn các nhu cầu 
của khách hàng (xem chi tiết tại tình huống mở đầu chương). Cemex đã có thể tăng hiệu quả 
hoạt động của các đơn vị được mua lại, ví dụ như công ty Southland, thông qua việc chuyển 
giao các bí quyết công nghệ cho các đơn vị này sau khi mua lại. Như vậy, chúng ta có thể thấy 
có những luận điểm thuyết phục ưa chuộng ủng hộ hoạt động sáp nhập và mua lại so với đầu 
tư mới. Tuy nhiên, nhiều vụ mua lại và sáp nhập đã không đạt được mức lợi nhuận như dự 
kiến. 
SỰ CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ SANG LĨNH VỰC DỊCH VỤ 
Trong suốt hai thập kỷ qua, cơ cấu FDI theo lĩnh vực đã chuyển hướng mạnh mẽ từ các ngành 
công nghiệp khai khoáng và sản xuất sang dịch vụ. Vào năm 1990, chỉ khoảng 47% tổng 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
9
8
lượng FDI ra lũy kế là trong các ngành dịch vụ, nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên đến 
67%. Chúng ta cũng có thể nhận thấy xu hướng tương tự như vậy trong cơ cấu đầu tư theo 
hình thức sáp nhập và mua lại qua biên giới, theo đó các ngành dịch vụ đóng vai trò lớn hơn. 
Cơ cấu vốn FDI vào các ngành dịch vụ cũng thay đổi. Cho đến gần đây, FDI tập trung vào các 
dịch vụ thương mại và tài chính. Tuy nhiên, những ngành dịch vụ như điện, nước, viễn thông 
và kinh doanh (như dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin) cũng trở nên ngày càng quan trọng. 
Sự chuyển dịch sang ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng của bốn nhân tố sẽ tiếp tục hiện diện một 
thời gian nữa. Thứ nhất, sự chuyển dịch này phản ánh bước chuyển dịch chung từ các ngành 
sản xuất sang dịch vụ diễn ra ở rất nhiều các nước phát triển. Đầu những năm 2000, ngành 
dịch vụ đóng góp tới 72% tổng GDP của những nền kinh tế phát triển và tới 52% của những 
nền kinh tế đang phát triển. Thứ hai, nhiều ngành dịch vụ không thể được trao đổi trên phạm vi 
quốc tế bởi lẽ những dịch vụ này cần được tạo ra ở ngay nơi tiêu dùng. Ví dụ như trường hợp 
của công ty Starbucks. Với hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình, Starbucks không thể cung 
cấp những cốc cà phê sữa nóng cho các khách hàng ở Nhật Bản từ những cửa hàng của mình ở 
Seattle. Vì vậy, công ty đã phải mở các cửa hàng ở Nhật. FDI là một phương thức cơ bản để 
các công ty mang các dịch vụ của mình sang thị trường nước ngoài. Thứ ba, nhiều nước đã tự 
do hóa cơ chế quản lý hoạt động FDI trong ngành dịch vụ. Cuối thập kỷ 1990, WTO đã thiết 
kế những thỏa thuận mang tính toàn cầu nhằm dỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư qua 
biên giới trong các ngành dịch vụ viễn thông và tài chính. 
Sự tự do hoá này đã tạo điều kiện cho các dòng FDI vào lớn. Sau khi Braxin tiến hành tư nhân 
hóa công ty viễn thông của nước này vào cuối những năm 1990, đồng thời dỡ bỏ các rào cản 
đối với hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, FDI vào lĩnh vực 
viễn thông của Braxin đã tăng vọt. 
Cuối cùng, sự phát triển của mạng lưới viễn thông toàn cầu hoạt động trên cơ sở mạng Internet 
đã cho phép một số các công ty cung cấp dịch vụ tái định vị một số hoạt động sáng tạo có giá 
trị của mình tại các nước khác nhằm tận dụng các chi phí nhân tố có lợi. Ví dụ như công ty 
Procter & Gamble đã chuyển một số hoạt động kế toán của mình sang Philipin – là nơi các kế 
toán viên được đào tạo theo chuẩn mực kế toán của Hoa Kỳ nhưng lại có mức lương thấp hơn 
rất nhiều. Cũng vì những lý do trên mà Dell đã xây dựng những trung tâm trợ giúp của mình ở 
Ấn Độ. Tương tự như vậy, cả Microsoft và IBM hiện tại đều có những cơ sở phát triển và thử 
nghiệm phần mềm ở nước này. Vì thế, mã phần mềm được viết ra trong ngày làm việc ở 
Microsoft có thể được chuyển ngay sang Ấn Độ để kiểm tra vào thời điểm khi những người 
viết mã phần mềm ở Microsoft đang ngủ. Như vậy, khi những nhân viên này tới làm việc vào 
sáng hôm sau thì mã đã được kiểm tra, các lỗi đã được xác định và họ có thể bắt đầu sửa các 
lỗi đó. Thông qua việc đặt các cơ sở kiểm tra ở Ấn Độ, Microsoft có thể làm việc với đoạn mã 
của mình trong suốt 24 giờ một ngày, từ đó giúp công ty rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm 
phần mềm mới. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3: 
Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu - Việt Nam IBC 
Văn phòng: P306, Tòa nhà 52 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline: 0904.691.29 – 04.668.692.30 
Email: vietnamibc@gmail.com 
Website:  
Fanpage: https://www.facebook.com/DaotaoXuatnhapkhauIBC 
P
ag
e1
9
9
 1. Thương mại tự do là gì? Thương mại tự do có công bằng không? 
2. Vì sao các chính phủ lại can thiệp vào thương mại quốc tế? 
3. Các nguyên tắc hoạt động của tổ chức WTO là gi? Vai trò của tổ chức WTO tới 
thương mại toàn cầu? 
4. Theo bạn, xu hướng sử dụng các rào cản trong thương mại quốc tế như thế nào? 
5. Năm 2004, dòng vốn FDI vào Ireland chiếm 24% tổng vốn cố định của quốc gia này, 
còn dòng vốn vào Nhật Bản chỉ chiếm 0,6%. Hãy cho biết sự khác biệt trong dòng vốn này ở 
hai nước. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_doanh_quoc_te_phan_1.pdf