Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Quản lý ngân sách (Phần 1)
Một số quan điểm về ngân sách Nhà nước
Trong hệ thống tài chính Nhà nước, ngân sách Nhà nước là khâu tập trung
giữ vai trò chủ đạo, cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, ra đời và
tồn tại gắn với hệ thống quản lý Nhà nước. Song đến nay chưa có một quan
niệm thống nhất về ngân sách Nhà nước. Trên thực tế người ta đã đưa ra nhiều
định nghĩa về ngân sách Nhà nước không giống nhau tùy theo quan điểm định
nghĩa thuộc trường phái kinh tế khác nhau, hoặc theo mục đích nghiên cứu. Hiện
nay có hai quan niệm phổ biến:
Quan niệm 1: “Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi tài chính của
Nhà nước trong thời gian nhất định, thường là 1 năm”.
Quan niệm 2: “Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước”
Các quan niệm trên đã lột tả được mặt vật chất, nhưng chưa thể hiện được
nội dung kinh tế của ngân sách Nhà nước tức phải xem xét trên các mặt hình
thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa trong ngân sách Nhà nước.
Xét về hình thức: Ngân sách Nhà nước là bản báo cáo thu chi do Chính phủ
lập ra, đệ trình lên Quốc hội phê duyệt và giao Chính phủ thực hiện.
Xét về thực thể: Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu cụ thể, những
khoản chi cụ thể và định lượng.
Các khoản thu được nộp vào quỹ và các khoản chi rút từ quỹ đó.
Xét về quan hệ kinh tế. Chứa đựng trong ngân sách Nhà nước các khoản thu,
chi đều phản ánh quan hệ nhất định giữa Nhà nước với người nộp; Nhà nước với
cơ quan, đơn vị thụ hưởng.
Từ các phân tích trên chúng ta rút ra kết luận: “ngân sách Nhà nước phản ánh
quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở7
luật định.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Quản lý ngân sách (Phần 1)
1 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I GIÁO TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Hà Nội, 2017 Ban hành theo Quyết định số 1661/QĐ-CĐGTVTTWI ngày 31/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I 2 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG I GIÁO TRÌNH Môn học: Quản lý ngân sách NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Hà Nội – 2017 3 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ....... 5 1. Tổng quan về ngân sách Nhà nƣớc ................................................................................. 6 1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nƣớc ............................................................................... 6 1.2. Một số quan điểm về ngân sách Nhà nƣớc ............................................................... 6 1.3. Đặc điểm của ngân sách Nhà nƣớc .......................................................................... 7 1.4. Chức năng của ngân sách Nhà nƣớc......................................................................... 7 1.5. Vai trò của ngân sách Nhà nƣớc .............................................................................. 8 2. Tổ chức và phân cấp ngân sách Nhà nƣớc .................................................................... 12 2.1. Khái niệm, căn cứ và nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nƣớc................. 12 2.2. Phân cấp ngân sách Nhà nƣớc ................................................................................ 14 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ và các cơ Quan khác trong quản lý ngân sách Nhà nƣớc ................................................................................ 21 2.4. Mục lục ngân sách Nhà nƣớc ................................................................................. 23 3. Quá trình quản lý ngân sách Nhà nƣớc ......................................................................... 26 CHƢƠNG 2: THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ........................................................... 28 1. Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nƣớc .......................................................... 28 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu ngân sách Nhà nƣớc .................................. 28 1.2. Nguồn thu, các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc ................. 29 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nƣớc ................................... 32 1.3. Phân loại thu ngân sách Nhà nƣớc ......................................................................... 34 1.4. Quan điểm thu ngân sách Nhà nƣớc ....................................................................... 34 2. Những vấn đề chung về chi ngân sách Nhà nƣớc .......................................................... 35 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và phân loại ngân sách Nhà nƣớc .......................... 35 2.2 Vai trò của chi NSNN ............................................................................................. 38 2.3. Những nguyên tắc và công cụ quản lý ngân sách Nhà nƣớc ................................... 39 3. Chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển .............................................................. 45 3.1. Vai trò và đặc điểm của ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển ........................ 45 3.2. Nội dung của chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển .................................. 46 3.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển.............................................................................................................................. 47 4. Chi ngân sách Nhà nƣớc cho các hoạt động sự nghiệp .................................................. 51 4.1. Vai trò ................................................................................................................... 51 4.2. Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nƣớc cho các hoạt động sự nghiệp ...................... 51 4.3. Những nội dung chính của chi ngân sách Nhà nƣớc cho hoạt động sự nghiệp ........ 52 5. Chi ngân sách Nhà nƣớc cho quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh và chi khác ...... 53 5.1. Vai trò, đặc điểm ................................................................................................... 53 5.2. Nội dung chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng và chi khác ......................... 54 5.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ......................................................................... 56 CHƢƠNG 3: LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ................................................ 58 1. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc ........................................................ 58 2. Yêu cầu và căn cứ lập dự toán ...................................................................................... 59 2.1. Yêu cầu ........ ... cao dân trí của dân cƣ. Theo tính chất hoạt động của các ngành, chi sự nghiệp bao gồm các khoản: chi sự nghiệp kinh tế, chi nghiên cứu khoa học, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, thể thao và sự nghiệp xã hội. Nhƣ vậy về mặt nội dung, chi sự nghiệp gồm chi bảo đảm các hoạt động sự nghiệp và chi có tính chất trợ cấp cho các đối tƣợng xã hội nhất định. Đây là khoản chi quan trọng, nhu cầu chi rất lớn. Các khoản chi này cần thiết để bảo đảm quá trình tái sản xuất đƣợc kết hợp với sức lao động có chất lƣợng cao. Sự phát triển của sản xuất và khoa học kỹ thuật luôn đòi hỏi ở ngƣời lao động phải có một trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định. Do đó, sự tham gia của Nhà nƣớc trong cấp phát tài chính cho hoạt động sự nghiệp mang ý nghĩa kinh tế và xã hội. Ý nghĩa kinh tế-xã hội của khoản chi này thể hiện ở chỗ nó tác động đến quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình tạo ra thu nhập quốc dân. Thực hiện các khoản chi sự nghiệp sẽ tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và sức khỏe của ngƣời lao động, phát triển sức sản xuất và đó là cơ sở để nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác. Nhƣ vậy mặc dù chi sự nghiệp không mang tính chất sản xuất nhƣng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nền sản xuất xã hội và phát huy tác dụng lâu dài đối với sản xuất. Xét về ý nghĩa xã hội, khoản chi sự nghiệp từ ngân sách Nhà nƣớc cho những mục đích nhất định góp phần nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của các tầng lớp dân cƣ. 4.2. Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp Đại bộ phận các khoản chi mang tính ổn định khá rõ nét. Những chức năng vốn có của Nhà nƣớc nhƣ: bạo lực, trấn áp, tổ chức hoạt động kinh tế-xã hội đều đòi hỏi thực thi dù có sự thay đổi lớn về thể chế chính trị. Để đảm bảo Nhà nƣớc thực hiện đƣợc các chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc. Mặt khác tính ổn định của ngân sách Nhà nƣớc bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận thuộc guồng máy Nhà nƣớc phải thực hiện. 52 Đại bộ phận các khoản chi của ngân sách Nhà nƣớc có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội; kết quả các hoạt động hầu nhƣ không tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn trực tiếp với quá trình tạo của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Song điều đó không làm mất đi ý nghĩa chiến lƣợc của các khoản chi, theo đó ngƣời ta coi nó là những khoản chi có tính tích lũy đặc biệt. Mức độ chi của ngân sách Nhà nƣớc gắn chặt với việc lựa chọn của Nhà nƣớc trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Quyết định việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng hàng hóa công cộng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc. Ví dụ: giáo dục là hàng hoá công cộng, trong cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp quyết định cung ứng hàng hóa này là miễn phí thì tất yếu phạm vi và mức độ chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục là rộng lớn. Ngƣợc lại trong cơ chế quản lý nền kinh tế thị trƣờng thì hoạt động giáo dục có sự chăm lo của cả Nhà nƣớc và của cả nhân dân. Nhờ đó Nhà nƣớc có thể thu hẹp phạm vi cho lĩnh vực này. 4.3. Những nội dung chính của chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động sự nghiệp - Chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp kinh tế Việc thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết. Trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, hầu nhƣ ngành nào cũng có đơn vị sự nghiệp do ngành đó quản lý. Tuy nhiên, kết quả do hoạt động của các đơn vị kinh tế này tạo ra không nhất thiết chỉ mang lại lợi ích riêng cho ngành đó, mà nhiều khi lại là lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đa số các đơn vị sự nghiệp kinh tế đƣợc hình thành thông qua số chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc tại kho bạc Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, một bộ phận nguồn kinh phí do các đơn vị tự thu, đƣợc phép giữ lại để sử dụng và quản lý qua ngân sách Nhà nƣớc nhƣ: các khoản phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác, về thực chất các khoản này phải tính vào cơ cấu chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc và các khoản này đƣợc xử lý thông qua nghiệp vụ thu - chi vào ngân sách Nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc. - Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. - Chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp y tế. - Chi ngân sách Nhà nƣớc cho hoạt động khoa học - công nghệ - Chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp thể dục - thể thao Thuộc phạm vi chi thƣờng xuyên của Nhà nƣớc một khi các đơn vị đó đƣợc 53 Nhà nƣớc thành lập và giao nhiệm vụ. Tuy nhiên mức cấp kính phí cho mỗi đơn vị là bao nhiêu lại phụ thuộc vào nhiệm vụ mỗi đơn vị đảm nhận và cơ chế quản lý tài chính mà mỗi đơn vị thuộc hoạt động sự nghiệp văn - xã đã đăng ký áp dụng với cơ quan tài chính Nhà nƣớc và hiện đang có hiệu lực thi hành. 5. Chi ngân sách Nhà nƣớc cho quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh và chi khác 5.1. Vai trò, đặc điểm 5.1.1. Vai trò Chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng là sự thể hiện quan hệ phân phối dƣới hình thức giá trị đƣợc thể hiện từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cơ quan quản lý xã hội các cấp, cơ quan an ninh, lực lƣợng vũ trang. Các khoản chi này cần thiết đối với mọi chế độ xã hội, nhƣng mỗi chế độ khác nhau thì các khoản chi sẽ có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, khi xác định chi cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng phải xuất phát từ nhiệm vụ Nhà nƣớc đặt ra, cân nhắc cẩn thận. Đồng thời phải xác định thứ tự ƣu tiên để các khoản chi này phát huy đƣợc vai trò của nó. Chi quản lý hành chính an ninh quốc phòng có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của xã hội: góp phần tăng cƣờng vai trò và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc vì nó cung cấp các phƣơng tiện cần thiết để thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nƣớc và gián tiếp phục vụ cho sự phát triển xã hội. Mục đích của các khoản chi này nhằm củng cố và nâng cao chất lƣợng các lực lƣợng vũ trang trong việc đảm đƣơng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc phòng, chính trị, an toàn xã hội, góp phần củng cố và tăng cƣờng sức mạnh của bộ máy Nhà nƣớc. Đặc biệt trong giai đoạn ngày nay, khi kẻ thù đang âm mƣu xoá các thành quả đạt đƣợc trên đất nƣớc ta thì nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nƣớc cho lĩnh vực này cực kỳ quan trọng. 5.1.2. Đặc điểm Kinh phí cấp cho cơ quan hành chính bao gồm: kinh phí hoạt động và các khoản chi đầu tƣ phát triển (chủ yếu vốn xây dựng cơ bản). Kinh phí hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc do Nhà nƣớc cấp thuộc về chi thƣờng xuyên nên nó có những đặc điểm: mang tính ổn định cao; thể hiện tính chất tiêu dùng. Ngân sách Nhà nƣớc phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và 54 hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, quốc phòng an ninh... Điều đó xuất phát từ chỗ, hoạt động hành chính Nhà nƣớc mang tính chất hàng hóa công cộng thuần túy. Mọi ngƣời hƣởng lợi ích từ những dịch vụ quản lý hành chính Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên lợi ích mọi ngƣời nhận đƣợc rất khó đo lƣờng, vì vậy nếu để thị trƣờng điều hành hoặc đánh thuế theo lợi ích sẽ dẫn đến kém hiệu quả và khó đo lƣờng. Đo lƣờng hiệu quả của chi ngân sách Nhà nƣớc cho quản lý hành chính, quốc phòng an ninh rất khó khăn, tuy nhiên việc đo lƣờng vốn có thể thực hiện đƣợc. Các hoạt động quản lý Nhà nƣớc có phạm vi hoạt động rộng, liên quan tất cả hoạt động kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận tối đa có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, cổ tức, giá cổ phiếu... Nhƣng đánh giá chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc tăng hay giảm có tốc động thế nào với nền kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế - chính trị-xã hội luôn luôn vận động thì các chỉ tiêu trên không dùng đƣợc. Hiệu quả kinh tế có tính rõ ràng nhƣng hiệu quả xã hội chƣa có tính chuẩn mực. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của quản lý hành chính là cần thiết và có thể hoàn thiện dần từng bƣớc. Điều này dẫn tới ý tƣởng quản lý kinh phí theo kết quả đầu ra. 5.2. Nội dung chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng và chi khác a) Chi quản lý Nhà nƣớc bắt nguồn từ sự tồn tại của Nhà nƣớc và phù hợp với đặc điểm chức năng của Nhà nƣớc. Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các khoản chi về quản lý Nhà nƣớc đƣợc cấp phát từ ngân sách Nhà nƣớc bao gồm: Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Chi về hoạt động của hệ thống các cơ quan pháp luật nhƣ ngành tƣ pháp, hệ thống toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội cho hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế - xã hội nhƣ chính phủ, các bộ, ngành thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp. Chi về hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam ở các cấp. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Chi quản lý Nhà nƣớc là khoản chi cho tiêu dùng nhƣng có ảnh hƣởng nhất 55 định đến sự hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kinh tế - xã hội và có tác dụng tham gia kiểm tra các hoạt động trong toàn bộ xã hội. Thực hiện yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm trong chi quản lý Nhà nƣớc đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp: - Hoàn thiện mạng lƣới bộ máy quản lý Nhà nƣớc. - Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý - Hợp lý hóa tổ chức lao động và sử dụng hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong quản lý các công việc hành chính. b) Chi cho quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnh vực chi cho tiêu dùng xã hội. Đây là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của Nhà nƣớc và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách Nhà nƣớc. Căn cứ theo mục đích sử dụng, khoản chi tài chính này đƣợc phân thành hai bộ phận cơ bản. Bộ phận thứ nhất gồm các khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ Nhà nƣớc, chống sự xâm lƣợc, tấn công và đe dọa từ nƣớc ngoài. Bộ phận thứ hai gồm các khoản chi đƣợc hƣớng vào bảo vệ và giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cƣ trong nƣớc. Xét về nội dung, chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội đƣợc hợp thành bởi: Chi đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, chính sách cho toàn quân và lực lƣợng công an nhân dân. - Chi về đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học. - Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí và các phƣơng tiện quân sự cho toàn quân và lực lƣợng công an nhân dân. Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, các công trình chiến đấu, doanh trại, trụ sở làm việc, kho tàng của cơ quan quân sự từ cấp huyện trở lên. Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, doanh trại, trụ sở làm việc, kho tàng của lực lƣợng công an nhân dân, sửa chữa trại giam trại cải tạo phạm nhân từ cấp huyện trở lên. Xây dựng phƣơng án phòng thủ khu vực. Huấn luyện dân quân tự vệ. Phòng cháy chữa cháy. Quản lý cải tạo phạm nhân. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nƣớc. Hàng năm Nhà nƣớc phải dành ra một phần kinh phí đáng kể của ngân sách Nhà nƣớc để duy trì, củng cố lực lƣợng quốc phòng, an ninh. 56 Tuy nhiên, nếu khoản chi quốc phòng, an ninh quá lớn trong khi nền kinh tế chậm phát triển thì sẽ dẫn đến hạn chế phát triển sản xuất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, bố trí ngân sách quốc phòng, an ninh một mặt phải đảm bảo những chi phí cần thiết cho phòng thủ và giữ gìn an ninh của đất nƣớc và trên cơ sở đó ổn định đƣợc về kinh tế - xã hội; mặt khác, phải thực hiện yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu. Số lƣợng chi quốc phòng và an ninh phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố mà trƣớc hết phụ thuộc vào tình hình chính trị quốc tế, độ lớn của bộ máy quân sự và an ninh, tốc độ hoàn thiện kỹ thuật cũng nhƣ mức độ trang bị kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Ngoài ra cũng phải nhận thấy rằng mức độ phân phối lại thu nhập quốc dân qua ngân sách Nhà nƣớc cho kinh tế và tiêu dùng xã hội cũng tác động đến độ lớn khoản chi cho quốc phòng và an ninh. c) Chi khác: Chi viện trợ, chi trả nợ nƣớc ngoài. 5.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng là bộ phận cấu thành trong dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc, do đặc điểm của khoản chỉ này mà khi lập dự toán cần căn cứ vào: Chủ chƣơng chính sách và phƣơng hƣớng nhiệm vụ hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc năm kế hoạch. Chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc về biên chế và tiền lƣơng. Các chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu, tình hình thực hiện dự toán năm trƣớc. Với nội dung và các căn cứ trên phƣơng pháp xác định các khoản chi này nhƣ sau: - Chi quản lý hành chính: Hoạt động cơ quan hành chính chỉ có nhu cầu chi, không có thu, hoặc thu không đáng kể so với chi, nội dung chi ít biến động, ít khác nhau về tính chất các khoản chi. Khi lập dự toán chi ngƣời ta dựa vào định mức chi tiêu và biên chế bình quân để tính toán. Có thể tính theo nhóm mục, tính trực tiếp từng mục. - Chi quốc phòng, an ninh và chi khác: Kinh phí quốc phòng an ninh theo dự toán hằng năm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Khi xác định tổng số chi Nhà nƣớc phải tính đến chi quốc tế, dự trữ kinh tế, chi mức độ phát triển của hiện đại của kỹ thuật quân sự. - Chi khác: Đƣợc Nhà nƣớc xác định dựa vào đƣờng lối đối ngoại và khả năng ngân sách của mình. Khoản chi này thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi ngân sách Nhà nƣớc. Trong công tác chi cần quán triệt nguyên tắc: - Đảm bảo hoạt động bình thƣờng của các cơ quan đơn vị, đồng thời đảm 57 bảo tiết kiệm khi chi. Vì vậy khi lập dự toán cần tính toán hết mọi nhu cầu chi, chấp hành dự toán phải cấp phát hạn mức kinh phí, kịp thời. Đồng thời phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí để đảm bảo chi đúng tiến độ, thực hiện tiết kiệm. - Tăng cƣờng chi một cách hợp lý khi có biến động đột xuất về nhiệm vụ. - Thực hiện tốt các nguyên tắc trên đảm bảo việc chấp hành chính sách chế độ thống nhất, tạo điều kiện để cơ quan bố trí chi tiêu một cách linh hoạt, tiết kiệm và vai trò chủ động sáng tạo của cơ quan sử dụng kinh phí, thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý kinh phí. Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên cần có các biện pháp thích hợp sau: - Thực hiện phân công, phân trách nhiệm về quản lý kinh phí hành chính, quốc phòng, an ninh giữa cơ quan tài chính và đơn vị dự toán. - Tăng cƣờng quản lý biên chế và quỹ lƣơng trong từng lĩnh vực cụ thể: quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh.
File đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_quan_ly_ngan_sach.pdf