Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2)

1.Giá trị thời gian của tiền tệ

Giá trị thời gian của tiền tệ đợc hiểu là số tiền có trong tay ngày hôm nay

luôn có giá trị hơn một số lợng tiền tệ tơng tự nhng dự tính nhận đợc trong

tơng lai. Có ít nhất ba lý do giải thích cho sự khác biệt này:

- Thứ nhất là chúng ta có thể cho vay số tiền hiện có để hởng lãi và do

vậy tổng số tiền nhận đợc trong tơng lai sẽ lớn hơn (vì cộng thêm cả khoản

lãi).

- Tiền tệ bị mất giá qua thời gian do ảnh hởng của lạm phát.

- Có rủi ro là khả năng nhận đợc số tiền trong tơng lai là không hoàn

toàn chắc chắn.

2. Chuyển giá trị của tiền về hiện tại và tơng lai

2.1. Giá trị tơng lai của tiền

Để xác định giá trị tơng lai của một lợng tiền tệ hiện tại, áp dụng công

thức sau:

FV

n = PV ? (1 + i)n

Trong đó:

(1 + i)n đợc gọi là hệ số giá trị tơng lai (future value factor)

FV: Giá trị tơng lai của tiền

PV: Giá trị hiện tại của tiền

Nh vậy, với bất kỳ một số tiền tại thời điểm hiện tại, để xác định giá trị

tơng lai của nó sau một khoảng thời gian n xác định, với mức lãi suất đầu t i

cho trớc, ta chỉ việc tính hệ số giá trị tơng lai rồi nhân số tiền hiện có với hệ số

này.

Cần lu ý là khi tính giá trị tơng lai nh vậy, chúng ta giả định là lãi suất

không thay đổi trong suất thời hạn cho vay.

Trong trờng hợp lãi suất không cố định, ta phải dùng công thức sau để

tính giá trị tơng lai: FVn = PV ? (1 + i1) ? (1 + i2) ?.? (1 + in). Các lãi suất i2,

i

3, ., in đợc gọi là lãi suất tái đầu t (reinvestment rate).

 

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang baonam 11120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2)

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 2)
 Chương 5. Phân tích tài chính trong dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 55 
Chương V 
Phân tích tài chính trong dự án đầu tư 
I. mục đích, vai trò và yêu cầu trong phân tích nghiên 
cứu lập và phân tích dự án 
1. Mục đích 
Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn 
thảo dự án; phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài 
chính thông qua việc 
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực 
hiện có hiệu quả các dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, 
các nguồn tài trợ cho dự án). 
- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên 
góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những 
chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét 
những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án. Trên cơ 
sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. 
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: Độ an toàn về 
mặt tài chính được thể hiện: 
 + An toàn về nguồn vốn huy động; 
 + An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn 
và khả năng trả nợ; 
 + An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem 
xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi các yếu tố khách 
quan tác động theo hướng không có lợi. 
2. Vai trò 
Phân tich tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà 
còn cả đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các 
cơ quan tài trợ vốn cho dự án. 
- Đối với chủ đầu tư 
Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra 
quyết định có nên đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chức và các cá nhân đầu 
tư là việc lựa chọn đầu tư vào đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Ngay cả 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 56 
đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, phân tích tài chính cũng là một 
trong những nội dung được quan tâm. Các tổ chức này cũng muốn chọn những 
giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được mục 
tiêu cơ bản của mình. Ví dụ: Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tê, công việc 
quản lý thường đòi hỏi các phương pháp chăm sóc và nơi cư trú của bệnh nhân 
có giá rẻ nhất. Lực lượng quốc phòng lựa chọn những giải pháp có sẵn dựa trên 
cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của mình, ví dụ 
như: khả năng mở chiến dịch quân sự trên không. 
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước 
Phân tích tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét 
cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. 
- Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án 
Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho dự 
án. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về 
mặt tài chính. Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an 
toàn cao về mặt tài chính. 
- Phân tích tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế  
xã hội 
Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích 
thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra. Song phân tích tìa chính chỉ tính đến 
những chi phí và những lợi ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chứyc đầu tư. 
Còn phân tích kinh tế - xã hội, các khoản chi phí và lợi ích đựơc xem xét trên 
giác độ nền kinh tê, xã hội. Do đó dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân 
tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những 
lợi ích mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra hay thu được. 
3. Yêu cầu 
Để thực hiện được mục đích và phát huy được vai trò của phân tích tài 
chính, yêu cầu đặt ra trong phân tích tài chính là: 
Nghuồn số liệu sử dụng phân tích phải đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy cao đáp 
ứng mục tiêu phân tích. 
Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và hệ thông các chỉ tiêu để 
phản ánh đầy đủ các khía cạnh tài chính của dự án. 
Phải đưa ra được nhiều phương án để từ đó lựa chon phương án tối ưu. 
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có 
nên đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân 
đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng, hoặc có đem 
lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác hay không. 
 Chương 5. Phân tích tài chính trong dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 57 
Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã 
hội. 
II. một số nội dung cần xem xét khi tiến hành phân tích 
tài chính dự án đầu tư 
1.Giá trị thời gian của tiền tệ 
Giá trị thời gian của tiền tệ được hiểu là số tiền có trong tay ngày hôm nay 
luôn có giá trị hơn một số lượng tiền tệ tương tự nhưng dự tính nhận được trong 
tương lai. Có ít nhất ba lý do giải thích cho sự khác biệt này: 
- Thứ nhất là chúng t ... iệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để diều hành dự án. 
Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ 
chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều 
hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê 
duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có 
năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng. 
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án này áp dụng cho những dự án có 
quy mô lơn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 
được biểu diễn dưới mô hình như trong hình: 
Tổ chức thực hiện 
dự án III 
Chủ đầu tư - Chủ dự án 
Tổ chức thực hiện 
dự án I 
Tổ chức thực hiện 
dự án II 
Chuyên gia quản lý 
dự án (cố vấn) 
 Chương 8. Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 93 
Hình 8.4: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 
3. Hình thức chìa khoá trao tay 
Hình thức chìa khoá trao tay: Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó 
nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn 
là " chủ" của dự án. Hình thức chìa khoá trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư 
được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án 
từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công 
trình đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có thể 
giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp 
cho các nhà thầu phụ. 
Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín 
dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp 
dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các 
trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Chủ đầu tư có trách 
nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử 
dụng. 
Hình thức chìa khoá trao tay có dạng như hình: 
Thuê tư 
vấn 
Chủ nhiệm điều hành dự án 
Tổ chức thực hiện 
dự án I 
Tổ chức thực hiện 
dự án II 
Thuê tư 
vấn 
Chủ đầu tư - Chủ dự án 
Thuê nhà 
thầu A 
... Thuê nhà 
thầu B 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 94 
Hình 8.5: Hình thức chìa khoá trao tay 
IV. Phương pháp lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án 
1. Mạng công việc 
a. Khái niệm và tác dụng 
Mạng công việc là kỹ thuật bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ 
mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời gian và thứ 
tự trước sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự kiện. 
 Tác dụng: 
- Phản ảnh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự 
án. 
- Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành dự án trên cơ 
sở đó xác định các công việc găng và đường găng của dự án. 
- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các sự kiện, các công việc. 
Chủ đầu tư - Chủ dự án 
Chọn tổng thầu (chủ 
nhiệm điều hành dự án) 
Thầu phụ 
Thuê tư vấn hoặc 
tự lập dự án 
Gói thầu n Gói thầu 1 Gói thầu 2  
 Chương 8. Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 95 
- Nó cho phép xác định những công việc nào phải được thực hiện kết hợp 
nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, công việc nào có thể thực hiện đồng thời 
nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án. 
- Là cơ sở để lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều 
hành dự án. 
 Để xây dựng mạng công việc cần xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn 
nhau giữa các công việc dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa 
các công việc dự án như sau: 
+ Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu (chủ yếu 
là tất yếu kỹ thuật) giữa các công việc dự án, ở đây có bao hàm cả ý giới hạn về 
nguồn lực vật chất. 
+ Phụ thuộc tùy ý là mối quan hệ phụ thuộc được xác định bởi nhóm quản 
lý dự án. Mối quan hệ này được xác định dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các 
lĩnh vực kinh tế - xã hội - kỹ thuật liên quan đến dự án và trên cơ sở đánh giá 
đúng những yếu tố rủi ro và có giải pháp điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. 
+ Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự 
án với các công việc không thuộc dự án, là sự phụ thuộc của các công việc dự án 
với các yếu tố bên ngoài. 
b. Phương pháp biểu diễn mạng công việc 
Có hai phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc. Đó là phương 
pháp "Đặt công việc trên mũi tên" (AOA - Activities on Arrow) và phương pháp 
"Đặt công việc trong các nút) AON - Activities on Node). Cả hai phương pháp 
này đều chung nguyên tắc là: Trước khi một công việc có thể bắt đầu thì tất cả 
các công việc trước nó phải được hoàn thành và các mũi tên được vẽ theo chiều 
từ trái sang phải, phản ánh quan hệ lôgic trước sau giữa các công việc nhưng độ 
dài mũi tên lại không có ý nghĩa. 
Phương pháp AOA: Xây dựng mạng công việc theo AOA dựa trên một 
số khái niệm sau: 
- Công việc (hành động - activities) là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ 
cụ thể cần thực hiện của dự án. Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để 
hoàn thành. 
- Sự kiện là điểm chuyển tiếp đánh dấu một hay một nhóm công việc đã 
hoàn thành và khởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp. 
- Đường là sự kết nối liên tục các công việc tính từ sự kiện đầu đến sự kiện 
cuối. 
Về nguyên tắc, để xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA, mỗi 
công việc được biểu diễn bằng một mũi tên có hướng nối hai sự kiện. Để đảm 
bảo tính lôgic của AOA, cần phải xác định được trình tự thực hiện và mối quan 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 96 
hệ giữa các công việc. Như vậy, theo phương pháp AOA, mạng công việc là sự 
kết nối liên tục của các sự kiện và công việc. 
Ví dụ: Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA cho dự án đầu 
tư bao gồm những công việc như trong bảng 
Bảng 8.6: Công việc và thời gian thực hiện dự án 
Công việc 
Thời gian thực hiện 
(ngày) 
Công việc trước 
a 2 - 
b 4 - 
c 7 b 
d 5 a,c 
e 3 b 
Xây dựng mạng công việc theo AOA 
Hình 8.7: Xây dựng mạng công việc theo AOA 
Phương pháp AON: Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON 
cần đảm bảo nguyên tắc: 
- Các công việc được trình bày trên một nút (hình chữ nhật),. Những thông 
tin trong hình chữ nhật gồm tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài 
thời gian thực hiện công việc. 
- Các mũi tên chỉ thuần túy xác định thứ tự trước sau của các công việc. 
- Tất cả các điểm trừ điểm cuối đều có ít nhất một điểm đứng sau. Tất cả 
các điểm trừ điểm đầu đều có ít nhất một điểm đứng trước. 
- Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và một điểm cuối cùng. 
 Như vậy, theo phương pháp AON, mạng công việc là sự kết nối liên tục 
của các công việc. Trong quá trình xây dựng mạng công việc theo phương pháp 
d a 
b 
e 
c 
 Chương 8. Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 97 
AOA cần chú ý một số quan hệ cơ bản như quan hệ "bắt đầu với bắt đầu", quan 
hệ "hoàn thành với hoàn thành", quan hệ "bắt đầu với hoàn thành" và quan hệ 
"kết thúc với bắt đầu". 
2. Phương pháp PERT/CPM 
Một trong những kỹ thuật cơ bản để quản lý tiến độ dự án là Kỹ thuật 
Tổng quan Đánh giá Dự án (PERT - Program Evaluation and Review Technique) 
và Phương pháp Đường găng (Critical Path Method - CPM). 
Phương pháp đường găng (CPM) được công ty Dupont và Remington 
Rand phát triển trong cùng một thời kỳ để trợ giúp việc quản lý xây dựng và bảo 
trì các nhà máy hóa chất. Tuy có những nét khác nhau, như PERT giả định thời 
gian thực hiện các công việc thay đổi nhưng có thể tính được nhờ phương pháp 
xác suất còn CPM lại sử dụng các ước lượng thời gian xác định, nhưng cả hai kỹ 
thuật đều chỉ rõ mối quan hệ liên tục giữa các công việc, đều đặn đến tính toán 
đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ của các công việc. Do vậy, trong các 
sách báo khi đề cập đến phương pháp quản lý tiến độ thường viết đồng thời tên 
của hai phương pháp (PERT/CPM). Với mục đích chính là giới thiệu kỹ thuật 
quản lý tiến độ dự án nên phần dưới đây trình bày những nội dung cơ bản của hai 
phương pháp mà không đi sâu phân biệt sự khác nhau giữa hai phương pháp sử 
dụng để điều phối tiến độ. 
Về phương pháp thực hiện, có 6 bước cơ bản được áp dụng chung: 
1. Xác định các công việc (nhiệm vụ) cần thực hiện của dự án. 
2. Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc. 
3. Vẽ sơ đồ mạng công việc. 
4. Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc và sự kiện. 
5. Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện. 
6. Xác định đường găng 
Xây dựng sơ đồ PERT/CPM: PERT là một mạng công việc, bao gồm các 
sự kiện và công việc. Theo phương pháp AOA, mỗi công việc được biểu diễn 
bằng một đoạn thẳng nối 2 đỉnh (sự kiện) và có mũi tên chỉ hướng. Các sự kiện 
được biểu diễn bằng các vòng tròn (nút) và được đánh số liên tục theo chiều từ 
trái sang phải và trên xuống dưới, do đó, đầu mũi tên có số lớn hơn đuôi mũi tên. 
Một sơ đồ PERT chỉ có một điểm đầu (sự kiện đầu) và một điểm cuối (sự kiện 
cuối). 
Phương pháp trình bày PERT: 
Hai công việc nối tiếp nhau. Công việc b chỉ có thể bắt đầu khi a hoàn 
thành. 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 98 
Hai công việc hội tụ. Hai công việc a và b cùng hoàn thành tại sự kiện 3 
Hai công việc thực hiện đồng thời. Công việc a và b đều bắt đầu thực hiện 
từ sự kiện 2. 
Biến giả: Biến giả là một biến thể hiện một công việc không có thực, 
không đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện nhưng nó có tác dụng chỉ rõ mối 
quan hệ giữa các công việc và sự kiện trong sơ đồ PERT. Ví dụ, biến X trong mô 
hình dưới cho biết công việc d chỉ được thực hiện khi cả hai công việc a và b đã 
hoàn thành. 
a 
b 
b 
a 
b 
a 
c a 
b 
d 
X 
 Chương 8. Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 99 
Khi thiết lập sơ đồ mạng, gặp tình huống sử dụng biến giả, nếu không 
được chú ý đúng mức sẽ dẫn đến tình tràng vẽ sai và hậu quả là những nội 
dungquản lý dự án trên cơ sở sơ đồ mạng như quản lý nhân lực, chi phí ... cũng 
sẽ bị sai lệch. 
Sơ đồ PERT là cơ sở để xác định đường găng. 
Xác định đường găng: Đường găng là đường nối các sự kiện găng (hoặc 
công việc găng). Để quản lý tốt dự án, các công việc và sự kiện trên đường găng 
cần được quản lý chặt vì nếu bất cứ một công việc nào bị chậm trễ thì đều ảnh 
hưởng đến thời gian hoàn thành toàn dự án. 
3. Phương pháp biểu đồ GANNT 
Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cũng như kế 
hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Mục đích của 
GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác 
nhau của dự án. Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện 
ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ. 
Cấu trúc của biểu đồ: 
- Cột dọc trình bày công việc, thời gian tương ứng để thực hiện từng công 
việc được trình bày trên trục hoành. 
- Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài 
công việc. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các công 
việc. 
Tác dụng và hạn chế của GANTT 
Biểu đồ GANTT có một số tác dụng sau: 
• Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế 
của từng nhiệm vụ cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án. 
• Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình nhanh chậm của các công 
việc, và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, 
tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực 
cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý. 
• Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng để nhấn mạnh những vấn đề liên 
quan đặc biệt đến công việc. 
• Đôi khi người ta xây dựng 2 sơ đồ GANTT: một cho thời gian triển khai 
sớm nhất và một cho thời gian triển khai muộn nhất. Để xây dựng sơ đồ GANTT 
triển khai muộn người ta xuất phát từ sơ đồ GANTT triển khai sớm. Các công 
việc có thể triển khai muộn nhưng thời gian bắt đầu và kết thúc dự án không 
được thay đổi. 
Hạn chế GANTT 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 100 
• Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực 
hiện thì biểu đồ GANTT không thể chỉ ra đủ sự tương tác và mối quan hệ giữa 
các loại công việc. Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì 
việc thực hiện rất khó khăn phức tạp. 
• Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản 
ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau. 
Quan hệ giữa PERT và GANTT 
Do những lợi thế của sơ đồ GANTT nên trong nhiều trường hợp người ta 
chuyển PERT sang sơ đồ GANTT để tiện theo dõi. Từ sơ đồ PERT có thể 
chuyển trực tiếp thành sơ đồ GANTT hoặc thông qua sơ đồ PERT điều chỉnh. 
 Trong PERT điều chỉnh có nhiều nút (sự kiện) hơn vì mỗi công việc đều 
bắt đầu từ một nút riêng và kết thúc tại nút khác. Các mũi tên cho biết trình tự và 
độ dài của các công việc. Các đường đậm nét biểu hiện thời gian hoàn thành 
công việc các đường đứt nét biểu hiện độ trễ thời gian. 
 Từ PERT điều chỉnh vẽ được sơ đồ GANTT sau khi liệt kê tất cả các công 
việc cần thực hiện theo một trình tự nào đó. 
 Chương 8. Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 101 
Thực hành 
 Sử dụng phương pháp trong lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án. 
 Sử dụng phương pháp mạng công việc và PERT/CPM 
 Sử dụng phương pháp biểu đồ GANNT 
Câu hỏi 
1. Trình bày vai trò và đặc điểm quản lý dự án đầu tư? 
2. Trình bày nội dung của quản lý dự án đầu tư? 
3. Trình bày các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư? 
4. Trình bày phương pháp lập kế hoạch và quản lý tiến độ thực hiện dự 
án? 
Tài liệu tham khảo 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 102 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học kinh 
tế quốc dân, Hà Nội, 2008 
2. Hoàng Việt, Giáo trình lập và phân tích dự án đầu tư phát triển nông 
nghiệp nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001 
3. Nguyễn Ngọc Mai, Lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Giáo dục, Hà 
Nội, 2000 
4. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế 
quốc dân, Hà Nội, 2008 
5. Philip Kotler, Bàn về tiếp thị, NXB Trẻ, 2007 
6. Philip Kotler, Tiếp thị phá cách, NXB Trẻ, 2007 
7. Bùi Xuân Phong, Quản trị dự án đầu tư, Học viện công nghệ bưu 
chính viễn thông, Hà Nội, 2006 
8. Đỗ Trọng Hoài, Giáo trình quản trị dự án đầu tư, Trường Đại học Đà 
Lạt, 2002 
9. Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls, Kinh tế học (tập 1, 2), Tài 
liệu dịch, NXB Thống kê, 2001 
10. Nguyễn Đức Khương, Tổ chức soạn thảo và thẩm dịnh dự án đầu tư, 
NXB Giáo dục, 1993 
11. Nguyễn Xuân Thuỷ, Quản trị dự án đàu tư, NXB Chính trị quốc gia, 
Hà Nội, 1995 
12. Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động 
xã hội, Hà Nội, 2005 
13. Phan Đức Hiếu, Luật đầu tư năm 2005, NXB Giao thông vận tải, Hà 
Nội, 2006 
14. Giáo trình tài trợ dự án, Học viện ngân hàng, 2006 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_phan_2.pdf