Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1)

Tính sinh lời: Thực tiễn cho thấy, chẳng ai bỏ vốn, công sức để thực hiện

đầu t mà không tính toán đến lợi ích, lợi nhuận thu đợc từ hoạt động đầu t đó.

Những ngời có ý định đầu t đều hy vọng rằng, họ sẽ thu đợc lợi ích lớn hơn

chi phí đã bỏ ra. Nói cụ thể hơn là họ sẽ nhận đợc một khoản lợi nhuận từ hoạt

động đầu t đó. Chính niềm hy vọng đó là động lực của đầu t. Sẽ không có hoạt

động đầu t nếu không thấy có triển vọng sinh lời. Nói cách khác, khả năng sinh

lời là điều kiện tiên quyết của đầu t. Vì vậy, có thể khẳng định: Tính sinh lời là

đặc trng hàng đầu của đầu t.

Tính dài hạn: Đầu t đợc xem là quá trình tìm kiếm lợi ích. Đây là quá

trình cực kỳ gian nan, vất vả với biết bao công việc cụ thể phải tiến hành. Mục

đích của đầu t không thể ngày một, ngày hai là đạt đợc; Một khối lợng công

việc rất lớn trong đầu t không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Nói một

cách khác, hoạt động đầu t phải diễn ra trong một thời gian khá dài, thậm chí

rất dài. Vì vậy, tính dài hạn là một đăc trng của đầu t.

Tính rủi ro: Mục đích chủ yếu của đầu t là kiếm lời và điều này chỉ có

thể đạt đợc trong tơng lai, có khi là rất xa. Điều đó cũng có nghĩa là cái lời của

hoạt động đầu t cha chắc chắn. Chỉ khi nào thu hồi đợc đủ vốn và có lợi

nhuận mới có thể nói rằng chủ đầu t đã hoàn thành “sứ mệnh” của mình.

Việc hoàn thành “sứ mệnh” đó là một việc hết sức khó khăn, bởi trong

“hành trình” đầu t đã diễn ra biết bao điều bất ngờ, cho dù chủ đầu t có tài giỏi

và rất nhiều khả năng, kinh nghiệm cũng không thể lờng hết đợc. Những bất

ngờ đó sẽ dẫn đến rủi ro. Đầu t rất dễ gặp rủi ro, bởi lẽ đây là một lĩnh vực phức

tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - chính trị -

xã hội và cả tự nhiên.

 

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang baonam 8380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1)

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1)
Lời mở đầu 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 3 
Lời mở đầu 
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường 
có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý 
hoạt động đầu tư vừa là yêu cầu thực tế khách quan, vừa mang tính cấp bách. 
Trong sự đổi mới này, đầu tư theo dự án giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đây 
là vấn đề cần và phải được quan tâm ở nước ta hiện nay. 
Đẻ đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, được sự đồng ý của hội đồng khoa học 
và đào tạo trường Cao đẳng nghề Nam Định, Bộ môn Kế toán doanh nghiệp đã 
biên soạn cuốn Giáo trình Lập và phân tích dự án. 
Giáo trình Lập và phân tích dự án cung cấp cho sinh viên những kiến thức 
về đầu tư, dự án đầu tư, lập, phân tích dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư.Giáo 
trình Lập và phân tích dự án được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho các giáo 
viên, sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành kế toán và các chuyên ngành kinh tế 
khác. Giáo trình này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu tham 
khảo cho các giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị doanh 
nghiệp ở các cơ quan quản lý và kinh doanh. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc biên tập, nhưng chắc chắn cuốn 
sách không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của tất 
cả các bạn đồng nghiệp, của các anh chị em sinh viên và tất cả các bạn đọc để 
tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cuốn sách. Tác giả xin 
chân thành cám ơn tất cả các đồng nghiệp, đã giúp đỡ trong quá trình biên soạn 
cuốn sách này. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Bộ môn Kế toán doanh nghiệp
Chương 1. Một số nội dung cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 5 
chương I 
Một số nội dung cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư 
I. ĐầU TƯ Và ĐầU TƯ PHáT TRIển 
1. Khái niệm về đầu tư 
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây đã khẳng 
định vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và từng 
doanh nghiệp nói riêng. Đầu tư cho tương lai đóng vai trò then chốt quyết định 
vận hội kinh tế của các quốc gia, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. 
Những nước tiêu dùng phần lớn thu nhập của mình, có mức đầu tư thấp, tốc độ 
tăng trưởng kinh tế sẽ không cao, ngược lại, tỷ lệ đầu tư tính theo GDP tăng, tốc 
độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao; Những doanh nghiệp không chú trọng đầu tư sẽ 
khó thích nghi và phát triển trong kinh tế thị trường, sản phẩm tiêu thụ dễ bị suy 
yếu, doanh số bán ra bị giảm sút, sản xuất - kinh doanh sẽ trì trệ. 
 Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều cách hiểu (quan niệm) khác nhau về đầu tư. 
Các nhà kinh tế vĩ mô cho rằng: “Đầu tư là đưa thêm một phần sản phẩm cuối 
cùng vào kho tài sản vật chất sản sinh ra thu nhập của quốc gia hay thay thế các 
tài sản vật chất đã hao mòn”. David Begg, nhà kinh tế học nổi tiếng cho rằng: 
“Đầu tư là việc các hãng mua sắm tư liệu sản xuất mới”. Xuất phát từ nguồn gốc 
của đầu tư, SamuelSon chỉ ra rằng: “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để 
tăng tiêu dùng cho tương lai. Thay vì ăn nhiều bánh pizza hôm nay, chúng ta hãy 
xây dựng các lò bánh nướng để có thể sản xuất ra nhiều bánh pizza hơn cho tiêu 
dùng ngày mai”. 
 Dù được nhìn nhận dưới góc độ nào đi chăng nữa thì công cuộc đầu tư đều 
phải bỏ vốn ban đầu và mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Lợi ích dự kiến thu được 
của công cuộc đầu tư phải lớn hơn chi phí bỏ ra cho công cuộc đầu tư đó và đạt 
được mục tiêu không thể một sớm một chiều mà cần phải có một khoảng thời 
gian khá dài nhất định. 
Như vậy, có thể hiểu: “Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, 
nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong 
một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội”. 
Thực chất của hoạt động đầu tư là tìm kiếm lợi ích đối với chủ đầu tư và lợi ích 
kinh tế - xã hội đối với đất nước. 
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau: 
 Tính sinh lời: Thực tiễn cho thấy, chẳng ai bỏ vốn, công sức để thực hiện 
đầu tư mà không tính toán đến lợi ích, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó. 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 6 
Những người có ý định đầu tư đều hy vọng rằng, họ sẽ thu được lợi ích lớn hơn 
chi phí đã bỏ ra. Nói cụ thể hơn là họ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ hoạt 
động đầu tư đó. Chính niềm hy vọng đó là động lực của đầu tư. Sẽ không có hoạt 
động đầu tư nếu không thấy có triển vọng sinh lời. Nói cách khác, khả năng sinh 
lời là điều kiện tiên quyết của đầu tư. Vì vậy, có thể khẳng định: Tính sinh lời là 
đặc trưng hàng đầu của đầu tư. 
Tính dài hạn: Đầu tư được xem là quá trình tìm kiếm lợi ích. Đây là quá 
trình cực kỳ gian nan, vất vả với biết bao công việc cụ thể phải tiến hành. Mục 
đích của đầu tư không thể ngày một, ngày hai là đạt được; Một khối lượng công 
việc rất lớn trong đầu tư không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Nói một 
cách khác, hoạt động đầu tư phải diễn ra trong một thời g ... có thể lựa chọn được nội dung kỹ thuật tối 
ưu nhất, thì phải sử dụng nhiều phương pháp với những dữ liệu khác nhau. Mỗi 
phương pháp này đều phải nghiên cứu tỉ mỉ với các số liệu tính toán chi tiết. 
Ii. Nội dung nghiên cứu của giải pháp kỹ thuật dự án 
Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung nghiên cứu kỹ thuật có mức 
độ phức tạp khác nhau, không có một mô hình tiếp cận nào về mặt nghiên cứu 
kỹ thuật có thể thích ứng được tất cả các loại dự án. Trong đó mô hình nghiên 
cứu kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp tương đối đầy đủ 
các vấn để về kỹ thuật cơ bản như sản phẩm của dự án, công nghệ và trang thiết 
bị, nguyên liệu, địa điểm 
Do đó, tuỳ theo từng dự án cụ thể mà các vấn đề kỹ thuật được chú trọng 
xem xét ở mức độ khác nhau trong nghiên cứu. Dự án càng lớn các vấn đề kỹ 
thuật càng phức tạp, càng cần phải sử lý nhiều thông tin. ở đây chúng ta xem xét 
nội dung nghiên cứu kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp. 
Đối với các dự án thuộc các ngành khác làm tham khảo nhưng nhất thiết phải 
chú ý đầy đủ đến các đặc thù của ngành mình. 
1. Mô tả sản phẩm của dự án 
Sau khi nghiên cứu thị trường, thì người soạn thảo đã chọn sản phẩm sẽ 
đưa vào sản xuất. Nhưng việc mô tả đặc tính kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật 
khác, có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn công nghệ và phương pháp sản 
xuất sản phẩm đó, đến việc lựa chọn nguyên vật liệu cho phù hợp. Mô tả sản 
phẩm phải nêu bật được các điểm chính sau: 
- Mô tả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm: Kích thức, 
hình dáng 
- Mô tả các đặc tính: Lý, hoá, cơ của sản phẩm. 
- Mô tả tính năng, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm. 
Ngoài ra, còn phải so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm tương tự 
trong nước và ngoài nước, so sánh với tiêu chuẩn kinh tê, kỹ thuật quốc gia và 
quốc tế quy định với sản phẩm. Các sản phẩm của dự án bao gồm: sản phẩm 
chính, sản phẩm phụ và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. 
2. Lựa chọn phương án kỹ thuật theo yêu cầu về sản phẩm của dự án 
2.1. Khái quát các phương án đầu tư 
Để sản xuất sản phẩm, thực hiện mục tiêu đã đề ra, dự án có thể áp dụng 
một trong các hình thức đầu tư sau: 
- Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc 
mới toàn bộ. 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 48 
- Đầu tư cải tạo, mở rộng: Trên cơ sở nhà máy xí nghiệp đã có sẵn, chỉ đầu 
tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện có đã lạc hậu, hoặc mở 
rộng hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp với quy mô lớn hơn. Hình thức 
đầu tư này có thể phân ra làm hai loại: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo 
chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật và 
công nghệ lặp lại như cũ. Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư để mở rộng sản xuất 
bằng kỹ thuật và công nghệ tiến bộ và hiệu quả hơn. 
2.2. Các căn cứ để lựa chọn 
Đối với các loại sản phẩm hoàn toàn mới thì thông thường phải đầu tư 
mới, ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có, ngoại trừ phần kết cấu hạ tầng. 
Đối với các loại sản phẩm không phải lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam thì 
có thể lựa chọn hình thức đầu tư mới hoặc đầu tư cải tạo mở rộng trên cơ sở tận 
dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị  đã có, mở rộng thêm, đầu tư theo chiều 
sâu. Nếu tận dụng được các cơ sở vật chất sẵn có nhiều khi sẽ tiết kiệm được vốn 
đầu tư cũng có lợi hơn phương án đầu tư mới. Do đó cần phải tính toán cụ thể, 
chỉ nên quyết định sau khi đã so sánh các phương án về các mặt kinh tế - kỹ 
thuật, có xét đến khả năng phát triển trong tương lai. 
Nếu tận dụng cơ sở hiện có, cải tạo, mở rộng thêm, thì người soản thảo dự 
án cần phải mô tả cơ sở hiện có với các nội dung sau: 
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay. 
- Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện có. 
- Thống kế tài sản cố định hiện có, gồm các công trình kiến trúc, thiết bị 
máy móc, phương tiện vận tải 
iii. Xác định công suất của dự án 
Để có phương án công nghệ thích hợp, trước hết phải xác định công suất 
hoặc năng lực phục vụ của dự án. Công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án 
được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được thực 
hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép. Ví dụ: đối với các 
dự án sản xuất, đơn vị đo công suất dự án xẽ là lượng sản phẩm được sản xuất ra 
trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm); đối với thực hiện các hoạt động 
dịch vụ như dự án xây dựng một trường học, năng lực phục vụ của dự án có thể 
là số phòng học hoặc số học sinh; đối với dự án xây dựng một bệnh viện, năng 
lực phục vụ của dự án được đo bằng số giường bệnh 
Qua phân tích thực tế cho thấy những dự án có công suất lớn có những ưu 
điểm như: dễ áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí tính cho một sản phẩm có thể 
hạ; nhưng mặt khác công suất lớn cũng có những nhược điểm như: đòi hỏi vốn 
lớn, thời gian hoàn vốn lâu, thiệt hại lớn khi nhu cầu thị trường đột nhiên giảm 
xuống Những dự án có công suất nhỏ có ưu điểm là đòi hỏi vốn it, xây dựng 
 Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 49 
nhanh, thu hồi vốn nhanh, dễ thay đổi thích ứng với thị trường. Nhưng công suất 
nhỏ có những nhược điểm như khó áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí cho một 
sản phẩm có thể lớn 
1. Công suất thiết bị máy móc 
1.1. Công suất lý thuyết 
Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể đạt đến trong 
các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc, thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365 
ngày/năm. Công suất lý thuyết chỉ tính để biết, chứ không thể đạt được. 
1.2. Công suất thiết kế 
Công suất thiết kế là công suất mà thiết bị có thể thực hiện được trong 
điều kiện sản xuất bình thường. Những điều kiện snả xuất bình thường là: 
- Máy móc, thiết bị hoạt động theo đúng quy trình công nghệ, không bị 
gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước, như bị hỏng đột xuất, bị cúp 
điện 
- Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ 
Công suất của máy móc thiết bị là một đại lượng vật lý thuộc về tính năng 
của máy, được xác định khi thiết kế máy và được chỉ rõ trong cathalogue của 
máy. 
2. Xác định công suất dự án 
2.1. Công suất khả thi 
Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được 
và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
Căn cứ để lựa chọn công suất khả thi của dự án: 
Khi lựa chọn công suất khả thi cho dự án phải dựa trên các căn cứ và chỉ 
tiêu sau: 
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại 
sản phẩm của dự án. 
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư. 
- Các thông số kĩ thuật và kinh tế của các máy móc hiện có, thông thường 
trên thị trường chỉ có bán các máy móc và dây truyền công nghệ với những công 
suất xác định (trừ trường hợp đặt hàng cụ thể thì chủ đầu tư có thể mua máy móc 
đúng với công suất theo ý muốn). 
- Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên 
vật liệu phải nhập khẩu. 
- Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 50 
đầu tư. 
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công xuất. 
- Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc thiết bị có 
công suất tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của dự án, có thể có 
những trục trặc bất thường (Ví dụ, như trục trặc về kỹ thuật, trục trặc trong cung 
cấp các yếu tố đầu vào), nếu chọn thiết bị có công suất bằng với công suất khả 
thi thì không đáp ứng được yêu cầu của dự án. Do đó, người soạn thảo phải chọn 
thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi của dự án và thông thường cao 
hơn khoảng 10%. 
Khi đã mua được máy móc thiết bị cho dự án, dựa vào công suất thiết kế 
của máy móc thiết bị này để xác định công suất thiết kế cho dự án. 
2.2. Công suất thiết kế 
Công suất thiết kế của dự án được tính dựa vào công suất thiết kế của máy 
móc, thiết bị chủ yếu trong một giờ và số giờ làm việc trong một năm. 
Khi tính công suất thiết kế thì số ngày làm việc trong một năm thường lấy 
bằng 300 ngày, còn số ca/ngày, số giờ/ca lấy theo dự kiến trong dự án, thông 
thường có thể tính 1ca/ngày hoặc 1,5ca/ngày; 8 giờ/ca. 
2.3. Công suất thực tế 
Công suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong 
từng năm khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế những năm hoạt động 
ổn định của dự án sẽ bằng công suất khả thi của dự án. Do phải tính đến những 
trục trặc bất thường như đã kể trên nên công suất đó chỉ nên tính tối đa bằng 
90% công suất thiết kế của dự án. Thông thường trong những năm đầu, do phải 
điều chỉnh máy móc, công nhân chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu 
thụ sản phẩm chưa ổn định cho nên năm đầu các dự án thường chỉ đạt được 
50% công suất thiết kế và tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định. 
2.4. Công suất tối thiểu 
Công Suất tối thiểu là công suất tương ứng với điểm hoà vốn của dự án. Ta 
không thể chọn công suất thực tế của dự án nhỏ hơn công suất hoà vốn, vì làm 
Công suất 
thiết kế 1 năm 
Số giờ 
làm việc 
trong 1 ca 
Số ca 
trong 
1 ngày 
Số ngày 
làm việc 
trong 1 năm 
= x x x 
Công suất 
thiết kế trong 
1h của máy móc 
thiết bị chủ yêu 
 Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 51 
như vậy dự án sẽ bị lỗ. 
2.5. Lựa chọn công suất của dự án. 
a. Căn cứ lựa chọn công suất. 
Công suất của dự án được lựa chọn như thế nào tùy thuộc vào các yếu tố 
sau đây: 
- Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án và khả năng chiếm 
lĩnh thị trường (thị phần của dự án). 
- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, đặc biệt là các loại nguyên vật 
liệu phải nhập khẩu hoặc phải tạo nguồn trong một thời gian dài. 
- Khả năng mua được máy móc thiết bị có công suất phù hợp. 
- Năng lực tổ chức, điều hành sản xuất, trình độ tay nghề của người lao 
động. 
- Khả năng về vốn đầu tư. 
Khi các yếu tố về thị trường, về nguồn cung cấp các đầu vào có khả năng 
xảy ra các biến động, rủi ro hoặc không xác định được chính xác; hay khi có sự 
hạn chế về vốn đầu tư, về khả năng điều hành, khả năng sản xuất... người ta 
thường áp dụng phương pháp phân kỳ đầu tư: chia quá trình đầu tư thành nhiều 
giai đoạn và nâng dần công suất cho đến khi đạt công suất yêu cầu. Phương pháp 
phân kỳ đầu tư có những ưu điểm sau: 
- Không phải bỏ vốn đầu tư một lúc quá lớn. 
- Các yếu tố đầu vào, đầu ra được ổn định dần qua từng giai đoạn. 
- Bộ máy điều hành cũng dần thích nghi; công nhân sản xuất được rèn 
luyện, đào tạo. 
- Hạn chế được tổn thất khi có những biến động đột xuất bất lợi. 
Do những ưu điểm trên nên phương pháp này được áp dụng rộng rãi hiện 
nay. Việc phân kỳ, chia ra bao nhiêu giai đoạn và mỗi giai đoạn đầu tư dài hay 
ngắn tuỳ thuộc từng dự án cụ thể. Thông thường người ta phân kỳ đầu tư thành 2 
hoặc 3 giai đoạn, nếu phân ra quá nhiều giai đoạn sẽ gây khó khăn cho việc tổ 
chức thực hiện. 
b. Trình tự xác định công suất của dự án bao gồm các bước sau đây. 
- Thông qua việc xác định nhu cầu thị trường và thị phần mà dự án sẽ 
chiếm lĩnh, chúng ta xác định công suất bình thường có thể của dự án, đây chính 
là số sản phẩm dự án cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. 
- Xác định công suất tối đa danh nghĩa. Công suất tối đa danh nghĩa bằng 
công suất bình thường có thể của dự án cộng thêm với số sản phẩm cần thiết để 
bù vào phần hao hụt, tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 52 
bốc dỡ. 
- Xác định công suất sản xuất của dự án. Đây là lượng sản phẩm mà dự án 
cần sản xuất trong một giờ (hoặc một ca) để đảm bảo công suất tối đa danh 
nghĩa đồng thời có tính đên thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy 
móc thiết bị. 
3. Lựa chọn máy móc thiết bị cho dự án 
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thiết bị máy móc 
- Nhu cầu của thị trường với sản phẩm 
- Nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất 
- Khả năng tài chính, ngoại tệ (đối với máy móc nhập khẩu) 
- Nguồn cung cấp thiết bị máy móc (trong nước, hay nước ngoài0 
- Chính sách bảo hộ mậu dịch của Việt Nam 
3.2. Tiêu chuẩn để lựa chọn thiết bị máy móc cho dự án 
- Nhà cung cấp thiết bị máy móc có uy tín để đảm bảo tính tốt bền, chất 
lượng cao của thiêt bị máy móc. 
- Phù hợp bới công suất của dự án. 
- Đảm bảo tính đồng bộ của thiết bị máy móc. 
- Cho phép sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị 
trường trong nước và ngoài nước. 
- Máy móc phải thích hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam về thời 
tiết, khí hậu, độ ẩm, về năng lượng sử dụng, về trình độ tay nghề của công nhân 
điều khiển v.v... 
- Phụ tùng đơn giản dễ kiếm và có thể sử dụng những phụ tùng thay thế dễ 
dàng. 
- Giá cả và hình thức thanh toán hợp lý. 
3.3. Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bị 
Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án , phải lập bảng liệt 
kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các 
thiết bị máy móc thành các nhóm sau đây: 
- Máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất. 
- Thiết bị phụ trợ; 
- Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền.; 
- Thiết bị và dụng cụ điện; 
- Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, dụng cụ, phòng thí 
 Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 53 
nghiệm; 
- Thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế; 
- Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. 
- Các loại xe đưa đống công nhân, xe con, xe tải; 
- Các máy móc, thiết bị khác. 
Giá mua các loại thiết bị này có thể sử dụng bảng hiện giá 
(ProFormainvoice) hoặc tham khảo các thông tin qua các cơ quan đại diện, các 
chuyên gia kỹ thuật. Để có thể mua được thiết bị mong muốn với giá phải chăng 
nên dùng phương thức đấu thầu. Giá này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí mua 
bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyện 
chuyên môn, chi phí lắp ráp, vận chuyển... Đối với máy nhập, dùng giá CIF + chi 
phí bảo hiểm, bốc dỡ, vận chuyển đến tận nhà máy. 
Nếu chi phí lắp đặt máy móc thiết bị tính tách riêng thì có thể ước lượng 
từ 1-15% hay hơn nữa tuỳ thuộc vào loại thiết bị và tính chất phức tạp của việc 
lắp đặt. 
Nếu thời gian giao máy trên 18 tháng thì phải dự kiến tốc độ trượt giá. 
Bảng: Danh mục các trang thiết bị cho dự án. 
Danh mục 
thiết bị 
Xuất sứ 
Tính năng 
kỹ thuật 
Số lượng 
Ước tính 
đơn giá 
Tổng chi 
phí 
Giáo trình lập và phân tích dự án 
 Trường Cao đẳng nghề Nam Định 54 
Thực hành 
 Tính toán lựa chọn công suất cho dự án 
Câu hỏi 
1. Hãy trình bày vai trò và yêu cầu của phân tích kỹ thuật? 
2. Trình bày khái quát nội dung của phân tích kỹ thuật trong dự án đầu tư? 
3. Trình bày các bước khi xác định công suất khả thi và mức sản xuất dự 
kiến? 
4. Trình bày việc xác định công suất thiết kế, công suất thực tế, công suất tối 
thiểu trong dự án? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_phan_1.pdf