Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt

1, Khái niệm thư pháp

Là cách thức thể hiện tâm trạng và cảm xúc của người viết thông con chữ,

không chỉ đơn thuần chữ đẹp, được viết bằng cọ gọi là thư pháp. Muốn có một tác

phẩm thư pháp đẹp, có chiều sâu, tác phẩm phải chứa đựng thông điệp của người

viết và bảo tính mỹ thuật của chữ viết qua: nét chữ, cách thức trình bày , hình dáng

câu chữ , màu sắc .Vì vậy ta có thể gọi thư pháp là cách biểu lộ tâm ý của người

viết thông qua ngôn ngữ viết hay có thể gọi là môn nghệ thuật biểu lộ tâm – ý của

con người thông qua ngôn ngữ viết. Có thể nói, thư pháp đã trở thành một môn

nghệ thuật dùng để thể hiện tâm tư tình cảm của con người, chứa đựng giá trị

truyền thống dân tộc mang tính chất giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan

trong cuộc sống. Văn phòng tứ bảo trong thư pháp gồm: Bút, Nghiên, Mực và gấy.

2. Các lối viết thư pháp

2.1 Chữ chân phương

Là lối viết chữ phổ biến nhất, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, nét bút có sự uyển

chuyển đậm nhạt khác nhau nhưng không làm mất đi cấu trúc chính của chữ. Chính

vì đặc điểm dễ đọc, dễ viết như thế mà lối viết thư pháp chân phương phát triển

mạnh và phổ biến nhất. (Hình 1.1, Hình 1.2)

Là cách thể hiện chữ thành những hình tượng khác nhau, có thể biến hóa

con chữ để mang những hình ảnh mà người viết muốn miêu tả, đánh lừa thị giác

của người xem vì tác phẩm nặng về hình hơn chữ (Hình 1.3). Ở lối viết chữ này tuy

rằng khó đọc nhưng người xem có thể cảm nhận được ý của tác giả qua những hình

ảnh ẩn trong tác phẩm.

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang baonam 11060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt

Giáo trình Hội họa - Viết thư pháp Việt
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VIẾT THƯ PHÁP VIỆT 
 NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
1 
 Lào Cai, tháng 8/2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Cùng với sự phát triển của các ngành nghệ thuật nước nhà, thư pháp Việt – 
Dù sinh sau nhưng cũng đã khẳng định được vị trí vai trò trong đời sống xã hội. 
Nắm được sự thích ứng đó - Trường Cao Đẳng cộng đồng Lào Cai đã mạnh dạn 
đưa môn thư pháp Việt vào chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục chung 
của nhà trường. Với tiêu chí đổi mới, sáng tạo và hội nhập, vừa tiếp thu sự tiến bộ 
khoa học kỹ thuật vừa kế thừa giá trị truyền thống. 
 Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ thuật vô cùng độc đáo, điều đó thể 
hiện ở tính đại chúng, từ trẻ tới già, từ gái tới trai đều có thể học tập và rèn luyện. 
Ngay cả đến những người khuyết tật cũng có thể học. 
 Điều thú vị nhất trong việc học thư pháp chính là khi đã luyện đến phần viết 
tác phẩm, chúng ta sẽ có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với những câu nói rất hay, 
những câu ca dao, tục ngữ, những lời dạy của cổ nhân. những bài học được đúc rút 
từ kinh nghiệm thực tế của những người nổi tiếng. 
 Và để viết được một tác phẩm thư pháp đẹp, đương nhiên các bạn cũng phải 
hiểu được một phần ý nghĩa của câu nói, hoặc của từng con chữ để thể hiện rõ nhất 
cái “chất” của câu nói, con chữ ấy. Việc thẩm thấu những triết lý thông qua việc 
luyện tập thư pháp vừa giúp bạn nhớ được những câu nói, vừa giúp bạn áp dụng 
vào cuộc sống, cải thiện thêm về tâm hồn cá nhân. 
 Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi 
người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và 
quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các 
đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 
 Lào Cai, tháng năm 2019 
 Người biên soạn 
 Nguyễn Huy Hiệp 
 3 
1 
 NỤC LỤC 
Bài 1: Tìm hiểu về thư pháp ....................................................................................... 6 
 I. Giới thiệu về thư pháp, các lối viết thư pháp. ..................................................... 7 
 1, Khái niệm thư pháp ........................................................................................ 7 
 2. Các lối viết thư pháp ...................................................................................... 7 
 3, Dụng cụ viết thư pháp (Văn phòng tứ bảo) ................................................... 9 
 4. Những dụng cụ khác ..................................................................................... 17 
 II. Tìm hiểu về một số nền thư pháp tiêu biểu ..................................................... 20 
 1, Thư pháp Trung Hoa .................................................................................... 21 
 2, Thư pháp Nhật Bản ...................................................................................... 21 
 3, Thư pháp các quốc gia hồi giáo ................................................................... 21 
 4, Thư pháp các nước phương Tây .................................................................. 22 
 III. quá trình hình thành thư pháp Việt. ............................................................... 22 
 1, Qúa trình hình thành thư pháp Việt (Thư pháp chữ quốc ngữ) ................... 22 
Bài 2 Luyện nét và cách viết các chữ cái cơ bản trong thư pháp ........................... 24 
 I. Yêu cầu chung ................................................................................................... 24 
 1. Tư thế viết ..................................................................................................... 24 
 2. Cách cầm bút ................................................................................................ 27 
 3. Cách pha và lấy mực .................................................................................... 28 
 II. Luyện nét ......................................................................................................... 30 
 1. Bút pháp căn bản.......................................................................................... 30 
 4 
1 
 2, Ứng dụng bút pháp căn bản vào thư pháp Việt (Thư pháp chữ Quốc ngữ) 39 
 III. Viết các chữ in hoa, chữ thường và dấu theo lối thư pháp ........................... 48 
 1, Bộ chữ in hoa ............................................................................................... 48 
 2, Bộ chữ thường .............................................................................................. 49 
 3, Bộ dấu và số .................................................................... ... ờng 
mình hay luyện tập nét ngang cao bằng tàng phong để hiểu được kết cấu của nét 
tàng phong khi thay đổi góc cạnh sẽ ra sao 
c) Dọc nhọn 
 Nét giúp bạn hiểu được cách chuyển từ khởi bút là một nét to sang thu bút là 
một nét nhỏ theo chiều dọc. 
2.3 Bộ nét cong 
a) Cong ngắn 
b) Cong dài 
c) Cong cao đều 
d) Cong thấp đều 
2.4 Bộ nét lượn 
 Nét lượn tạo ra cảm giác mềm mại, uyển chuyển cũng như thay đổi đột ngột 
trong nội dung tác phẩm, bộ nét lượn cũng chia ra thành các kiểu khác nhau khi áp 
dụng phương thức hành bút khác nhau. 
 Nét lượn có tính ứng dụng rất lớn trong thư pháp chữ Việt, đặc biệt trong các 
thể chữ như Phong thể, Thủy thể, nét lượn dường như phát huy tối đa công dụng 
của nó khi giúp cho người viết thay đổi về phương hướng, góc cạnh. 
 42 
1 
a) Lượn dọc 
 Lượn dọc thường được sử dụng để tạo ra dấu hỏi “?” trong thư pháp Việt, 
đôi khi phần thu bút to hơn phần đầu, nhưng khi tập chúng ta tập như hình (Hình 
2.32). 
 Bắt đầu bằng một nét viên bút và kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nét 
lượn dọc này là sự kết hợp của hai nét cong ngược chiều mà thành, để luyện được 
bạn cần lưu ý hành bút thu nhỏ dần ở giữa nét và mở rộng trở lại ở đoạn thu bút. 
Tạo cho nét có phần đầu viên bút lớn nhất. 
 Hình 2.32 
b) Lượn dọc nhọn 
 Thay vì kết thúc bằng viên bút như nét lượn dọc phía trên, nét lượn dọc nhọn 
thay đổi thu bút bằng lộ phong để giúp bạn hiểu cách kết thúc nét uốn lượn bằng 
việc tận dụng đức “Kiện” của bút và Đề bút đúng cách (Hình 2.32). 
 43 
1 
c) Lượn ngang thường 
 Bắt đầu bằng một nét viên bút, kết thúc cũng bằng một nét viên bút. Nếu bạn 
để ý các nét viên bút có đầu hơi hướng vào trong sẽ tạo cho nét có vẻ căng tràn và 
nhiều sức sống (Hình 2.33). 
 Hình 2.33 
 Nét lượn ngang thường được dùng để tạo ra dấu ngã “~” trong thư pháp Việt. 
Bên cạnh đó, nét này cũng được sử dụng để tạo nên những đoạn chuyển tiếp 
thường thấy khi bạn liên bút giữa các ký tự với nhau trong thể chữ. 
d) Nét lượn ngang nhọn 
 Khác với lượn ngang thường, nét lượn ngang nhọn có phần thu bút là lộ 
phong giúp người viết hiểu được cách thu bút nhỏ lại theo chiều ngang (Hình 2.34). 
Đối với cả nét lượn dọc nhọn và lượn ngang nhọn bạn đều có thể thử vừa nhấc bút 
vừa xoay bút để đầu lông bút chụm lại nhằm tạo ra thu bút lộ phong. 
 44 
1 
 Hình 2.34 
 Dưới đây là một số biến thể khác của nét ngang lượn với phần thu bút to hơn 
phần khởi bút (Hình 2.35) và biến đổi việc sử dụng viên bút với trung phong hành 
bút thành phương bút với thiên phong hành bút để tạo ra nét lượn mới góc cạnh hơn 
(Hình 2.36). 
 Hình 2.35 Hình 2.36 
2.5 Bộ nét vòng 
a) Nét lượn thuận và nét lượn nghịch 
 Nét vòng trong thư pháp Việt được sử dụng khá nhiều vì nó có thể tạo ra 
nhiều ký tự như chữ “a”, chữ “o”, chữ “g”, “h”, “p”, “q”, “r”. Bởi vậy luyện tập nét 
vòng là một trong những bước quan trọng giúp người mới bắt đầu tạo ra được 
những con chữ đẹp. (Hình 2.37). 
 Hình 2.37 
 45 
1 
b) Lượn thuận vòng và nghịch vòng 
 Nét này kết hợp với thuận vòng có thể tạo ra chữ “g”, hoặc kết hợp với chữ 
“u” sẽ tạo ra chữ “y”. (Hình 2.38) 
 Nét lượn thuận vòng chú ý khởi bút là viên thì hành bút trung phong từ trên 
xuống dưới theo đường cong, đến độ dài mong muốn chuyển hướng ngược lên đi 
quá phần khởi bút rồi thu bút. Phần hành bút phía dưới lưu ý án bút để nét có được 
sự to dầy, chắc chắn 
 Hình 2.38 
 Nét lượn nghịch vòng là nét tạo ra chữ “h” và “r”: bạn chỉ cần làm ngược lại 
với nét thuận vòng là được. 
 Lưu ý: Bạn có thể thay đổi hành bút của hai nét này bằng sự kết hợp của 
một nét thẳng và một nét cong để tạo ra chữ “g” hoặc chữ “h” với một cạnh 
thẳng. 
2.6 Bộ nét phác 
 Như đã giới thiệu trong các phần trước đó, nét phác là một trong những nét 
mà phần đầu là phương bút, phần thu bút là lộ phong, chính vì thế, việc bạn luyện 
tập nét phác sẽ giúp bạn có được cảm giác phóng bút thoải mái nhưng vẫn trong 
kiểm soát, nét phác dứt khoát, phóng khoáng, chính xác là một điều vô cùng khó 
làm, một trình độ mới, cảm giác khó khăn hơn nhiều so với tập các nét trước đó. 
a) Phác ngang 
 Sử dụng lộ phong khởi bút để tạo một góc tam giác với bụng nét hướng 
xuống dưới. Thiên phong hành bút theo chiều ngang và nhấc bút dần để thực hiện 
lộ phong thu bút. Khi kết thúc, nét tạo ra một hình tam giác lệch có cạnh dài nhất 
 46 
1 
nằm phía trên, đi thẳng cho cảm giác mạnh mẽ, phóng khoáng. Thực hiện tương tự 
với hướng dọc ta được Nét phác dọc, phác cao, phác thấp,( Hình 2.39) 
 Hình 2.39 Hình 2.40 Hình 2.41 
b) Phác ngược 
 Là nét phác có phần bụng ngược lại với chiều của các nét phác thuận. Bạn 
hình dung nét phác ngang đầu tiên có phần bụng hướng xuống phía dưới thì ta có 
phác ngược với phần bụng hướng lên trên. ( Hình 2.40). 
 Trong thư pháp nét phác không nhất thiết phải có cạnh thẳng, đôi khi nó có 
thể đi theo hướng cong như hình bên để tạo ra nét phác ngược cong (Hình 2.41). 
2.7 Bộ nét hất 
 Nét hất là một nét đặc biệt, sử dụng kỹ thuật lộ phong để tạo thành, nét hất 
kế thừa từ thư pháp Trung Hoa, nhưng đối với thư pháp Việt, nét hất được biến đổi 
đi đôi chút để phù hợp với con chữ và hệ chữ la tinh. 
Lưu ý : giữa sử dụng trung phong và thiên phong. 
 Đối với nét hất mà hành bút của bạn sử dụng trung phong hành bút, nét hất 
giống như sự kết hợp giữa nét viên bút và nét chấm giọt. 
 47 
1 
 Còn khi bạn sử dụng thiên phong hành bút, nét hất lại giống như bạn kết hợp 
giữa nét tàng phong (hoặc phương bút) với nét phác. 
 Một mẹo nhỏ là bạn hãy xoay bản bút chéo 45 độ (trùng với hướng mà bạn 
muốn hất) để thực hiện động tác hất. Như vậy sẽ giúp cho nét hất dễ được tạo ra 
hơn. 
2.8 Bộ nét chấm 
 Điểm đặc biệt của nét chấm trong thư pháp chính là sự biến hóa đến vô cùng 
rất nhiều các kiểu biến thể khác nhau, nét chấm được tạo ra do sự kết hợp trực tiếp 
giữa khởi và thu bút của một nét (bỏ qua phần hành bút) mà thành. Chính vì vậy có 
một vài nét chấm bạn có thể sẽ thường xuyên nhìn thấy, cụ thể: Chấm vuông, chấm 
tròn, chấm giọt, chấm nghiên, chấm xoáy (Hình 2.42) 
 Hình 2.42 
 Các nét đều được viết tương tự như bút pháp căn bản, chỉ việc thực hiện khởi 
bút và thu bút là sẽ được một nét chấm mới. 
III. Viết các chữ in hoa, chữ thường và dấu theo lối thư pháp 
 Trong thư pháp có nhiều lối viết, trong mỗi lối viết thì có nhiều bộ chữ khác 
nhau, dưới đây là một bộ chữ trong lối viết chân phương. 
1, Bộ chữ in hoa 
 48 
1 
2, Bộ chữ thường 
 49 
1 
3, Bộ dấu và số 
 50 
1 
4, Một số bộ chữ tham khảo 
 51 
1 
 52 
1 
Bài 3: Thực hiện bố cục chữ trong tranh thư pháp 
A. Mục tiêu 
 Kết thúc bài người học đạt được 
- Kiến thức 
+ Nêu được các dạng bố cục cơ bản của tranh thư pháp 
+ Phân biệt được các dạng bố cục cơ bản 
- Kĩ năng 
+ Thực hiện được một dạng bố cục thư pháp tự chọn 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Có nhu cầu tìm tòi các dạng bố cục mới để thực hiện 
B. Nội dung 
I, Lý thuyết 
1, Tìm hiểu về bố cục tranh thư pháp 
 Thư pháp chữ Việt tiếp biến thư pháp chữ Hán nên trong quá trình phát triển 
có mối tương liên chặt chẽ với thư pháp chữ Hán. 
Có thể phân loại bố cục thư pháp chữ Việt gồm những diện hình sau: 
-Bố cục thư pháp chữ Việt theo phong cách cổ điển 
- Bố cục thư pháp chữ Việt theo phong cách cách tân. 
 Bố cục thư pháp chữ Việt thường không chú trọng đến lạc khoản như thư 
pháp chữ Hán nhưng rất chú trọng việc đóng dấu thủ chương và danh chương. Màu 
mực đỏ của ấn chương tạo nên sắc thái trang trọng đồng thời xác định tác giả (vì 
mỗi người thủ bút có thủ chương và danh chương riêng). Trong quá trình sáng tạo 
nghệ thuật thư pháp, người thủ bút luôn luôn sáng tạo phong cách cá nhân. Điều đó 
góp phần đưa nền thư pháp nước nhà phong phú và đa dạng. 
 53 
1 
 Chương pháp là bố cục sắp xếp các nét với nhau, chữ với chữ, hàng với 
hàng. Mục đích sao cho trên dưới ứng thích, phải trái có sự tương hỗ liên kết toàn 
bộ nội dung. Khi nhìn tác phẩm chúng ta có thể thấy được một thể thống nhất. 
 Từ việc thực hiện một tác phẩm có kích thước to. Chép một câu thơ lên bức 
tranh hay kí tên, đóng dấu đều phải nghiên cứu, ứng dụng chương pháp. 
 Chương pháp (bố cục) là yếu tố đầu tiên mà người thưởng lãm cảm nhận 
được. Một bố cục đẹp, ấn tượng sẽ gây sự chú ý và thu hút người xem. Còn ngược 
lại, một bố cục rời rạc, chữ viết đều đều, thiếu điểm nhấn sẽ tạo nên sự nhàm chán. 
Thậm chí người xem không thiết đọc đến nội dung. 
 Khi luyện chữ, bạn nên làm quen kết cấu, bố cục của một chữ. Dần dần làm 
quen với 2 chữ, 3 chữ rồi sau đó là một câu thơ, hay một bài văn 
 Người viết chữ thư pháp phải ghi nhớ 3 điểm cốt yếu. Đó là rèn chữ, kết cấu 
chữ và nghiên cứu về bố cục.Trong một tác phẩm có 2 danh từ bạn cần chú ý. Đó là 
đại tự và phần chính văn. 
 Đại tự là một hoặc vài chữ mang nội dung chính của tác phẩm được viết to. 
Chữ đại tự thường là những chữ mang ý nghĩa tốt đẹp như là Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, 
Nhẫn. Khi viết một bài thơ hoặc một đoạn văn chữ đại tự thường là tiêu đề hoặc 
một chữ mang ý nghĩa chính là đoạn thơ hay đoạn văn đề cập tới. 
 Một bố cục đẹp là sự tương quan giữa các chữ và các hàng với nhau. Chúng 
được phân bổ hợp lý, không quá thưa hoặc quá khít. 
 Chữ này tương quan và hỗ trợ cho chữ kia. Hạn chế viết các nét đè chồng lên 
nhau gây rối cho bố cục. Hơn nữa tổng thể của các chữ phải liên kết với nhau tạo 
thành một khối. 
2. Một số nguyên tắc cơ bản 
 54 
1 
a) Phần chính văn tức là phần nội dung chính của tác phẩm. Trong một câu thơ 
hoặc đoạn văn chữ đầu tiên phải được viết hoa và nhấn mạnh. Chú ý chữ đầu tiên 
trong tác phẩm sẽ ảnh hưởng đến kích thước của các chữ còn lại. 
b) Khi viết chữ thư pháp, với đoạn văn thơ ngắn, bạn có thể bỏ bớt phần chấm phẩy 
hoặc ngắt câu. Vì cách xuống hàng, chia chữ đã là một hình thức ngắt câu phổ nhịp 
cho người xem. 
c) Những dấu câu thể hiện cảm xúc, hoặc để nhấn mạnh ý của phần chính văn thì 
vẫn giữ. Riêng cuối các tác phẩm phải dùng dấu chấm. 
d) Phần chính văn phải được thể hiện gọn gàng. Không viết tràn lan chiếm hết diện 
tích của tác phẩm. Phải chừa những khoảng trống xung quanh tác phẩm. 
e) Những chữ chính mang ý nghĩa bao quát nội dung ở phần chính văn nên được 
nhấn mạnh. Vừa thể hiện sự rõ ràng của nội dung vừa tạo sự lôi cuốn và thể hiện 
tính mỹ thuật cao cho tác phẩm. 
f) Một nét chữ thường nếu được viết to và đậm thì cũng xem như một chữ viết hoa. 
Khi muốn thể hiện phần chính văn cho một tác phẩm, bạn hãy định hướng một 
dạng chương pháp. Sau đó, cứ theo nguyên tắc mà thể hiện. 
3. Các dạng bố cục cơ bản 
3.1 Bố cục theo cột thẳng 
 Bố cục theo cột thẳng đứng là bố cục mà trong đó, phần chính văn viết theo 
cột thẳng đứng. Lạc khoản và ấn chương trình bày theo hàng thẳng đứng hoặc hàng 
ngang bên dưới chính văn (Hình 3.1). 
 55 
1 
 Hình 3.1 Hình 3.2 
 Câu đối chữ Việt viết hai hàng thẳng đứng song song. Nếu có lạc khoản và 
ấn chương trình bày phía dưới chính văn (Hình 3.2). 
3.2 Bố cục theo đại tự 
 Bố cục theo đại tự thường có từ 1 đến 2 chữ đại tự (chữ lớn) thể hiện ước 
vọng mạnh mẽ, chắc chắn, cô đọng. Đôi khi, người thủ bút có ghi kèm theo phần 
mở rộng ngắn gọn như châm ngôn hoặc lời chúc tụng (Hình 3.3). 
 Hình 3.3 
 56 
1 
3.3 Bố cục theo chủ đề 
Thư pháp bố trí theo chủ đề, chính văn có 2 phần (Hình 3.4). 
a) Phần chính: Viết một chữ lớn (đại tự) nhằm nêu chủ đề. 
b) Phần phụ: Viết cỡ chữ nhỏ (tiểu tự) để minh họa, thường là câu đối hoặc bài thơ. 
 Hình 3.4 
4, Bố cục theo lối cách tân 
 Thư pháp chữ Việt thực hiện bố cục theo truyền thống vừa tiếp biến cách tân 
để đa dạng hóa nghệ thuật đồng thời tiếp cận tính hiện đại. Phần lớn, thư pháp chữ 
Việt bố trí theo hình chữ nhật đứng. 
4.1 Sự tương thông giữa nội dung và bố cục 
 Bố cục thư pháp có sự tương thông giữa nội dung và hình thức. Khi viết một 
bức thư pháp, người thủ bút cần thấu rõ nội dung triết lý, văn học để thể hiện bố 
cục. Nếu bố cục hợp lý với nội dung, người thưởng thức sẽ cảm nhận nhanh “hồn” 
bức thư pháp. 
 Minh họa Thực hiện bố cục bức thư pháp với 2 câu thơ (Hình 3.5). 
 “Nhìn quá khứ, chẳng thấy người thiên cổ 
 57 
1 
 Nhìn tương lai, tóc trắng bước độc hành” 
 (Trích “Độc hành ca” - thơ Phạm Thúc Hồng - NXB Đà Nẵng 2008) 
 Với nội dung trên, người thủ bút có thể viết nháp trêngiấy để suy ngẫm, cân 
nhắc, chọn lựa bố cục hợp lý là: 
- Bố cục “dạng cụm” để phân biệt thứ tự hai thời điểm: 
+ Cụm “Nhìn quá khứ...” nên canh lề phải vì đứng từ hiện tại nhìn về trước. 
+ Cụm “Nhìn tương lai...” nên canh lề trái vì đứng từ hiện tại nhìn về sau. 
- Mỗi từ ngữ phải xuống hàng để bày tỏ cái nhìn sâu lắng, dằng dặc, suy tư. 
- Cụm từ “bước độc hành” phải xuống hàng từng chữ để bày tỏ nỗi cô đơn trải dài 
qua nhiều giai đoạn của nhân vật trữ tình trong câu thơ. 
 Hình 3.5 
4.2 Tạo khoảng trống trong bố cục 
 Trong bố cục thư pháp chữ Việt hiện đại, khoảng trống (hoặc trắng) trong 
bức thư pháp được chú ý đề cao như một đặc điểm nghệ thuật (Hình 3.6). 
 Khoảng trắng đúng cách là phần “âm” đối lập với phần chữ viết là phần 
“dương” để hài hòa tính âm dương. 
 58 
1 
 Khoảng trắng của bức thư pháp cũng chính là “nốt lặng” trong âm nhạc. 
Khoảng trắng như mảnh sân rộng để tâm hồn con người neo đậu, nghĩ suy. 
 Hình 3.6 
4.3 Hình thức bố cục 
 Khi cầm bút viết bức thư pháp phải đầu tư không gian bố cục hợp lý. Đây là 
khả năng nghệ thuật cần thiết tạo “hồn” trong thư pháp. Khi đã hình thành bức thư 
pháp mà bố cục không hợp lý hãy cương quyết xóa bỏ. Viết thư pháp chữ Việt cho 
dù phóng túng, cách điệu nhiều mức độ nhưng đều có quy luật nghệ thuật bố cục 
nội tại điều chỉnh. 
a) Bố cục theo trục thẳng giữa 
 (Hình 3.7 Sơ đồ). (Hình 3.8 Thực hiện) 
 Hình 3.7 
 59 
1 
 Hình 3.8 
b) Bố cục căn lề trái, phải 
 (Hình 3.9 Miêu tả). (Hình 3.10, Hình 3.11 Thực hiện) 
 Hình 3.9 
 Hình 3.10 Hình 3.11 
 60 
1 
c. Bố cục theo lề trái phải 
 (Hình 3.12 Sơ đồ). (Hình 3.13 Thực hiện) 
 Hình 3.12 Hình 3.13 
d) Bố cục dạng tháp 
 Là bố cục có kết cấu nhỏ ở đầu và to ra ở phần cuối theo dạng của hình ngọn 
tháp (Hình 3.14 Sơ đồ). (Hình 3.15 Thực hiện) 
 Hình 3.14 Hình 3.15 
e) Dạng trụ 
 61 
1 
 (Hình 3.16 Sơ đồ). (Hình 3.17 Thực hiện) 
 Hình 3.16 Hình 3.17 
5. Đề khoản và ấn chương 
 Về đề khoản thì mỗi tác phẩm chia ra làm 03 phần: Thượng khoản (ghi tiêu 
chí, hội nhóm, lời đề tặng, tên người tặng và người nhận cũng như lời chúc), trung 
khoản (tên của tác giả hoặc tự hiệu, nếu không rõ thì phải ghi là "sưu tầm" được 
viết ngay dưới phần chính văn), hạ khoản (tên tự hiệu, tên tác giả viết thư pháp) 
Đề khoản phải nhỏ hơn phần chính văn, thể chữ có thể sử dụng một cách tùy biến. 
II. Thực hành 
 Viết một bức thư pháp theo các dạng bố cục cơ bản và cách tâ 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Chữ viết vẫn chưa thuần thục. Nguyên nhân do thời gian thực hành chưa nhiều. 
Khắc phục bằng cách dành nhiều thời gian luyện tập. 
Tài liệu tham khảo 
 Nguồn sách báo internet 
 62 
1 
 63 
1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_viet_thu_phap_viet.pdf