Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản

 Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí

Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm

mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu

trước hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát

triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Theo cách hiếu thổng thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc

sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn

cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù nguời đó là ai và sống trong hoàn cành nào.

Những ngày lễ, ngày Tết, ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất

của mình, trang trí nhà cửa sao cho hấp dẫn, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang

hoàng bàng những băng rổn, khấu hiệu, cờ hoa. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ

vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm chén, lọ, khăn bàn., tất cả đều có những họa

tiết trang trí nhằm làm cho vật đó đẹp thêm, hấp dân và có giá trị thẩm mỹ hơn. Những

hình trang trí đó rất phong phú, mục đích làm cho đồ vật đẹp hơn, tạo cho người xem cảm

giác gần gũi hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí. Vì vậy, trang trí là những

cái đẹp do con người sáng tao ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp cho đời sống con người

và xã hội trờ nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Trang trí giúp con người nâng cao nhận thức

thấm mỹ.

Có nhiều cách nhìn và cách biểu hiện khác nhau nó phụ thuộc vào môi trường sống,

trinh độ văn hoá và khả năng nhận biết của mỗi người. Trang trí bắt nguồn từ cuộc sống

thực tế và nó quay lại phục vụ cho chính cuộc sống thực tế này.

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang baonam 8180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản

Giáo trình Hội họa - Vẽ trang trí cơ bản
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ TRANG TRÍ CƠ BẢN 
 NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Theo cách hiếu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc 
sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn 
cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù nguời đó là ai và sống trong hoàn cành nào. 
Những ngày lễ, ngày Tết, hội họp... ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần 
áo đẹp nhất của mình, hay trang trí nhà cữa sao cho hấp dần, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố 
được trang hoàng bàng những băng rổn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, biển, bảng... 
 Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có 
thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban 
giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn 
thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Nguyễn Huy Hiệp 
 3 
1 
 MỤC LỤC 
Trang trí cơ bản .................................................................................................................. 6 
Bài 1: Những vấn đề chung về trang trí ............................................................................ 6 
 I. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 7 
 1. Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí ................................................................. 7 
 2. Mục đích học tập của môn trang trí ........................................................................ 7 
 II. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của bộ môn trang trí .......................................... 7 
 1. Đôi nét về lịch sử phát triển của nghệ thuật trang trí .............................................. 7 
 2. Tác dụng của nghệ thuật trang trí trong đời sống xã hội ...................................... 12 
 III. Phương pháp học tập bộ môn trang trí .............................................................. 12 
 1. Giới thiệu về bộ môn trang trí ............................................................................... 12 
 2. Những yêu cầu cần lưu ý ...................................................................................... 13 
Bài 2: Mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc .................................................................... 13 
 I. Lý thuyết về mầu sắc và những vấn đề về màu sắc .............................................. 14 
 1. Khái niệm về màu sắc ........................................................................................... 14 
 2. Mầu bổ túc ............................................................................................................ 14 
 3. Nguyên tắc cơ bản của màu sắc ............................................................................ 15 
 4. Tương quan mầu sắc ............................................................................................. 16 
 5. Nóng lạnh của mầu ............................................................................................... 18 
 6. Một số mầu sắc của dân gian cổ truyền ................................................................ 19 
 II. Thực hành về mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc .......................................... 19 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ........................................... 20 
Bài 3: Nguyên tắc của bố cục trang trí ............................................................................ 21 
 I, Lý thuyết ................................................................................................................... 21 
 1. Nguyên tắc trang trí cơ bản ................................................................................... 21 
 2. Cách sắp xếp bố cục .............................................................................................. 25 
 3. Các bước tiến hành một bài trang trí cơ bản ......................................................... 25 
 II. Thực hành ............................................................................................................... 27 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ........................................... 27 
Bài 4: Chép hoa lá thiên nhiên ........................................................................................ 29 
 I, Lý thuyết ................................................................................................................... 29 
 1. Phương pháp tạo họa tiết ............................ ... tím trầm không quá xanh và cũng 
không quá đỏ. 
- Bố cục màu hòa sắc Lạnh: Bố cục màu hòa sắc lạnh gây ra cảm giác lạnh cho con người 
là những màu mang sắc xanh (xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm, xanh lam, xanh chàm 
tím). Muốn biết màu nóng hay lạnh phải có hai màu trở lên để so sánh. Giữa các màu 
lạnh với nhau cũng có độ nóng lạnh khác nhau. Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của 
màu sắc thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc).Trong bài bố cục nếu màu lạnh 
chiếm khoảng 70%, mầu nóng 30% thì được gọi là hoà sắc lạnh. 
 Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu thiên về xanh ( màu lạnh ) sẽ gây ra cảm giác 
Màu sượng, màu rợ, màu chua. Màu sượng, màu rợ, màu chua là những thuật ngữ dùng để 
chỉ sự nhận xét hoặc cảm giác về mầu sắc trong thực tế cuộc sống hoặc trong tranh. Các 
màu rợ, sượng, chua chỉ sự phối hợp các mầu không hài hoà, gây cảm giác chối, tức mắt, 
đôI khi còn gây cảm giác có vị ủng chua. 
- Bố cục màu hòa sắc Nóng: Màu gây ra cảm giác nóng cho con người là những màu mang 
sắc đỏ (vàng, vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ). Muốn biết màu lạnh hay nóng phải có từ 
hai màu trở lên để so sánh. Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn 
(màu nào càng nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn). Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của 
màu sắc cũng thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc). Trong bài bố cục nếu 
mầu nóng chiếm khoảng 70%, mầu lạnh 30% thì được gọi là hoà sắc nóng. 
 Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu thiên về đỏ( màu nóng ) sẽ gây ra cảm giác 
Màu bị cháy, màu rợ. Màu bị cháy, màu rợ là những thuật ngữ dùng để chỉ sự nhận xét 
hoặc cảm giác về mầu sắc trong thực tế cuộc sống hoặc trong tranh. Các màu bị cháy, quá 
rợ chỉ sự phối hợp các mầu không hài hoà, gây cảm giác chối, tức mắt, đôI khi còn gây 
cảm giác có vị cháy khét. 
II. Thực hành 
 Vẽ một bài trang trí tự do theo các nguyên tắc đã học trên cơ sở các bước thực 
hiện của một bải trang trí 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Trình bày hình thức bố cục chưa thống nhất và thiếu sinh động, nguyên nhân là do hoạ 
tiết trang trí trở nên rối rắm, rườm rà và vụn vặt khiến các các hình mảng lắt nhắt, rời rạc 
 27 
1 
chưa thực sự chú ý đến nhóm chính nhóm phụ cách khắc phục là: Giữa họa tiết và nền để 
trống cần có sự phân bố hài hòa để tạo được phần trọng tâm của trang trí và làm nổi bật ý 
đồ của trang trí của bạn nhưng vấn tạo được sự hài hòa về bố cục. Kết hợp hợp lý giữa hình 
mảng với các chi tiết, đường nét một cách uyển chuyển để làm nổi bật được vẻ đẹp của họa 
tiết trang trí 
– Màu sắc đơn điệu nguyên nhân chưa thể hiện được sự hài hòa về màu sắc. Cách khắc 
phục là: Khi vẽ cần hạn chế dùng các màu nguyên sắc, cần tìm và sử dụng các màu quý, 
đẹp bằng cách pha trộn nhiều màu với nhau nhưng không nên nhiều hơn 3 màu. 
 28 
1 
Bài 4: Chép hoa lá thiên nhiên 
A. Mục tiêu 
 Kết thúc bài người học đạt được 
- Kiến thức 
+ Nêu được cách thực hiện chép hoa lá 
- Kĩ năng 
+ Thực hiện được những hình chép hoa lá để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự ghi chép thêm nhiều tư liệu về hoa lá 
+ Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về hoa lá thì thêm yêu thiên nhiên 
B. Nội dung 
I, Lý thuyết 
1. Phương pháp tạo họa tiết 
1.1 Các bước ghi chép hoa lá thật 
1.1.1 Quan sát và lựa chọn những hoa lá có hình dáng đẹp, có đường nét hấp dẫn. Khi quan 
sát phải chú ý đến đặc điểm cấu tạo của hoa, lá/ 
- Hình tổng thể 
-Hình đặc điểm và chi tiết 
- Dáng thế thay đổi 
 Hoa dâm bụt Hoa hồng Hoa ly Hoa đào 
1.1.2 Chọn hướng nhìn và quan sát các hoa lá cần ghi chép, không nên chỉ nhìn một hướng 
một chiềuQua việc nhìn các hướng ta chọn hướng nào đẹp và đặc trưng nhất. 
 29 
1 
 Bông hoa được nhìn từ các hướng khác nhau 
* Những điển cần tránh khi chép hoa lá 
- Không nên đi vào diễn chi tiết khi chưa có hình đại thể chung, không nên đi sâu vào chi 
tiết, lược bỏ những chi tiết không đẹp 
1.2 Tập đơn giãn hoa lá 
 Tức là bỏ đi những chi tiết không cần thiết, rườm rà để lại những chi tiết điển hình. 
Như bỏ những chỗ rách gai góc, những lá, hoa nhỏ hoặc quá nhiều không cần thiết. Biết 
giữ lại những chi tiết cần, những bộ phận giúp hoa lá mang tính trang trí, điển hình. 
 Đơn giãn là phần nào đã biết nâng những hình vẽ hoa lá từ mức tự nhiên lên hình 
thức trang trí 
 Đơn giãn không có nghĩa là làm xấu đi mà có nghĩa là cắt bỏ sự rườm rà để lại sự 
cô đọng. 
1.3 Cách điệu hoa lá 
 Là bước đầu biết tạo họa tiết trang trí dựa trên ghi chép thật. Là bước đầu bày tỏ 
quan niệm ý thức trang trí của bản thân. Là bước đầu chuyển nhận thức thiên nhiên sang 
tư duy sáng tạo phục vụ nâng cao cái đẹp. 
 Sự tìm tòi sáng tạo phải gắn bó với nhau và khai thác thực tế thiên nhiên. Một họa 
tiết được đánh giá là đẹp khi có vừa phản ánh thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc 
vừa có sự sáng tạo điển hình. 
 Qúa trình này thông qua các bước sau 
 30 
1 
Bước 1: quan sát nhận xét. 
 Sau khi nhận được hoa lá quả, động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép 
- Nhận xét đặc điểm và cấu tạo của hoa lá quả , tỉ lệ tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận 
- Hình từng cánh hoa cái lá, cái chung cái riêng 
- Dáng thay đổi của hoa lá trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian . 
Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của hoa lá vào hình kỷ hà . 
Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các 
mảng, các bộ phận chi tiết của hoa lá. Tiến hành phác những hướng lớn của cành hoa hay 
cái lá, phác hình các bộ phận, chi tiết của hoa lá bằng những nét thẳng, cong đơn giản, tức 
là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết. 
Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình . 
II. Thực hành 
 Chép 15 mẫu hoa lá 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Hình vẽ chưa thực sự khái quát được đặt điểm mẫu vật. Nguyên nhân do chọn góc quan 
sát chưa đúng. Khắc phục bằng cách quan sát nhiều góc của sự vật trước khi chọn một góc 
tốt nhất. 
 31 
1 
Bài 5: Chép côn trùng động vật 
A. Mục tiêu 
 Kết thúc bài người học đạt được 
- Kiến thức 
+ Nêu được nét giống và khác nhau của chép côn trùng động vật với chép hoa lá 
+ Nêu được cách thực hiện chép côn trùng động vật 
- Kĩ năng 
+ Thực hiện được những hình chép côn trùng động vật để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự ghi chép thêm nhiều tư liệu côn trùng động vật 
+ Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về côn trùng động vật thì thêm yêu các loài động vật 
B. Nội dung 
I, Lý thuyết 
1. Phương pháp tạo họa tiết 
1.1 Các bước ghi chép chép côn trùng động vật 
1.1.1 Quan sát và lựa chọn những hoa lá có hình dáng đẹp, có đường nét hấp dẫn. Khi quan 
sát phải chú ý đến đặc điểm cấu tạo chép côn trùng động vật. 
- Hình tổng thể 
- Hình đặc điểm và chi tiết 
- Dáng thế thay đổi 
 Con bướm Cào cào Tê giác Cá ngựa 
 32 
1 
1.1.2 Chọn hướng nhìn và quan sát côn trùng động vật, không nên chỉ nhìn một hướng một 
chiềuQua việc nhìn các hướng ta chọn hướng nào đẹp và đặc trưng nhất. 
 Cá vàng được nhìn từ các hướng khác nhau 
* Những điển cần tránh khi chép côn trùng động vật 
- Do đặc tính chuyển động của động vật nên việc ghi chép gặp nhiều khó khăn, yêu cầu người học 
cần quan sát nhiều và thể hiện phải thật nhanh để bắt được hình dáng của đối tượng. 
- Không nên đi vào diễn chi tiết khi chưa có hình đại thể chung, không nên đi sâu vào chi 
tiết, lược bỏ những chi tiết không đẹp 
1.2 Tập đơn giãn hoa lá 
 Tức là bỏ đi những chi tiết không cần thiết, rườm rà để lại những chi tiết điển hình. 
Biết giữ lại những chi tiết cần, những bộ phận giúp côn trùng động vật mang tính trang trí, 
điển hình. 
 Đơn giãn là phần nào đã biết nâng những hình vẽ hoa lá từ mức tự nhiên lên hình 
thức trang trí 
 Đơn giãn không có nghĩa là làm xấu đi mà có nghĩa là cắt bỏ sự rườm rà để lại sự 
cô đọng. 
1.3 Cách điệu côn trùng động vật 
 Là bước đầu biết tạo họa tiết trang trí dựa trên ghi chép thật. Là bước đầu bày tỏ 
quan niệm ý thức trang trí của bản thân. Là bước đầu chuyển nhận thức thiên nhiên sang 
tư duy sáng tạo phục vụ nâng cao cái đẹp. 
 33 
1 
 Sự tìm tòi sáng tạo phải gắn bó với nhau và khai thác thực tế thiên nhiên. Một họa 
tiết được đánh giá là đẹp khi có vừa phản ánh thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc 
vừa có sự sáng tạo điển hình. 
 Qúa trình này cũng tương tự một bài chép hoa lá 
Bước 1: quan sát nhận xét. 
 Sau khi nhận được côn trùng động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép 
- Nhận xét đặc điểm và cấu tạo côn trùng động vật tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận 
- Hình từng bộ phận côn trùng động vật, cái chung cái riêng 
- Dáng thay đổi của côn trùng động vật trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian . 
Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của côn trùng động vật vào hình kỷ hà . 
Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các 
mảng, các bộ phận côn trùng động vật. Tiến hành phác những hướng lớn của côn trùng động 
vật, phác hình các bộ phận, chi tiết của côn trùng động vật bằng những nét thẳng, cong đơn 
giản, tức là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết. 
Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình . 
II. Thực hành 
 Chép 15 mẫu côn trùng động vật 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Hình vẽ chưa thực sự khái quát được đặt điểm mẫu vật. Nguyên nhân do chọn góc quan 
sát chưa đúng. Khắc phục bằng cách quan sát nhiều góc của sự vật trước khi chọn một góc 
tốt nhất. 
 34 
1 
Bài 6: Cách điệu và xây dựng họa tiết bằng bút sắt, bút chì, mực nho 
A. Mục tiêu 
 Kết thúc bài người học đạt được 
- Kiến thức 
+ Nêu được nét giống và khác nhau giữa hình thức ghi chép và cách điệu 
+ Nêu được cách thực hiện cách điệu và xây dựng họa tiết 
- Kĩ năng 
+ Thực hiện được những hình cách điệu đẹp để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự cách điệu những đối tượng khác 
+ Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về cách điệu thêm yêu quý các họa tiết cổ truyền thống của dân tộc 
B. Nội dung 
I, Lý thuyết 
1. Cách điệu hoa lá 
 Để sáng tác được những mẫu hoa lá cách điệu phải tiến hành theo các bước 
- Chọn hình và lọc ra những dáng hoa lá đẹp có nhiều chi tiết có thể khai thác thành họa 
tiết trang trí. 
- Quy vào một hình kỷ hà nhất định, lược bớt những chi tiết ko cần thiết 
- Sắp xếp lại cho hài hòa, thuận mắt và có nhiều yếu tố trang trí. 
- Dựa vào thực tế phân chia đậm nhạt bằng hình mảng và đường nét. 
2. Cách điệu côn trùng động vật 
 35 
1 
 Để sáng tác được những mẫu hoa lá cách điệu phải tiến hành theo các bước 
- Chọn hình và lọc ra những dáng hoa lá đẹp có nhiều chi tiết có thể khai thác thành họa 
tiết trang trí. 
- Quy vào một hình kỷ hà nhất định, lược bớt những chi tiết ko cần thiết 
- Sắp xếp lại cho hài hòa, thuận mắt và có nhiều yếu tố trang trí. 
- Dựa vào thực tế phân chia đậm nhạt bằng hình mảng và đường nét. 
II. Thực hành 
 Thực hành cách điệu và xây dựng họa tiết 5 hình hoa lá, 5 hình động vật 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Hình cách điệu chưa mang tính trang trí cao. Nguyên nhân quá tham chi tiết mà phá mất 
tính tổng thể. Khắc phục trên cơ sở hình thật phải chọn lọc kỹ các yếu tố hình nét để đưa 
vào một cách hợp lý. 
 36 
1 
Bài 7: Trang trí hình vuông 
A. Mục tiêu 
 Kết thúc bài người học đạt được 
- Kiến thức 
+ Nêu được đặc trưng của trang trí hình vuông 
+ Nêu được một vài ứng dụng của hình vuông vào cuộc sống 
- Kĩ năng 
+ Thực hiện được một bài trang trí hình vuông 
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Thực hiện năng lực tự học thông qua thực hành bài trang trí ứng dụng của hình vuông ở những 
gam mầu khác nhau 
B. Nội dung 
I, Lý thuyết 
1. Đặc điểm trang trí hình vuông 
- Dựa vào tính chất chung của hình ta thấy, hình vuông luôn gây cảm giác chắc chắn... 
- Về góc độ hình học, toán học thì hình vuông là một mặt phẳng được khép kín bởi 4 cạnh 
có chiều dài bằng nhau và nơi giao tiếp của 4 cạnh tạo thành 4 góc vuông. Nói cách khác 
nó là hình của diện. Hình vuông là một trong những hình mang tính quy ước. 
2. Nguyên tắc trang trí hình vuông 
- Nguyên tắc cân đối, đăng đối 
+ Quy luật lặp lại 
+ Quy luật xen kẽ 
+ Quy luật đảo ngược 
+ Quy luật chồng hình 
- Nguyên tắc phá thế 
3. Các bước tiến hành một bài trang trí hình vuông 
Bước 1: Tìm ý và xây dựng bố cục 
 Tìm họa tiết cách điệu chủ đạo như cỏ cây, hoa lá, côn trùng, động vật thậm chí 
con người và thường được sử dụng như thảm, gạch hoa, khăn trải bàn...xác định quy 
luật bố cục riêng cần thể hiện như: lặp lại, xen kẻ, chồng hình, đối xứng qua trục hoặc bất 
 37 
1 
đăng đối, sắc độ màu hoà sắc nóng, hoà sắc lạnh, hoà sắc trung tính hay tương phảnđể 
tạo nhịp điệu cho bài 
Bước 2: Tìm mảng hình chính và sắp xếp họa tiết theo các trục 
 Sau khi đã xác định xong các nội dung trong bước 1, bắt đầu sắp xếp của mảng 
miếng để tạo nên bố cục đẹp, hài hòa vị trí mảng chính và các mảng phụ kết hợp. Khi phân 
mảng cần chú ý để mảng lớn, nhỏ thay đổi linh động, hợp lý, không quá to, quá nhỏ và 
kích thước không quá bằng nhau. tìm họa tiết, chủ đề cần trang trí và sử dụng các thủ pháp 
cách điệu để làm nổi bật họa tiết trang trí. Cần kết hợp các nét cong với một số nét thẳng 
để làm cho đường nét phong phú, hài hòa, linh động hơn. Ngoài những họa tiết chính, cần 
xây dựng các hình ảnh phụ và được kết hợp hài hòa, liên quan với nhau từ đường nét đến 
chủ đề của đối tượng chính được cách điệu. Nếu đường nét gọn gàng, có thẩm mỹ sẽ rất 
thuận tiện cho bước tiếp theo. 
Bước 3: Tiếp theo là phác thảo độ đậm nhạt. 
 Ở bước này, bạn sẽ xác định được độ sáng tối, trung gian của tổng thể bài vẽ. Để 
bài vẽ được hoàn hảo, bạn cần áp dụng quy luật tương phản sắc độ hình và nền. Ví dụ: nền 
tối thì hình sáng và ngược lại. Sử dụng bảng sắc độ để dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc 
phối màu. Vẽ gam màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản. 
Bước 4: Vẽ màu 
 Dựa vào phác thảo trắng đen đã thực hiện tìm ra vị trí đặt màu sáng, tối, cường độ 
mạnh đưa vào họa tiết chính, cường độ yếu đưa vào nền, tạo điểm nhấn chính phụ, gam 
màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản. 
II. Thực hành 
 Vẽ một bài trang trí hình vuông thực hiện theo yêu cầu theo các bước thực hiện 
như trên. 
 38 
1 
 Bài tham khảo 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Chưa tạo được cảm giác chắc chắn vuông vức của hình vuông nguyên nhân do quá trình 
sắp xếp chưa hợp lý, khắc phục bằng cách sử dụng chủ yếu các trục đối xứng ½ hình. 
Tài liệu tham khảo 
[1] - NGUYỄN DUY LẪM, ĐẶNG BÍCH NGÂN, 2001, Màu sắc và phương pháp vẽ mầu, 
NXB Văn hóa thông tin. 
[2] - LÊ THANH ĐỨC, 2003, Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc, NXB Mỹ thuật. 
[3] - LÊ THANH LỘC (dịch), 1996, Lịch sử hội họa, NXB Văn hóa Thông tin. 
 39 
1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_ve_trang_tri_co_ban.pdf