Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt

Là sự sắp xếp có chủ định những hình ảnh về thầy cô, bạn bè, mái trường để tái

tạo lại những kỷ niệm đẹp về ngôi trường thân yêu, là hình ảnh cô giáo dạy học chẳng còn

xa lạ gì với mỗi người học sinh trong mỗi ngày đến trường. Một khoảnh khắc đẹp, khó

quên của thời cắp sách tới lớp. Cô giáo xinh đẹp với mái tóc dài ngang vai đang giảng bài,

truyền đạt những kiến thức bổ ích cho thế hệ tương lai. Hay hình ảnh cô chỉ bảo từng cách

thức hay lỗi sai cho các em.6

1

Bên cạnh đó là các em học sinh say sưa lắng nghe cô giáo giảng. Hay là các cánh tay dơ

lên phát biểu. Có những lúc không khí học sôi động, có những lúc lại trầm ngâm, muôn

vàn cảm xúc với những nội dung bài học khác nhau.

Hay đó là khi học nhóm đây cũng trở thành một ý tưởng tuyệt vời để vẽ tranh về đề

tài học tập. Bức tranh mô tả lại những buổi học nhóm bên các bạn cùng trang lứa đầy vui

vẻ, hào hứng. Chúng có thể diễn ra trong các giờ sinh hoạt, sau mỗi buổi tan học hay vào

những ngày cuối tuần xin bố mẹ sang nhà nhau học nhóm. Bức tranh thật xinh đẹp và đáng

yêu khi các bạn ngồi chung trong một chiếc bàn cùng trao đổi, nói chuyện về một chủ đề

học tập cụ thể.

Ngoài những giờ học trên lớp, học nhóm thì chắc chắn mỗi bạn học sinh sẽ đều có

một góc học tập cho riêng mình. Nơi giúp các em ôn tập lại kiến thức, làm các bài tập về

nhà. Đặc biệt hơn đó còn là nơi nuôi dưỡng, chắp cánh cho một đứa trẻ thơ ngây trở

thành một người hữu ích cho xã hội sau này. Do đó, góc học tập cũng là một ý tưởng hay

cho bức tranh vẽ về đề tài học tập.

Góc học tập ấy khá đơn giản, chúng gồm bàn ghế, đèn, sách vở, giá sách, đồng hồ nên

bạn hoàn toàn có thể vẽ theo một cách dễ dàng. Ngoài ra, các bạn có thể sáng tạo làm cho

không gian riêng tư đó trở nên sống động hơn theo ý thích của mình

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 9520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh sinh hoạt
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ BỐ CỤC TRANH SINH HOẠT 
 NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc các nghệ 
sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp 
nhãn” với người xem . Đây có thể gọi là nghệ thuật của thị giác. 
 Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có 
thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban 
giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn 
thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Nguyễn Huy Hiệp 
 3 
1 
MỤC LỤC 
Vẽ bố cục tranh sinh hoạt .................................................................................................... 5 
Bài 1: Vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường ........................................................................... 5 
 I. Lý thuyết về bố cục tranh chủ đề nhà trường .......................................................... 5 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) .............................. 6 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục .............................................. 7 
Bài 2: Vẽ bố cục tranh đề tài gia đình ................................................................................. 8 
 I. Lý thuyết về bố cục tranh đề tài gia đình ................................................................. 8 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) .............................. 8 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục .............................................. 9 
Bài 3: Vẽ bố cục tranh đề tài tình mẫu tử .......................................................................... 10 
 I. Lý thuyết bố cục tranh đề tài tình mẫu tử ............................................................. 10 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) ............................ 10 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ............................................ 11 
 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 11 
 4 
1 
Tên môn học: Vẽ bố cục tranh sinh hoạt 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
Mã mô đun: MĐ23 
I. Vị trí, tính chất của môn học 
- Vị trí: Học kỳ 4, Học sau môn Mĩ thuật học; Vẽ bố cục cơ bản; Luật xa gần 
- Tính chất: là mô đun chuyên ngành bắt buộc 
II. Mục tiêu mô đun 
 Kết thúc môn học người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được đặc điểm riêng của tranh sinh hoạt 
+ Người học nêu được điểm giống và khác nhau cơ bản của bố cục tranh sinh hoạt với bố 
cục tranh phong cảnh 
+ Người học trình bày được trình tự thực hiện bài vẽ bố cục tranh sinh hoạt 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục những chủ đề khác nhau của tranh sinh hoạt trong từng bài cụ thể 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua tìm hiểu các bài học có nội dung tương tự 
+ Hiểu thêm về những hoạt động sinh hoạt của con người từ đó trân trọng những giá trị 
của cuộc sống. 
III. Nội dung mô đun 
 Vẽ bố cục tranh sinh hoạt 
 Bài 1: Vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học phân biệt được đề tài tranh và chủ đề tranh 
+ Trình bày được đặc điểm về chủ đề nhà trường 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh chủ đề nhà trường 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tích cực tham gia vào giờ học 
+ Thông qua việc lựa chọn những hình ảnh về thầy cô, bạn bè người học gợi được những 
kỷ niệm đẹp về thời học sinh từ đó cố gắng hơn trong việc học tập 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về bố cục tranh chủ đề nhà trường 
 Là sự sắp xếp có chủ định những hình ảnh về thầy cô, bạn bè, mái trườngđể tái 
tạo lại những kỷ niệm đẹp về ngôi trường thân yêu, là hình ảnh cô giáo dạy học chẳng còn 
xa lạ gì với mỗi người học sinh trong mỗi ngày đến trường. Một khoảnh khắc đẹp, khó 
quên của thời cắp sách tới lớp. Cô giáo xinh đẹp với mái tóc dài ngang vai đang giảng bài, 
truyền đạt những kiến thức bổ ích cho thế hệ tương lai. Hay hình ảnh cô chỉ bảo từng cách 
thức hay lỗi sai cho các em. 
 5 
1 
Bên cạnh đó là các em học sinh say sưa lắng nghe cô giáo giảng. Hay là các cánh tay dơ 
lên phát biểu. Có những lúc không khí học sôi động, có những lúc lại trầm ngâm, muôn 
vàn cảm xúc với những nội dung bài học khác nhau. 
 Hay đó là khi học nhóm đây cũng trở thành một ý tưởng tuyệt vời để vẽ tranh về đề 
tài học tập. Bức tranh mô tả lại những buổi học nhóm bên các bạn cùng trang lứa đầy vui 
vẻ, hào hứng. Chúng có thể diễn ra trong các giờ sinh hoạt, sau mỗi buổi tan học hay vào 
những ngày cuối tuần xin bố mẹ sang nhà nhau học nhóm. Bức tranh thật xinh đẹp và đáng 
yêu khi các bạn ngồi chung trong một chiếc bàn cùng trao đổi, nói chuyện về một chủ đề 
học tập cụ thể. 
 Ngoài những giờ học trên lớp, học nhóm thì chắc chắn mỗi bạn học sinh sẽ đều có 
một góc học tập cho riêng mình. Nơi giúp các em ôn tập lại kiến thức, làm các bài tập về 
nhà. Đặc biệt hơn đó còn là nơi nuôi dưỡng, chắp cánh cho một đứa trẻ thơ ngây trở 
thành một người hữu ích cho xã hội sau này. Do đó, góc học tập cũng là một ý tưởng hay 
cho bức tranh vẽ về đề tài học tập. 
Góc học tập ấy khá đơn giản, chúng gồm bàn ghế, đèn, sách vở, giá sách, đồng hồ nên 
bạn hoàn toàn có thể vẽ theo một cách dễ dàng. Ngoài ra, các bạn có thể sáng tạo làm cho 
không gian riêng tư đó trở nên sống động hơn theo ý thích của mình 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chọn hình ảnh về không gian rộng như sân trường, cổng trườnghay không gian 
lớp học, thư việnbằng các tư liệu sưu tầm qua sách báo, internet hay ký họa thực tế 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H3.1.1, H3.1.2, H3.1.3, H3.1.4). 
 H3.1.1 H3.1.2 
 6 
1 
 H3.1.3 H3.1.4 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Khó lột tả được sự ngây thơ trong sáng của học sinh, nguyên nhân khai thác chưa sâu về 
tâm lý lứa tuổi các hoạt động đặc trưng của lứa tuổi, khắc phục bằng cách khai thác các trò 
chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, đá cầu 
 7 
1 
 Bài 2: Vẽ bố cục tranh đề tài gia đình 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Trình bày được đặc điểm về tranh đề tài gia đình 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh đề tài gia đình 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tích cực tham gia vào giờ học 
+ Thông qua việc lựa chọn những hình ảnh đẹp về những người thân yêu sẽ giúp người 
học có những rung động tích cực thêm yêu thương gia đình, người thân của mình hơn 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về bố cục tranh đề tài gia đình 
 Là sự sắp xếp có chủ định những hình ảnh về ông bà cha mẹ, anh chị em những 
người thân yêu tạo nên bố cục tranh ấm áp gần gủi. Dù sau này ta có lớn lên và đi bất kỳ 
nơi đâu, thì gia đình vẫn là điểm tựa tinh thần, là nơi để ta trở về nghỉ ngơi, thả lòng và 
không còn toan tính thiệt hơn. Gia đình là nơi khởi nguồn của ta, cho ta lớn lên và tri thức 
cũng là nơi để các thành viên thân thiết máu mủ an ủi, động viên nhau những khi khó khăn, 
chủ đề tranh gia đình luôn là hình ảnh đáng nhớ nhất trong tuổi thơ mỗi người, những bức 
tranh gia đình luôn thể hiện nội dung hạnh phúc, sum vầy với khung cảnh các thành viên 
trò chuyện, ăn cơm cùng nhau. Đây là chủ đề thường thấy trong các bức tranh về tình cảm 
gia đình phổ biến trên thị trường hiện nay. Những khoảnh khắc cùng người thân luôn đáng 
nhớ nhất trong tuổi thơ và cuộc đời của mỗi người. 
 Cho dù sau này khi lớn lên đi đến bất cứ nơi đâu thì hình ảnh gia đình vẫn luôn là 
một điểm tựa tinh thần để ta trở về khi mệt mỏi. Những người thân yêu ruột thịt không bao 
giờ có toan tính khi giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. 
Gia đình là nơi khởi đầu của mỗi con người, nuôi dưỡng ta lớn lên và động viên, chăm sóc 
những khi yếu đuối nhất. Vì vậy, những bức tranh về chủ đề gia đình luôn là sản phẩm 
được nhiều khách hàng yêu thích bởi sự ấm áp và tràn ngập yêu thương lan tỏa trong ý 
nghĩa bức tranh. 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chọn hình ảnh về không gian rộng như sân trường, cổng trườnghay không gian 
lớp học, thư việnbằng các tư liệu sưu tầm qua sách báo, internet hay ký họa thực tế 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 8 
1 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H3.2.1, H3.2.2, H3.2.3, H3.2.4 ). 
 H3.2.1 H3.2.2 
 H3.2.3 H3.2.4 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Bố cục nhân vật chưa nêu bật chủ đề gia đình gây hiểu nhầm với tranh sinh hoạt thông 
thường, nguyên nhân do hình ảnh nhân vật đưa vào chưa cô đọng và đặc trưng, khắc phục 
cần thể hiện các động tác nhân vật gắn kết gần gủi thân thiết, đưa mô tuýp ông bà cha mẹ 
vào tranh. 
- Chưa thể hiện được sự ấm áp của gia đình, nguyên nhân sử dụng màu chưa phù hợp, khắc 
phục bằng cách nên dùng các gam màu ấm nóng nhiều trong bài. 
 9 
1 
 Bài 3: Vẽ bố cục tranh đề tài tình mẫu tử 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Trình bày được đặc điểm về tranh đề tài tình mẫu tử 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh đề tài tình mẫu tử 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tích cực tham gia vào giờ học 
+ Thông qua việc lựa chọn tư liệu những hình ảnh đẹp về mẹ người học cảm thấy tình yêu 
thương sự thiêng liêng cao quý lẫn cả sự hy sinh to lớn của mẹ, từ đó càng trân trọng và 
yêu mẹ nhiều hơn 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết bố cục tranh đề tài tình mẫu tử 
 Là sự sắp xếp có chủ định những hình ảnh mẹ nhằm ca ngợi tình yêu thương vô bờ 
bến đã dành cho con. 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh chủ đề nhà trường (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chọn hình ảnh về mẹ như đang ru cho con ngủ, cho con ăn, đang tắm cho con, vui 
chơi cùng con, dạy cho con học 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H3.3.1, H3.3.2, H3.3.3, H3.3.4). 
 H3.3.1 H3.3.2 
 10 
1 
 H3.3.3 H3.3.4 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Chưa lột tả hết được tình mẫu tử, nguyên nhân chưa khai thác cô đọng về tình cảm của 
mẹ con, khắc phục bằng cách khai thác hành động và màu sắc cụ thể như cho con ăn, cho 
con ngủ, tắm cho con màu sắc dùng các gam màu ấm áp nhẹ nhàng. 
Tài liệu tham khảo 
[1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. 
[2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. 
[3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thông tin 
 11 
1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_ve_bo_cuc_tranh_sinh_hoat.pdf