Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh

Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan

Chúng ta có thể chọn phong cảnh nông thôn, thành thị .tốt nhất những nơi mà

chúng ta có những kỹ niệm đẹp, chọn những dáng người liên quan đến bối cảnh cụ thể,

phải chọn những dáng người trong tư thế động.

Bước 2: Phác thảo sơ bộ

Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống,

khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối

to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa

mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại.

Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh

Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng

hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, khéo léo đưa nhân vật vào vị trí trong

tranh sao cho tự nhiên nhất cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân để tạo nên hơi thở

trong tranh. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé

khoảng15x20cm (H2.1.1, H2.1.2).

Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện

Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp,

màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong7

bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện

phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài.

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 8880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh

Giáo trình Hội họa - Vẽ bố cục tranh phong cảnh
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ BỐ CỤC TRANH PHONG CẢNH 
 NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc các nghệ 
sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp 
nhãn” với người xem . Đây có thể gọi là nghệ thuật của thị giác. 
 Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có 
thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban 
giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn 
thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Nguyễn Huy Hiệp 
 3 
1 
MỤC LỤC 
Vẽ bố cục tranh phong cảnh ................................................................................................ 5 
Bài 1: Vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người ............................................................. 5 
 I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh điểm người ...................................................... 6 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người (CL Bột màu) ............................ 6 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục .................................................... 7 
Bài 2: Vẽ bố cục tranh phong cảnh thành thị ................................................................. 8 
 I. Lý thuyết về tranh phong cảnh thành thị ...................................................................... 8 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh thành thị (CL Bột màu) ................................ 9 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục .................................................. 10 
Bài 3: Vẽ bố cục tranh phong cảnh nông thôn .............................................................. 11 
 I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh nông thôn ....................................................... 11 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh nông thôn (CL Bột màu) ............................ 12 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục .................................................. 12 
 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 13 
 4 
1 
Tên môn học: Vẽ bố cục tranh phong cảnh 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
Mã mô đun: MĐ22 
I. Vị trí, tính chất của môn học 
- Vị trí: Học sau môn Mĩ thuật học; Vẽ bố cục cơ bản; Luật xa gần 
- Tính chất: là mô đun chuyên ngành bắt buộc 
II. Mục tiêu mô đun 
Kết thúc môn học người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học nêu được điểm giống và khác nhau cơ bản của bố cục cơ bản và bố cục tranh 
phong cảnh 
+ Người học trình bày được trình tự thực hiện bài vẽ bố cục tranh phong cảnh 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh phong cảnh điểm người, tranh phong cảnh nông thôn và tranh 
phong cảnh thành thị 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự 
+ Thêm yêu quý hơn về môi trường sống xung quanh, từ đó có hành động bảo vệ môi 
trường xanh sạch đẹp 
III. Nội dung mô đun 
 Vẽ bố cục tranh phong cảnh 
 Bài 1: Vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học nêu được sự giống và khác nhau giữa bố cục tranh phong cảnh và bố cục tranh 
phong cảnh điểm người 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh phong cảnh điểm người 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh điểm người 
+ Thấy được vẽ đẹp hài hòa giữa con người và cuộc sống tự nhiên từ đó thêm yêu cuộc 
sống xung quanh mình 
B. Nội dung bài học 
 5 
1 
I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh điểm người 
 Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những bức tranh miêu tả và khắc họa lại những nét đẹp 
đặc biệt của thiên nhiên xung quanh cuộc sống của con người. Những bức tranh này thường 
chỉ chú trọng đến những vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên. Chính vì vậy mà nếu có sự xuất 
hiện của con người thì đây cũng chỉ là một vài nét phụ họa thêm để giúp tôn lên vẻ đẹp yên 
bình cho cảnh vật và thiên nhiên, vậy bố cục tranh phong cảnh điểm người là bố cục tranh 
phong cảnh mà trong đó hình ảnh con người không giữ vai trò chính trên bề mặt tranh, sự 
xuất hiện có chăng chỉ là điểm xuyến cho tranh thêm sinh động. 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh điểm người (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chúng ta có thể chọn phong cảnh nông thôn, thành thị ...tốt nhất những nơi mà 
chúng ta có những kỹ niệm đẹp, chọn những dáng người liên quan đến bối cảnh cụ thể, 
phải chọn những dáng người trong tư thế động. 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng 
hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, khéo léo đưa nhân vật vào vị trí trong 
tranh sao cho tự nhiên nhất cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân để tạo nên hơi thở 
trong tranh. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé 
khoảng15x20cm (H2.1.1, H2.1.2). 
 H2.1.1 H2.1.2 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
 6 
1 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Bố cục tranh gây cho cảm giác về thể loại tranh sinh hoạt, nguyên nhân là quác chú ý đến 
việc thể hiện con người mà quên mất yêu cầu của bài, khắc phục bằng cách nên thể hiện 
nhân vật sau cùng và đặt ở một vị trí thứ yếu. 
 7 
1 
 Bài 2: Vẽ bố cục tranh phong cảnh thành thị 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được nét đặc trưng của phong cảnh thành thị 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh phong cảnh thành thị 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh thành thị 
+ Thấy được vẽ đẹp của cuộc sống hiện đại nơi phồn hoa đô thị từ đó ca ngợi, cống hiến 
xây dựng cho cuộc sống mới thêm tươi đẹp 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về tranh phong cảnh thành thị 
 Nếu như bạn là người thuộc cá tính hiện đại. Hoặc cũng có thể bạn muốn mang một 
làn gió mới khác với không gian được trang trí bằng những bức tranh làng quê yên ả, thanh 
bình. Thì tranh phong cảnh thành phố chính là một lựa chọn sáng suốt. Đây là một đề tài 
cũng được nhiều họa sỹ theo đuổi không kém đề tài làng quê. Và quả thực, những bức họa 
của đô thị hiện đại đó đã mang một hơi thở mới, một sinh khí mới cho không gian mà nó 
hiện diện 
 Cuộc sống đô thị hàng ngày trong cảm quan của chúng ta nếu không là khói bụi, là 
tắc đường, là xô bồ chen chúc, hầu hết, trong suy nghĩ của mọi người, thành phố là nơi 
ngột ngạt, tấp nập. Tất nhiên, bên cạnh đó là những yếu tố tích cực rất có lợi cho cuộc sống 
văn minh của chúng ta. 
 Thế nhưng, những sự văn minh, hiện đại đó, đâu phải lúc nào chúng ta cũng được 
ngắm nhìn, thưởng thức. Nếu như không qua những bức tranh phong cảnh thành phố. Liệu 
bạn có thấy hết được sự lung linh, huyền ảo của đêm thành phố khi nhìn từ trên cao? Liệu 
bạn có thấy được sự thanh bình, thơ mộng của công viên giữa lòng đô thị lúc mặt trời vừa 
mới mọc? Hay cũng có khi là những nét hiện đại, văn minh ở nơi có tín hiệu đèn giao 
thông? Các họa sỹ đã thu vào trong cảm quan nghệ thuật của mình những góc nhìn hết sức 
thẩm mỹ. Để sáng tác cho chúng ta những bức họa xinh xắn, chân thực và lộng lẫy về thành 
phố thân yêu (H2.2.1) 
 8 
1 
 H2.2.1 
 Thực ra, cảm hứng trong những bức tranh phong cảnh thành phố không nhất thiết 
phải là những gì mà họa sỹ chụp lại được qua lăng kính nghệ thuật của mình. Đó cũng có 
khi là thành phố trong tương lai với những ước mơ, mong muốn của họa sỹ. Chính sự đa 
dạng đó đã làm nên tính hiện đại không thể lẫn với bất kể đề tài tranh ảnh nào khác. Và 
đương nhiên, những sự hiện diện của những bức tranh đó chắc chắn sẽ mang lại nét đẹp 
hiện đại, thời thượng cho không gian. 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh thành thị (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chúng ta có thể chọn bối cảnh nơi bến xe, bến tàu, nơi công viên hoặc là những 
công trình kiến trúc đặc trưng... 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng 
hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, nên dưa các yếu tố kiến trúc nhiều vào 
trong bố cục, sử dụng cá hình có khối thay đổi để tạo nhịp điệu như hơi thở năng động của 
thành thị nên chọn những nhân vật có tính đặc trưng ví dụ quần áo, động tác, phương 
tiện...nhằm thể hiện nổi bật sự phồn thịnh của chốn thành thị. Thể hiện ít nhất bằng hai 
phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé khoảng15x20cm ( H2.2.2, H2.2.3, H2.2.4, 
H2.2.5). 
 9 
1 
 H2.2.2 H2.2.3 
 H2.2.4 H2.2.5 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Gây nhầm lẫn trong đề tài tranh về thành thị và nông thôn, nguyên nhân chưa khai thác 
triệt để các hình ảnh về thành thị, khắc phục bằng cách đưa nhiều hình ảnh như kiến trúc, 
sự đông đúc, xe cộvào tranh 
 10 
1 
 Bài 3: Vẽ bố cục tranh phong cảnh nông thôn 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được những nét riêng của phong cảnh nông thôn 
+ Người học trình bày, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa bố cục tranh phong 
nông thôn và bố cục tranh phong cảnh thành thị 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh phong cảnh nông thôn 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh nông thôn 
+ Thấy được vẽ đẹp phong cảnh nông thôn từ đó thêm yêu quê hương đất nước mình nhiều 
hơn 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh nông thôn 
 Tranh phong cảnh nông thôn thường hiện diện trong nhiều không gian của các gia 
đình, đặc biệt là đối với những người dân Việt Nam chúng ta. Các tác phẩm này luôn luôn 
có những nét riêng rất dễ dàng nhận ra giữa muôn vàn hình ảnh khác. Tranh phong cảnh 
nông thôn thường được phác họa bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với nhiều 
người trong số chúng ta. Đó có thể là một miền ký ức vốn dĩ đã gắn liền với những năm 
tháng tuổi thơ hay một khung cảnh đặc trưng có thể gợi nhớ về vùng đất nào đó đã từng 
đặt chân đến trong một chuyến đi của ngày xưa,... Tuy nhiên, tất cả đều là những hình ảnh 
cực kỳ quen thuộc và gắn bó đối với nhiều người như: cây đa, đình làng, con sông quê hay 
cánh đồng lúa chín đang đơm bông,... nói lên sự thanh bình của làng quê Việt. Tranh phong 
cảnh nông thôn phác họa những hình ảnh quen thuộc, gần gũi 
 Những tác phẩm này thường có đặc điểm chung là được phác họa bằng các sắc màu 
mang hơi hướm tươi tắn và dịu dàng. Chỉ cần chiêm ngưỡng chúng, người đối diện cũng 
dễ dàng cảm nhận được sự thoải mái, căng tràn sức sống nhưng lại vô cùng bình yên đến 
lạ thường. Chắc chắn rằng, mỗi một tác phẩm đều sẽ trở thành những điểm nhấn trong bất 
kỳ mọi không gian. 
 Với những đặc điểm riêng rất dễ dàng nhận ra giữa muôn vàn tác phẩm khác, tranh phong 
cảnh đồng quê thường được nhiều gia đình chọn lựa nhằm làm đẹp cho không gian trong 
ngôi nhà của mình. Chúng không chỉ hiện diện tại gian phòng khách mà còn được sử dụng 
tại các khu vực đòi hỏi cao về độ thẩm mỹ và tinh tế như phòng làm việc,.. 
 11 
1 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh nông thôn (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chúng ta có thể chọn những hình ảnh về cảnh sắc của từng vùng quê khác nhau 
đồng bằng hoặc vùng cao tùy vào ký ức và kỷ niệm của người vẽ. 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng 
hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, mặc dù là tranh phong cảnh nông thôn 
nhưng cũng nên đưa điểm xuyến vào hình ảnh lao động của con người để tạo nên sức sống 
sinh động cho. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé 
khoảng15x20cm (H2.3.1, H2.3.2, H2.3.3, H2.3.4). 
 H2.3.1 H2.3.2 
 H2.3.3 H2.3.4 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
 12 
1 
- Chưa thể hiện hết được tinh thần của làng quê Việt Nam, nguyên nhân chưa thể hiện được 
sự yên bình, nét văn hóa vùng miềnkhắc phục bằng cách đưa các hình ảnh như cây đa, 
giếng nước mái đình hay nếp nhà sàn, ruộng bậc thang  vào tranh. 
Tài liệu tham khảo 
[1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. 
[2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. 
[3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thông tin 
 13 
1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_ve_bo_cuc_tranh_phong_canh.pdf