Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học

 Các yếu tố ngôn ngữ tạo hình

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân

tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm

Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên

đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không

bắt buộc phải liên tục.

Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp

thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác

nhau.

Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc, nó

có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường7

nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho

người xem.

Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp

điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự nhiên

và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn

xưa.

Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với

đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng rắn,

là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn, đường gấp diễn tả sự

sống động và hỗn loạn.

Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét

và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục

bằng hai cách:

Bố cục cân đối

Bố cục không cân đối

Bố cục cân đối

Theo toán học: Cân đối là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau hai

bên một điểm hoặc một cái trục nhất định.

Nghệ Thuật : Về phương diện nghệ thuật, cân đối là sự phù hợp về kích thước,

về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng của những phần ấy

với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ nhạt về hình thức mà những tương

xứng phối hợp lại một cách đều đặn.

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang baonam 11660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học

Giáo trình Hội họa - Mỹ thuật học
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÔN HỌC: MĨ THUẬT HỌC 
 NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Môn Mỹ thuật học bao gồm hầu hết mọi lĩnh vực tri thức mỹ thuật. Nó cung cấp 
những hiểu biết tối thiểu về toàn bộ mỹ thuật từ các bộ môn (hội hoạ, đồ hoạ, điêu 
khắc...), các loại hình mỹ thuật và các chất liệu mỹ thuật. 
 Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes 
liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và 
quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con 
số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con 
số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ 
thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ 
công khác được xếp ở hàng thấp hơn. 
 Cái Đẹp thường được đưa ra như một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nghệ 
thuật. Tuy nhiên, định nghĩa được cái Đẹp còn khó hơn định nghĩa được Nghệ thuật, vì 
cái Đẹp phụ thuộc vào văn hóa và thời gian nhiều hơn. 
 Một phần vô cùng quan trọng và phong phú của văn minh nhân loại nói chung 
và mỗi dân tộc nói riêng chính là mỹ thuật, sản phẩm đẹp được tạo nên bởi con người 
Các nhà kinh điển (Các Mác) cho rằng do tiến hóa xã hội, muốn thưởng thức nghệ thuật 
phải được giáo dục về nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta phải biết cách dùng con mắt mình 
để nhìn cái đẹp trong tác phẩm cũng như trong cuộc sống, đó chính là mục đích của Mỹ 
thuật học 
 Lào cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Hà Thị Minh Chính 
 3 
 MỤC LỤC 
Chương 1: Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật ......................... 6 
 1.3. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc ................... 12 
 1.4. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa ........................... 15 
Chương 2: Thể loại và chất liệu hội họa ........................... 16 
 2. Thể loại và chất liệu hội họa ............................... 16 
 2.1. Thể loại hội họa.................................... 16 
 2.1.1. Khái niệm .................................... 16 
 2.1.2. Các thể loại hội họa .............................. 16 
 2.2. Chất liệu hội họa ................................... 23 
Chương 3: Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa ..................... 29 
 3. Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa ......................... 29 
 3.1. Thể loại điêu khắc .................................. 29 
 3.2. Chất liệu điêu khắc .................................. 29 
 3.3. Thể loại đồ họa .................................... 30 
 3.4. Chất liệu đồ họa ................................... 32 
Chương 4: Phân tích tác phẩm ................................. 35 
 4. Phân tích tác phẩm .................................... 35 
 4.1. Khái niệm ....................................... 35 
 4.2. Những kiến thức liên quan tới phân tích tác phẩm ............... 35 
 4.2.1. Kiến thức về nội dung và hình thức nghệ thuật .............. 35 
 4.2.2. Kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ mĩ thuật ................. 36 
 4.3. Quy trình viết phân tích tác phẩm ......................... 36 
 4.3.1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm định phân tích .......... 36 
 4.3.2. Phân tích tác phẩm ............................... 37 
 4 
 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: Mỹ thuật học 
Vị trí, tính chất của môn học: 
- Vị trí: Thực hiện trước hoặc song song với các môn chuyên ngành. 
- Tính chất: Môn học cơ sở ngành. 
Mục tiêu môn học: 
- Về kiến thức: 
+ Học sinh trình bày được những kiến thức về ngôn ngữ mỹ thuật, thể loại, chất liệu hội họa, 
điêu khắc... 
+ Phân tích được tác phẩm mỹ thuật. 
- Về kỹ năng: 
+ Có khả năng nghiên cứu tài liệu, giáo trình tự học. 
+ Biết đọc, phân tích tác phẩm hội họa. 
+ Sử dụng ngôn ngữ của mỹ thuật để sáng tác tác phẩm. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học 
 5 
 Chương 1: Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật 
Giới thiệu: 
 Các kiến thức về ngôn ngữ mĩ thuật có thể áp dụng hàng ngày, giúp ta hiểu sâu 
thêm các giai đoạn, các trường phái, các trào lưu, các tác giả trong lịch sử mỹ thuật. Khi 
thưởng thức một tác phẩm chúng ta có thể phân tích, bình luận theo cảm nhận cá nhân. 
Một số kiến thức có thể được ứng dụng cụ thể khi sáng tác, cân nhắc về cách chọn bố 
cục, chọn gam màu, xử lý nét, mảng, nhịp điệu 
Mục tiêu: 
+ Trình bày được đặc trưng ngôn ngữ hội họa. 
+ Phân biệt được sự đồng nhất và khác biệt giữa ngôn ngữ Hội họa, Điêu khắc và Đồ 
họa. 
+ Biết được sự biểu hiện của ngôn ngữ mỹ thuật thông qua việc phân tích một số tác 
phẩm Hội  ... ệ thuật công nghiệp” hay “nghệ thuật 
ứng dụng”. 
 Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp", "thiết kế tạo dáng 
công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng". Thuật ngữ này mới nhập vào Việt Nam 
trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếng Đức khi các 
giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle 
Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và 
đã được dịch thành "Mỹ thuật công nghiệp" (MTCN). Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ 
của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc. 
3.4. Chất liệu đồ họa 
 Khắc gỗ 
 Chế bản in khắc gỗ 
 Khắc gỗ là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỷ thứ 9. 
Phương pháp này phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 15 với việc phổ biến giấy và kỹ thuật 
in chữ rời. 
 Trong kỹ thuật khắc gỗ, người ta dùng gỗ xẻ ngang cây (ngang thớ) để khắc và 
in những hình ảnh chi tiết tinh xảo. Gỗ xẻ dọc thớ được dùng cho những bản in rộng, dễ 
khắc. 
 Quy trình khắc và in được thực hiện như sau: người nghệ sĩ vẽ phác lên tấm gỗ 
rồi dùng dao khắc đục hoặc khắc bỏ đi những phần không cần bắt mực. Đường nét và 
 32 
hình khối có trên bức tranh sẽ nổi lên. Các phần này được bôi mực bằng con lăn (ru-lô). 
Đặt một tờ giấy áp sát bề mặt bản in và vuốt tay, hoặc lăn ru-lô, hoặc in bằng máy rập 
nén chuyên dụng. Như vậy các bề mặt không bị khắc bỏ đi sẽ để lại hình vẽ trên tranh 
in gỗ. 
 Với tranh in gỗ màu, người ta dùng từng bản in riêng cho mỗi màu. Tiêu biểu 
cho loại hình này là các bản khắc cổ của tranh Đông Hồ tại làng Hồ, tỉnh Bắc Ninh. 
Tranh khắc gỗ dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những di sản quý của 
nền mỹ thuật Việt Nam. 
 Khắc kim loại 
 Khắc kim loại là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm intaglio. Tranh 
khắc kim loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một 
cách tinh vi, tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kì diệu. Kỹ thuật này ra đời vào thế 
kỷ 15 ở châu Âu, phần lớn là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển thêm tranh in 
màu. 
 Bản in thường là một tấm kẽm, hoặc đồng. Bằng cách khắc nguội hoặc khắc 
nóng kết hợp với các kỹ thuật khác như khắc nạo (mezzotint), rắc nhựa thông 
(aquatint)..., người ta sẽ tạo ra các hình dáng, đường nét và các điểm lõm trên bề mặt 
bản in. 
 Khắc nguội: Dùng dao trổ có mũi nhọn tạo những nét và chấm trên bề mặt tấm 
kim loại. 
 Khắc nóng: Còn gọi là khắc axit. Phủ kín hai mặt của tấm kim loại bằng một loại 
sơn hay vecni để chống lại sự ăn mòn của axit. Dùng dao khắc có mũi nhọn để vạch, 
khía vào lớp phủ theo hình vẽ muốn có. Nhúng tấm kim loại vào dung dịch axit, những 
chỗ kim loại lộ ra sẽ bị axit ăn mòn. Tình thời gian cho đến khi sự thẩm thấu của axit 
vừa đủ độ sâu thì dừng lại. Rửa sạch lớp phủ trên tấm kim loại bằng dầu hỏa hoặc dầu 
thông, việc chế bản đã hoàn tất. 
 Người ta lăn mực vào bản in và dùng một cái giẻ chà mạnh để mực xuống đều 
trong các rãnh lõm. Lau sạch bề mặt tấm kim loại, những chỗ lõm đó sẽ giữ lại mực. 
Đặt giấy in đã được làm ẩm lên bản khắc, lót lên trên một lớp nỉ mềm rồi ép mạnh qua 
các máy in (có trục sắt lăn tạo lực rất mạnh). Giấy ẩm sẽ hút mực và in hình tranh lên 
mặt giấy. 
 In đá 
 In đá (lithography) là loại hình in tiểu biểu cho phương pháp khắc 
phẳng. lithos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá còn graphy là vẽ, viết. Được khám phá 
vào năm 1798 bởi Aloys Senefelder (1771-1834, nhà văn Đức) như một phương tiện rẻ 
tiền để in các vở kịch múa cho mình, tranh in đá ngay lập tức được phổ biến khắp châu 
Âu. 
 33 
 Ở Việt Nam, tranh in đá được sử dụng để in quảng cáo nhãn hiệu hàng hóa từ 
thời thuộc địa của Pháp, trước năm 1945. Kỹ thuật này được dạy tại trường ĐH Mỹ thuật 
Việt Nam từ khi mở khoa Đồ họa vào năm 1977. 
 Kỹ thuật chế bản in đá: Người ta phủ một lớp vecni hoặc một loại sơn đặc biệt 
lên mặt phẳng của tấm đá litho. Dựa vào tính chất đối kháng của nước và mỡ trong mực 
in, người ta dùng bút chì mỡ (để tạo chất cứng) và dung dịch laque (để tạo chất mềm) 
vẽ lên mặt tấm đá litho đã mài phẳng và nhẵn. Sau đó, hình vẽ được định hình trong 
dung dịch keo arabic để cho nước bám chặt vào những phần còn nguyên vẹn mà không 
đụng chạm đến phần có hình vẽ đã phủ keo. Chờ cho lớp keo này khô hẳn (khoảng hơn 
12 tiếng) việc chế bản đã hoàn tất. 
 Kỹ thuật in: Tiếp theo, người ta dùng nước rửa sạch tấm đá in, sấy khô mặt đá 
cho chắc cốt rồi tiếp tục xoa nước cho ướt đều. Lăn mực đều lên mặt đá, đặt giấy in, hạ 
tấm nén của máy vào giấy nằm trên bản đá và quay qua trục lăn của máy in chuyên 
dụng. Cuối cùng ta được một bản in có hình ngược với hình vẽ trên đá. 
 In lưới 
 Trong Nam thường được gọi là in lụa. Đây là một phương pháp in thủ công nhưng 
sản phẩm đạt được tương đối chất lượng nhờ kỹ thuật ép mực bằng gạc su trực tiếp qua 
mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in ofset... Kỹ thuật in lụa có 
thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh và đặc biệt 
là vải. 
 Cần chuẩn bị một khung in lụa phù hợp với sản phẩm đang cần in, chất cảm nhận 
ánh sáng (là một chất muối hóa học có tên là amon), keo pva hoặc chất keo apumin như 
lòng trắng trứng gà hoặc chất apumin trích chiết ra từ vi cá, sơn, xăng, dầu tẩy để làm 
sạch tấm lụa sau khi in xong. Trước hết người thiết kế sẽ thiết kế hình ảnh trên máy tính, 
rồi xuất phim bằng máy lase hoặc bằng máy xuất phim (phim dương bản hay âm bản 
tùy theo sản phẩm in), tiếp theo hòa chất muối amon cảm ánh sáng vào dung dịch keo, 
rồi quét lên tấm lưới (khung lụa) xong sấy khô, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên 
khung và đem chụp ánh sáng mặt trời hoặc dùng dàn đèn neon. Sau đó đem rửa bằng 
nước nơi nào không có màu đen ở phim ánh sáng sẽ xuyên qua và lớp keo sẽ bắt ánh 
sáng làm cho keo se lại rắn chắc và bám vào lụa, còn lớp keo nào bị màu đen trên miếng 
phim che lại thì không bắt được ánh sáng nên khi gặp nước sẽ bị tan rã và thông xuyên, 
khi rửa thật kỹ hoàn toàn keo thừa trôi đi, đem phơi nắng hoặc xông khô. Đến đây hoàn 
tất công đoạn chụp bản. Đến công đoạn in, đem khuôn in áp lên bề mặt sản phẩm rồi 
cho mực in vào dùng gạt in (giống như gạt chùi gương) gạt mực in qua lớp lụa để mực 
in lọt xuyên qua những nơi bản lụa thông không có keo chụp dính lại, sẽ lọt xuống dính 
vào trực tiếp trên sản phẩm. Tùy thuộc vào nhiều màu hay ít màu mà làm bấy nhiêu 
khung in. 
 34 
 Chương 4: Phân tích tác phẩm 
Giới thiệu: 
 Tác phẩm nghệ thuật có phát huy được tác dụng đối với người thưởng thức nghệ thuật hay 
không, một phần quan trọng là do chính nội dung và giá trị nghệ thuật tồn tại trong tác phẩm đó, 
ngoài ra còn phụ thuộc vào đối tượng cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật. Tất cả những yếu tố đó 
liên quan tới một nội dung quan trọng, đó là giới thiệu và phân tích các tác phẩm nghệ thuật. 
Mục tiêu: 
+ Người học trình bày được quy trình viết bài phân tích tác phẩm, giới thiệu tác giả, tác 
phẩm. 
+ Tổng hợp được kiến thức về ngôn ngữ mĩ thuật, thể loại, chất liệu để áp dụng vào 
phân tích tác phẩm. 
+ Đánh giá cơ bản được giá trị của một tác phẩm mĩ thuật. 
Nội dung chương: 
4. Phân tích tác phẩm 
4.1. Khái niệm 
 Tác phẩm mỹ thuật là tổng hòa của nhiều yếu tố về ngôn ngữ, nội dung, hình ht]cs, tư 
tưởng, quan niệm thẩm mỹ, lịch sửPhân tích tác phẩm đồng nghĩa với việc nghiên cứu, tìm 
hiểu tất cả các yếu tố đó, bằng cách cảm thụ, đánh giá đúng mức các giá trị của tác phẩm, tác giả. 
Hay nói một cách ngắn gọn, phân tích tác phẩm là một bộ môn nghiên cứu, tìm hiểu caccs yếu 
tố cấu thành nên tác phẩm nhằm mục đích hiểu được ý tưởng, cảm xúc và tài năng của tác giả 
bộc lộ qua tác phẩm của họ. Đây cũng chính là khâu giới thiệu và đưa tác phẩm đến với ng]ời 
cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật. 
4.2. Những kiến thức liên quan tới phân tích tác phẩm 
4.2.1. Kiến thức về nội dung và hình thức nghệ thuật 
 Hình tượng nghệ thuật 
 Trong hình tượng nghệ thuật ghi lại hoặc biểu hiện những đặc điểm căn bản nhất 
của nghệ thuật nói chung. Một trong những vị trí trung tâm mà phạm trù này giữ trong 
khoa học mỹ học được lý giải bởi chức năng đặc biệt của hình tượng nghệ thuật – phản 
ánh lại hiện thực khách quan dưới một hình thức đặc thù. Hình tượng nghệ thuật là sự 
thống nhất phản ánh và sáng tạo, cũng như cảm thụ những hoạt động biểu hiện vai trò 
của chủ thể hoạt động và cảm thụ nghệ thuật. 
 Giống như nghệ thuật ra đời từ cái không phải là nghệ thuật, hình tượng nghệ 
thuật bắt rễ từ cái mà chúng ta gọi là tính hình tượng, hoặc tư duy hình tượng theo nghĩa 
rộng nhất. Hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm thường do tác giả tạo ra. Với tính 
hình tượng hay tư duy hình tượng theo nghĩa rộng của từ này. 
 Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật 
 Hình tượng – ý đồ: Trình độ trừu tượng nhất của tư duy nghệ thuật là trình độ tư 
tưởng. Sự hình thành hình tượng nghệ thuật ở cấp độ này là một thao tác hoàn toàn lý 
trí. Hình tượng như vậy hiện diện ở nơi nào ý thức nhào nặn chất liệu của nghệ thuật, 
 35 
cũng như khi người lĩnh hội thể nghiệm bằng cảm xúc hình tượng nghệ thuật đã được 
sáng tạo. 
 Tâm lý là cấp độ thứ hai (hình tượng – cảm thụ): Đây là cấp độ các tình cảm và 
cảm xúc nghệ thuật, nhờ đó người ta thể nghiệm các hình tượng của nghệ thuật trong 
quá trình cảm thụ. 
 Cấp độ cuối cùng là ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc và sự kết hợp chúng để vật 
chất hóa hình tượng. Điều kiện bắt buộc để nghiên cứu hình tượng trong nghệ thuật là 
tính đến tất cả các cấp độ của nó: tư tưởng, tâm lý cũng như vật chất. 
 Nội dung và hình thức trong nghệ thuật 
 Nội dung trong nghệ thuật là lĩnh vực ý và nghĩa mang tính tư tưởng – tình cảm, 
hình tượng – cảm tính. Lĩnh vực này được thể hiện phù hợp trong hình thức nghệ thuật 
và có giá trị thẩm mĩ – xã hội. Để nghệ thuật thực hiện được chức năng không gì thay 
thế được của mình là tác động về tinh thần – xã hội vào thế giới nội tâm của cá nhân, 
nội dung của nghệ thuật phải có những đặc điểm nhất định. 
 Nghệ thuật phản ánh, tái tạo – với mức độ ít nhiều gián tiếp và ước lệ - các lĩnh 
vực khác nhau của thực tại tự nhiên và xã hội. 
 Hình thức nghệ thuật được thể hiện ở thể loại, kết cấu, không gian và thời gian 
nghệ thuật, nhịp điệu. Ở đây phản ánh khía cạnh thẩm mỹ chung của nghệ thuật. 
 Tính nhân dân, tính dân tộc trong nghệ thuật. 
 Tính nhân dân là phẩm chất tư tưởng, thẩm mỹ của sáng tạo nghệ thuật và các 
tác phẩm nghệ thuật, quy định sứ mệnh nhân đạo của nghệ thuật tiên tiến, vai trò đặc 
thù của nó trong tự ý thức và tự khẳng định của nhân dân và nhân loại. Nhân dân là 
người sáng tạo lịch sử, bởi vậy việc biểu hiện về mặt nghệ thuật những lợi ích căn bản 
và khát vọng của họ rút cục là nhân tố quyết định sự phát triển nghệ thuật. 
 Sáng tạo nghệ thuật sản sinh do nhu cầu củng cố và truyền đạt kinh nghiệm lao 
động và kinh nghiệm cảm tính. 
4.2.2. Kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ mĩ thuật 
 Khi phân tích tác phẩm cần quan tâm đến đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ 
thuật. Đối vv[í hội họa, hai yếu tố đặc trưng là tính tạo hình trực tiếp và tính không gian phải được 
làm rõ, trong đí tất cả các yếu tố màu sắc, hình khối, đường nétđều góp phần làm nên giá trị 
bức tranh. Đối với một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật đồ họa thì đặc trưng là mảng, nét. 
Các biểu hiện của các yếu tố nét, mảng đóng vai trò quan trọng trong thành công của tác phẩm. 
 Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ tạo hình của mỗi loại hình nghệ thuật, thể loại, chất liệu 
sáng tác của tác giả để đánh giá tác phẩm. 
4.3. Quy trình viết phân tích tác phẩm 
4.3.1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm định phân tích 
 Tên tuổi, ngày tháng năm sinh của tác giả 
 Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của tác giả. 
 Vị trí của tác phẩm định phân tích trong sự nghiệp của tác giả. 
 36 
 Giới thiệu sơ qua về tác phẩm: tên tác phẩm, chất liệu của tác phẩm, khuôn khổ, năm sáng 
tác, xuất xứ, sự ra đời của tác phẩm. 
4.3.2. Phân tích tác phẩm 
 Phân tích về nội dung và hình thức tác phẩm để rút râ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
Phân tích các yếu tố ngôn ngữ tạo hình được vận dụng như thế nào, phù hợp, đặc biệt hay không 
đặc biệt, khác lạTác phẩm thuộc thể loại nào dùng chất liệu gì ? đóng góp của chất liệu thể loại 
đến sự thành công của tác phẩm. 
4.3.3. Đánh giá 
 Sự thành công của tác phẩm về nội dung và hình thức nghệ thuật. 
 Vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả cũng như trong lịch sử ỹ 
thuật và đối với cuộc sống xã hộiĐánh giá giá trị khách quan của tác phẩm. 
4.4. Một số bài phân tích cụ thể 
 Những yếu tố căn bản trong phân tích tác phẩm 
 Trước khi phân tích tác phẩm bằng kiến thức nghệ thuật phải dùng cảm giác trực 
quan của mình để nhận xét tác phẩm. 
 Dùng ngôn ngữ mĩ thuật để phân tích: Đường nét, hình mảng, bố cục, không gian, 
màu sắc 
 Phân tích tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu 
 Phân tích mỗi giai đoạn phát triển của nghệ thuật đều có các tác phẩm tiêu biểu 
cho từng giai đoạn đó. 
 Khi phân tích phải nắm được đặc điểm của từng thời kỳ, phong cách của từng 
nghệ sĩ, đặc trưng của từng phong cách nghệ thuật. 
 Phân tích tranh dân gian 
 Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, Tranh làng Sình,  
 Phải nêu được đặc điểm của từng vùng miền nơi xuất xứ của tranh. 
 Nêu được đặc điểm nghệ thuật tạo hình và những thông điệp, kinh nghiệm của 
cha ông muốn truyền cho con cháu đời sau. 
 Giới thiệu tranh và phân tích, trao đổi, thảo luận, thực hành trên lớp. 
 Phân tích tranh thiếu nhi 
 Khi phân tích thể loại tranh này phải chú ý tới tính cách của trẻ thơ, những đặc 
thù của trẻ được thể hiện trong tranh ra sao? 
 Ngôn ngữ tạo hình của trẻ có điểm gì giống và khác tranh thời nguyên thủy. 
 Phân tích một vài bức tranh thiếu nhi. 
 Giới thiệu một số bài phân tích tác phẩm 
 Cách thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật 
 Bất kỳ một ai sinh ra cũng đều có tố chất nghệ thuật trong mình. Do vậy phải tin 
vào cảm giác thực của mình khi xem tranh. 
 37 
 Cảm giác đầu tiên về các tác phẩm nghệ thuật hầu hết là đúng với chính mình. 
 Sau đó chúng ta mới tiến lại gần và phân tích theo kiến thức mĩ thuật mà mình có. 
 Tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh và những ý kiến chủ quan của 
người nghệ sĩ. 
 Điều quan trọng khi ta thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật đó chính là phải đánh 
giá nó theo tương quan nghệ thuật, tương quan xã hội mà nó đang tồn tại. 
 38 
4. Tài liệu tham khảo: 
 [1] - Đỗ Văn Khang, 2002, Nghệ thuật học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 [2] - Lê Thanh Lộc (dịch), 1996, Lịch sử hội họa, NXB Văn hóa Thông tin. 
 [3] - Lê Thanh Lộc , 1998, Từ điển mỹ thuật, NXB Văn hóa Thông tin. 
 [4] - Nguyễn Phi Hoanh, 1978, Một số nền mỹ thuật thế giới, NXB Văn hóa. 
 [5] - Thái Bá Vân, 1992, Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện mỹ thuật. 
 [6] - Phạm Đức Cường, 2001, Kỹ thuật sơn mài, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội. 
 [7] - Nguyễn Trân, 1995, Nghệ thuật Đồ họa, NXB mỹ thuật Hà Nội. 
 39 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_my_thuat_hoc.pdf