Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Mỹ thuật thời đồ đá (tiền sử) đến thời sơ sử (kim khí)

Một vài nét về lịch sử thời nguyên thủy ở Việt Nam

Thời nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người. Theo khảo cổ học thời kỳ

nảy sinh và phát triển cảu công xã nguyên thủy chính là thời đại đồ đá. Ngoài ra thời

kỳ nguyên thủy còn đồng nghĩa với thời tiền sử, thời kỳ chưa hình thành và ra đời lịch

sử thành văn. Các nhà khảo cổ học đã chia thời kỳ đồ đá ra làm ba giai đoạn: Thời kỳ

đồ đá cũ - Thời kỳ đồ đá giữa và thời kỳ đồ đá mới.

Thời kỳ đồ đá cũ

Di tích núi Đọ - Thanh Hóa được xếp vào sơ kỳ đồ đá cũ. Đây là nơi cư trú của người

Việt cổ, đồng thời cũng là nơi chế tạo các công cụ bằng đá thô sơ. Đó là những mảnh

tước, công cụ chặt, rìu tay, nạo Thời kỳ này cách chúng ta hàng mấy chục vạn năm

và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người

dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thủy. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt

của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau, sống thành những bầy đàn người

trong các hang động tự nhiên. Với công cụ bằng đá thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn

bắt, hái lượm.7

Hình 1.1

Kỹ thuật chế tác đồ đá đã tiến lên một bước, thời kỳ ở núi Đọ người nguyên thủy dùng

đá bazan để chế tạo công cụ lao động, về sau họ dùng đá cuội tìm được ở bãi sông.

Những viên đá cuội được ghè đẽo cẩn thận trở thành các công cụ lao động có hiệu quả

hơn so với thời kỳ trước. Thời kỳ này được gọi là văn hóa Sơn Vi (thuộc xã Sơn Vi,

huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ) và cũng là giai đoạn cuối của thời kỳ đá cũ cách ngày

nay khoảng 1 vạn năm đến 18.000 năm.

Thời kỳ đồ đá giữa

Sau văn hóa Sơn Vi, người Việt cổ bước vào thời kỳ đồ đá giữa, tương đương với nền

văn hóa Hòa Bình. Ngoài cuộc sống săn bắn và hái lượm, các cư dân Hòa Bình đã biết

làm nông nghiệp. Con người thời này đã biết làm lều, dựng nhà ở cửa hang và gần

sông suối. Nền văn minh nông nghiệp cũng bắt đầu từ đây. Tín ngưỡng tôn giáo có lẽ

cũng bắt đầu xuất hiện với hình thức sơ khai nhất là Tô tem giáo (thờ vật tổ).

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 59 trang baonam 6620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÔN HỌC: LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM 
 NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lào cai, năm 2019 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Môn học có nhiệm vụ trang bị cho người học những kiến thức và sự hiểu biết về tiến 
trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật từ thời nguyên thủy đến hiện đại của Việt 
Nam, giúp sinh viên cảm thụ các giá trị mỹ thuật qua các thời kỳ, tác giả - tác phẩm tiêu 
biểu, khơi dậy năng lực cảm thụ, đánh giá, niềm tự hào về những thành tựu của mỹ 
thuật. Thông qua các tác phẩm mỹ thuật được hình thành trong quá trình lịch sử, người 
học lĩnh hội và thẩm thấu về tinh thần nghệ thuật, phong cách, bút pháp và các biểu hiện 
tạo hình đa dạng trong mỹ thuật, từ đó có khả năng vận dụng, phát huy các giá trị và 
được tinh hoa trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. 
 Lào cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Hà Thị Minh Chính 
 3 
MỤC LỤC 
Chương 1: Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước .................................... 6 
 1. Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước .............................................. 6 
 1.1. Mỹ thuật thời đồ đá (tiền sử) đến thời sơ sử (kim khí) .......................... 6 
 Một vài nét về lịch sử thời nguyên thủy ở Việt Nam ................................ 6 
 Thời kỳ đồ đá cũ ........................................................................................ 6 
 Thời kỳ đồ đá giữa .................................................................................... 7 
 Thời kỳ đồ đá mới ..................................................................................... 7 
 Quá trình phát triển của mĩ thuật nguyên thủy ......................................... 8 
 1.2. Đặc điểm của mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam ...................................... 9 
 1.3. Mỹ thuật thời đại dựng nước ................................................................ 10 
 1.3.1. Khái quát chung ............................................................................ 10 
 1.3.2. Mĩ thuật thời kỳ dựng nước .......................................................... 11 
Chương 2: MĨ THUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP........ 14 
 2. Mỹ thuật thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập ............................................. 14 
 2.1. Mĩ thuật thời Lý (1009 - 1225) ............................................................ 14 
 Khái quát chung .............................................................................................. 14 
 2.1.1. Thành tựu mĩ thuật thời Lý ........................................................... 14 
 2.1.2. Đặc điểm mĩ thuật thời Lý ............................................................ 21 
 2.2. Mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) ......................................................... 21 
 2.2.1. Thành tựu mỹ thuật thời Trần ....................................................... 21 
 2.2.2. Đặc điểm chung ............................................................................. 26 
 2.3. Mỹ thuật thời Lê ................................................................................... 27 
 2.3.1. Hoàn cảnh xã hội thời Lê .............................................................. 27 
 2.3.2. Thành tựu mỹ thuật thời Lê........................................................... 27 
 2.4. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802 - 1885) .................................................... 35 
 2.4.1. Hoàn cảnh xã hội ........................................................................... 35 
 2.4.2. Thành tựu mĩ thuật thời Nguyễn ................................................... 35 
Chương 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay .................................................. 39 
 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay ............................................................ 39 
 3.1. Mỹ thuật thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945) ........................................ 39 
 3.1.1. Thành tựu Mỹ thuật ....................................................................... 39 
 Mĩ thuật giai đoạn 1930 đến 1945 .......................................................... 41 
 3.1.2 Những chất liệu mới trong hội họa ................................................ 41 
 3.2. Mĩ thuật Việt Nam thời hiện đại từ 1945 đến nay ............................... 45 
 3.2.1. Thành tựu Mỹ thuật ....................................................................... 45 
 3.2.2. Những hình tượng nghệ thuật thành công ..................................... 47 
 4 
 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam 
Mã môn học: MH10 
Vị trí, tính chất của môn học 
- Vị trí: Thực hiện trước các mô đun Vẽ bố cục tranh ... c, nhưng nó thật sự trở thành chất liệu phổ biến từ khi 
có những thành công của các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà 
người đi tiên phong là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với những tác phẩm nổi tiếng như 
Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, . với phong cách thể hiện rất Việt Nam. 
- Các họa sĩ trên đã mở ra một thời kì mới cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Một số 
hoạ sĩ có những đóng góp to lớn cho mĩ thuật nước nhà, được Đảng và nhà nước trao 
giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao quí về Văn học - Nghệ thuật năm 1996 như 
các tác giả: hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, 
hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, hoạ sĩ Nguyễn Tư 
Nghiêm, hoạ sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. 
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) 
- Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông còn có những bút 
danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 1906 tại làng Xuân Cầu, 
huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội. 
- Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu 
tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có 
tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom 
Penh, Băng Cốc, Huế... Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất 
Linh, báo Thanh Nghị... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom 
Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó 
ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Saucách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham 
gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. 
Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn 
dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt 
Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc 
Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).Ngay từ những năm học trong trường Mỹ 
thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết 
những dòng tự sự...ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có 
tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa 
vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới.... Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng 
 54 
diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân 
dung thiếu nữ. 
Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời 
Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu temApsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của 
những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom củaCampuchia. 
Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ 
điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của 
hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát 
hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem 
thư ở Việt Nam. 
Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên 
Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học 
nghệ thuật (1996) 
Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một 
miệng núi lửa trên Sao Thủy 
 Một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân 
Trước 1945 
 - Thiếu nữ bên hoa sen (1951) 
 - Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) 
 - Hai thiếu nữ và em bé (1944) 
 - Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942) 
 - Buổi trưa (1936) 
 - Bên hoa (1942) 
 - Thuyền trên sông Hương (1935) 
 Hình 2.52 Hình 2.53 
- Những tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này đều là tranh sơn dầu. Với thủ pháp diễn tả 
ánh sáng tài tình, bút pháp khoáng đạt, mạnh mẽ. Những nhát bút màu trắng trong 
tranh ông ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ họa sỹ sau này. 
 55 
Sau 1945 
 - Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu) 
 - Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948) 
 - Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954) 
 - Hai chiến sĩ (màu nước - 1949) 
 - Nghỉ chân bên đường 
- Ngoài ra ông còn để lại nhiều ký họa được vẽ trong thời kỳ kháng chiến. 
Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) 
Sinh ra tại Hải Phòng. Là một trong các họa sỹ nổi tiếng thuộc thế hệ đầu của nền 
nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ông còn góp 
phần vào nghệ thuật và công việc đào tạo. Tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ 
thuật Ðông Duơng (1931-1936). Kiểu mẫu hiện thực, trữ tình. Trình độ cao về sơn 
dầu, sơn mài và chất liệu lụa. Nhiều tác phẩm được trưng bầy tại Bảo tàng Mỹ thuật 
Việt Nam, các bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước 
Giải thưởng Lớn tại Triển lãm của Hội Mỹ thuật và Công nghệ xúc tiến (SADEAI), 
1935. 
Giải nhất tại Phòng Triển lãm của nhóm FARTA năm 1943. 
Giải nhất tại Triển lãm Nghệ thuật Toàn quốc từ năm 1946 đến 1951 
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam từ 1954 đến 1964. 
Giải nhất tại Triển lãm Nghệ thuật Toàn quốc năm 1957. 
Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, khoá đầu (1958-1983) 
Cộng tác viên của Viện Mỹ thuật của nước Cộng hoà dân chủ Ðức từ năm 1978. 
Chủ tịch Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, khoá 2 (1983-1989) 
Một số tác phẩm chính:" Em Thuý" (Sơn dầu, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)- "Tát 
nước chống lụt" (Sơn mầu, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) 
Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977) 
Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp 
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1929 - 34. Ông tìm kiếm các trào lưu 
nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh hướng lập thể với mong 
muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Ông ham mê sáng tác nên sớm có danh khoảng 
1935-1937 với nhiều minh họa độc đáo trên Phong hóa,Ngày nay, nhất là Trung Bắc 
chủ nhật, hiện nay vẫn còn rất nhiều bộ sưu tập tranh ông. 
Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi Cách mạng 
tháng Tám thành công, ông đã có mặt một cách nhanh chóng trong những ngày Hà 
Nội chào mừng ngày lễ độc lập - tự do. 
Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở rất nhiều lớp đào tạo nhằm 
mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung. Ông để lại rất nhiều tác 
phẩm vô cùng quý giá. 
Sau hòa bình lập lại năm 1954, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm lãnh 
đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những cán 
bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn nhận một cách tự hào rằng mình đã trưởng thành 
từ "lò Nguyễn Đỗ Cung" dựa trên thư tịch và thực tế đã hoạch định được một hệ thống 
trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách 
khoa học sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều 
đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại. Cần nhớ rằng 
trước khi Bảo tàng Mỹ thuật và Viện Nghiên cứu Mỹ thuật ra đời (1962 – 1966), ở 
Việt Nam chưa hề có một tổ chức nào, một trung tâm nghiên cứu nào về mỹ thuật Việt 
 56 
Nam một cách đầy đủ và thấu đáo. Chỉ thế thôi cũng đủ đánh giá công lao to lớn của 
Nguyễn Đỗ Cung trong việc nghiên cứu, giới thiệu và đào tạo những nhà nghiên cứu 
cho việc khẳng định nền nghệ thuật cổ Việt Nam. 
Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa 
kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy viên ban thường 
vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học- nghệ thuật 
Việt Nam. 
Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) 
Nguyễn Sáng (1923-1988) là một danh họa của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu 
cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho 
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên 
truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. 
Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng 
thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội hoạ hiện đại Châu Âu, 
nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của 
ông là sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn 
Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như 
Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng 
đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những 
xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp 
lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất 
của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho 
hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ 
năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng 
lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong 
sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70. 
Tác phẩm tiêu biểu: Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ 
Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) 
 Hình 2.54 
Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường 
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn 
Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ 
thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ 
Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng 
tranh này là Phố Phái. 
Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố 
cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường 
có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con 
 57 
người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của 
Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi 
buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và 
biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ. 
Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, 
khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải 
thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, 
thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện 
hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì... Các tác phẩm 
của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng 
tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực 
minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) 
về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982). 
Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông 
dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, 
lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá 
nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, 
đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, 
có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là 
lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu 
về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật. 
Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể 
hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng 
vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng 
mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan 
tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu 
lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. 
Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu 
Ông đã sáng tạo hàng ngàn bức tranh và tượng, một số ở bảo tàng thế giới như Tiệp 
Khắc, Liên Xô, Ấn Độ. Đề tài Bác Hồ ông có hơn 200 tác phẩm. Những tác phẩm nổi 
tiếng của ông là: 
Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung -Nam -Bắc. (Tranh lụa vẽ bằng máu 1947). 
Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu 100 cm x 70) 
Võ Thị Sáu (tượng tròn) 
Lòng người miền Nam (tượng tròn) 
Miền Nam trên đất Bắc (tượng tròn) 
Phú Lợi (tượng tròn) 
Hương sen (tượng tròn) 
Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng đồng - 1990) 
Tượng đài Bác Hồ bằng đá hoa cương cao hơn 8m, 180 tấn (1993), dựng tại công viên 
23/9 của thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997) được xem là tượng chân dung lớn nhất 
Việt Nam từ trước đến nay. 
Tượng đài Trương Định (đá hoa cương - cao 8m nặng 80 tấn) 
Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin bằng thạch cao và Bác Hồ với thiếu nhi bằng đồng đặt 
trước trụ sở Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. 
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) 
Nguyễn Phan Chánh (21 tháng 7 năm 1892 – 22 tháng 11 năm 1984) là một danh họa 
trong nghệ thuật tranh lụa 
 58 
Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp 
tranh lụa phương Đông. 
Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn 
Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ 
tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. 
Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham 
gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại 
học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam 
sau này. 
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với 
số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm 
được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 
Bức tranh Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz) trong cuộc bán đấu giá của 
Christie's International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5, 2013 được bán với giá kỷ lục 
là 390.000 Mỹ kim. Vào thời điểm đó, đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật trả 
cho một bức tranh của họa sĩ người Việt. 
Giới thiệu một số Tác giả và tác phẩm đương đại 
- Họa sĩ: Lý Trần Quỳnh Giang 
- Họa sĩ: Lê Huy Tiếp 
- Họa sĩ: Nguyễn Thành Chương 
- Nhà điêu khắc: Khổng Đỗ Tuyền.. 
- Họa sỹ: Trần Lương 
- Chốt nội dung 
* Nhấn mạnh phương pháp tạo hình riêng, sự đóng góp của họa sỹ với nền mỹ thuật 
nước nhà. Nội dung của bức tranh được thể hiện qua những hình thức gì, sử dụng hình 
tượng nghệ thuật nào, bút pháp đặc trưng. 
Tài liệu tham khảo: 
 - Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học sư phạm. 
 - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lịch sử mỹ thuật và 
 mỹ học, NXB Giáo dục. 
 - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt cổ, NXB Mỹ 
 thuật. 
 - Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa 
 59 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_lich_su_my_thuat_viet_nam.pdf