Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật

Điêu khắc

- Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện

ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường

sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất, Tượng thường tạc trên đá,

gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán

thân hoàng hậu Nefetiti, vợ của vua Ichnaton.

* Tượng nhân sư (Sphynx): Sphynx, người ta thường dịch là con nhân sư, là những

bức tượng mình sư tử đầu người. Những tượng này thường đặt trước cổng đền miếu.

Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy.

Hình 1.5

- Trong số các tượng Sphynx của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Sphynx gần

Kim Tự Tháp Kephren ở Ghide. Tượng Sphynx này dài 55 m, cao 20 m, chỉ riêng cái

tai đã dài 2 m. Đó chính là tượng của vua Kephren. Thể hiện vua dưới hình tượng

đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không chỉ có trí tuệ của loài người mà còn

có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của

Kephren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu

lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc mỗi lần đi qua vùng này

họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần.12

* Tượng chân dung

- Trong các ngôi mộ đều có đặt tượng chân dung của chủ nhân các ngôi mộ. Tượng

này có thể thay thế cho xác chết, làm cho linh hồn tồn tại, vì vậy tượng được làm

giống thực tối đa.

- Phong cách tả thực nổi rõ trong điêu khắc thời cổ vương quốc. Kiểu người nông

nghiệp thô đậm. Sang thời kỳ trung và nhất là thời kỳ tân vương quốc tính chất trọng

thực trong điêu khắc Ai Cập đã giảm bớt. Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo

dáng thanh mảnh hơn cho tượng. Cái đẹp, mềm mại, duyên dáng được đưa vào điêu

khắc. Tượng đặt ở lăng mộ hay đền thờ đều có kích thước tương ứng với kích thước

ở đền hay kim tự tháp.

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 77 trang baonam 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật

Giáo trình Hội họa - Lịch sử mỹ thuật
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC: LỊCH SỬ MỸ THUẬT 
NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lào cai, năm 2019 
 1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Nghệ thuật có từ bao giờ? Đó cũng là một câu hỏi luôn được đặt ra và cũng có 
nhiều cách trả lời. Mặc dù vậy, cũng không thể có một câu trả lời hoàn toàn chính xác. 
Có phải ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, con người thời kỳ nguyên thủy 
đã làm nghệ thuật ra sao? Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật tạo hình đã phát triển 
như thế nào? 
 Môn học có nhiệm vụ trang bị cho người học những kiến thức và sự hiểu biết về 
tiến trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật từ thời nguyên thủy đến hiện đại trên 
thế giới, giúp sinh viên cảm thụ các giá trị mỹ thuật qua các thời kỳ, tác giả - tác phẩm 
tiêu biểu, khơi dậy năng lực cảm thụ, đánh giá, niềm tự hào về những thành tựu của 
mỹ thuật nhân loại. Thông qua các tác phẩm mỹ thuật được hình thành trong quá trình 
lịch sử, người học lĩnh hội và thẩm thấu về tinh thần nghệ thuật, phong cách, bút pháp 
và các biểu hiện tạo hình đa dạng trong mỹ thuật, từ đó có khả năng vận dụng, phát 
huy các giá trị và được tinh hoa trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. 
 Lào cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Hà Thị Minh Chính 
 3 
MỤC LỤC 
 1. Mỹ thuật nguyên thủy và Cổ đại ................................................................... 6 
 1.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Nguyên Thủy ..................... 6 
 1.2. Mỹ thuật Cổ đại ...................................................................................... 9 
 1.2.1. Đặc điểm chung và thành tựu MT của MT Ai Cập cổ đại .............. 9 
 1.2.2. Thành tựu MT của MT Hy Lạp cổ đại .......................................... 13 
 1.2.3. Thành tựu MT của MT La mã cổ đại ............................................ 20 
Chương 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý .................................................................. 24 
 2. Mỹ thuật Phục Hưng Ý ............................................................................... 24 
 2.1. Đặc điểm xã hội và địa lý ..................................................................... 24 
 2.2. Thành tựu mỹ thuật .............................................................................. 24 
 2.3. Hội họa ................................................................................................. 25 
 2.3. Các họa sỹ tiêu biểu ............................................................................. 26 
Chương 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX ........................................................... 32 
 3. Mỹ thuật thế kỷ XVII - XX ......................................................................... 32 
 3.1. Nghệ thuật Baroque .............................................................................. 32 
 3.2. Nghệ thuật Cổ điển ............................................................................... 32 
 3.3. Nghệ thuật Lãng mạn ........................................................................... 34 
 3.4. Nghệ thuật Hiện thực ........................................................................... 35 
 3.5. Trường phái ấn tượng (Impressionnisme)............................................ 35 
 3.6. Nghệ thuật Hậu Ấn tượng .................................................................... 39 
 3.7. Trường phái dã thú (Pauvisme) ............................................................ 43 
 3.8. Trường phái lập thể (Cubisme) ............................................................ 45 
 3.9. Trường phái siêu thực (Surrueallisme) ................................................ 49 
 3.10. Trường phái trừu tượng (abstractionlisme) ........................................ 54 
Chương 4: Mỹ thuật Phương Đông ................................................................. 59 
 4. Mỹ thuật Phương Đông ............................................................................... 59 
 4.1. Mỹ thuật Trung Quốc ........................................................................... 59 
 4.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 59 
 4.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật .................................... 61 
 4.2. Mỹ thuật Ấn Độ.................................................................................... 65 
 4.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 65 
 4.2.2. Thành tựu MT của MT Ấn Độ ...................................................... 66 
 4.3. Mỹ thuật Nhật Bản ............................................................................... 71 
 4.3.1. Đặc ... c nỗi khổ 
+ Diệt đế: Chân lí nói đến sự chấm dứt nỗi khổ 
+ Đạo đế: Con đường diệt khổ bằng cách đi tu 
- Đạo phật không chủ trương xoá bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng tuyên truyền sự bình 
đẳng, mở đường giải thoát về tinh thần. Từ thế kỉ VI TCN đến năm 100 sau công 
nguyên, trải qua bốn lần đại hội, soạn thảo về qui chế, chấn chỉnh về tổ chức, đạo phật 
phát triển rộng rãi ở Ấn Độ và trên thế giới. 
- Sau lần đại hội thứ 4, cải cách giáo lí, đạo Phật được hình thành 2 giáo phái đó là: 
+ Đại Thừa: theo người Ấn Độ, đây là cỗ xe lớn, con đường cứu vớt rộng, chỉ cần 
những người có lòng tin hướng về phật là được cứu vớt, không cần phải tu hành khổ 
hạnh. 
+ Tiểu Thừa, cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp, phải tu hành khổ hạnh mới được cứu 
vớt. 
Về sau đạo Phật được truyền bà ở nhiều nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam. 
Các kiến trúc theo phong cách Phật giáo tiêu biểu 
 67 
- Tháp Đại Stupa ở Santchi: Sanchi là một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ, cách Bhopal 46 km 
về phía Đông Bắc và cách Besnagar 10 km và Vidisha nằm ở trung tâm bang Madhya 
Pradesh. Đây là địa điểm có nhiều kiến trúc Phật giáo có niên đại từ thế kỷ 3 TCN đến 
thế kỷ 12. 
- Đại bảo tháp ở Sanchi được xây dựng vào thế kỷ 3 TCN, dưới thời kỳ trị vì của Đại 
đế Ashoka. Hạt nhân của nó là một cấu trúc vòm bằng gạch được xây dựng theo kiểu 
mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tâm vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, 
tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo. 
- Bảo tháp được vây quanh bởi một hàng rào đá và có 4 cổng đá ở 4 phương chính, 
mỗi cổng có 3 xà ngang. Các hình cây bồ đề, hoa sen, bảo tháp, pháp luân... được 
chạm khắc tỉ mỉ ở các xà ngang này. Các trụ vuông được khắc những hình ảnh minh 
họa bản sinh kinh, những câu chuyện về tiền kiếp của Phật. 
- Chùa hang ở Ajanta: Trên cao nguyên Deccan, hang động Ajanta đã bị lãng quên 
trong một thời gian dài. Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực 
này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Hang động được bố trí theo dạng 
hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Phức hợp 
chùa-hang Ajanta gồm 30 chùa được khoét vào vách núi, tất cả làm thành một hình 
vòng cung lớn ôm lấy con suối chảy qua trước mặt. Các chùa-hang này bắt đầu được 
xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, tiếp tục cho đến tận thế kỷ 9. 
- Tất cả các ngôi chùa nằm san sát nhau, người ta gọi tên theo số, từ ngôi chùa I cho 
đến ngôi chùa XXX, trong đó ngôi chùa IX và ngôi chùa X là hai công trình được tạo 
tác sớm nhất 
 Hình 4.3 
 68 
 Hình 4.4 
- Mặt ngoài, mỗi ngôi chùa thường có khoảng 20 cột đá đục đẽo liền từ núi đá nguyên 
thủy, rồi chạm khắc, trang trí công phu. Bước qua hàng hiên là tới đại sảnh, hai bên có 
hai dãy trai phòng, nơi cư ngụ của các nhà sư. Có những ngôi chùa rất lớn như chùa 
hang XVI, gian hành lễ rộng đến 400m2. Chùa hang I, chùa hang II cũng có những 
phòng lễ hội rộng mênh mông với những cột lớn được chạm khắc tỉ mỉ và các đường 
soi nuột nà. Chân cột vuông, đỉnh cột có vầng tròn áp trần hang trang trí những tràng 
hoa lớn công phu. Chùa hang XXVI có các hàng cột vĩ đại đỡ ngạch cửa khổng lồ với 
những hình chạm trổ tinh mĩ. 
 Hình 4.5 
 69 
 - Nói đến Ajanta là phải nói đến các nghệ thuật phù điêu, những bức bích họa đặc sắc 
 Hình 4.6 
Tại Ajanta, nhiều thạch động được trang trí bằng những bức bích họa rất tinh xảo, mô 
tả cuộc đời đức Phật và những câu chuyện trong kinh bổn sanh với những mầu sắc tươi 
sáng được hòa trộn thật khéo léo. Rất nhiều cửa động được trang trí bằng nhiều hình 
tượng lớn nhỏ đủ dạng đủ hình thái của các vị thần, Bồ tát, Phật và chúng sinh. Trên 
mọi vách tường của các phòng trong thạch động đều có những bức phù điêu hay hình 
tượng thật linh động về Phật, và về cuộc đời. Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã khéo 
léo đem nghệ thuật vào từng tác phẩm của mình. Họ đã diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của 
cuộc đời với chúng sinh với đời sống đa dạng qua các thuyết căn bản của Phật cũng 
như bản tính hiền hoà từ bi của ngài qua những đường nét, những nét khắc mềm mại 
uyển chuyển sống động. 
Kiến trúc theo phong cách Hồi giáo tiêu biểu 
- Kiến trúc tháp tròn sắc thái Hồi giáo: đền Tadj Mahall 
 Taj Mahal là một lăng mộ nằm tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shah Jahan (gốc 
Ba Tư, lên ngôi năm 1627); trong tiếng Ba Tư Shah Jahan có nghĩa là "chúa tể thế 
giới" đã ra lệnh xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal. Công việc 
xây dựng bắt đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1648. Taj Mahal nói chung được coi là 
hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố 
của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái 
vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một 
tổng hợp các phong cách kiến trúc. Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây 
bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá marble trắng được khảm 
các loại đá bán quý khác. Cổng mái vòm của nó phản ánh hình ảnh cổng mái vòm của 
ngôi mộ, và trên các vòm cung pishtaq của nó được trang trí bằng những nét chữ viết. 
Cổng được trang trí với các motif hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi thấp và pietra dura 
(khảm). Những vòm trần và những bức tường được trang trí các hình học phức tạp, 
như những hình được tìm thấy tại các công trình xây bằng đá sa thạch khác trong phức 
hợp. 
 70 
3. Điêu khắc 
- Huyền bí, lý tưởng nhưng cũng rất tự nhiên 
Đại diện là điêu khắc ở đền Đại Stupa Santchi: Sanchi là một trong những thành tích 
gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua Asôka (A Dục), người có công rất lớn trong 
việc truyền bá đạo Phật ra ngoài biên giới Ấn Độ. Ngoài giá trị kiến trúc, tháp còn là 
những nơi lưu giữ cho muôn đời sau những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Đại tháp với 
bốn chiếc cổng được tạo nên trên mặt các thanh đá, bao phủ kín bằng những hình ảnh 
chạm khắc thể hiện nhiều chủ đề khác nhau: các biểu tượng Phật giáo, truyền thuyết 
Phật giáo, cỏ cây, hoa lá, chim thú, thần linhQuả thật, hầu như mảng điêu khắc nào 
của đại tháp Sanchi cũng đều xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật. 
Hội họa 
- Nội dung: kể lại truyền thuyết, các đoạn đời khác nhau của đức Phật 
- Phong cách: thống nhất dù cách nhau hàng trăm năm 
+ Hội họa Ajanta - Hội hoạ Ấn Độ sáng chói với những bức bích hoạ nổi tiếng còn lưu 
lại được trên những vách hang trong phức hợp chùa hang Ajanta. Các chùa hang ở 
Ajanta chứa những bức họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo. Dày đặc trên các mái 
vòm ở các vách chùa hang là những bức tranh màu đặc sắc. Trong các ngôi chùa hang 
có nhiều tranh vẽ bằng màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trên nền đá cẩm thạch, mô tả 
sinh động những điển tích Phật giáo. Đó là những tác phẩm mỹ thuật vừa lộng lẫy vừa 
thiêng liêng. Có nhiều bức tranh vẽ các tích Phật cùng nhiều bức tranh mô tả cuộc 
sống nhiều mặt của người dân Ấn đương thời. Chùa hang XVIII nổi tiếng với bức bích 
họa lớn vẽ một phụ nữ và một đứa trẻ, gương mặt họ bừng lên khao khát hướng tới sự 
giải thoát. Đó là vợ và con của Đức Phật. 
4.3. Mỹ thuật Nhật Bản 
4.3.1. Đặc điểm chung Nhật Bản 
 - Nước Nhật gồm các đảo hợp lại thành một quần đảo hình cánh cung 
 - Ngọn núi cao và nổi tiếng nhất được coi là biểu tượng của Nhật Bản: Fuji (núi 
 Phú Sĩ) 
 - Người Nhật Bản ít hướng đến những gì huyền bí mà quan tâm đến những điều 
 thiết thực 
 Những quan niệm của người Nhật Bản về nghệ thuật 
 - Truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người Nhật Bản là Thần đạo (Shintoisme) 
 - Các nghệ sĩ Nhật Bản đi tìm cái đẹp, cái duyên trong cái không hoàn thiện. Họ 
 cho rằng chính trí tưởng tượng của con người sẽ bổ sung cho sự không hoàn thiện 
 đó, vì thế, họ chuộng cái tự nhiên 
 - Sự hình thành của nghệ thuật Nhật Bản xuất phát từ nhiều nguồn, trong đó ảnh 
 hưởng của Trung Quốc khá rõ 
 71 
 - Dân tộc Nhật Bản vốn là một dân tộc mang đậm bản sắc riêng nên trong bất kỳ 
 một thời kỳ nào kể cả thời hiện đại, những nét truyền thống vẫn được người Nhật 
 duy trì và gìn giữ 
4.3.2. Thành tựu MT của MT Nhật Bản 
 - Thời kỳ Nara (710-749) 
 - Thời kỳ Heian (Kyoto ngày nay) (794-1185) 
 - Nền văn hóa Muromachi (1333-1573) 
 Sự phát triển của mỹ thuật 
 Kiến trúc 
 - Kiến trúc nguyên thủy mang tinh thần Thần đạo: sử dụng chất liệu trong thiên 
 nhiên ở trạng thái nguyên sơ, không gia công chạm trổ, đẽo gọt. 
 - Kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo Trung Quốc 
 - Kiến trúc vườn: là tác phẩm nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ và bộc lộ tư tưởng, 
 triết lý 
 * Kiến trúc bảo tháp 
 - Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, 
 nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về 
 hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép của động 
 đất. 
 - Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà 
 chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn 
 vào trong khe. Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những 
 điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận 
 động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1000 chỗ nối lỗ 
 mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này uyển chuyển như 
 konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và trong suốt). 
 - Nếu như để một thanh konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng 
 thẳng được. Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia 
 thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là “go ju no to” - (tháp 5 lớp). Ngôi chùa căn 
 bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn 
 liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của 
 cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác. 
 - Mỗi lớp hộp được phép đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa 
 khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, khi quan sát một ngôi chùa 
 năm tầng trong một trận động đất lớn, người ta thấy rằng,:khi lớp hộp dưới cùng 
 xoay qua bên trái, thì cái hộp nằm trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại 
 xoay sang trái, cứ như vậy. 
 Điêu khắc 
 72 
- Phật Giáo truyền vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 6, do các vị truyền giáo đại 
sư người Hàn Quốc và sau đó là các vị Tăng Trung Quốc, cho nên nghệ thuật điếu 
khắc, hội họa và kiến trúc của Phật Giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi văn hóa 
Phật Giáo của hai nước này, nhất là văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền Trung Quốc đời 
nhà Đường, nhiều nghệ nhân và Tăng sĩ Nhật Bản sang Trung Quốc học hỏi và 
mang các tranh tượng cũng như văn bản về Nhật Bản, sau đó chính họ là những 
con người nền móng, hình thành và phát triển thành nghệ thuật Phật Giáo Nhật 
Bản. 
- Thời kỳ nhà Đường, nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc mang nặng ảnh hưởng của 
vương triều Cấp-đa (sa.gupta) tại Ấn Độ, và vì vậy, ảnh hưởng này cũng được 
truyền sang Nhật Bản. Đây cũng chính là dòng nghệ thuật chính tạo nên phong 
cách nghệ thuật văn hóa Phật Giáo Nhật Bản. 
- Nghệ thuật điêu khắc tượng Phật của Phật Giáo Nhật Bản đã đạt đến trình độ 
nghệ thuật rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực tạc tượng, các nghệ nhân đã hoàn tất 
nhiều bức tượng đặc biệt tả chân bằng gỗ, thường được tô họa và trang trí với cặp 
mắt bằng thủy tinh, đồng thời nụ cười mỉm trong các gương mặt đã nhường chỗ 
cho nét mặt yên tĩnh, hiền dịu. 
- Từ thế kỉ thứ 8, nghệ thuật Phật Giáo Nhật Bản bắt đầu khác biệt phong cách của 
các nước láng giềng với kĩ thuật sơn đặc biệt của người Nhật. 
- Nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhất là tượng Phật của Phật Giáo, ngoài trình độ 
chuyên môn về nghệ thuật thẩm mỹ ra người thợ điêu khắc còn cần sự hợp nhất về 
tâm của chính mình vào tượng Phật, để làm sao đưa được lòng từ của Phật, trí tuệ 
của Phật và Phước báo của Phật vào tượng, để khi chiêm ngưỡng lễ bái người và 
tượng như tương ưng được với nhau "cảm ứng đạo giao", như vậy mới là đạt đến 
sơ quả của điêu khắc tượng Phật, và các nghệ nhân Nhật Bản thể hiện được việc 
này rất tốt vì vậy nét đặc trưng tượng Phật của Nhật Bản được thể hiện rõ ràng và 
không thể lẫn lộn với tượng của các tượng Phật của nước khác. Đây chính là điểm 
chính của nghệ thuật tượng Phật Nhật Bản. 
Hội họa 
- Tranh khắc gỗ Nhật Bản không diễn tả theo lối hiện thực mà chú ý đến nhiều chất 
trang trí bộc lộ qua đường nét, màu sắc 
 73 
 Hình 4.7 
- Tại Nhật Bản khắc gỗ lại phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi 
kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật 
Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, 
các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong 
xưởng khắc gỗ của chùa. 
-Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài 
khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên 
chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18. 
- Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, 
nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm 
khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên 
nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, 
tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của 
những người đô vật sumo. 
 Hình 4.8 
 74 
- Đại diện cho nghệ thuật khắc gỗ màu Nhật Bản là Nisikawa Sukenobu, Suzuki 
Harunobu, Kitagawa Utamaro và Katsushika Hokusai. Thế nhưng vào cuối thế kỷ 
19 khắc gỗ màu Nhật Bản mất đi tầm quan trọng về nghệ thuật vì không còn người 
vẽ đồ họa nào mang lại thúc đẩy mới về nghệ thuật nữa. 
+ Kiyonaga: người đầu tiên vẽ phụ nữ bình dân với sắc màu êm dịu 
+ Utamaro: họa sĩ nổi tiếng vẽ phụ nữ thuộc tầng lớp trên 
+ Hokusai: họa sĩ nổi tiếng thế giới, ông vẽ nhiều tranh về núi Phú Sĩ, Ba mươi 
sáu cảnh núi Phú Sĩ chính là bộ tranh nổi tiếng của ông. 
- Tranh in khắc gỗ màu Nhật bản với các màu in rực rỡ, tương tự như màu trong 
tranh vẽ màu nước trở thành những vật sưu tầm được ưa chuộng ở châu Âu. Tính 
cách đơn giản và sức mạnh diễn đạt của kỹ thuật này thúc đẩy các nhà nghệ thuật 
châu Âu lại tiếp tục quan tâm đến kỹ thuật khắc gỗ và đặc biệt là khắc gỗ màu. 
 Hình 4.9 
 Hình 4.10 
 75 
 Hình 4.11 
 Hình 4.12 
- Ngoài ra nhiều nhà nghệ thuật còn sáng tạo theo cách phối hợp tranh của khắc gỗ 
màu cổ điển Nhật: Không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn người 
xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ thường và 
có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh. Đặc biệt là các nhà nghệ thuật theo chủ nghĩa 
ấn tượng hay dùng cách phối hợp này. 
 76 
Tài liệu tham khảo: 
[1]- Âu Dương Anh 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. 
[2]- Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mỹ thuật Thế giới, NXB Đại học Sư Phạm. 
 77 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_lich_su_my_thuat.pdf