Giáo trình Hội họa - Hình họa toàn thân tượng người
Tỉ lệ cơ thể con người qua giới tính và độ tuổi
Tỷ lệ ở phụ nữ cơ bản giống nam giới, tình bằng 7 đầu rưỡi. Đố với phụ nữ
Việt Nam, ước tính gần bằng 7 đầu (khoảng 6,4/5 đầu). Tuy nhiên giữa 2 giới có
một số điểm khác biết sau:
Khi đứng thẳng nam giới quy vào hình thang, trên rộng dưới hẹp, còn thân hình nữ
giới quy vao hình chũ nhật thẳng đứng. Vì thế khi quan sát hông nữ có cảm giác
rộng hơn hông nam.7
Chân phụ nữ tính từ mặt đất đến gần bẹn được khoảng 3 đầu rưỡi, còn tay
được 3 đầu và chiều ngang rộng nhất của vai chỉ được 1 đầu rưỡi. Với phụ nữ
đường ngang hông không trùng với đường phân đôi người.
Tuy nhiên trong thực tế, người mẫu ít khi có được đầy đủ các chuẩn trên, mỗi
người có nét riêng về cấu tạo, về đặc điểm. Vì thế cần quan sát, phân tích, so sánh
thật kỹ khi tiến hành bài vẽ để tránh cách áp đặt công thức 1 cách máy móc. Bài vẽ
hình hoạ chỉ đạt được hiệu quả khi vẽ đúng các tương quan thật của mẫu trong đó có
cấu trúc về tỉ lệ hình khối và phương pháp diễn tả sinh động của bài vẽ. Với bài vẽ
mẫu tượng toàn thân, các tỉ lệ trên được ứng dụng tương đối đầy đủ. Cũng giống
như tượng chân dung, tượng bán thân, mẫu đã được lựa chõn kỹ lưỡng, đáp ứng tiêu
chuẩn về cái đẹp trong cấu tạo con người và đã được thông qua sáng tạo của nhà
điêu khắc. Vì thế rất thuận lợi khi miêu tả.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Hình họa toàn thân tượng người
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘ BỘ MÔN HỌC: HÌNH HỌA TOÀN THÂN TƯỢNG NGƯỜI NGÀNH: HỘI HỌA Lào Cai, năm 2017 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI NÓI ĐẦU Hình họa là môn học cơ bản, có vai trò trong học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật. Môn hình họa có nhiệm vụ nghiên cứu về cấu trúc, hình dáng, tỷ lệ, tương quan đậm nhạt, sáng tối của con người và cảnh vật tự nhiên, bằng nhiều kỹ thuật vẽ khác nhau. Nói một cách khác, đối với hội họa và điêu khắc. Hình họa là cánh cửa đầu tiên để người học nghiên cứu và khám phá, luôn có mặt tác động tích cực đến các môn học khác của chuyên nghành. Thực tế cho thấy các họa sỹ nổi tiếng trên thế giới và trong nước, dù ở thời đại nào cũng có trình độ vẽ hình họa rất tốt. Ngày nay, mặc dù công nghệ thông tin đã đạt tới đỉnh cao, hỗ trợ rất nhiều cho học tập và sáng tạo của họa sỹ, song việc học tập, nghiên cứu hình họa cơ bản một cách nghiêm túc, thấu đáo luôn được các cơ sở đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật đề cao và chiếm khoảng thời gian khá lớn trong cấu tạo chương trình Giáo trình này được biên soạn từng bài, mẫu tượng nam, nữ từ trẻ, trung, già. Chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Hình Họa - Triệu Khắc Lễ chúng tôi có đưa vào một số bài hình họa cơ bản. Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảng dạy sẽ giúp cho các học sinh những kiến thức cơ bản Hình họa để học các môn chuyên ngành, sau này có thể nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác củaMỹ thuật. NGƯỜI BIÊN SOẠN Nguyễn Văn Lê 3 MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU: ................................................................................................................................................ 6 I. Mục tiêu: ................................................................................................................................... 6 II. Nội dung chi tiết ......................................................................................................................... 6 1. Giới thiệu khái quát cấu trúc tỉ lệ người ứng dụng trong vẽ mẫu tượng người toàn thân .................... 6 BÀI 1: VẼ TƯỢNG LỘT DA TOÀN THÂN ............................................................................................... 10 I. Mục tiêu ..................................................................................................................................... 10 II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 10 1. Quan sát nhận xét ............................................................................................................................... 10 2. Bố cục dựng hình .............................................................................................................................. 11 3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................ 11 4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 12 5. Hoàn chỉnh bài vẽ ............................................................................................................................. 12 6. Yêu cấu cần đạt: ................................................................................................................................. 12 BÀI 2. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM TRẺ ĐỨNG ........................................................................... 14 I. Mục tiêu: .................................................................................................................................. 14 II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 14 1. Quan sát, nhận xét .............................................................................................................................. 14 2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................... 15 3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................. 15 4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 16 5. Hoàn chỉnh bài vẽ .............................................................................................................................. 17 6. Yêu cầu cần đạt. ... ... ệ, hình khối của mẫu - vẽ đúng các đường trục, đường hướng chính và các chi tiết chung, hình vẽ không bị nghiêng, đổ. - Diễn tả được tương quan đậm nhạt của mẫu theo ánh sáng gợi được khốivà tạo được không gian. - Tả được chất thạch cao - Bài vẽ có chất cảm tốt, có cách nhìn riêng. * Củng cố - Nhắc lại cấch tiến hành bài vẽ tượng toàn thân dáng ngồi - Chấm bài theo yêu cầu cần đạt: Giúp sinh viên tự đánh giá bài của mình và của bạn. - Chuẩn bị giấy và đồ dùng học tập cho bài vẽ tượng toàn thân dáng đứng. Hướng dẫn tự học trên lớp và ở nhà + Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt, sinh viên tiếp tục hoàn thành bài tập ở những tiết tự học. 22 + Để đạt được kết quả cao sinh viên phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu trong giáo trình tự học. * Hình minh họa * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên tượng người toàn thân dáng ngồi 23 BÀI 4: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ TRẺ Chất liệu thạch cao Khổ giấy 60x80 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng: - Hiểu được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể tượng toàn thân nữ trẻ. - Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng mẫu nữ toàn thân và mẫu nam toàn thân 2. Kĩ năng - Dựng được hình tượng toàn thân nữ trẻ - Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian. - Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo. - Thấy vẻ đẹp hình thể con người, trân trọng sản phẩm nghệ thuật II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét. - Khi nguồn sáng chiếu vào từ góc cao bên trái mẫu, khuôn mặt chia thành hai diện sáng tối khá cụ thể. Đường phân chia là đường trục chạy qua hai mắt, mũi, miệng và cằm. Tuy nhiên do cách tạo khối tròn, mịn nên các ranh giới của sáng tối đều có độ trung gian, sự chuyển sắc cũng từ từ mà không đột ngột. Cô gái trán hơi bị dô và cao, khi xây dựng hình vẽ cần quan sát và phân tích kỹ. - Tượng mẫu có nhiều đường và nét cong nên khó khăn trong so sánh. Dựa vào cấu tạo của mắt, mũi, miệng và các đường trục dọc, trục ngang trong quá trình vẽ sẽ tránh được các sai sót cơ bản. 24 Đứng ở tư thế nào, góc nhìn nào cũng they đẹp, hay trong điều kiện ánh sáng nào đi nữa vẫn tạo được cảm xúc về cái đẹp qua hình dáng, khối, chất da thịt và sự thanh cao, lịch lãm của một cơ thể đầy nữ tính 2. Bố cục dựng hình Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khuân mặt người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Nếu tầm nhìn không đúng sẽ không thể nhìn được toàn bộ mẫu, đứng cách mẫu trên 2m là hợp lý. Để xác định bố cục mẫu trước khi vẽ nên ký hoạ nhanh sẽ chủ động hơn khi phác hình chính thức. Với tượng vẽ toàn thân nhất thiết phải vẽ trọn vẹn hình thể của mẫu, nếu sinh viên không chủ động hoặc thiếu chính xác khi đo tỉ lệ vẽ thiếu tay, chân sẽ làm giảm kết quả của bài học rất nhiều. Tiến hành đo các tỉ lệ giữa chiều rộng so với chiều cao của toàn bộ bức tượng để xác định khung hình chung. Lấy đầu làm đơn vị đo và tìm vị trí những điểm chính trong tỉ lệ bức tượng. Dùng que đo các khoảng cách giữa vai, vú, eo, bong, hông để so sánh độ lớn nhỏ của các tỉ lệ. Đồng thời que đo cũng giúp để xác định hướng và các độ chếch lệch lên hay xuống giữa hai bên vai ngực, eo hông. Xác định đúng khoảng cách và đường hướng là cơ sở đầu tiên để phác hình chính xác, tạo điều kiện cho các bước tiếp theo được thự hiện thuận lợi. Đo tỷ lệ và phác các khung hình. Xác định vị trí của các bộ phận cấu tạo trên khuôn mặt. Có thể lấy cạnh dọc của bệ làm đường so sánh, từ đó phác trục chính theo hướng mặt. Nối các vị trí và đường chu vi bằng các nét phác thẳng, nhẹ. Chú ý tới kết cấu của phần xương sọ với tóc, cằm với cổ, cổ ngực tượng để đảm bảo chính xác khi vẽ hình. Tuy bóng không rõ ràng vì khối hình căng tròn của mẫu song vẫn có các diện sáng tối, nếu nheo mắt và phân tích kỹ. Xác định các mảng sáng tối lớn trên khuôn mặt. 25 Độ bóng không rạch ròi nên khi đẩy sâu chi tiết cần dựa vào kết cấu chung của khối hình quả trứng và vị trí, cấu tạo của mắt, mũi, miệng để phân tích. Trong khi đẩy sâu các mảng bóng, lưu ý đến đậm nhạt ngay trong từng diện tối, sáng. Gợi đậm nhạt của bóng nền cho khối nổi, dễ phân tích. Giải quyết đúng tương quan đậm nhạt của mẫu và nền. 3. Vẽ tương quan lớn Toàn bộ trục và đường hướng của thân người chuyển nghiêng theo hướng nhìn của tượng, nguồn sáng chiếu từ phía trên. Những vạt sáng ở bên phải tượng chạy dài từ trên xuống và mạnh nhất, lớn nhất lại ở phần cạnh bong và hông, ở mảnh vải trễ xuống phía dưới. Toàn bộ chất tượng nuột nà với cách tạo khối tròn lẳn, các khối cơ không rõ ràng mà chìm lẫn vào nhau. Các nếp vải phần nửa thân dưới lại được taoh hình khoẻ với các vệt lồi, lõm sắc cạnh, dứt khoát. Cách tạo hình dường như đối lập với nửa thân trên nhưng thực ra lại hoà hợp chung và thống nhất trong cách tạc tượng, làm bức tượng sinh động và coa hồn hơn. 4. Vẽ sâu Kiểm tra lại hình bằng que đo và dây dọi. Khi đẩy sâu bài vẽ ngoài ra chú ý tới cấu truc hình khối, dáng thể cần quan tâm đến chân dung tượng, sự tương phản giữa tóc, khuôn mặt. Sẽ dễ dàng nhận thấy mái tóc với những lọn nhỏ nối tiếp nhau làm cho khuôn mặt càng thanh tú và đầy sức sống. Đồng thời cũng làm đầu nhẹ mà thanh khác với cách diễn tả mềm mại ở thân. Vừa đẩy sâu bằng nét, vừa phân tích độ chuyển tinh tế của các mảng sáng tối. Độ đậm nhạt của tượng mẫu không đồng đều với nhau và cũng không theo một độ nhất định từ đầu đến chân. Do đó tìm ranh giới của các mảng bóng để diễn tả rất khó. Nếu rạch ròi quá sẽ bị khô cứng, nếu xóa nhòa đi lại quá mềm. Với người vẽ cần tránh lối vẽ như kiểu truyền ảnh, vờn tỉa và không tuân theo quy luật của ánh sáng, của cấu tạo hình khối. Muốn chính xác, khi đẩy sâu cần nheo mắt để phân tích, để thu hẹp diện sáng tối và các chi tiết. Động tác này không bao giờ thừa trong các 26 bài vẽ hình họa, nhất là đối với các bài vẽ khó. Quá trình diễn tả là quá trình sửa chữa, thêm bớt một vài phần nào đó, vai trò chủ động của người vẽ có tác động tích cực đến chất lượng bài vẽ. Để diễn tả đậm nhạt tốt cũng góp phần tạo nên chất; ngoài chất thạch cao trắng, sáng và trong trẻo có thể qua đó gợi được cảm giác mịn của da thịt. Diễn tả đậm nhạt, giải quyết tốt mối tương quan giữa hình khối và nền cũng chính là tạo được không gian cho bài. Không gian trong bài chính là sức sống là, là tình cảm mà người vẽ cần đạt được. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Cần một khoảng thời gian nhất định để so sánh, phân tích kĩ lưỡng bài vẽ với tượng mẫu. Do nguồn sáng chiếu vào từ phía sau của tượng nên khoảng đậm lớn, các độ đậm đã thay đổi với nhiều cung bậc khác nhau trong phần ngược sáng của mẫu. Có thể ding tẩy hay lấy tay di, để lấy ra điểm hoặc các mảng sáng của mẫu, làm cho các nét viền hoà nhập vào các hình khối căng, tròn, lẳn của tượng. Đặc biệt xử lý tương quan tinh tế giữa mẫu và nền. 6. Yêu cầu cần đạt - Bài này cần chú ý thêm về cách đánh bóng, tạo khối sát với mẫu thực. - Bóng không bị bẩn, bị nhọ. - Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian. - Bài vẽ có tổng thể chung. Cách diễn đạt có nét riêng, tình cảm. *Hình minh họa 27 * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên tượng mẫu nữ bán thân 28 BÀI 5: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ GIÀ Chất liệu thạch cao Khổ giấy 60x80 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng: - Hiểu được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể tượng toàn thân nữ già. - Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng mẫu nữ toàn thân trẻ và mẫu nữ toàn thân già 2. Kĩ năng - Dựng được hình tượng toàn thân nữ già - Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian. - Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo. - Thấy vẻ đẹp hình thể con người, trân trọng sản phẩm nghệ thuật II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét. Mẫu tượng là nữ già ngồi thoải mái, một chân co, một chân đưa lên phía trước do ngồi ở dáng mỏi, một tay để trên đùi, một tai bám ghế đầu hơi nghiêng. Quan sát kĩ sẽ thấy hướng đầu, thân và chân không trùng nhau, do vậy khi phân tích cần so sánh kỹ lưỡng tránh cẩu thả. Vì đây là một bài vẽ toàn thân do vậy cần xác định bố cục ngay từ đầu cho hợp lý, tránh tình trạng lệch bố cục hay thiếu bố cục. Muốn vậy người vẽ phải so sánh, quan sát để tìm ra tỉ lệ mẫu. Đây là mẫu nữ già do vậy cần chú ý tới đặc điểm này sẽ chủ động hơn trong quá trình diễn tả. Khi nguồn sáng chiếu vào từ góc cao bên trái mẫu, khuôn mặt chia thành hai diện sáng tối khá cụ thể. Đường phân chia là đường trục chạy qua hai mắt, mũi, miệng và cằm. 29 Tượng mẫu có nhiều đường và nét cong nên khó khăn trong so sánh. Dựa vào cấu tạo của mắt, mũi, miệng và các đường trục dọc, trục ngang trong quá trình vẽ sẽ tránh được các sai sót cơ bản. 2. Bố cục dựng hình Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khuân mặt người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Nếu tầm nhìn không đúng sẽ không thể nhìn được toàn bộ mẫu, đứng cách mẫu trên 2m là hợp lý. Để xác định bố cục mẫu trước khi vẽ nên ký hoạ nhanh sẽ chủ động hơn khi phác hình chính thức. Với tượng vẽ toàn thân nhất thiết phải vẽ trọn vẹn hình thể của mẫu, nếu sinh viên không chủ động hoặc thiếu chính xác khi đo tỉ lệ vẽ thiếu tay, chân sẽ làm giảm kết quả của bài học rất nhiều. Tiến hành đo các tỉ lệ giữa chiều rộng so với chiều cao của toàn bộ bức tượng để xác định khung hình chung. Lấy đầu làm đơn vị đo và tìm vị trí những điểm chính trong tỉ lệ bức tượng. Dùng que đo các khoảng cách giữa vai, vú, eo, bong, hông để so sánh độ lớn nhỏ của các tỉ lệ. Đồng thời que đo cũng giúp để xác định hướng và các độ chếch lệch lên hay xuống giữa hai bên vai ngực, eo hông. Xác định đúng khoảng cách và đường hướng là cơ sở đầu tiên để phác hình chính xác, tạo điều kiện cho các bước tiếp theo được thự hiện thuận lợi. Đo tỷ lệ và phác các khung hình. Xác định vị trí của các bộ phận cấu tạo trên khuôn mặt. Có thể lấy cạnh dọc của bệ làm đường so sánh, từ đó phác trục chính theo hướng mặt. Nối các vị trí và đường chu vi bằng các nét phác thẳng, nhẹ. Chú ý tới kết cấu của phần xương sọ với tóc, cằm với cổ, cổ ngực tượng để đảm bảo chính xác khi vẽ hình. Tuy bóng không rõ ràng vì khối hình căng tròn của mẫu song vẫn có các diện sáng tối, nếu nheo mắt và phân tích kỹ. Xác định các mảng sáng tối lớn trên khuôn mặt. 30 Độ bóng không rạch ròi nên khi đẩy sâu chi tiết cần dựa vào kết cấu chung của khối hình quả trứng và vị trí, cấu tạo của mắt, mũi, miệng để phân tích. Trong khi đẩy sâu các mảng bóng, lưu ý đến đậm nhạt ngay trong từng diện tối, sáng. Gợi đậm nhạt của bóng nền cho khối nổi, dễ phân tích. Giải quyết đúng tương quan đậm nhạt của mẫu và nền. 3. Vẽ tương quan lớn Toàn bộ trục và đường hướng của thân người chuyển nghiêng theo hướng nhìn của tượng, nguồn sáng chiếu từ phía trên. Những vạt sáng ở bên phải tượng chạy dài từ trên xuống và mạnh nhất, lớn nhất lại ở phần cạnh bong và hông, ở mảnh vải trễ xuống phía dưới. Toàn bộ chất tượng nuột nà với cách tạo khối tròn lẳn, các khối cơ không rõ ràng mà chìm lẫn vào nhau. Các nếp vải phần nửa thân dưới lại được taoh hình khoẻ với các vệt lồi, lõm sắc cạnh, dứt khoát. Cách tạo hình dường như đối lập với nửa thân trên nhưng thực ra lại hoà hợp chung và thống nhất trong cách tạc tượng, làm bức tượng sinh động và coa hồn hơn. 4. Vẽ sâu Kiểm tra lại hình bằng que đo và dây dọi. Khi đẩy sâu bài vẽ ngoài ra chú ý tới cấu truc hình khối, dáng thể cần quan tâm đến chân dung tượng, sự tương phản giữa tóc, khuôn mặt. Sẽ dễ dàng nhận thấy mái tóc với những lọn nhỏ nối tiếp nhau làm cho khuôn mặt càng thanh tú và đầy sức sống. Đồng thời cũng làm đầu nhẹ mà thanh khác với cách diễn tả mềm mại ở thân. Vừa đẩy sâu bằng nét, vừa phân tích độ chuyển tinh tế của các mảng sáng tối. Độ đậm nhạt của tượng mẫu không đồng đều với nhau và cũng không theo một độ nhất định từ đầu đến chân. Do đó tìm ranh giới của các mảng bóng để diễn tả rất khó. Nếu rạch ròi quá sẽ bị khô cứng, nếu xóa nhòa đi lại quá mềm. Với người vẽ cần tránh lối vẽ như kiểu truyền ảnh, vờn tỉa và không tuân theo quy luật của ánh sáng, của cấu tạo hình khối. Muốn chính xác, khi đẩy sâu cần nheo mắt để phân tích, để thu hẹp diện sáng tối và các chi tiết. Động tác này không bao giờ thừa trong các 31 bài vẽ hình họa, nhất là đối với các bài vẽ khó. Quá trình diễn tả là quá trình sửa chữa, thêm bớt một vài phần nào đó, vai trò chủ động của người vẽ có tác động tích cực đến chất lượng bài vẽ. Để diễn tả đậm nhạt tốt cũng góp phần tạo nên chất; ngoài chất thạch cao trắng, sáng và trong trẻo có thể qua đó gợi được cảm giác mịn của da thịt. Diễn tả đậm nhạt, giải quyết tốt mối tương quan giữa hình khối và nền cũng chính là tạo được không gian cho bài. Không gian trong bài chính là sức sống là, là tình cảm mà người vẽ cần đạt được. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Cần một khoảng thời gian nhất định để so sánh, phân tích kĩ lưỡng bài vẽ với tượng mẫu. Do nguồn sáng chiếu vào từ phía sau của tượng nên khoảng đậm lớn, các độ đậm đã thay đổi với nhiều cung bậc khác nhau trong phần ngược sáng của mẫu. Có thể ding tẩy hay lấy tay di, để lấy ra điểm hoặc các mảng sáng của mẫu, làm cho các nét viền hoà nhập vào các hình khối căng, tròn, lẳn của tượng. Đặc biệt xử lý tương quan tinh tế giữa mẫu và nền. 6. Yêu cầu cần đạt - Bài này cần chú ý thêm về cách đánh bóng, tạo khối sát với mẫu thực. - Bóng không bị bẩn, bị nhọ. - Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian. - Bài vẽ có tổng thể chung. Cách diễn đạt có nét riêng, tình cảm. *Hình minh họa 32 * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên tượng mẫu nữ toàn thân 33 LIỆU THAM KHẢO Giáo trình đã sử dụng tài liệu và một số hình minh họa của các cuốn sách sau * Tài liệu học tập, [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 *Tài liệu tham khảo [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. [2]. Nguyễn Ngọc Trân - Cấu trúc hội họa, NXB Mỹ thuật, 2006. [3]. Đặng Xuân Cường - Giải phẫu tạo hình , NXB Văn hoá, 1990. [4]. Việt Anh - 35 tác phẩm hình hoạ than và chì - NXB mỹ thuật -2004 34
File đính kèm:
- giao_trinh_hoi_hoa_hinh_hoa_toan_than_tuong_nguoi.pdf