Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản

 Yếu tố cấu tạo bố cục

1.2.1. Ý tưởng

Nếu không có ý tưởng cho một bức tranh, tất cả những kỹ năng vẽ tranh sẽ trở nên

vô dụng. Vậy thì phải tìm những ý tưởng đó ở đâu để bạn có thể sáng tạo và phát triển các

tác phẩm đặc trưng của riêng bạn đây là một số lựa chọn và cách thức mà người vẽ có thể

sử dụng.

Điều cốt lõi ở đây là cần phải có thời gian để trải nghiệm. Hãy là chính mình và chấp nhận

những sai sót của bản thân, phải đi đến tận cùng để biết được bạn có thể phát triển được

những gì sử dụng mỗi ý tưởng như là những điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết

thúc.

a. Liệt kê những lựa chọn, những điều thích hoặc không thích

Chúng ta không thể tìm ra ý tưởng cho một bức tranh nếu không có ý tưởng về

phong cách hay thể loại của bức tranh mà bạn hướng tới. Vì vậy, việc trước tiên để tìm ra

ý tưởng phác họa là bạn phải liệt kê ra một loạt các lựa chọn cân nhắc.

Ví như chủ đề, phong cách từ đó hãy thu hẹp phạm vi lựa chọn của bạn. Ví dụ, bạn có

muốn vẽ người, phong cảnh hay vẽ trừu tượng không? Bạn muốn vẽ theo phong cách nào?

Chủ nghĩa hiện thực? Chủ nghĩa biểu hiện hay? Chủ nghĩa trừu tượng ? Bạn sẽ dung một

số màu nào đó hay dùng một màu chi phối?.Càng nhiều lựa chọn sẽ chỉ khiến ý tưởng bị

tê liệt vì vậy hãy thu hẹp danh sách lựa chọn của bạn về một hoặc hai phong cách tiêu biểu

nào đó và bắt đầu sáng tác.

b.Viết những ý tưởng lên giấy, một bản vẽ nháp hay sổ ghi chép

Không được nhầm lẫn hay rối loạn giữa những trang nháp được mô phỏng lại từ bản

vẽ nháp nơi thường được ghi chép chỉn chu với một bức phác họa hoàn hảo nhé. Bản vẽ

nháp là một công cụ chỉ để ghi chép và lưu giữ các ý tưởng chứ không phải là một trang

trình bày. Những gì bạn ghi vào đó và bằng cách nào bạn thực hiện nó hoàn toàn là những

ghi chú hoàn toàn cá nhân giống như một quyển nhật ký vậy.

Dùng bản vẽ nháp như là một sổ ghi chép hằng ngày về những sáng tạo của mình

với thật nhiều ngôn từ cũng như hình ảnh. Luôn mang theo bên bạn một sổ nháp bỏ túi và11

1

một cây bút, và có thể là bản vẽ nháp to hơn phòng hờ khi bạn muốn vẽ ngoại cảnh. Không

cần phải gọn gàng ngăn nắp, bạn chỉ cần ghi lại những suy nghĩ và ý tưởng có thể sau này

sẽ dùng đến.

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang baonam 24180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản

Giáo trình Hội họa - Bố cục cơ bản
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BỐ CỤC CƠ BẢN 
 NGÀNH: HỘI HỌA 
 Lưu hành nội bộ 
 Năm 2017 
 1 
1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng 
nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc các nghệ 
sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp 
nhãn” với người xem . Đây có thể gọi là nghệ thuật của thị giác. 
 Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có 
thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban 
giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn 
thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 
 Lào Cai, tháng năm 2017 
 Người biên soạn 
 Nguyễn Huy Hiệp 
 3 
1 
MỤC LỤC 
Bố cục cơ bản ..................................................................................................................... 5 
Bài 1: Những kiến thức chung về bố cục cơ bản .............................................................. 5 
 I. Lý thuyết về bố cục cơ bản ..................................................................................... 5 
 1. Bố cục trong hội họa ................................................................................................. 6 
Bài 2: Bố cục các khối cơ bản và biến dạng ................................................................... 30 
 I. Lý thuyết về bố cục các khối cơ bản và biến dạng ............................................. 30 
 1. Khái niệm về khối cơ bản ....................................................................................... 30 
 2. Khái niệm khối biến dạng ....................................................................................... 31 
 3. Bố cục khối cơ bản và biến dạng ............................................................................ 31 
 II. Thực hành vẽ bố cục khối cơ bản và biến dạng ................................................... 31 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ............................................ 32 
Bài 3: Bố cục tranh tĩnh vật đơn giản. ............................................................................ 33 
 I. Lý thuyết về bố cục trong tranh tĩnh vật đơn giản ................................................ 33 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh tĩnh vật đơn giản (CL Bột màu) ............................... 34 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ............................................ 35 
Bài 4: Vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp ................................................................... 36 
 I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh góc hẹp ..................................................... 36 
 II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp (CL Bột màu) .......................... 36 
 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục ............................................ 37 
 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 37 
 4 
1 
Tên môn học: Bố cục cơ bản 
(Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
Mã môn học: MHT17 
I. Vị trí, tính chất của môn học 
- Vị trí: Thực hiện tại kì I 
- Tính chất: là môn học chuyên ngành 
II. Mục tiêu môn học 
Kết thúc môn học người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được một số khái niệm chung về bố cục 
+ Nêu được các bước xây dựng một bài bố cục khối cơ bản và khối biến dạng. 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục các khối cơ bản khối và biến dạng. 
+ Vẽ được bố cục tranh tĩnh vật đơn giãn 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự 
+ Trân trọng những kiến thức của bộ môn bố cục. 
III. Nội dung môn học 
Bố cục cơ bản 
Bài 1: Những kiến thức chung về bố cục cơ bản 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài học người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được một số khái niệm cơ bản về bố cục 
+ Trình bày được các bước xây dựng một bài bố cục 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được các dạng bố cục khối cơ bản, khối biến dạng và tĩnh vật đơn giãn 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua sách báo, internet 
+ Thêm yêu quý các vật dụng xung quanh mình 
B. Nội dung bài 
I. Lý thuyết về bố cục cơ bản 
Chữ bố cục mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một không 
gian, thời gian cụ thể, một đối tượng cụ thể để tạo nên sự thống nhất của chủ thể. 
 5 
1 
Như vậy, bố cục là một khái niệm rất rộng nó bào trùm toàn bộ tổng thể đ ...  qua (H1.31). 
 26 
1 
 H1.31 
 Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác 
phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu 
tố. 
g. Nguyên tắc Tỉ lệ – Propotion 
 Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa hoặc so sánh giữa hai hay nhiều yếu 
tố trong một thành phần. Nó liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ 
(H1.32). 
 H1.32 
 Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác 
phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu 
tố. 
h. Nguyên tắc Đơn giản – Symplicity 
 Đơn giản trong nghệ thuật, hay còn được gọi là nền kinh tế thị giác hoặc thiết kế 
tối giản. Nghĩa là bỏ qua tất cả các yếu tố không cần thiết các yếu tố không quan trọng. 
Cũng vừa bỏ qua chi tiết không thực sự đóng góp vào bản chất của các thành phần tổng 
thể. Tất cả nhằm nhấn mạnh những gì là chủ chốt (H1.33). 
 27 
1 
 H1.33 
 Rất nhiều vẻ đẹp và kỹ năng trong thiết kế tập trung vào việc vứt bỏ những gì ra 
ngoài. Thay vì cố gắng ôm đồm tất cả mọi thứ bạn có thể. 
Qua bài viết trên cho thấy, nếu chọn màu sắc đẹp nhưng bố cục không hợp lí cũng làm cho 
thiết kế mỹ thuật kém hiệu quả. Nên đây được xem là quy tắc vàng trong sắp xếp bố cục 
màu sắc mà người thiết kế mỹ thuật phải tuân theo. 
1.3 Các bước tiến hành một bài vẽ bố cục tranh 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Ở bước này người vẽ cần chọn một cách cụ thể ý định cần thể hiện, ví dụ: Thể hiện 
chủ đề công nghiệp thì chọn hình ảnh đặc trưng là những người công nhân xây dựng đang 
xúc hồ đẩy gạch trong không gian trong nhàthông qua tư liệu ảnh, ký họa( H1.34) 
 H1.34 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 28 
1 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H1.35, H1.36, H1.37). 
 H1.35 H1.36 H1.37 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
 29 
1 
 Bài 2: Bố cục các khối cơ bản và biến dạng 
 ( Chất liệu bột màu KT 40x60 cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
 + Người học trình bày được những khái niệm về bố cục các khối cơ bản và biến dạng, các 
bước xây dựng một bài bố cục khối cơ bản khối và biến dạng. 
- Về kỹ năng 
+ Thực hiện được bố cục các khối cơ bản khối và biến dạng. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài tự học có nội dung tương tự 
B. Nội dung bài 
I. Lý thuyết về bố cục các khối cơ bản và biến dạng 
 H2.1 
 Hình khối là một vùng diện tích 2 chiều được giới hạn bằng đường viền hay bằng 
chính diện tích của vật thể đó. Con người nhận thức được về hình khối đầu tiên thông qua 
tự nhiên xung quanh, ví dụ như hình tròn của mặt trăng hay đường cong của sóng. Sau đó, 
thông qua các phép tính toán học chính xác, hình hình học (geometric shape) ra đời. Nắm 
rõ các khái niệm hình khối giúp học viên hội họa dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối sau 
này (H2.1). Trước hết, chúng ta có thể kể hai loại hình khối đó là khối cơ bản và khối biến 
dạng 
1. Khái niệm về khối cơ bản 
 các dạng khối mà chúng ta có thể kể được tên như trong lĩnh vực hình học. Khối 
vuông, khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ, khối tròn, khối đa giác.. Mỗi loại khối này 
có những đặc điểm, cấu trúc và có khả năng gây những cảm giác, tác động thị giác khác 
nhau. 
 Khối lập phương là khối được tạo nên bởi sáu hình vuông giống nhau, mà mỗi hình 
vuông là một hình có bốn góc vuông và bốn cạnh dài bằng nhau, các trục của hình và khối 
 30 
1 
có sự thăng bằng ổn định. Do đó, khối vuông gợi cho chúng ta cảm giác về sự đầy đủ, 
vững chãi. 
 Khối chữ nhật là khối lập phương bị biến dạng, bởi chúng có chiều dài của hình, 
từng cặp khác nhau. Do đó, nó có vẻ động hơn hình khối lập phương. Khối tam giác có 
nhiều dạng, tam giác cân, tam giác đều hay tam giác vuông góc. Xuất phát từ đặc điểm là 
sự kết hợp bởi bốn hình tam giác mà mỗi tam giác thì có ba cạnh có khi đều nhau và có khi 
không đều nhau cũng như sự biến đổi của góc. 
 Khối tròn là khối có khi nội tiếp hoặc ngoại tiếp với khối vuông, khối lập phương. 
Chúng ta có thể liên tưởng hình khối tròn từ khối vuông bị bào nhẵn dần các góc thành 
khối đa giác và cứ thế bào nhẵn dần thành khối tròn. Do vậy nó không còn diện nữa. Khối 
quả trứng là sự biến dạng của khối tròn, nó được kết hợp tối thiểu bởi ba khối tròn to, nhỏ 
khác nhau. 
 Trong khi khối trụ có sự chuyển động đều về hai hướng trên và dưới thì khối chóp, 
khối nón lại chuyển động về có một hướng. Nhưng chúng cũng cho thấy thế vững chãi. 
Nói chung, mỗi khối cho chúng ta cảm nhận về cấu trúc của các góc, các diện, vị trí điểm 
rơi của tâm, đường trục, sự chuyển động, sự thăng bằng và khả năng bắt ánh sáng khác 
nhau của mỗi diện. 
2. Khái niệm khối biến dạng 
 Là những dạng khối không theo bất cứ quy luật kỷ nào cả. Nó không giống ai. Nghĩa 
là nó không có quy ước, cho nên không thể gọi tên. Nó là những hình khối kỳ dị. Trong 
thực tế có khi nó là những đồ vật hay vật thể trong thiên nhiên như củ khoai, gốc cây, đụn 
cát. Ngoài các thuật ngữ vừa kể ở trên, chúng ta còn có hai thuật ngữ nữa có liên quan đến 
khối. Đó là: Nội không (interior spaces ) tức là không gian bên trong vật thể và ngoại không 
( exterior spaces ) tức là không gian bao bọc xung quanh vật thể. 
3. Bố cục khối cơ bản và biến dạng 
 Là cách sắp xếp các khối hình vuông, hình tròn, tam giáchoặc các khối ấm nước 
cốc, chén thành một bố cục cân đối trên bài vẽ 
II. Thực hành vẽ bố cục khối cơ bản và biến dạng 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
 31 
1 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H2.2, H2.3, H2.4, H2.5). 
 H2.2 H2.3 
 H2.4 H2.5 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Bố cục thể hiện thiếu tính cân đối về màu và hình, nguyên nhân do chưa được thực hành 
nhiều về sắp xếp bố cục, khắc phục bằng cách thực hiện nhiều phác thảo bố cục. 
- Bố cục bài chưa thể hiện được các mảng hình bao quát tổng thể, nguyên nhân do quá 
tham chi tiết hình, khắc phục bằng cách thực hiện nhiều phác thảo bố cục. 
 32 
1 
 Bài 3: Bố cục tranh tĩnh vật đơn giản. 
 ( Chất liệu bột màu KT40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bày được như thế nào là tranh tĩnh vật đơn giãn 
- Về kỹ năng 
+ Sắp xếp được bố cục tranh tĩnh vật đơn giản 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có cùng nội dung về tĩnh vật đơn giãn 
+ Trân trọng những kiến thức của bộ môn bố cục, thêm yêu quý các vật dụng xung quanh 
mình 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về bố cục trong tranh tĩnh vật đơn giản 
 Tranh tĩnh vật là những tranh được vẽ về những vật “tĩnh” như hoa quả, bình hoa, 
đồ vật được sắp xếp theo một bố cục đã định sẵn của họa sĩ và được tínht toán chiếu ánh 
sáng sao cho phù hợp để thể hiện để đồ vật hiện lên trên những bức tranh được nổi bật và 
nhất đẹp nhất, đó cũng là những cảm xúc riêng của mỗi loại sĩ. Vì vậy mặc dù tranh tĩnh 
vật thường mô tả những đồ vật giống như nhau, nhưng trên mỗi bức tranh của những họa 
sĩ khác nhau thường có những nét độc đáo riêng khác biệt. Tranh tĩnh vật thường được vẽ 
bằng màu hay vẽ chì cả hai phương pháp vẽ đều có những nét ưu thế thế riêng. Ví dụ như 
tranh tĩnh vật vẽ màu thường mang lại nhiều cảm xúc cho người xem bởi màu sắc trên 
tranh hiện lên rõ nét và nổi bật, nhưng bù lại tranh tĩnh vật vẽ bằng chì thì lại thể hiện 
những sự giản dị, thô mộc trên từng nét chì mang đến cảm giác rất thật cho người xem. 
Tranh tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so nền hội họa của nước ta. Trước thế 
kỷ 20 thì tranh tĩnh vật chưa thực sự có sự tồn tại độc lập hoặc một sự thể hiện riêng biệt 
của nó, chỉ trong những bức tranh dân gian thời đó thì tranh tự vẽ tĩnh vật được hiện lên 
phần nào chào, nhưng càng về sau tranh tĩnh vật càng được phát triển mạnh mẽ và được sử 
dụng nhiều trong các tác phẩm tranh của các họa sĩ ở Việt Nam (H3.1, H3.2). 
 H3.1 H3.2 
 33 
1 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh tĩnh vật đơn giản (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các nhân 
vật, tìm dáng của họ, nếu có nhân vật cùng chung một hoạt động thì thay góc hoặc tư thế 
cho khác nhau, cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân vật vì nhờ đây mà nói rõ lên 
được nội dung của đề tài. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích 
thước bé khoảng15x20cm (H3.3, H3.4, H3.5, H3.6). 
 H3.3 H3.4 
 H3.5 H3.6 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
 34 
1 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Thể hiện không đúng yêu cầu bài học về lựa chọn không gian tranh, nguyên nhân hiểu 
nhầm phong cảnh góc rộng và phong cảnh góc hẹp, khắc phục bằng cách phân biệt rõ hai 
khái niệm này. 
 35 
1 
 Bài 4: Vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp 
 (Chất liệu Bột màu, KT 40x60cm) 
A. Mục tiêu 
Kết thúc bài người học đạt được 
- Về kiến thức 
+ Người học trình bầy được đặc điểm tranh phong cảnh góc hẹp 
- Về kỹ năng 
+ Vẽ được bố cục tranh phong cảnh góc hẹp 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng 
+ Thể hiện năng lực tự học thông qua những bài có nội dung về phong cảnh góc hẹp 
+ Thấy được vẽ đẹp hài hòa giữa con người và cuộc sống tự nhiên từ đó thêm yêu cuộc 
sống xung quanh mình 
B. Nội dung bài học 
I. Lý thuyết về bố cục tranh phong cảnh góc hẹp 
 Vẽ tranh phong cảnh là vẽ những bức tranh miêu tả và khắc họa lại những nét đẹp 
đặc biệt của thiên nhiên xung quanh cuộc sống của con người. Những bức tranh này thường 
chỉ chú trọng đến những vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên. Chính vì vậy mà nếu có sự xuất 
hiện của con người thì đây cũng chỉ là một vài nét phụ họa thêm để giúp tôn lên vẻ đẹp yên 
bình cho cảnh vật và thiên nhiên, vậy bố cục tranh phong cảnh điểm người là bố cục tranh 
phong cảnh mà trong đó hình ảnh con người không giữ vai trò chính trên bề mặt tranh, sự 
xuất hiện có chăng chỉ là điểm xuyến cho tranh thêm sinh động. 
II. Thực hành vẽ bố cục tranh phong cảnh góc hẹp (CL Bột màu) 
Bước 1: Chọn nội dung đề tài và tư liệu liên quan 
 Chúng ta có thể chọn một góc cảnh ở nông thôn, thành thị ...tốt nhất những nơi mà 
chúng ta có những kỹ niệm đẹp, chọn những dáng người liên quan đến bối cảnh cụ thể, 
phải chọn những dáng người trong tư thế động. 
Bước 2: Phác thảo sơ bộ 
 Ở bước này chỉ cần thể hiện bố cục bằng các mảng hình đậm nhạt, khoảng trống, 
khoảng đặc cần làm rõ sáng tối lớn, đường đi của ánh sáng. Tính tiếp nhịp điệu sáng tối 
to nhỏ như thế nào, phía trên và phía dưới ra sao. Lưu ý, phải sắp được nhịp chuyển giữa 
mảng tối và mảng sáng, làm cho chúng xen kẽ lẫn nhau, trong tối có sáng và ngược lại. 
Bước 3: Thể hiện bối cảnh tranh 
 Đưa các hình ảnh đã chọn vào các mảng hình ở phác thảo sơ bộ. Đặt vị trí các mảng 
hình phong cảnh làm trọng tâm chính cho tranh, khéo léo đưa nhân vật vào vị trí trong 
tranh sao cho tự nhiên nhất cần chú trọng ở nhịp tay và chân của nhân để tạo nên hơi thở 
 36 
1 
trong tranh. Thể hiện ít nhất bằng hai phác thảo đen trắng và màu ở kích thước bé 
khoảng15x20cm (H4.1, H4.2). 
 H4.1 H4.2 
Bước 4: Phóng tranh và hoàn thiện 
 Tìm gam màu yêu thích, phác lớp màu nền trước tiên, càng nhiều lớp màu càng đẹp, 
màu chính sau cùng. Lưu ý cân bằng nóng lạnh và nhịp chuyển của các mảng màu trong 
bài. Sau khi đã chọn được cách sắp xếp bối cảnh và hòa sắc phù hợp người vẽ thực hiện 
phóng tranh theo kích thước theo yêu cầu và hoàn thiện bài. 
III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 
- Thể hiện không đúng yêu cầu bài học về lựa chọn không gian tranh, nguyên nhân hiểu 
nhầm phong cảnh góc rộng và phong cảnh góc hẹp, khắc phục bằng cách phân biệt rõ hai 
khái niệm này. 
Tài liệu tham khảo 
[1]- ÂU DƯƠNG ANH 2003, Mười nhà hội họa lớn thế giới, NXB Văn hóa thông tin. 
[2]- PHẠM THỊ CHỈNH 2007, Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư Phạm. 
[3]- NGUYỄN QUÂN 2006, Ngôn ngữ của hình và màu sắc, NXB Văn hóa Thông tin 
 37 
1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoi_hoa_bo_cuc_co_ban.pdf