Giáo trình Hoạt náo trong du lịch

1. Khái niệm hoạt náo

Hoạt náo là hoạt động cổ vũ, khuấy động và kích thích khán giả cổ vũ reo hò

trong hoạt động cộng đồng, hoạt động tập thể hay các buổi sinh hoạt, .

Hoạt náo là hoạt động kích thích sự thoải mái trong giao tiếp và tạo lập mối quan

hệ tích cực ở môi trường tập thể, cộng đồng hoặc giữa các cá nhân.

Hoạt náo là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm gây sự chú ý, khuấy động không

khí, kích thích cá nhân và tập thể để làm tiền đề cho các mối quan hệ giữa các cá

nhân trong tập thể và trong xã hội.

2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt náo

2.1. Vai trò

- Giúp giảm bớt căng thẳng (stress) trong công việc, trong học tập và cuộc

sống hằng ngày;

- Hạn chế và xóa đi sự xung đột trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trong

gia đình và ngoài xã hội;

- Kích thích mọi người hứng thú với công việc hoặc hăng say tham gia hoạt

động của tập thể;

- Làm sinh động một vấn đề khô khan (các môn học: lịch sử, địa lý, triết

học, );

- Tôn vinh và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong thơ ca (trò chơi hát đối

đáp chủ đề trái cây vùng miền hoặc địa danh, );

- Tạo dựng cầu nối giao tiếp cho mọi người trong một tập thể mới (làm quen,

kết bạn, )

2.2. Ý nghĩa

- Đánh thức khả năng sinh hoạt tập thể của các thành viên trong đội, nhóm ;

- Nâng cao ý nghĩa niềm vui cuộc sống;

- Gắn kết những mối quan hệ láng giềng, đồng đội;

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 1

Trang 1

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 2

Trang 2

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 3

Trang 3

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 4

Trang 4

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 5

Trang 5

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 6

Trang 6

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 7

Trang 7

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 8

Trang 8

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 9

Trang 9

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang baonam 23861
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hoạt náo trong du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hoạt náo trong du lịch

Giáo trình Hoạt náo trong du lịch
Phụ lục 5 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – VIỆT NAM HỌC – THƯ VIỆN 
BỘ MÔN VIỆT NAM HỌC 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
MÔN HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH 
GV biên soạn: Nguyễn Ngọc Diệp 
Trà Vinh, tháng 3 năm 2013 
Lưu hành nội bộ
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH ............. 1 
BÀI 1: HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH ......................................................... 1 
BÀI 2: HOẠT NÁO VIÊN VÀ NGƯỜI QUẢN TRÒ .................................... 3 
CHƯƠNG 2: TRÒ CHƠI – QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI .. 6 
BÀI 1: TRÒ CHƠI .......................................................................................... 6 
BÀI 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI..................................... 10 
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG 
ĐỘI - NHÓM ..................................................................................................... 14 
BÀI 1: THỰC HÀNH TỔ CHỨC MỘT VÀI TRÒ CHƠI TRÊN XE ......... 14 
BÀI 2: THỰC HÀNH TỔ CHỨC MỘT VÀI TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI 15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 17 
PHỤ LỤC TRÒ CHƠI 
BẢNG 1: TRÒ CHƠI TRÊN XE .................................................................. 19 
BẢNG 2: TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI ........................................................ 22 
Ngày ban hành:  
DUYỆT CỦA BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 1 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO 
BÀI 1 
HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH 
1. Khái niệm hoạt náo 
Hoạt náo là hoạt động cổ vũ, khuấy động và kích thích khán giả cổ vũ reo hò 
trong hoạt động cộng đồng, hoạt động tập thể hay các buổi sinh hoạt,. 
Hoạt náo là hoạt động kích thích sự thoải mái trong giao tiếp và tạo lập mối quan 
hệ tích cực ở môi trường tập thể, cộng đồng hoặc giữa các cá nhân. 
Hoạt náo là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm gây sự chú ý, khuấy động không 
khí, kích thích cá nhân và tập thể để làm tiền đề cho các mối quan hệ giữa các cá 
nhân trong tập thể và trong xã hội. 
2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt náo 
2.1. Vai trò 
- Giúp giảm bớt căng thẳng (stress) trong công việc, trong học tập và cuộc 
sống hằng ngày; 
- Hạn chế và xóa đi sự xung đột trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trong 
gia đình và ngoài xã hội; 
- Kích thích mọi người hứng thú với công việc hoặc hăng say tham gia hoạt 
động của tập thể; 
- Làm sinh động một vấn đề khô khan (các môn học: lịch sử, địa lý, triết 
học,); 
- Tôn vinh và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong thơ ca (trò chơi hát đối 
đáp chủ đề trái cây vùng miền hoặc địa danh, ); 
- Tạo dựng cầu nối giao tiếp cho mọi người trong một tập thể mới (làm quen, 
kết bạn,) 
2.2. Ý nghĩa 
- Đánh thức khả năng sinh hoạt tập thể của các thành viên trong đội, nhóm ; 
- Nâng cao ý nghĩa niềm vui cuộc sống; 
- Gắn kết những mối quan hệ láng giềng, đồng đội; 
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: 
 - Trình bày khái niệm hoạt náo 
 - Nhận biết vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo trong đời sống xã hội 
 - Nhận biết sự cần thiết của hoạt động hoạt náo trong du lịch 
 - Nhận biết các hoạt động hoạt náo thường được tổ chức trong các chương 
trình tour du lịch 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 2 
- Tạo bầu không khí sôi động, thoải mái cho môi trường làm việc; 
- Trao đổi kinh nghiệm và kiến thức xã hội thông qua hoạt động giao tiếp và chơi 
trò chơi; 
- Rèn luyện kỹ năng mềm cho người tham gia (đặc biệt là đối với thanh – thiếu niên). 
3. Hoạt náo trong du lịch 
Mục đích chủ yếu của du lịch là giúp con người giải tỏa những căng thẳng mệt 
mỏi, vui chơi thoải mái. Do đó, trong các chương trình - tour du lịch (đặc biệt với 
tour dài ngày), hoạt động hoạt náo là rất cần thiết và không thể thiếu. Vì thế, hoạt 
náo trong du lịch có thể giúp: 
- Gắn kết các thành viên trong đoàn (làm quen, giao lưu và tinh thần đoàn kết); 
- Thay đổi không khí trong suốt chuyến tham quan nhằm tạo sự thoải mái và 
hào hứng cho các thành viên trong đoàn. 
- Tạo mối giao lưu gần gũi giữa hướng dẫn viên và các thành viên trong đoàn. 
- Tránh hoặc hạn chế hiện tượng say xe của du khách trên xe. 
4. Các hoạt động hoạt náo phổ biến thường được tổ chức trong các chương trình 
tham quan du lịch: 
- Trò chơi (thông dụng nhất); 
- Hát – múa tập thể; 
- Dã ngoại và sinh hoạt lửa trại; 
- Đêm Gala Dinner 
- Kể chuyện; 
- Câu đố; 
- Ảo thuật vui,. 
Tóm lại, tất cả các hoạt động vui chơi, giải trí tập thể (của du khách) dưới sự tổ 
chức của người hướng dẫn viên hay hoạt náo viên đều là các hoạt động hoạt náo 
trong du lịch. 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
 1. Thế nào là hoạt náo? Trình bày vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo. 
 2. Trình bày mục đích của hoạt động hoạt náo trong du lịch. 
 3. Sưu tầm các trò chơi, bài hát tập thể, chuyện kể, câu đố, 
Hình: Hoa hậu bãi biển 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du ... u có) và xác định trọng tài của trò chơi 
- Công bố trò chơi mà hướng dẫn viên tổ chức cho đoàn khách 
- Thông báo luật chơi của trò chơi 
- Công bố giải thưởng của trò chơi 
- Tiến hành tổ chức các trò chơi 
- Kết thúc các trò chơi hướng dẫn viên dành thời gian cho khách nghỉ ngơi 
hoặc thưởng thức âm nhạc 
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: 
 - Nhận biết các trò chơi phổ biến thường được tổ chức trên xe 
 - Tổ chức và thực hiện một vài trò chơi trên xe 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
1. Trình bày quy trình tổ chức một trò chơi. 
2. Tổ chức một trò chơi trên xe theo đúng quy trình (nhóm và cá nhân) 
3. Sưu tầm và thực hiện các trò chơi trên xe. 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 15 
BÀI 2 
THỰC HÀNH MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRÊN SÂN BÃI 
(Phụ lục trò chơi: Bảng 2) 
1. Quy trình tổ chức 
- Kiểm tra sự sẵn sàng của công tác tổ chức: âm thanh, dụng cụ trò chơi, quà tặng; 
- Chuẩn bị danh sách các trò chơi; 
- Bố trí nhân sự cho các trò chơi. 
2. Tổ chức thực hiện 
- Xác định vị trí tập trung để tham gia trò chơi; 
- Hướng dẫn viên thông báo đoàn khách tập trung; 
- Chia đoàn khách thành các đội chơi phù hợp với trò chơi; 
- Phân công trọng tài giám sát trò chơi; 
- Công bố trò chơi và luật chơi. 
3. Kết thúc trò chơi 
 - Công bố kết quả các đội chơi thắng cuộc; 
 - Trao quà tặng cho đội thắng; 
 - Thu dọn dụng cụ chơi. 
*** Kịch bản chương trình 
Kịch bản sinh hoạt là một dạng sinh hoạt vừa mang tính chất sân khấu, vừa 
có tính quần chúng rộng rãi. 
Là dạng một kịch bản mang sân khấu vì nó cũng có hồi, có cảnh, có nhân vật, 
có xung đột,như kịch bản sân khấu. Mặt khác nó lại có tính quần chúng rộng rãi 
vì đây là cách thức tổ chức khoa học cho các buổi sinh hoạt quần chúng nói chung 
và thanh thiếu niên nói riêng. 
Ở đây có sự kết hợp các hình thức tuyên truyền và các thể loại nghệ thuật 
một cách hợp lý, nhằm làm cho buổi sinh hoạt được sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu 
hơn và tác dụng giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. 
 Đặc điểm của kịch bản sinh hoạt: 
- Giống với kịch bản sân khấu, kịch bản sinh hoạt cũng có màn, có lớp, có hồi, 
xung đột và nhân vật nhưng khác với kịch bản sân khấu ở chỗ: Kịch bản sinh hoạt là 
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: 
 - Nhận biết các trò chơi ngoài sân bãi 
 - Tổ chức và thực hiện một vài trò chơi ngoài sân bãi 
 - Thực hiện kịch bản sân khấu cho buổi sinh hoạt ngoài trời và một buổi 
sinh hoạt lứa trại. 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 16 
kịch bản tài liệu, nói về người thực, việc thực, không do người viết tưởng tượng hay 
hư cấu nên. 
- Những diễn biến trong kịch bản phải luôn phát triển, lôi cuốn, dẫn dắt người 
xem tham gia vào buổi sinh hoạt một cách tích cực, chủ động, không thưởng thức 
thụ động (tham gia vào các trò vui, câu đố, hát tập thể, hoặc tham gia vào tiết mục 
trong buổi sinh hoạt). 
- Nội dung kịch bản khẳng định cái mới, cái tốt đẹp và tích cực ngày càng 
nảy sinh trong xã hội. Nó có tính chất hướng dẫn dư luận quần chúng như tán thành, 
ca ngợi, hoặc phê phán những hiện tượng, những vấn đề đang xảy ra trong xã hội. 
Mục đích của kịch bản sinh hoạt là làm cho thanh thiếu niên có thái độ dứt khoát: 
làm theo hay không làm theo. 
 Cách xây dựng kịch bản sinh hoạt: 
- Mục đích của kịch bản và ý đồ tác giả. 
- Lời phát biểu của người tham dự. 
- Bài thuyết minh và lời giới thiệu. 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
1. Trình bày quy trình tổ chức một trò chơi trên sân bãi. 
2. Tổ chức một trò chơi trên sân bãi theo đúng quy trình (thực hiện nhóm 
hoặc cá nhân) 
3. Sưu tầm và thực hiện các trò chơi trên sân bãi. 
4. Thực hiện một kịch bản chương trình cho buổi Gala của lớp và đoàn 
khách 50 người (nhóm 5-7 thành viên). 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 
- 365 trò chơi sinh hoạt Đoàn, Nhiều tác giả, NXB Thời Đại, 2009; 
- Bộ sách Quản trò - trò chơi (270 SHTT; 162 SHVT; 99 SHVĐ; 1000 trò chơi 
nhỏ của NXB Trẻ, sách trò chơi nhóm...), tác giả: Huỳnh Văn Toàn; 
- Múa hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Mạnh Sơn – Hồng Hạnh, NXB Thời 
Đại, 2009; 
- Hướng dẫn cải biến trò chơi, Trần Phiêu và Trần Trung Nhân (Tủ sách Đoàn 
Đội) – NXB Thanh Niên, 2008; 
- Kịch bản sinh hoạt lửa trại, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, 
NXB Thời Đại, 2010; 
- Kỹ năng sinh hoạt tập thể, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, 
NXB Thời Đại, 2010; 
- Kỹ năng sinh hoạt tập thể, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; 
- Kỹ năng hoạt động trại, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; 
- Phương pháp quản trò, Trần Phiêu và Huỳnh Nhất Huy (Tủ sách Đoàn Đội), 
NXB Thanh Niên, 2010; 
- Trò chơi trong phòng, Trần Phiêu và Nguyễn Quang Hiệp (Tủ sách Đoàn 
Đội), NXB Thanh Niên, 2010; 
- Website: http:// www.saobacdau.com.vn; http:// www.huynhtoan.vn,.... 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 
- 365 trò chơi sinh hoạt Đoàn, Nhiều tác giả, NXB Thời Đại, 2009; 
- Bộ sách Quản trò - trò chơi (270 SHTT; 162 SHVT; 99 SHVĐ; 1000 trò 
chơi nhỏ của NXB Trẻ, sách trò chơi nhóm...), tác giả: Huỳnh Văn Toàn; 
- Múa hát tập thể trong sinh hoạt Đoàn, Mạnh Sơn – Hồng Hạnh, NXB Thời 
Đại, 2009; 
- Hướng dẫn cải biến trò chơi, Trần Phiêu và Trần Trung Nhân (Tủ sách Đoàn 
Đội) – NXB Thanh Niên, 2008; 
- Kịch bản sinh hoạt lửa trại, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, 
NXB Thời Đại, 2010; 
- Kỹ năng sinh hoạt tập thể, Diệu Linh – Hiệu Hương sưu tầm và biên soạn, 
NXB Thời Đại, 2010; 
- Kỹ năng sinh hoạt tập thể, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; 
- Kỹ năng hoạt động trại, trường Đoàn Lý Tự Trọng, lưu hành nội bộ, 2006; 
- Phương pháp quản trò, Trần Phiêu và Huỳnh Nhất Huy (Tủ sách Đoàn Đội), 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 18 
NXB Thanh Niên, 2010; 
- Trò chơi trong phòng, Trần Phiêu và Nguyễn Quang Hiệp (Tủ sách Đoàn 
Đội), NXB Thanh Niên, 2010; 
- Website: http:// www.saobacdau.com.vn; http:// www.huynhtoan.vn,.... 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 19 
PHỤ LỤC TRÒ CHƠI 
Bảng 1: Trò chơi trên xe 
T
T 
TRÒ 
CHƠI 
LUẬT CHƠI 
DỤNG 
CỤ 
ĐỐI TƯỢNG 
& SỐ 
LƯỢNG 
GHI 
CHÚ 
1. 
Chuyền 
nón 
- Quản trò sẽ hát những bài hát 
nhỏ và dừng bất kỳ (không nhìn vào 
những người đang chơi, quản trò có 
thể bịt mắt hay quay đi chỗ khác). 
Trong khi đó, chiếc nón sẽ được 
chuyền từ người này sang người 
khác. Khi bài hát ngừng lại, chiếc 
nón ở vị trí người nào, người đó sẽ 
bị phạt. 
- Người chơi không được ném cho 
người khác hoặc giữ cho riêng mình 
Chiếc 
nón 
- Thanh niên 
nam, nữ. 
- Không giới 
hạn số lượng 
2. 
Hát hay – 
đáp giỏi 
- Quản trò chia đoàn thành hai 
nhóm (số lượng người ở hai nhóm 
như nhau, có thể hơn 1 người). 
- Quản trò đưa ra một chủ đề, hai 
đội lần lược nhau hát phù hợp với 
chủ đề được đặt ra. 
- Người chơi không được sửa lời 
bài hát. Đội nào sao 10 giây không 
hát được sẽ thua. 
Không 
- Thanh niên 
nam, nữ. 
- Không giới 
hạn số lượng 
3. 
Tổ quốc 
cần 
- Quản trò chia đoàn thành hai 
nhóm (số lượng người ở hai nhóm 
như nhau, có thể hơn 1 người). 
- Khi quản nói “Tổ quốc cần” thì 
người chơi sẽ hỏi “cần gì, cần gì”. 
Người quản trò sẽ yêu cầu lấy bất cứ 
một vật gì đó có trên xe, người chơi 
phải nhanh chóng mang vật đó lên 
cho người quản trò (đúng yêu cầu). 
Không 
- Thanh niên 
nam, nữ. 
- Không giới 
hạn số lượng 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 20 
4. 
Ông Bảy – 
bà Ba 
- Quản trò chia đoàn thành hai đội: 
đội ông Bảy và đội bà Ba. Câu lệnh: 
“ông Bảy. bà Ba” và bà 
Ba..ông Bảy”, hai đội sẽ đối đáp 
nhau theo câu lệnh với các từ bắt 
đầu bằng vần “b”. Ví dụ: ông Bảy 
bế bà Ba – bà Ba bồng ông Bảy, 
- Đội nào đối đáp nhiều và chính 
xác từ hơn sẽ thắng. 
Không 
- Nam, nữ. 
- Không giới 
hạn số lượng 
5. 
Tự họa 
chân dung 
- Quản trò hát bài hát chỉ có 3 chữ: 
“Trán – cằm – tai” theo điệu nhạc 
phần đầu của bài hát :Tiếng chày 
trên Sóc Bom Bo”, mọi người hát 
theo, tay chỉ đúng vào trán, vào cằm 
hay vào tai của mình sao cho khớp 
với lời đang hát. 
- Tốc độ bài hát ngày một tăng lên 
nhằm bắt những người làm sai. 
Người làm sai là thua và bị phạt. 
Không 
- Mọi lứa tuổi 
- Khoảng 30 
người 
Có thể 
đông 
người 
hơn 
nếu tổ 
chức 
ngoài 
trời 
6. 
Chiếc đũa 
kỳ diệu 
- Mỗi bạn sẽ ngồi trên một ghế và 
ghế được xếp thành hình vòng tròn. 
Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình 
để giữ 2 đầu đũa (Trái và phải), sao 
cho không rơi xuống. 
- Trong nhóm sẽ chọn ra 1 người 
làm mốc và chọn 1 hướng di chuyển 
nhất định (theo chiều kim đồng hồ 
hoặc ngược chiều). 
- Lần lượt cả nhóm đứng dậy và 
xoay theo chiều đã được chọn và bắt 
buộc phải ngồi xuống ở mỗi ghế đi 
qua, cặp nào trong lúc di chuyển 
làm rớt đũa sẽ thua và bị phạt. Xoay 
3 vòng (Nhiều hay ít hơn tùy QT). 
Khi người làm mốc trở lại vị trí cũ 
của mình mới được tính là 1 vòng. 
- QT có thể yêu cầu tốc độ nhanh 
hoặc chậm để tăng độ khó của trò 
chơi. 
1 bó 
đũa (2 
bạn/ 
chiếc 
đũa) và 
ghế 
ngồi 
cho 
từng 
bạn 
- Mọi lứa tuổi 
- Khoảng 7 - 
10 người 
Có thể 
dùng 
viết 
thay 
cho 
đũa 
hoặc 
bất cứ 
vật 
liệu 
nào 
dài và 
chắc 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 21 
7. 
Chào 
Model 
- QT bảo: nam Việt Nam chào phụ 
nữ Việt Nam. 
- NC: 2 tay nắm để trước ngực chào. 
- QT bảo : Nữ Việt Nam chào Nam 
Việt Nam 
- NC: tay phải đưa lên mà làm 
duyên 
- QT bảo: Nam Việt Nam chào Nữ 
ngoại quốc. 
- NC: Bàn tay phải đạt trên ngực cúi 
đầu. 
- QT bảo : Nữ ngoại quốc chào Nam 
Việt Nam 
- NC: 2 tay nắm 2 vạt áo nhún xòe 
chân. 
- QT bảo : Nam ngoại quốc chào Nữ 
Việt Nam. 
- NC: Tay phải đưa ra như mời. 
- QT bảo : Nữ Việt Nam chào nam 
ngoại quốc. 
- NC: Tay trái đưa lên mà làm 
duyên. 
Không 
- Thanh niên 
nam, nữ 
- Không giới 
hạn số lượng 
8. 
Nhạc sĩ 
mù 
- Một người chơi sẽ bị bịt mắt. QT 
đưa người này đi dọc theo khoảng 
giữa xe (lên – xuống). Đến một vị 
trí bất kỳ, QT chỉ định một thành 
viên trong đoàn hát giả giọng một 
bài hát bất kỳ. 
- Nếu người chơi (người bị bịt mắt) 
nhận ra giọng của người vừa hát sẽ 
thắng và người vừa hát sẽ bị bịt mắt. 
Trò chơi tiếp tục 
Một 
tấm 
khăn 
- Thanh niên 
nam, nữ 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 22 
Bảng 2: Trò chơi trên sân bãi 
T
T 
TRÒ CHƠI LUẬT CHƠI 
DỤNG 
CỤ 
ĐỐI 
TƯỢNG 
& SỐ 
LƯỢNG 
GHI CHÚ 
1. Kéo co 
- Quản trò chia đoàn thành 02 
đội (số lượng người và nam – 
nữ đều nhau), mỗi nhóm giữ 
một đầu dây. Sau khi nghe hiệu 
lệnh các thành viên 02 đội ra 
sức kéo về phía đội mình. 
- Đội nào kéo dây về phía 
mình nhiều hơn sẽ thắng 
Dây 
thừng 
Thanh 
niên nam, 
nữ 
Trò chơi 
dân gian 
2. 
Đua ghe Ngo 
trên cạn 
- Quản trò chia đoàn thành 02 
đội (số lượng người và nam – 
nữ đều nhau). Mỗi đội sắp 
thành một hàng dọc, ngồi 
xuống, chân người sau vắt lên 
phần đùi người trước. Khi nghe 
hiệu lệnh của quản trò, hai đội 
cố gắng dùng tay đẩy mạnh 
người tiến về phía trước, đội 
nào về đích trước là đội thắng. 
- Chỉ được dùng tay để di 
chuyển, chân phải đề đúng vị trí. 
Không 
Thanh 
niên nam, 
nữ 
Trò chơi 
dân gian 
3. Bịt mắt đập heo 
- Quản trò chia đoàn thành 02 
đội (số lượng người và nam – 
nữ đều nhau). Quản trò sẽ dùng 
khăn bịt mắt người chơi (theo 
thứ tự) và yêu cầu họ xoay 03 
vòng. Sau đó, yêu cầu người 
chơi tìm đến vị trí để con heo 
đất và đập. Đội nào hoàn thành 
xong số heo quy định nhanh 
nhất sẽ là đội chiến thắng. 
- Người chơi không được 
tháo khăn bịt mắt trước khi 
hoàn thành phần cho của mình. 
Heo 
đất, 
gậy và 
khăn 
bịt mắt 
Thanh 
niên nam, 
nữ 
Trò chơi 
dân gian 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 23 
4. Mạng nhện 
- Quản trò chia đoàn thành 
các đội với số lượng người và 
nam – nữ đều nhau. Yêu cầu 
các thành viên trong đội phải 
chui qua được các lỗ trống của 
mạng nhện mà không đụng vào 
dây. Nếu 01 thành viên đụng 
vào dây thì cả đội phải làm lại 
từ đầu. 
Dây 
nilong, 
Thanh 
niên nam, 
nữ 
Khoảng 
sân có 
nhiều cây 
to 
5. Bắt cá 
- Quản trò (QT) quy định 
người bắt cá và cá 
- Người bắt cá: đứng đối diện 
nhau, 2 tay của 2 người nắm 
vào nhau và đưa lên cao 
- Cá: còn lại người chơi là cá, 
nắm tay nhau tạo thành vòng 
tròn 
- Khi QT hô bắt đầu thì người 
chơi hát một bài hát tập thể, đi 
vòng tròn, chui qua tay của 
người bắt 
- Khi nghe tiếng còi hoặc hô 
“chụp” của QT thì người bắt 
nhanh tay chụp xuống để bắt 
cá. Cá bị bắt là thua 
- Thanh 
niên nam, 
nữ 
- Dưới 
100 
người 
chơi, 
đứng 
thành 
vòng tròn 
- Khi nắm 
tay hát 
không 
được đứt 
đoạn trong 
vòng tròn. 
- Tùy số 
lượng 
người chơi 
mà cử 
người bắt 
cho phù 
hợp 
6. Bỏ khăn 
- Mọi người ngồi thành vòng 
tròn, một người tình nguyện 
cầm khăn đi quanh vòng tròn 
và bất chợt bỏ khăn sau lưng 
một người nào đó. 
- Người được khăn lập tức 
rượt đuổi người bỏ khăn. Nếu 
người bỏ khăn có thể chiếm 
được chỗ người bị bỏ khăn mà 
không bị khăn đập trúng, người 
bị bỏ khăn phải cầm khăn tiếp 
tục trò chơi. 
Một 
tấm 
khăn 
- Thanh 
niên nam, 
nữ 
- Dưới 20 
người 
chơi, 
đứng 
hoặc ngồi 
thành 
vòng tròn 
Khi người 
cầm khăn 
đi quanh 
vòng ngoài 
người ngồi 
trong vòng 
không 
được ngó 
ra sau, chỉ 
được bỏ 
hai tay ra 
sau mà 
thôi. 
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt náo trong Du lịch 24 
7. Quạt bóng 
- Bong bóng đã được thổi sẵn 
và chia đều cho mỗi đội. Mỗi 
tổ có một cái rổ để cách xa 
bong bóng khoảng 10m. Các tổ 
xếp hàng dọc trước số bong 
bóng thổi sẵn, mỗi tổ có một 
cây quạt. 
- Bắt đầu chơi người đầu tiên 
mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón 
bong bóng, dùng quạt nâng 
(múc) một cái bong bóng lên, 
đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về 
đưa quạt cho người thứ 2. 
- Người thứ 2 tiếp tục như thế 
cho đến hết. 
- Bong 
bóng 
được 
thổi 
sẵn 
- Quạt 
(ứng 
với số 
đội 
chơi) 
- Thanh 
niên nam, 
nữ 
- Mỗi đội 
từ 5 – 7 
người 
- Mỗi lần 
chơi từ 2 
– 4 đội 
- Khi bóng 
rớt dọc 
đường thì 
phạm lỗi. 
- Có thể 
qui định 
trong 2 
phút tổ nào 
quạt được 
nhiều bóng 
bỏ vào rổ 
là đạt 
8. Vinh qui bái tổ 
- Mỗi đội có 2 cây gậy dài 1,5m 
và 2m. 
- Các đội xếp hàng dọc trước 
vạch xuất phát, mỗi đội chọn 2 
người khỏe mạnh cầm 2 đầu 
cây gậy dài 1,5m đứng trước 
mỗi tổ. Cách vạch xuất phát 
10m có điểm đích. 
- Bắt đầu chơi, người đầu tiên 
mỗi tổ sẽ cầm cây gậy 2m leo 
lên cây gậy 1,5m đứng và dùng 
gậy 2m chống để giữ thăng 
bằng. Hai người cầm gậy 1,5m 
sẽ đưa ông nghè vinh qui đi tới 
điểm đích rồi quay trở lại điểm 
xuất phát, tiếp tục người thứ 
hai nhảy lên cho đến hết. 
(2 gậy 
1,5m 
và 1 
gậy 
2m) x 
số đội 
- Thanh 
niên nam, 
nữ 
- Mỗi đội 
từ 5 – 7 
người 
- Mỗi lần 
chơi từ 2 
– 4 đội 
 - “Ông 
nghè”nào 
bị té sẽ về 
lại điểm 
xuất phát. 
- Trò chơi 
dân gian 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoat_nao_trong_du_lich.pdf