Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý

1. Mở đầu

Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của các qui trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định, cộng tác nhóm làm việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một môi trường thay đổi nhanh.

Tin học hóa công tác quản lý của các đơn vị kinh tế, hành chính.(tin học quản lý) đang là lĩnh vực quan trọng nhất của ứng dụng tin học.

Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế và quản lý hiện đại là nội dung chủ yếu của ứng dụng tin học trong việc tự động hóa từng phần hoặc toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, quản lý trong các tổ chức kinh tế.

2. Thời đại thông tin

 Môi trường kinh tế hiện nay

Kinh tế toàn cầu là một nền kinh tế cho phép khách hàng, doanh nghiệp, và các nhà cung cấp, các nhà phân phối, và các nhà sản xuất có thể cùng hợp tác với nhau không bị hạn chế bởi không gian địa lý.

- Sự phát triển các doanh nghiệp xuyên quốc gia

- Sự hội nhập của các công ty nhỏ và vừa

- Môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu

- Hệ thống phân phối toàn cầu

Đặc trưng của nền KT hiện nay là các giao dịch (giao hàng và thanh toán) được thực hiện tức thời.

 Ví dụ: hệ thống ATM

Là một nền kinh tế năng động (M-commerce)

 

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 110 trang Trúc Khang 12/01/2024 9841
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý

Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 
(Management-Information System: MIS) 
 Nắm vững các khái niệm, vai trò của các loại hệ thống thông tin quản 
lý gắn liền với việc tạo ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung 
và hoạt động kinh doanh qua mạng Internet nói riêng. 
 Hiểu rõ sự gắn kết của các HTTT và tác động của chúng đến hoạt 
động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 
 Nắm vững những yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp khi đầu tư vào 
CNTT nhằm tạo ra và duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường 
kinh tế mới 
Tài liệu tham khảo: 
1. Bài giảng HTTT quản lý, Phạm Thị Thanh Hồng và Phạm Minh 
Tuấn, NXB Khoa học kỹ thuật, 2007 
2. Hệ thống thông tin quản lý, Giáo trình của Đại học Kinh tế 
Quốc dân 
3. Phân tích & Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý, Trần Thành 
Trai, Nhà xuất bản thống kê, 2003 
4. Information Systems – Foundation of E-Business, Steven Alter, 
Prentice Hall, 2002 
5. Management Information Systems, Managing the Digital Firm. 
9th edition, Laudon, K C and Laudon, J.P., Prentice Hall, New 
Jersey, 2006 
 C1 - 1/17 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 
1. Mở đầu 
Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và 
hiệu suất của các qui trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định, cộng 
tác nhóm làm việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 
trong một môi trường thay đổi nhanh. 
Tin học hóa công tác quản lý của các đơn vị kinh tế, hành chính...(tin học 
quản lý) đang là lĩnh vực quan trọng nhất của ứng dụng tin học. 
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế và quản lý hiện đại là 
nội dung chủ yếu của ứng dụng tin học trong việc tự động hóa từng phần 
hoặc toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, quản lý trong các tổ chức kinh tế. 
2. Thời đại thông tin 
 Môi trường kinh tế hiện nay 
Kinh tế toàn cầu là một nền kinh tế cho phép khách hàng, doanh nghiệp, 
và các nhà cung cấp, các nhà phân phối, và các nhà sản xuất có thể cùng hợp 
tác với nhau không bị hạn chế bởi không gian địa lý. 
- Sự phát triển các doanh nghiệp xuyên quốc gia 
- Sự hội nhập của các công ty nhỏ và vừa 
- Môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu 
- Hệ thống phân phối toàn cầu 
Đặc trưng của nền KT hiện nay là các giao dịch (giao hàng và thanh toán) 
được thực hiện tức thời. 
 Ví dụ: hệ thống ATM 
Là một nền kinh tế năng động (M-commerce) 
Sự chuyển biến từ nền kinh tế chung toàn cầu từ kinh tế công nghiệp -> 
kinh tế dịch vụ 
Nền kinh tế số (digital economy, e-conomy) 
- Nền KT số hóa là nền kinh tế được đánh dấu bởi sự trao đổi không giới 
hạn về thông tin. Người ta có thể trao đổi một lượng vô hạn về các con số, từ 
ngữ, âm thanh, hay hình ảnh, kể cả các loại thông tin có tính chất sinh học 
như là sinh trắc học (mắt, vân tay), nhận dạng âm thanh, hay các hình ảnh 3 
chiều. 
- Sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh điện tử 
- Quá trình kinh doanh cơ bản được thực hiện dưới sự điều khiển của 
một mạng lưới số hóa 
- Mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, và các đối tác dần 
được thực hiện dưới tác động của CNTT 
 Thời đại thông tin 
- Thời đại thông tin là thời đại mà tri thức là sức mạnh 
- Thời đại ra đời khái niệm “công nhân tri thức” (knowledge worker) 
- Internet đã tác động lên mọi mặt của nền kinh tế và các hoạt động của 
doanh nghiệp 
 C1 - 2/17 
Thương mại điện tử (TMĐT : E-Commerce) 
Thương mại điện tử là thương mại được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin, 
cụ thể là Internet. Nó tạo điều kiện cho khách hàng, người tiêu dùng và các 
công ty có các mối quan hệ mới, đầy sức mạnh mà không thể có nếu không 
có sự hỗ trợ của công nghệ. 
 Giao tiếp trực tiếp: là việc sử dụng các công nghệ truyền thông (như 
mạng Internet) để làm việc ở các vị trí khác nhau. 
Môi trường làm việc ảo: là môi trường làm việc có sự hỗ trợ của công 
nghệ. Không nhất thiết được thực hiện ở một vị trí thời gian và không gian xác 
định. Có thể cho phép liên lạc với bất cứ ai, bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm 
nào. 
Nền kinh tế phát triển dựa trên mong muốn của người tiêu dùng 
 Đặc điểm của thời đại thông tin 
- Xuất hiện dựa trên sự xuất hiện của các hoạt động xã hội dựa trên nền 
tảng thông tin 
- Kinh doanh trong thời đại thông tin phụ thuộc vào công nghệ thông tin 
được sử dụng để thực hiện công việc kinh doanh 
- Năng suất lao động của quá trình sản xuất tăng lên một cách nhanh 
chóng 
- Hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin xác định sự thành công trong 
thời đại thông tin 
- Công nghệ thông tin có mặt trong mọi sản phẩm và dịch vụ 
3. Xu hướng phát triển CNTT 
 Công nghệ thông tin và truyền thông 
- Các dạng phần cứng và phần mềm máy tính được sử dụng để xử lý dữ 
liệu và lưu trữ thông tin 
- Các công nghệ truyền thông, viễn thông được sử dụng đểm truyền tải 
thông tin 
 Một số nhận định sai lầm về phát triển của CNTT 
- “Điện thoại” có quá nhiều nhược điểm để có thể được sử dụng như một 
phương tiện truyền thông. Thiết bị này rõ ràng là không c ...  chức biến đổi các tệp dữ liệu này trước, sau đó mới
đến các tệp mới chuyển từ phương thức tổ chức thủ công sang.
Thực hiện bước kiểm chứng lần cuối cùng để đảm bảo các tệp dữ liệu đã biến đổi
phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý mới.
5.4. Kế hoạch huấn luyện
 Các lĩnh vực huấn luyện
* Huấn luyện kiến thức cơ bản về máy tính
* Huấn luyện về vấn đề chọn nhà cung cấp máy tính, cài đặt và lập kế hoạch.
* Giới thiệu hệ thống đang làm gì và những gì hệ thống có thể làm được. Tương
lai của hệ thốngì Những khía cạnh quản lý có tác động đến hệ thốngì
* Huấn luyện những người sử dụng thông tin trong hệ thống và những người cung
cấp thông tin. Phân định trách nhiệm của mỗi người trong hệ thống. Các thao tác
mới. Hệ thống biểu mẫu mới. Các thủ tục tra cứu tài liệu.
* Huấn luyện các kỹ xảo chuyên môn như sử dụng chương trình xử lý văn bản,
quản lý và sử dụng đĩa mềm .v.v.
 Kế hoạch huấn luyện
* Nhận biết về nhu cầu :
– Xác định các nhu cầu của công việc
– Mức độ hoàn thiện cần đạt tới
– Trình độ hiện thời của học viên
* Xác định các mục tiêu
* Chuẩn bị các chuyên đề huấn luyện :
– Chương trình huấn luyện
– Bố trí giảng viên
– Lên thời khoá biểu huấn luyện
* Kiểm tra và đánh giá kết quả huấn luyện
5.5. Các phương pháp đưa hệ thống mới vào sử dụng
* Phương pháp chuyển đổi trực tiếp
* Phương pháp hoạt động song song
* Phương pháp chuyển đổi từng bước thí điểm
* Phương pháp chuyển đổi bộ phận
 Phương pháp chuyển đổi trực tiếp
* Sử dụng phương pháp này chúng ta cần tính đến các yếu tố sau :
– Mức độ gắn bó của các thành viên với hệ thống mới
– Mức độ mạo hiểm của hệ thống xử lý mới sẽ cao v. hệ thống mới có thể có lỗi
dẫn đến việc hệ thống ngừng hoạt độngì
– Phải kiểm tra chặt chẽ phần cứng và phần mềm của hệ thống mới.
– Chỉ nên áp dụng đối với các hệ thống thông tin không lớn lắm với độ phức tạp
vừa phải.
 Phương pháp chuyển đổi trực tiếp
* Chính v. vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp thật sự
cần thiết và trong trường hợp này cần tiến hành các thao tác sau đây :
– Kiểm tra hệ thống một cách thật chặt chẽ
– Trù tính khả năng khôi phục lại dữ liệu
– Chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho từng giai đoạn cài đặt hệ thống
– Chuẩn bị phương án xử lý thủ công phòng trường hợp xấu nhất vẫn có thể duy
trò hoạt động của hệ thốngì
– Huấn luyện chu đáo tất cả những người tham gia vào hệ thống
– Có khả năng hỗ trợ đầy đủ các phương tiện như điện, đĩa từ ...
 Phương pháp hoạt động song song
* Xác định chu kỳ hoạt động song song
* Xác định các thủ tục so sánh
* Kiểm tra để tin chắc rằng đã có sự so sánh
* Sắp xếp nhân sự
* Thời gian hoạt động song song làm sao là ngắn nhất
* Cả hai hệ thống cùng chạy trên phần cứng đã định một cách thận trọng
 Phương pháp chuyển đổi từng bước thí điểm
* Đây là phương pháp trung gian của hai phương pháp trên. Để áp dụng phương
pháp này chúng ta cần thực hiện các bước sau đây :
– Đánh giá lựa chọn bộ phận nào làm thí điểm để áp dụng hệ thống xử lý thông tin
mới theo phương pháp trực tiếp hay song song.
– Kiểm tra xem hệ thống mới áp dụng vào các bộ phận này có được không.
– Tiến hành sửa đổi.
– Nhận xét so sánh.
 Phương pháp chuyển đổi bộ phận
* Chọn ra một vài bộ phận có chức năng quan trọng có ảnh hưởng đến cả hệ
thống để tiến hành tin học hoá
* Sau đó đưa bộ phận đã thiết kế vào ứng dụng ngay, các bộ phận khác th. vẫn
hoạt động như cũ. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho các bộ phận còn lại
5.6. Biên soạn tài liệu của hệ thống
* Có tài liệu hướng dẫn đầy đủ, dễ hiểu, sẽ làm tăng đáng kể chất lượng của phần
mềm và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.
* Tài liệu hướng dẫn bao gồm các phần sau:
Chi tiết
5.7. Kỹ thuật phân tích các kiểm soát trong httt
* Xác định các điểm hở trong HTTT
* Xác định kiểu đe doạ từ chỗ hở trong HTTT
* Xác định tình trạng đe doạ HTTT
* Thiết kế các kiểm soát cần thiết
5.8 Quản lý hệ thống thông tin
* Quản lý chiến lược
* Quản lý hoạt động
* Quản lý tiềm năng
* Quản lý công nghệ
a) Quản lý chiến lược
* Đảm bảo cho hệ thống phát triển theo các mục tiêu lâu dài và bền vững của toàn
bộ guồng máy quản lý
* Thực hiện chức năng dự đoán các xu thế phát triển chiến lược trong lĩnh vực
quản lý, có sự chuẩn bị và kịp thời đưa ra các giải pháp để phát triển hoặc hoàn
thiện HTTT, sao cho hệ thông luôn luôn là nền tảng của
guồng máy quản lý
b) Quản lý hoạt động
* Quản lý các lĩnh vực khác nhau liên quan đến tình hình xử lý thông tin trong hệ
thống, đánh giá các vấn đề có thể nảy sinh trong lĩnh vực này và đề ra các biện
pháp khắc phục
c) Quản lý tiềm năng
* Thực hiện các chức năng quản lý tất cả bốn tiềm năng của HTTT: phần cứng,
phần mềm, dữ liệu và nhân lực. Trong đó quản lý tiềm năng về nhân lực có vai trò
cực kỳ quan trọng
d) Quản lý công nghệ
* Quản lý việc chuyển giao công nghệ xử lý thông tin, quản lý các quy trình công
nghệ đang sử dụng, xây dựng kế hoạch phát triển quy trình công nghệ
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 1
Phần 2
MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP
(ENTITY - RELATIONSHIP)
Nội dung chi tiết
 Quá trình thiết kế CSDL
 Mô hình E/R
 Thiết kế
 Ví dụ
I. Quá trình thiết kế CSDL
II. Mô hình thực thể - kết hợp
 Thực thể
 Thuộc tính
 Mối kết hợp
 Lược đồ thực thể - kết hợp
 Thực thể yếu
II.1. Mô hình thực thể - kết hợp
 Mô hình TTKH được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm
 Biểu diễn trừu tượng cấu trúc của CSDL
Phụ thuộc
HQT cụ thể
Độc lập HQT
Thế giới
thực
Phân tích yêu cầu
Phân tích quan niệm
Thiết kế mức logic
Thiết kế mức vật lý
Các yêu cầu về dữ
liệu
Lược đồ quan niệm
Lược đồ logic
Lược đồ trong chương trình ứng dụng
Thiết kế
chương trình ứng dụng
Phân tích chức năng
Các yêu cầu về chức
năng
Các đặc tả chức năng
Ý tưởng E/R thiết kế Lược đồquan hệ
HQT CSDL
quan hệ
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 2
 Lược đồ thực thể - kết hợp (Entity-Relationship Diagram) bao gồm:
- Tập thực thể (Entity Sets)
- Thuộc tính (Attributes)
- Mối quan hệ (Relationship)
II.2 Tập thực thể
 Một thực thể là một đối tượng của thế giới thực hoặc được đẻ ra từ một
vài thực thể khác.
 Tập hợp các thực thể giống nhau về cấu trúc tạo thành 1 tập thực thể
 Chú ý
- Thực thể (Entity)
- Đối tượng (Object)
- Tập thực thể (Entity set)
- Lớp đối tượng (Class of objects)
 Ví dụ “Quản lý đề án công ty”
- Một nhân viên là một thực thể
- Tập hợp các nhân viên là tập thực thể
- Một đề án là một thực thể
- Tập hợp các đề án là tập thực thể
- Một phòng ban là một thực thể
- Tập hợp các phòng ban là tập thực thể
II.3 Thuộc tính
 Là những đặc tính riêng biệt của tập thực thể
 Ví dụ tập thực thể NHANVIEN có các thuộc tính
- Họ tên
- Ngày sinh
- Địa chỉ
- 
 Là những giá trị nguyên tố
- Kiểu chuỗi
- Kiểu số nguyên
- Kiểu số thực
II.4 Mối quan hệ
 Là sự liên kết giữa 2 hay nhiều tập thực thể
 Ví dụ giữa tập thực thể NHANVIEN và PHONGBAN có các liên kết
 Một nhân viên thuộc một phòng ban nào đó
 Một phòng ban có một nhân viên làm trưởng phòng
II.5 Lược đồ E/R
 Là đồ thị biểu diễn các tập thực thể, thuộc tính và mối quan hệ
- Đỉnh
Cấu trúc của dữ liệu
Thao tác trên dữ liệu
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 3
- Cạnh là đường nối giữa
 Tập thực thể và thuộc tính
 Mối quan hệ và tập thực thể
Ví dụ lược đồ E/R
II.6. Thể hiện của lược đồ E/R
 Một CSDL được mô tả bởi lược đồ E/R sẽ chứa đựng những dữ liệu cụ
thể gọi là thể hiện CSDL
- Mỗi tập thực thể sẽ có tập hợp hữu hạn các thực thể
 Giả sử tập thực thể NHANVIEN có các thực thể như NV1, NV2,
NVn
- Mỗi thực thể sẽ có 1 giá trị cụ thể tại mỗi thuộc tính
 NV1 có TENNV=“Tung”, NGSINH=“08/12/1955”, PHAI=“‘Nam”
 NV2 có TENNV= “Hang”, NGSINH=“07/19/1966”, PHAI=“Nu”
 Chú ý
- Không lưu trữ lược đồ E/R trong CSDL
Lam_viec
La_truong_phong
Phan_cong
DCHI
NHANVIENTENNV
NGSINH
PHAI
LUONG
HONV
PHONGBAN
TENPHG
Phu_trach
DEAN
TENDA
DDIEM_DA
Tên tập thực thể
Tên thuộc tính
Tên quan hệ
Tập thực thể
Thuộc tính
Quan hệ
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 4
 Khái niệm trừu tượng
- Lược đồ E/R chỉ giúp ta thiết kế CSDL trước khi chuyển các quan hệ
và dữ liệu xuống mức vật lý
II.7. Mối quan hệ - Thể hiện
 Thể hiện CSDL còn chứa các mối quan hệ cụ thể
- Cho mối quan hệ R kết nối n tập thực thể E1, E2, , En
- Thể hiện của R là tập hữu hạn các danh sách (e1, e2, , en)
- Trong đó ei là các giá trị được chọn từ các tập thực thể Ei
 Xét mối quan hệ
 Mối quan hệ - Multiplicity
 Xét mối quan hệ nhị phân R (binary relationship) giữa 2 tập thực thể E
và F, tính multiplicity bao gồm
- Một-Nhiều
 Một E có quan hệ với nhiều F
 Một F có quan hệ với một E
- Một-Một
 Một E có quan hệ với một F
 Một F có quan hệ với một E
- Nhiều-Nhiều
 Một E có quan hệ với nhiều F
 Một F có quan hệ với nhiều E
 (min, max) chỉ định mỗi thực thể e E tham gia ít nhất và nhiều nhất
vào thể hiện của R
 (0,1) – không hoặc 1
 (1,1) – duy nhất 1
 (0,n) – không hoặc nhiều
 (1,n) – một hoặc nhiều
E FQuan_hệ(min, max) (min, max)
NHANVIEN PHONGBAN
Tung
Hang
Nghien cuu
Dieu hanh
Vinh Quan ly
(Tung, Nghien cuu)
(Hang, Dieu hanh)
(Vinh, Quan ly)
Lam_viecNHANVIEN PHONGBAN
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 5
 Ví dụ
- Một phòng ban có nhiều nhân viên
- Một nhân viên chỉ thuộc 1 phòng ban
- Một nhân viên có thể được phân công vào nhiều đề án hoặc không
được phân công vào đề án nào
- Một nhân viên có thể là trưởng phòng của 1 phòng ban nào đó
 Mối quan hệ - Vai trò
 Một loại thực thể có thể tham gia nhiều lần vào một quan hệ với nhiều
vai trò khác nhau
 Thuộc tính trên mối quan hệ
 Thuộc tính trên mối quan hệ mô tả tính chất cho mối quan hệ đó
 Thuộc tính này không thể gắn liền với những thực thể tham gia vào mối
quan hệ
 Thuộc tính khóa
NHANVIEN DEANPhan_cong
(0,n) (1,n)
THGIAN
NHANVIEN Quan_ly
Duoc quan ly boi (0,1)
(0,n)
La nguoi quan ly
NV PBLa_truong_phong(0,1)
NV DAPhan_cong(0,n)
NV PBLam_viec
(1,1)
NV PBLam_viec
(1,n)
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 6
 Các thực thể trong tập thực thể cần phải được phân biệt
 Khóa K của tập thực thể E là một hay nhiều thuộc tính sao cho
- Lấy ra 2 thực thể bất kỳ e1, và e2 trong E
- Thì e1 và e2 không thể có các giá trị giống nhau tại các thuộc tính
trong K
 Chú ý
- Mỗi tập thực thể phải có 1 khóa
- Một khóa có thể có 1 hay nhiều thuộc tính
- Có thể có nhiều khóa trong 1 tập thực thể, ta sẽ chọn ra 1 khóa làm
khóa chính cho tập thực thể đó
 Ví dụ thuộc tính khóa
 Tập thực thể yếu
 Là thực thể mà khóa có được từ những thuộc tính của tập thực thể
khác
 Thực thể yếu (weak entity set) phải tham gia vào mối quan hệ mà trong
đó có một tập thực thể chính
 Ví dụ 1
NHANVIENTENNV
NGSINH DCHI
PHAI
LUONG
HONV
MANV
THANNHAN
TENTN
PHAI
NGSINH
QUANHECo_than_nhan
(1,1)
(1,n)
Lam_viec
La_truong_phong
Phan_cong
NHANVIENTENNV
NGSINH DCHI
PHAI
LUONG
HONV
PHONGBAN
TENPB
Phu_trach
DEAN
TENDA
DDIEM_DA
MANV
MAPHG
MADA
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 7
 Ví dụ 2
III. Thiết kế
III.1. Các bước thiết kế
 (1) Xác định tập thực thể
 (2) Xác định mối quan hệ
 (3) Xác định thuộc tính và gắn thuộc tính cho tập thực thể và mối quan
hệ
 (4) Quyết định miền giá trị cho thuộc tính
 (5) Quyết định thuộc tính khóa
 (6) Quyết định (min, max) cho mối quan hệ
III.2. Qui tắc thiết kế
 Chính xác
 Tránh trùng lắp
 Dễ hiểu
 Chọn đúng mối quan hệ
 Chọn đúng kiểu thuộc tính
III.3. Nội dung chi tiết
HD_CT
HOA_DONTONGTIEN
NGAYHD
MAHD
HANG_HOA
MAHH
DGIA
TENHH
(1,1)
(1,n)
HH_CT
(1,1)
(1,n)
CHI_TIET
SL_HH
SOTIEN
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 8
 Quá trình thiết kế CSDL
 Mô hình thực thể - kết hợp
 Thiết kế
 Ví dụ
- Quản lý đề án công ty
 CSDL đề án công ty theo dõi các thông tin liên quan đến nhân viên,
phòng ban và đề án
- Cty có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có tên duy nhất, mã phòng
duy nhất, một trưởng phòng và ngày nhận chức. Mỗi phòng ban có
thể ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Đề án có tên duy nhất, mã duy nhất, do 1 một phòng ban chủ trì và
được triển khai ở 1 địa điểm.
- Nhân viên có mã số, tên, địa chỉ, ngày sinh, phái và lương. Mỗi nhân
viên làm việc ở 1 phòng ban, tham gia vào các đề án với số giờ làm
việc khác nhau. Mỗi nhân viên đều có một người quản lý trực tiếp.
- Một nhân viên có thể có nhiều thân nhân. Mỗi thân nhân có tên, phái,
ngày sinh và mối quan hệ với nhân viên đó.
BÀI TẬP
Bài 3.
Một trường đại học có nhiều phòng máy tính. Mỗi phòng máy có nhiều máy
tính. Mỗi máy tính cài đặt nhiều phần mềm. Thông tin về phần mềm gồm mã
phần mềm, tên phần mềm. Trường có nhiều sinh viên, thông tin sinh viên gồm
mã sinh viên, họ tên sinh viên, tên khoa. Mỗi sinh viên phải thực hiện nhiều đồ
án và mỗi đồ án được nhiều sinh viên thực hiện. Để thực hiện một đồ án, sinh
viên phải sử dụng nhiều phần mềm và chỉ thực hiện tại một cái máy tính.
Thông tin về đồ án gồm mã đồ án, tên đồ án. Mỗi đồ án chỉ do một giảng viên
hướng dẫn, thông tin về giảng viên gồm mã giảng viên, họ tên giảng viên.
Bài 4.
Một công ty biểu diễn có nhiều vở kịch. Mỗi vở kịch chỉ của một đạo diễn.
Thông tin về vở kịch gồm mã vở kịch, tên vở kịch. Thông tin về đạo diễn gồm
mã đạo diễn, họ tên đạo diễn. Một vở kịch gồm nhiều sô diễn, mỗi sô diễn
được thực hiện tại một nhà hát. Thông tin về sô diễn gồm mã sô diễn, ngày
giờ bắt đầu diễn. Thông tin về nhà hát gồm tên nhà hát, địa chỉ. Trong một sô
diễn, một vai diễn chỉ do một diễn viên đóng và một diễn viên chỉ đóng một vai
diễn. Thông tin về diễn viên gồm mã diễn viên, họ tên diễn viên.
Bài 5.
Một thư viện cần quản lý thông tin độc giả mượn sách, thông tin về sách hiện
có, thông tin về các nhà xuất bản. Mỗi nhà xuất bản có thể xuất bản nhiều tạp
chí và nhiều sách khác nhau. Thông tin lưu trữ về sách bao gồm các thông tin:
mã sách, tên sách, tác giả, năm xuất bản, tên nhà xuất bản. Thông tin nhà
xuất bản bao gồm: mã nhà xuất bản, tên nhà xuất bản, tên quốc gia. Mỗi loại
sách thuộc về một thể loại, thông tin về thể loại bao gồm: mã thể loại, tên thể
loại sách. Mỗi tạp chí thuộc về một chuyên ngành khoa học cụ thể. Các thông
Trường CĐ BC Công Nghệ & QTDN TPHCM
GV: Nguyễn Văn Trinh Trang 9
tin tạp chí bao gồm: mã tạp chí, tên tạp chí, ngày xuất bản. Các thông tin về
chuyên ngành khoa học gồm: mã chuyên ngành, tên chuyên ngành.
Khi muốn mượn sách, tạp chí tại thư viện; mỗi độc giả phải làm một thẻ đọc
lưu các thông tin về độc giả: số thẻ, họ tên độc giả, địa chỉ, số điện thoại, tên
khoa, phái, ngày làm thẻ. Độc giả có thể mượn được cùng lúc nhiều sách và
nhiều tạp chí. Mỗi lần mượn sách, thủ thư sẽ lập một phiếu mượn gồm các
thông tin: mã phiếu, thông tin về họ tên độc giả, ngày mượn, ngày trả, và
thông tin về các sách và tạp chí mượn. Các tạp chí mượn thể hiện trong chi
tiết phiếu mượn tạp chí, còn các sách mượn thể hiện trong chi tiết phiếu
mượn sách.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_thong_tin_quan_ly.pdf