Giáo trình Hệ thống thông tin đất

Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội thông tin đang hình thành.

Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.

Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo. Những đối tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác

quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói.

Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình. Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú.

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống thông tin đất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 90 trang Trúc Khang 10/01/2024 4720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống thông tin đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống thông tin đất

Giáo trình Hệ thống thông tin đất
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -1- 
CHƢƠNG I 
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN, 
 HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 
1.1. Thông tin 
1.1.1. Khái niệm về thông tin 
Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng 
ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội 
thông tin đang hình thành. 
Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn 
luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông 
tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin 
nào đó. 
Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các 
thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học 
sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo... Những đối 
tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các 
thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói 
chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác 
quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói. 
Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng 
cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các 
thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình. 
Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm 
nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người 
không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự 
vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú. 
Thông tin là một hình thức biểu hiện phổ biến trong các đặc trưng của sự vật, là 
mặt quan trọng cấu thành nên thế giới vạn vật. Thông tin giống như vật chất, năng lượng, 
không khí, ánh nắng, nó tồn tại mọi lúc mọi nơi trong thiên nhiên, trong xã hội loài người, 
cũng như trong tiềm thức của con người. 
Vậy thông tin là gì?, đó chính là khái niệm thông tin mà chúng ta phải tìm hiểu. Có 
rất nhiều cách hiểu về thông tin, thậm chí ngay cả các từ điển cũng không có một định 
nghĩa thống nhất về thông tin. Ở đây khái niệm về thông tin chúng ta nghiên cứu không 
phải là nói về bản chất của sự vật mà chỉ là sự biểu tượng của sự vật hoặc các mặt nội dung 
của thông tin như thông báo, mệnh lệnh, số liệu, tín hiệu bao hàm bên trong sự vật đó. 
Quả vậy thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung 
tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa 
trên một hình thức giao lưu thông tin về những điều đã xảy ra, về những cái đã biết, đã nói, 
đã làm. 
Theo từ điển Oxford English Dictionary cho rằng thông tin là “điều mà người ta 
đánh giá hoặc nói đến; Là tri thức, tin tức”. 
Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là 
điều người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết 
của con người”. 
Khái niệm thông tin hay tin tức là một khái niệm trừu tượng, phi vật chất và rất khó 
được định nghĩa một cách chính xác. Ở đây chúng tôi cung cấp hai định nghĩa không chính 
thức về khái niệm thông tin đó là: 
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -2- 
Định nghĩa 1: Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh 
(thông qua sự tiếp xúc với nó). Như vậy thông tin là hiểu biết của con người và càng tiếp 
xúc với môi trường xung quanh con người càng hiểu biết và làm tăng lượng thông tin thu 
nhận được. 
Định nghĩa 2: Thông tin là một hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ 
sự không chắc chắn (uncertainty) trong trạng thái của nơi nhận tin. Nói ngắn gọn, thông tin 
là cái mà loại trừ sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin 
khi đang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện (số lượng có thể không biết 
trước hay không xác định được) có thể và chưa biết sự kiện nào có khả năng xảy ra. 
 Trong hai định nghĩa trên, định nghĩa đầu chỉ cho chúng ta hiểu thông tin là cái gì 
chứ chưa nói lên được bản chất của thông tin, còn định nghĩa thứ hai cho chúng ta hiểu rõ 
hơn về bản chất của thông tin và đây cũng là định nghĩa được dựa vào để định lượng về 
thông tin trong kỹ thuật. Nguyên nhân của sự không đồng nhất là do thông tin không thể sờ 
mó được. Người ta chỉ bắt gặp thông tin trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu 
tượng của nó. 
Khái niệm về thông tin đã được nhà khoa học người Mỹ là Wiener lần đầu tiên đề 
xướng vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX. 
Trong đời sống xã hội con người, thông tin là một nh ... p liệu của hệ thống 
thông tin đất đai. 
- Xây dựng, quản lý, lưu trữ các thông tin bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới 
hành chính các cấp. 
- Xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng và cập nhật hệ thống các thông tin về bản đồ 
địa chính và hồ sơ địa chính chi tiết đến từng thửa đất. 
- Xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng và cập nhật thông tin hiện trạng, quy hoạch 
sử dụng đất trên cơ sở bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đai. 
- Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất. 
- Thực hiện và quản lý các biến động đất đai ở tất cả các cấp. 
- Xác định giá đất và thu thuế sử dụng từ đất. 
- Cung cấp các thông tin phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ cho 
thị trường bất động sản. 
c, Quản lý dữ liệu và thông tin đất đai 
Thông tin có thể được lưu trữ một cách an toàn hạn chế thấp nhất những sự cố làm 
cho thông tin bị thay đổi do hỏng thiết bị kỹ thuật gây ra hoặc do sự cạnh tranh không lành 
mạnh của con người, hay do thời gian gây nên. 
- An toàn dữ liệu: Hệ thống được xây dựng phải đạt được mức độ an toàn cao nhất 
do đặc tính tập chung của dữ liệu, tính sẵn sàng của hệ thống. Do vậy phải giảm thiểu các 
sự cố, nếu trong trường hợp có sự cố xảy ra phải bảo đảm khắc phục các sự cố về dữ liệu 
ứng dụng cũng như hệ điều hành. Khi dữ liệu ứng dụng bị hỏng hoặc hệ điều hành bị sụp 
đổ, hệ thống bảo đảm các dữ liệu backup cho việc phục hồi trạng thái làm việc ổn định. 
Tùy theo mức độ an toàn của cơ sở dữ liệu chúng ta có thể lựa chộn một trong các phương 
pháp sau hoặc là tất cả. 
+ Lưu số liệu hành ngày, cho phép thực hiện backup dữ liệu của hệ thống trong khi 
hệ thống vẫn đang hoạt động. Trong trường hợp này chỉ lưu các số liệu của ứng dụng, 
không lưu số liệu của người sử dụng khác không nằm trong phạm vi chương trình ứng 
dụng. Chu kỳ là mỗi ngày một lần vào cuối giờ làm việc trong ngày. 
+ Lưu số liệu hàng tuần, đơn thuần chỉ sử dụng các công cụ của hệ điều hành. Đối 
với phương pháp này yêu cầu Database phải được Shutdown. Chu kỳ thực hiện mỗi tuần 
một lần vào ngày cuối tuần. 
+ Lưu số liệu hàng tháng, sử dụng công cụ của hệ điều hành để thực hiện lưu trữ. 
Đối với phương pháp này yêu cầu Database phải được Shutdown. Chu kỳ thực hiện mỗi 
tháng một lần vào ngày làm việc cuối cùng trong tháng. 
- Bảo mật cho hệ thống bao gồm các mức bảo mật như: bảo mật hành chính, bảo 
mật hệ điều hành, bảo mật cơ sở dữ liệu. 
+ Mức bảo mật hành chính: mức này dựa trên các nguyên tác hành chính của đơn 
vị. Kiểm soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, ra vào của các cá nhân. Tuân thủ nguyên 
tác bảo mật thông tin. Các cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thông tin trên máy 
tính của mình. 
+ Mức bảo mật hệ điều hành, mức này chủ yếu dựa trên khả năng của hệ điều hành 
để điều khiển các quyền như truy nhập máy chủ/bảo trì hệ thống, quyền được chạy các 
chương trình ứng dụng. 
+ Mức bảo mật cơ sở dữ liệu, thông thường một cơ sở dữ liệu đa người sử dụng 
phải cung cấp một tính năng bảo mật, kiểm soát việc truy cập và sử dụng dữ liệu như: 
Ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp, ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp vào giản đồ các 
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -87- 
đối tượng, kiểm soát phần đĩa cứng sử dụng, kiểm soát nguồn tài nguyên hệ thống sử 
dụng, theo dõi các hành động của người sử dụng. 
- Bảo mật cơ sở dữ liệu bao gồm: các cơ chế kiểm soát các quyền truy cập và sử 
dụng cơ sở dữ liệu ở mức hệ thống như kiểm tra hợp đồng ngươi sử dụng/mật khẩu, dung 
lượng đĩa có sẵn cho một giản đồ các đối tượng của người sử dụng, giới hạn tài nguyên cho 
một người sử dụng. Bảo mật cơ sở dữ liệu bao gồm bảo mật dữ liệu và bảo mật ứng dụng. 
+ Bảo mật dữ liệu bao gồm: các cơ chế truy cập và sử dụng dữ liệu tới từng đối 
tượng trong cơ sở dữ liệu. Mỗi người sử dụng chỉ được phép truy cập vào một đối tượng 
riêng và kiểu hành động mà người sử dụng được phép thao tác trên đó. Mỗi một cơ sở dữ 
liệu đều có các danh sách người sử dụng. Để truy cập dữ liệu người sử dụng phải dùng một 
ứng dụng cơ sở dữ liệu để kết nối với một tên người sử dụng nhất định của cơ sở dữ liệu. 
Mỗi một người lại có mật khẩu riêng để ngăng chăn các truy cập bất hợp pháp. Các quyền 
cho phép thực hiện các kiểu câu lênh SQL khác nhau và cho phép kết nối vào cơ sở dữ 
liệu, tạo các bảng trong giản đồ, cũng nhu khả năng sử dụng dữ liệu của các đối tượng 
khác. 
+ Bảo mật ứng dụng: đây là module được thiết kế riêng cho hệ thống thông tin đất 
đai. Một lần nữa người sử dụng lại được gán quyền chạy các chức năng của hệ thống, truy 
nhập/xuất dữ liệu. 
d, Cung cấp thông tin đất đai 
Công tác quản lý thông tin đất đai còn cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin 
đất đai để giúp các nhà quản lý ra các quyết định phục vụ cho công tác quản lý đất đai. 
Chất lượng của các quyết định phụ thuộc vào chất lượng của các thông tin, dữ liệu được 
cung cấp. 
- Kê khai đăng ký đất đai. 
- Đăng ký và quản lý biến động đất đai. 
- Trợ giúp quy hoạch sử dụng đất đai các cấp. 
-Trợ giúp công tác thu thuế đất, giá trị đất. 
- Phân hạng đất đai, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 
Bên cạnh đó nó còn cung cấp các thông tin đất đai phục vụ cho các đối tượng sử 
dụng đất đai. 
Quá trình hoạt động nghiệp vụ của công tác quản lý thông tin đất thông qua một số 
các bước như sơ đồ 4.4: 
Sơ đồ 4.2: Các bước hoạt động của công tác quản lý thông tin đất đai 
4.5.2. Nội dung quản lý dữ liệu và thông tin đất đai 
1, Quản lý các dữ liệu 
Quản lý các dữ liệu quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm giúp Nhà 
nước mà có cơ sở chắc chắn để quản lý chặt chẽ một cách có hệ thống toàn bộ đất đai trong 
CSDL 
LIS 
Các nguồn 
dữ liệu 
đầu vào 
Nhập và 
xây dựng cơ sở dữ 
liệu liệu 
Quản lý thông tin đất đai 
Quản lý dữ liệu đất đai 
Thông tin 
 đất đai 
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -88- 
ranh giới hành chính. Các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các tài liệu liên quan 
đến công tác quản lý nguồn tài nguyên đất, quản lý nhà nước về đất đai, các tài liệu hoạt 
động nghiệp vụ, khoa học, hành chính, Các tài liệu trên có thể là: 
- Các văn bản pháp quy của nhà nước (Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, Nghị 
quyết) về quản lý nguồn tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất. 
- Các tài liệu về quy phạm, quy trình của ngành 
- Các tài liệu đo đạc, chỉnh lý bổ xung bản đồ các loại. 
- Các biểu mẫu trong công tác đo đạc bản đồ. 
- Các biểu mẫu trong công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất. 
- Các tài liệu trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 
2, Quản lý các thông tin đất đai 
a, Thông tin về hồ sơ địa chính 
CSDLHSĐC quản lý mọi thông tin về hồ sơ giấy tờ có liên quan đến thửa đất (bản 
đồ địa chính). Các thông tin này được kết nối và minh hoạ trên bản đồ địa chính thông qua 
chỉ số của thửa đất. 
- Thông tin bản đồ địa chính 
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành địa chính. Trên bản đồ thể hiện chính xác 
vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính khác của tựng thửa đất, từng vùng 
đất trong một đơn vị hành chính địa phương nhất định (xã, phường, thị trấn ). 
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, manh tính pháp lý 
cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai. 
- Thông tin sổ địa chính 
Sổ địa chính như một lý lịch của đất đai được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích 
đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng 
vào các mục đích khác nhau. Đồng thời liệt kê diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho 
thuê sử dụng, làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đúng pháp 
luật. 
- Thông tin sổ mục kê 
Sổ mục kê đất được thành lập nhằm liệt kê lần lượt toàn bộ các thửa đất trong phạm 
vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung. Tên chủ sử dụng, diện 
tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp, thống kê quỹ đất đai hiện có; tra cứu sử dụng 
các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, thuận tiện và chính xác. 
Sổ mục kê phải đầy đủ các nội dung theo yêu cầu quản lý đất đai của xã, lập sổ 
theo mẫu quy định của Bộ tài nguyên và môi trường. 
Phải đảm bảo độ chính xác, không trùng lặp, bỏ sót đồng thời phải luôn phù hợp 
với hiện trạng sử dụng đất. 
- Thông tin sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
Sổ gồm các nội dung: Số thứ tự, giấy chứng nhận đã cấp tên chủ sử dụng và nơi 
thường trú, diện tích và tổng số thửa được cấp, số hiệu thửa đất, số hiệu tờ bản đồ; căn cứ 
pháp lý cấp giấy. 
Sổ được lập và theo dõi riêng cho từng xã trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất đã được cấp phát. Ghi hết nội dung của mỗi giấy chứng nhận để cách 3 dòng rồi 
mới ghi tiếp giấy tiếp theo. 
Sổ địa chính lập và giữ sổ cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng thuộc thẩm 
quyền tỉnh cấp. Phòng địa chính lập và ghi sổ cho các đối tượng thuộc huyện, thị xã xét 
cấp giấy. Xã sao lục sổ cấp giấy để theo dõi đối với tất cả các đối tượng được cấp giấy có 
tên trên địa bàn xã, phường. 
- Thông tin sổ theo dõi biến động đất đai 
Nội dung sổ: tên địa danh nơi lập sổ, xã, huyện, tỉnh, các trường hợp biến động, 
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -89- 
ngày, tháng, năm vào sổ theo dõi; số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất có biến động; tên chủ 
sử dụng trước biến động và nơi thường trú của chủ sử dụng; loại đất trước khi biến động, 
diện tích biến động; các nội dung biến động khác. 
- Thông tin về các chủ sử dụng đất đai như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, 
số chứng minh thư, họ tên vợ/chồng.... 
b, Các loại hồ sơ khác 
Ngoài hệ thống hồ sơ địa chính ra chúng ta còn có các loại hồ sơ về: thửa đất, giao 
đất, thuế đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển quyền, thanh tra, kiển tra, giải quyết 
tranh chấp, thu hồi, phân hạng, đánh giá, định giá, các dự án 
Trên cơ sở hồ sơ này cán bộ địa chính thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất 
đai. 
Đối tượng quản lý chính trong cơ sở dữ liệu là các thửa đất, chủ sử dụng và mối 
quan hệ giữa 2 đối tượng này trong suốt quá trình biến động sử dụng đất. Quan hệ này 
được thể hiện bằng “Giấy cấp chứng nhận quyền sử dụng đất” 
4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thông tin đất đai 
4.5.1. Cơ sở dữ liệu đất đai 
- Thông tin bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính 
+ Chưa xây dựng được quy trình thống nhất trong việc thành lập Bản đồ địa chính 
và Hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính hiện nay ở các địa phương vẫn còn nhiều bất cập như 
chưa có dữ liệu không gian và thuộc tính trong cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu. 
+ Hệ thống Hồ sơ địa chính hiện nay chủ yếu được lưu trữ trên giấy. Các thông tin 
lưu trữ trùng lặp, hồ sơ cồng kềnh, và quản lý thì phân tán. 
+ Hệ thống cập nhật các thông tin không đồng bộ, không thống nhất và không được 
thực hiện một cách thường xuyên. 
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 
+ Việc xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới chỉ dừng lại 
chủ yếu trên bản đồ giấy. 
+ Chưa xây dựng được quy trình công nghệ và phương pháp xây dựng thể hiện nội 
dung quy hoạch và kế hoạch chi tiết trên nền bản đồ địa chính. 
- Các thông tin về giá đất và các thông tin khác 
+ Các thông tin về giá đất được xác định trên các yếu tố thửa đất như: kích thước, 
vị trí, mục đích sử dụng, chất lượng đất, các quyền giao dịch về đất, các công trình trên 
đất... Như vậy nó liên quan đến bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất...Vì thế 
công tác quản lý thông tin đất không thể đáp ứng được cho nhu cầu quản lý về giá đấ t và 
thu thuế đất... 
Tóm lại: 
- Hiện hệ thống thông tin đất đai đang vận hành trên nhiều nguồn dữ liệu khác 
nhau, có thời gian và chất lượng khác nhau, chưa được chuẩn hoá và đồng bộ dữ liệu. 
- Chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai và một hệ thống thông tin đất đai 
hiện đại đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai.Chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các 
chủ sử dung đất về tính nhanh chóng, chính xác, tin cậy. 
4.5.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở các địa phương là 
rất khác nhau. 
+ Trước năm 1994 việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đất đai là rất hạn 
chế chỉ có một số rất ít các tỉnh đầu tư vào lĩnh vực này. Các tỉnh phía nam có các ứng 
dụng sớm và đồng bộ hơn so với các tỉnh phía bắc như như: Sở Địa chính Kiên Giang, An 
 Hà Nội: 30-08-2010 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT - LIS 
ThS. Đào Mạnh Hồng - Khoa Quản lý đất đai - Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Trang -90- 
Giang, Vĩnh Long (cũ) và Đồng Nai.. Tuy nhiên mức độ mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn 
giản. 
 + Từ năm 1994 đến nay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu đặc thù 
của các địa phương thì công việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất 
đai được quan tâm và bắt đầu được đầu tư. Cho dù vậy đến nay vẫn còn một số tỉnh mới 
đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và triển khai ứng dụng. 
- Các phần mềm của hệ thống hiện nay đều ở dạng chắp vá, giải quyết công trong 
lĩnh vực đơn lẻ, chưa có tính hệ thống và tính chuyên nghiệp. 
- Hệ thống kỹ thuật như: máy tính, hệ thống mạng, các cơ sở vật chất chưa được 
đầu tư một cách thoả đáng làm cho hệ thống hoạt động chưa có hiệu quả. 
- Quá trình xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin không kịp thời và 
độ tin cậy chưa cao. 
4.5.3. Nguồn nhân lực 
- Nhân lực công nghệ thông tin trong ngành còn thiếu. Kế hoạch đào tạo, nâng cao 
năng lực cho cán bộ chưa hiệu quả. 
- Nhân lực chuyên ngành quản lý đất đai hiện nay chưa có các chuyên gia về công 
tác này. 
4.5.4. Các chính sách của Đảng và Nhà nước 
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai và tăng cường 
công tác quản lý thông tin đất đai tại các địa phương. 
Nhà nước cần có các chính sách hợp lý và hiệu quả hơn về công tác quản lý nhà 
nước về đất đai. 
4.6. Các vấn đề của sự tin học hoá trong quản lý thông tin đất đai 
- Có khả năng lưu trữ một khối lượng lớn dữ liệu. 
- Phụ thuộc vào hệ thông phần cứng và phần mềm. 
- Nhanh chóng thay đổi công nghệ có thể tạo ra những trở ngại cho các kế hoạch 
lâu dài. 
- Khả năng duy trì các tư vấn về tài chính và tổ chức kinh phí đầu tư cho công nghệ 
tin học trong quản lý thông tin thường lớn vì gồm các chi phí đầu tư trang thiết bị, phần 
mềm, chi phí bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị mới. 
- Sự thay đổi về công nghệ đòi hỏi phải có những thay đổi về hoàn cảnh, cơ cấu và 
các biện pháp tổ chức cho hợp. Các vấn đề này vẫn còn nhiều tồn tại trong các hệ thống 
thông tin đất. 
- Nhu cầu đào tạo phát triển đội ngũ kỹ thuật viên, đặc biệt là cán bộ quản lý có vai 
trò quan trọng trong việc ra quyết định và phát triển của hệ thống. 
-~-~-~-~-~-~-~-~-~- Hết chƣơng IV -~-~-~-~-~-~-~-~-~- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_thong_tin_dat.pdf