Giáo trình Hải quan
Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan
1.2.1. Chức năng của Hải quan
Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận
chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.
Trong hoạt động của mình, Hải quan Việt Nam tuân theo pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ký kết, công nhận.
Chức năng quản lý Nhà nước về hải quan được quy định trong Luật hải quan
Việt Nam bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Hải quan Việt
Nam
- Ban hành tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan.
- Hướng dẫn thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan.
- Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức hải quan.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phương pháp quản lý
hải quan hiện đại.
- Thống kê nhà nước về hải quan.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
hải quan.
- Hợp tác quốc tế về hải quan.
1.2.2. Nhiệm vụ của hải quan
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương
tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hải quan
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế trong các doanh nghiệp được đặc biệt quan tâm, nó góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp trong nước hội nhập và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Để làm được điều đó, không thể không nhắc đến hoạt động hải quan, đây là một trong những hoạt động then chốt trong hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp. Học phần Hải quan nằm trong nội dung chương trình đào tạo về các ngành kinh tế, kế toán. Đây là một môn cơ sở ngành, cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra tính thuế và thu thuế hải quan, thực hiện thông quan và kiểm tra sau thông quan,... Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy cho giảng viên, sinh viên, chúng tôi biên soạn tập bài giảng: Hải quan. Tập bài giảng có cấu trúc gồm 6chương: Chương 1. Tổng quan về hải quan Chương 2. Thủ tục hải quan, khai hải quan và đăng ký hồ sơ hải quan Chương 3. Kiểm tra hải quan Chương 4. Kiểm tra tính thuế và thu thuế hải quan Chương 5. Thông quan hải quan Chương 6. Giám sát hải quan Mặc dù các tác giả đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và các văn bản quy hạm há luật về hải quan của Nhà nước nhưng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong tập bài giảng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp và sinh viên, để sửa chữa hoàn thiện cho lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN Mục tiêu của chương + Trình bày được Lịch sử phát triển của Hải quan thế giới và Hải quan Việt Nam + Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan 1.1. Lịch sử phát triển của Hải quan thế giới và Hải quan Việt Nam 1.1.1. Lịch sử phát triển của Hải quan thế giới Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, từ khi các quốc gia trên thế giới xuất hiện thì không một quốc gia nào có thể tồn tại hoàn toàn biệt lập, không hề có một mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Trong các mối quan hệ đó thì mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là thương mại quốc tế là quan hệ phổ biến và phát triển nhất. Để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và những hoạt động có liên quan, các quốc gia tổ chức một lực lượng canh gác biên cương của tổ quốc về kinh tế, ở nước ta, lực lượng đó được gọi là Hải quan. Và trong điều kiện hội nhập, để điều hòa hoạt động hải quan các nước, người ta đã thành lập hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council – CCO) nay là tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization – WCO). Lịch sử hình thành và phát triển Hải quan gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, sự phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với sự ra đời của các khu vực mậu dịch trên thế giới và sự phát triển của ngoại thương, Hải quan đã ra đời và ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Sự ra đời của hoạt động hải quan trên thế giới có thể được nhìn nhận thông qua một số mốc lịch sử đáng chú ý sau: Tại thành Aten – khu vực mậu dịch đầu tiên trên thế giới – đã có thuế IMFORLUM đánh vào các hoạt động buôn bán tại đây. Thời bấy giờ tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vào Aten, cũng như tàu thuyền xuất cảnh, neo đậu tại cảng đều phải nộp thuế. Mức thuế đánh vào hàng hóa bằng 1/50 giá trị hàng. Tại thành La Mã Cổ Đại cũng có thuế xuất nhập khẩu, được gọi là PORTORIUM, do một người có quyền lực đứng thầu. Tại Ý, ngay từ thời đầu Trung cổ, đã có thuế DOGANA và ngoài ra còn cấm xuất khẩu lương thực, giữ độc quyền sản xuất và buôn muối; Về sau, khi có sự phát triển các ngành tơ tằm, thuộc da, làm nến, làm gương thì Ý cấm nhập khẩu các mặt hàng trên nhưng lại miễn thuế cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu của các ngành này. Ở Anh vào thế kỷ 11 đã thực hiện thu thuế COSTOMS đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu. Ở Trung Quốc đến đời nhà Đường thì bắt đầu thu thuế hàng xuất nhập khẩu, do một cơ quan gọi là CHEPOSEN thực hiện để kiểm soát tàu thuyền xuất nhập cảnh. Đến thế kỷ 17, nhà Thanh đặt ra danh từ Hải quan (hải quan ngoại thuế) thay cho cơ quan CHEPOSEN. Lúc đầu thuế suất do Nhà vua đặt ra, cao hay thấp là phụ thuộc vào Vua cần nhiều hay ít tiền, sau đó đến thời Khang Hy mới đặt ra biểu thuế cho từng loại hàng hóa. 2 Cho đến nay, ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nước nào cũng có một đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách thuế quan, cũng quy định thể lệ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và đặt ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thực hiện thu thuế xuất nhập khẩu. Thủ tục này được gọi chung là thủ tục hải quan. Còn cơ quan phụ trách thi hành thủ tục hải quan thì được gọi với những tên gọi khác nhau tùy tứng quốc gia: Trung Quốc gọi là Quan, Anh gọi là Customs, Pháp gọi là Donanes, Cu ba là Duana, Việt Nam gọi là Hải quan,... Nhưng nội dung hoạt động của các tổ chức này là giống nhau. Công ước Kyoto cho rằng, Hải quan là c ... ng cho nhiều lần trừ trường hợp niêm phong được đó để sử dụng lâu dài. - Được thiết kế làm sao để nếu cố định sao chép hay làm giả cũng không thực hiện được. Để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đó, niêm phong hải quan phải có những đặc điểm vật lý sau: Kích thước và chiều của niêm phong phải đễ dàng phân biệt được với các loại niêm phong khác. Lỗ niêm phong chì phải có độ rộng phù hợp với chính chì kẹp đó và phải đặt ở vị trí phù hợp để khi kẹp đảm bảo được độ khớp và độ bền chắc của chì. - Chất liệu sử dụng phải đảm bảo được tính chắc chắn, lâu dài của niêm phong để tránh hiện tượng đứt hỏng quá nhanh hay để tránh việc làm giả hay gian lận niêm phong một cách bất hợp pháp. - Chất liệu sử dụng phải thống nhất theo hệ thống niêm phong chuẩn. Ngoài ra, hình thức của niêm phong hải quan phải đáp ứng các yêu cầu dễ nhận biết, do vậy niêm phong có những đặc điểm sau: - Chỉ ra đó là niêm phong hải quan. - Chỉ ra được nước đã đóng dấu niêm phong. 103 - Chỉ ra được các đơn vị hải quan đã tiến hành đóng dấu niêm phong. Theo Điều 14, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Hải quan, quy định các trường hợp sau phải được niêm phọng hải quan: - Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu. - Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích - Hàng hoá xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất - Hàng hoá xuất khẩu do Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế Hiện, nay có rất nhiều binh thức niêm phong, nhưng Hải quan chủ yếu sử dụng các loại niêm phong sau: - Niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan. - Niêm phong bằng dây. - Niêm phong bằng kẹp chì. - Kết hợp các loại niêm phong Giám sát hải quan bằng hình thức niêm phong có ưu điểm, dễ thực hiện, phù hợp với việc đóng hàng tại các Container, xe có thùng chứa... Tuy nhiên có nhược điểm, dễ bị hỏng niêm phong do va chạm mạnh hoặc bốc dỡ không cẩn thận. 6.4.2. Giám sát trực tiếp của công chức hải quan Giám sát trực tiếp của công chức là biện pháp giám sát truyền thống nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giám sát của hải quan. Tuỳ từng loại hình hàng hoá, phương tiện vận tải mà nhiệm vụ của công chức thực hiện nhiêm vụ giám sát khác nhau. Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng- hoá được lưu giữ vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định. Áp dụng giám sát trực tiếp của công chức hải quan là phương thức giám sát chính của hải quan Việt Nam nhất là những khu vực cửa khẩu biên giới nơi mà việc áp dụng các thành tựu của khoa hoc kỹ thuât hiên đại còn hạn chế. Nhiệm vụ của công chức giám sát trực tiếp là đảm bảo hàng hoá xuất khẩu được xuất khấu đúng, hàng nhập khẩu được làm thủ tục đầy đủ tránh hiện tượng 104 thẩm lậu vào nội địa, đảm bảo cho phương tiện vận tải thực hiện đúng các quy định xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, quản lý tốt hàng hoá gửi trong kho ngoại quan, giám sát cho hàng hoá thực hiện chuyển cửa khẩu, chuyển cảng. Ngoài ra việc thực hiện nhiệm vụ giám sát tại các khu vực xuất khẩu, nhập khẩu trên trong những trường hợp cụ thể và cần thiết, công chức hải quan còn thực hiện phương thức giám sát áp tải hàng hoá, phương tiện vận tải trên đường đi để đảm bảo hàng hoá, phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường và đúng thời gian quy định. 6.4.3. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật Hiện nay, việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật được thực hiện rộng rãi và phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong lĩnh vực Hải quan, nhiều thiết bị mới, hiện đại đã được đưa vào phục vụ cho hoại động kiểm tra, giám sát hải quan, sở dĩ Hải quan phải sử dụng các phương pháp giám sát bằng các phương tiện hiện đại bởi các lý do sau: * Thứ nhất, số lượng hàng hoá tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế ngày càng tăng đa dạng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, vì vậy trong điều kiện nguồn lực hải quan có hạn thì việc áp đụng các phương tiện kỹ thuật thực hiện giám sát là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tải sự quá tải cho cơ quan hải quan. *Thứ hai, Hải quan hiện đại ngoài việc thực hiện chức năng quản lý về hải quan thì còn có chức năng tạo thuận lợi cbo hoạt động thương mại, do đó áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tự động hoá vào hoạt động giám sát là một biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại. *Thứ ba, Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là cách thức phối hợp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với các đơn vị có liên quan đến các đôi tượng đang thuộc sự quản lý của cơ quan hải quan. Các phương pháp giám sát kỹ thuật chủ yếu hiện nay hải quan thế giới sử dụng, bao gồm: - Giám sát bằng gương; - Giám sát bằng máy đếm; - Giạm sát bằng camera; 105 - Giám sát bằng máy soi; - Giám sát chip điện tử; - Giám sát bằng phương pháp định vị GPS Sử dụng gương cầu lồi để giám sát hoạt động đi lại của hành khách xuất nhập cảnh và phường tiện vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trong địa bàn giám sát của hải quan. Sử dụng gương cầu lồi để giám sát hoạt động đi lại của hành khách xuất nhập cảnh và phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong địa bàn giám sát của hải quan. Ưu điểm: Phương pháp này là đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp, vùng quan sát khá rộng. Có thể sử dụng gương cầu lồi để quan sát tại những cửa khẩu ít có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Nhược điểm: Phải có người ngồi trực tiếp quan sát gương, hình ảnh không lưu giữ lại được, do vậy chỉ kiểm soát được ngay tại thời điểm đó. 6.4.4. Giảm sát bằng phương pháp đếm tư động Để thực hiện việc đếm tự động số lượng các phương tiện vận tải hoặc người đi qua một địa điểm nhất định ta có thể sử dụng phương pháp đếm bằng thiết bị đếm quang điện. Đó là việc sử dụng một nguồn sáng chiếu lên tế bào quang điện của máy đếm quang điện tử. Khi có vật cản đường chiếu sáng thì bộ đếm hoạt động, với phương pháp này có thể sử dụng để đếm các phương tiện vận tải qua lại tại. các cửa khẩu cũng như tại các cảng chỉ có một đường duy nhất cho phương tiện vận tải đi qua. Ưu điểm: Phương pháp này cho ta chính xác số lượng phương tiện vận tải hoặc hành khách đã đi qua nơi cần kiểm soát. Nhược điểm: sử dụng phương pháp đếm chỉ biết được số lượng phương tiện vận tải, hoặc số lượng hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, không lưu giữ được hình ảnh, không giám sát được hoạt động. 6.4.4.1. Giám sát bằng camera Sử dụng camera để giám sát các hoạt động của ngưòi và phương tiện vật tải là phương pháp giám sát hiện đại nó cho phép giám sát từ xa và có thể lưu đươc toàn bộ hoạt động của con người và phương tiện vận tải. Các hình ảnh được camera ghi lại được chuyển về trung tâm quan sát bằng cáp hoặc thiết bị vô tuyến. Vì vậy, việc giám 106 sát được tiến hành kín đáo mọi nơi mọi lúc cần giám sát. Có nhiều cách giám sát bằng camera như giám sát từ xa và giám sát nội bộ vối nhiều chủng loại camera khác nhau như carnera thường, camera sử dụng hồng ngoại. Giám sát trực tiếp không cần ghi hình và giám sát sử đụng việc ghi hình (02 mô hình dưới đây là điển hình của việc giám sát trực tiếp và giám sát từ xa Ưu điểm: Phương pháp này tiện lợi, hiện đại và có thể lưu giữ hình ảnh, phân tích lại hình ảnh bất kỳ thời điểm nào ta muốn. Vùng quan sát rộng và có thể kết hợp vối các thiết bị cảnh báo để giám sát. Nhược điểm: Phương pháp sử dụng camera đòi hỏi sự đồng bộ cao, con người có trình độ kỹ thuật nhất định, chi phí lớn. 6.4.4.2. Giám sát bằng máy soi Máy soi là thiết bị kiểm tra được hàng hoá chứa trong các hộp kín. Hàng hoá đi qua máy soi có thể được lưu giữ hình ảnh tại bộ nhớ. Với việc sử dụng máy soi có thể cung cấp thông tin về hàng hoá cho các bộ phận giám sát phía sau (sử dụng cung cấp thông tin hàng xuất khẩu cho đối tác kiểm soát hàng xuất khẩu, cung cấp thông tin hàng nhập khẩu cho bộ phận kiểm tra sau thông quan). Hiện nay tại các sân bay quốc tế và các cửa khẩu đường bộ trọng điểm có sử dụng máy soi hành lý để kiểm tra giám sát đối với hoạt động xuất nhập cảnh. Tiến tới sử dụng các máy soi container cố định hoặc di động để kiểm tra, giám sát hàng hoá đóng trong các container. Ưu điểm: Phương pháp này kiểm tra, giám sát được hàng hoá chứa trong các thùng và Container Nhược điểm: Phương pháp này có tốc độ kiểm tra chậm, vì thế kéo dài thời gian thông quan, không soi được những thùng chứa hàng lớn 6.4.4.3. Sử dụng chip điện tử và thiết bị định vị GPS Dựa trên nền tảng của chip điện tử, chúng ta có thể gắn chip điện tử vảo hàng hoá cần giám sát. Vì chip điện tử tích hợp hệ thống giám sát và kiểm soát với vai trò bộ điều khiển trung tâm, kết hợp với các khối GSM-GPS nhằm thu thập, xử lý các thông số từ hàng hoá cần được giám sát. Tất cả những thông tin trên dược chip chuyển bằng sóng điện từ trực tiếp hoặc qua hệ thống vệ tinh để gửi về trung tâm điều hành. Ngoài dữ liệu được cập nhật định kỳ, kiểm soát viên có thể kiểm tra đột 107 xuất tình trạng của hàng hoá. Mục đích sử dụng phương pháp giám sát này để quản lý, giảm sát lộ trình phương tiện vận tải hàng hoá, lộ trình cá nhân, chống trộm bảo vệ hàng hoá trên đường vận chuyển... Thực chất của việc này là sử dụng chip điện tỏ tích hợp vào bộ phận của chì niêm phong. Trên chip đã được tích hợp các bố liệu về container như số hiệu container, số chì,.. Nếu kẹp chì điện tử bị tháo hoặc thay đổi thì toàn bộ các số liệu đã tích hợp vào chip điện tử trên chì sẽ bị hỏng, hoặc thay đổi tham số. Việc kiểm tra các tham số trên chì có thễ thực hiện trực tiếp bằng thiết bị kiểm tra hoặc có thể được kiểm tra từ xa thông qua hệ thông vô tuyến hoặc vệ tinh khi gắn trên chíp các thiết bị thu phát cần thiết phù hợp với kiểm soát hàng hoá an toàn. Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này giám sát được phương tiện vận tải ở xa như rừng núi, trên biển. Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi thiết bị đồng bộ, con người có trình độ cao CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Trình bày khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu của giám sát hải quan. 2. Việc giám sát hải quan được thực hiện ở đâu? Khi nào? 3. Phân biệt các phương thức giám sát hải quan. 4. Ở Lào Cai hiện nay, hoạt động hải quan thường sử dụng phương thức giám sát nào? Tại sao? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh mục văn bản pháp luật - Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; - Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 108 - Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 16/11/2016 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan. - Thông tư số 52/2017/TT-BTC ngày 19/5/2017 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 của Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh - Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. 2. Danh mục sách tham khảo [1] Nguyễn Thị Thương Huyền (2015), giáo trình Kiểm soát Hải quan, NXB Học viện Tài chính. [2] Hoàng Trần Hậu (2011), giáo trình Hải quan cơ bản, NXB Học viện Tài chính. [3] Nguyễn Cương (2011), giáo trình Nghiệp vụ hải quan, NXB Thống kê. [4] Nguyễn Thị Thương Huyền (2013), Tình huống thực hành nghiệp vụ Hải quan, NXB Học viện Tài chính. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN.............................................................2 1.1. Lịch sử phát triển của Hải quan thế giới và Hải quan Việt Nam......................2 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan....................................................7 109 CHƯƠNG 2. THỦ TỤC HẢI QUAN, KHAI HẢI QUAN VÀ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ HẢI QUAN..................................................................................................................10 2.1. Thủ tục hải quan..................................................................................................10 2.2. Khai hải quan.......................................................................................................13 2.3. Hồ sơ hải quan.....................................................................................................32 CHƯƠNG 3. KIỂM TRA HẢI QUAN.....................................................................38 3.1. Một số nhận thức cơ bản về kiểm tra hải quan.................................................38 3.2. Kiểm tra hồ sơ hải quan......................................................................................49 3.3. Kiểm tra thực tế hàng hóa..................................................................................55 3.4. Kiểm tra sau thông quan....................................................................................64 CHƯƠNG 4. KIỂM TRA TÍNH THUẾ VÀ THU THUẾ HẢI QUAN................68 4.1. Một số nhận thức cơ bản về thuế hải quan.......................................................68 4.2. Kiểm tra tính thuế hải quan................................................................................70 4.3. Tổ chức thực hiện thu thuế hải quan.................................................................72 CHƯƠNG 5. THÔNG QUAN HẢI QUAN..................................................81 5.1. Tổng quan về thông quan hải quan .....................................................81 5.2. Cơ sở thông quan hải quan..................................................................................85 5.3. Điều kiện và nội dung nghiệp vụ thông quan hải quan....................................88 5.4. Tạm dừng thông quan ........................................................................................92 CHƯƠNG 6. GIÁM SÁT HẢI QUAN......................................................................95 6.1. Một số nhận thức cơ bản về giám sát Hải Quan ..............................................95 6.3. Địa bàn và thời gian giám sát hải quan ..........................................................100 6.4. Các phương thức giám sát hải quan ...............................................................102 110
File đính kèm:
- giao_trinh_hai_quan.pdf