Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng rổ
Cách cầm bóng, tƣ thế chuẩn bị và di chuyển
2.1.1 Cách cầm bóng
- Cách cầm bóng phụ thuộc vào việc mà vận động viên muốn làm tiếp theo :
chuyền, ném, dẫn bóng;
- Luôn cầm bóng với cổ tay để hểnh lên và thư giãn, các ngón tay sẽ điều khiển
quả bóng;
- Không được để bóng lộ liễu mà phải che chắn;
- Trải rộng các ngón tay to nhất có thể;
- Cầm bóng thiệt chắc để thời gian bóng tiếp xúc với bàn tay lâu nhất có thể, thời
gian bóng ở ngoài tay càng lâu càng để lộ nhiều sơ hở cho đối thủ;
- Để cánh tay còn lại trong trạng thái che chắn, mắt luôn nhìn lên quan sát đối thủ
và đồng đội chứ không nhìn bóng.
2.1.2 Tƣ thế chuẩn bị
Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và
dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2
bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay
và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở
phía trước bụng trên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng rổ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BÓNG RỔ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN HỌC: BÓNG RỔ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Ngọc Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenngoclinh@hotec.edu.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Nguyễn Thị Lan Em Nguyễn Ngọc Linh HIỆU TRƢỞNG DUYỆT LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về tính đối kháng, tính tập thể. Bóng rổ giúp phát triển rất tốt các tố chất như: Nhanh – mạnh – bền – khéo léo và kỹ thuật. Cho nên các Chuyên gia về thể dục thể thao, cá huấn luyện viên, Giảng viên thể dục thể thao thường lấy môn bóng rổ nhằm phát triển và bổ trợ cho nhiều môn thể thao khác. Bản thân môn bóng rổ có một sức hút rất lớn với mọi người, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Cuốn giáo trình bóng rổ này dành cho các sinh viên Trrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy sinh viên phải nắm vững các kỹ thuật thực hành, kỹ năng, kỹ sảo của môn thể thao này. Ngoài ra sinh viên cần phải nắm vững về luật và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài của môn bóng rổ. Giáo trình gồm 3 chương: Chương I: Lịch sử và quá trình phát triển của môn bóng rổ ngoài và trong nước. Chương II: Kỹ thuật môn bóng rổ. Chương III: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ . Trong quá trình biên soạn mặc dù đã rất cố gắng nhưng như trên đã trình bày, do chương trình và thời lượng dành cho môn học còn ít, nên giáo trình này viết chưa thật sâu và rộng so với sự mong muốn. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để giáo trình này ngày càng hoàn thành hơn. Xin Cảm Ơn Tphcm, ngày9tháng7năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: Lịch sử Bóng rổ .................................................................................................. 1 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bóng rổ trên thế giới.......................... 1 1.1. Nguồn gốc............................................................................................................. 1 1.2. Lịch sử phát triển bóng rổ ở thế giới ................................................................. 2 1.3. Lịch sử phát triển bóng rổ ở Việt Nam ............................................................. 4 Chƣơng 2: Kỹ thuật Bóng rổ ............................................................................................... 6 2. Các động tác kỹ thuật ................................................................................................... 6 2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển ............................................. 6 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng................................................................................................ 9 2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực ................................. 10 2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay ........................................................................ 10 2.5. Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực ....................................................... 12 2.6. Kỹ thuật hai bước ném rổ ................................................................................. 12 Chƣơng 3: Luật Bóng rổ..................................................................................................... 15 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................................... 39 Danh Mục Hình Ảnh ........................................................................................................... 40 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BÓNG RỔ Tên môn học: BÓNG RỔ Mã môn học: MH3109106 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Bóng rổ là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam cũng như các nước trên thế giới. Đối với các trường cao đẳng, đại học thì môn bóng rổ là môn học nằm trong chương trình môn tự chọn 30 tiết bao gồm Lý thuyếtt và thực hành. - Tính chất: Chương trình môn bó ... u thủ không được dẫn bóng lần thứ hai sau khi kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất, trừ khi anh ta mất quyền kiểm soát bóng sống trên sân do: - Một lần ném rổ. - Bị đối phương chạm vào bóng. - Chuyền bóng hoặc bóng chạm đấu thủ khác. 3.3.2 Chạy bước CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 29 * Định nghĩa: Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kỳ hướng nào của một hoặc cả hai bàn chân do vượt quá những giới hạn cho phép khi đấu thủ cầm bóng sống trên sân. * Hình thành chân trụ: - Một đấu thủ thực hiện dắt bóng khi đang đứng trên sân với: + Hai bản chân ở trên mặt sân thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm trụ. Nhưng ngay khi có một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia sẽ trở thành bàn chân trụ. + Một bàn chân ở trên mặt sân thì bàn chân đó. - Một đấu thủ đang di chuyển không bóng(đi, chạy, nhảy) + Đứng lại trước khi thực hiện bắt bóng thì việc hình thành chân trụ được áp dụng tương tự như tình huống đấu thủ đó đang đứng trên sân đã được trình bày như trên. + Bật lên không (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng một chân sau đó chân kia mới chạm mặt sân thì bàn chân chạm đất đầu tiên sẽ là bàn chân trụ. Tuy nhiên trong tình huống này nếu đấu thủ sử dụng chân chạm đất trước để giậm nhảy lên rồi rơi xuống đất bằng hai chân cùng lúc thì không có bàn chân nào làm bàn chân trụ cả. + Bật lên không (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng hai bàn chân chạm đất cùng lúc thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ. - Một đấu thủ dẫn bóng và bắt bóng lên khi: + Đang đứng tại chỗ dẫn bóng thì ngay sau khi kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất (bóng nằm trong một hoặc cả hai tay) của đấu thủ đó, việc hình thành chân trụ sẽ được áp dụng tương tự như tình huống anh ta đang đứng trên sân và thực hiện bắt bóng. + Đang di động dẫn bóng thì ngay khi kết thúc lần dẫn bóng của đấu thủ đó, việc hình thành chân trụ sẽ được áp dụng tương tự như tình huống anh ta đang di chuyển không bóng và thực hiện bắt bóng. Tuy nhiên đối với tình huống này, sau khi đã hình thành chân trụ đấu thủ đó cũng không thể tiếp tục dẫn bóng di chuyển đến vị trí khác được vì anh ta đã kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất (áp dụng luật dẫn bóng). * Sau khi hình thành chân trụ: CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 30 - Nếu đấu thủ vẫn giữ bàn chân trụ có điểm tiếp xúc với mặt sân thì bàn chân còn lại được phép bước một hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào mà vẫn không phạm luật chạy bước. - Nếu đấu thủ đã có một bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc bàn chân đó lên khi thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng không để nó chạm trở lại mặt sân trước khi bóng rời tay. Và khi anh ta bắt đầu dẫn bóng thì bàn chân trụ sẽ không được nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên. - Nếu đầu thủ không xác định bàn chân nào là bàn chân trụ hoặc có thể dùng một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc một hoặc cả hai bàn chân lên khi thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng không được chạm trở lại mặt sân trước khi bóng rời tay. Và anh ta bắt đầu dẫn bóng thì không bàn chân nào được nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên. * Đấu thủ bị ngã, hoặc ngồi trên sân: - Hợp lệ khi đấu thủ cầm bóng ngã xuống mặt sân hoặc trong khi nằm (hoặc ngồi) trên sân mà giành được quyền kiểm soát bóng. - Phạm luật nếu đấu thủ này trượt, lăn hoặc cố đứng dạy trong khi cầm bóng. 3.3.3 Các điều luật về thời gian * Luật 3 giây: Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân trong khi đồng hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây. * Luật 5 giây: Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát bởi một đối phương có vị trí phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 mét thì phải chuyền bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng trong vòng 5 giây. Ngoài ra, đối với các đấu thủ ném bóng biên hoặc đấu thủ ném phạt sau khi được Trọng tài trao bóng hay bóng đặt vào vị trí sử dụng mà trong vòng 5 giây bóng vẫn chưa rời khỏi tay sẽ bị phạm luật 5 giây. * Luật 8 giây: Nếu một đội có một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng ở phần sân sau vào bất cứ lúc nào thì trong vóng 8 giây đội đó phải đưa được bóng sang phần sân trước. * Luật 24 giây: Nếu một đội có một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân vào bất cứ lúc nào thì trong vòng 24 giây đội đó phải ném rổ. Nếu trong CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 31 thời gian 24 giây mà đội kiểm soát bóng không ném rổ thì đồng hồ 24 giây sẽ thông báo bằng tín hiệu âm thanh. 3.3.4. Bóng trở về sân sau * Định nghĩa: Bóng trở về sân sau của một đội khi: - Bóng chạm sân sau. - Bóng chạm một đấu thủ hoặc một trọng tài có phần cơ thể tiếp xúc sân sau. - Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau của đội anh ta. - Nếu 1 đội làm bóng trở lại sân sau thì đội đối phương được phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. 3.3.5 Các hình thức phạm lỗi thƣờng xảy ra trong thi đấu 3.3.5.1 Lỗi cá nhân * Định nghĩa: Lỗi cá nhân của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật đối với đối phương, không kể là bóng sống hoặc bóng chết. Đấu thủ không được nắm giữ, kéo, đẩy, chặn ngang hoặc cản người trái phép chẳn hạn như không được dùng tay, vai, hông, chân, đầu gối và bàn chân làm trở ngại sự xoay trở của đối phương, không được cúi người một cách không bình thường ra ngoài chiều ca thẳng đứng của mình, cũng không được có hành động thô lỗ hoặc có lỗi chơi thô bạo trong thi đấu. - Cản người là va chạm cá nhân trái luật ngăn cản sự xoay trở của đối phương hoặc trì hoãn không cho đối phương di chuyển đến một vị trí trên sân khi họ có bóng hoặc không có bóng. - Chặn ngang là va chạm cá nhân khi có bóng hoặc không có bóng bởi đẩy hoặc di chuyển vào phần thân trên của đối phương. - Cản người trái luật từ phía sau là đấu thủ phòng thủ va chạm từ phía sau đối phương. Kể cả khi người phòng thủ đang cố gắng lấy bóng thì cũng không biện minh được trong việc gây ra va chạm từ phía sau của mình đối với đối phương. - Nắm giữa là va chạm cá nhân đối với đối phương nhằm cản trở sự di chuyển tự do của đối phương hoặc dùng tay tiếp xúc vào bất kỳ phần nào của cơ thể đối phương để ngăn cản sự xoay trở của họ cũng là hành động trái luật của người phòng thủ. CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 32 - Đẩy người là va chạm cá nhân với bất kỳ phần nào của cơ thể khi đấu thủ có biểu hiện dùng sức mạnh để tranh vị trí của đối phương có bóng hoặc không có bóng. 3.3.5.2 Lỗi đồng đội * Định nghĩa: - Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật bở i các đấu thủ chính thức của đội đó trong 1 hiệp đấu. - Tất cả những lỗi đồng đội phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào sẽ được tính là một phần của hiệp thứ tư. * Xử phạt: - Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi trong một hiệp) thi tất cả các lỗi cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng biên (kể cả lỗi khi không có động tác ném rổ). - Nếu 1 đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc của đội được quyền phát bóng biên phạm lỗi thì không cho ném 2 quả phạt. 3.3.5.3 Lỗi hai bên * Định nghĩa: Lỗi hai bên là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm. - Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi. Không có ném phạt. - Nếu bóng vào rổ cùng với thời điểm xảy ra lỗi thì bóng được tính điểm. Đối phương của đội ném vào rổ được phát bóng biên ở đường cuối sân. - Nếu không có đội nào hiện đang kiểm soát bóng hoặc phát bóng biên thì cho 2 đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi phạm lỗi. 3.3.5.4 Lỗi kỹ thuật * Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức: - Định nghĩa: Lỗi kỹ thuật của một đấu thủ chính thức không quan tâm đến những lời nhắm nhở của Trọng tài hoặc sử dụng các thủ đoạn như: + Tiếp xúc hoặc có những lời nói thiếu tôn trọng với Trọng tài, cố vấn Kỹ thuật, các nhân viên ở bàn thư ký hoặc đối phương. + Dùng lời nói hoặc hành động xúc phạm, kích động khán giả. + Chọc ghẹo đối phương hoặc ngăn cản tầm nhìn của đối phương bằng cách khua tay ở gần mắt đối phương. CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 33 + Trì hoãn trận đấu bằng cách ngăn cản không cho đấu thủ phát bóng biên vào sân ngay. + Không giơ tay đúng cách khi có lỗi xảy ra sau khi có yêu cầu của trọng tài. + Thay đổi số áo mà không báo cho thư ký và trọng tài. + Rời sân để tạo lợi thế không chính đáng. + Treo người lên rổ để thể hiện sức mạnh của đấu thủ. Tuy nhiên, trong trường hợp úp rổ nếu đấu thủ nắm vòng rổ rồi bỏ ra ngay và không cố ý hoặc theo nhận định của Trọng tài thì đấu thủ đó đang nắm vòng rổ để cố gắng gây chấn thương cho bản thân hoặc cho đấu thủ khác thì không phạm lỗi kỹ thuật. + Lỗi kỹ thuật của 1 đấu thủ Là những lỗi không liên quan đến đấu thủ khác. - Xử phạt: + Ghi 1 lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi. + Cho đối phương ném 1 quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. * Lỗi kỹ thuật của Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị, người đi theo đội: - Định nghĩa: nếu Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị hoặc người đi theo đội có những lời nói thiếu tôn trọng khi tiếp xúc với trọng tài, cố vấn kỹ thuật, các nhân viên ở bàn thư ký, đối phương hoặc tự ý rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội mà chưa được sự cho phép của trọng tài thì coi như Huấn luyện viên của đội đó đã phạm lỗi kỹ thuật. - Xử phạt: + Phạt 1 lỗi kỹ thuật Huấn luyện viên. + Cho đối phương ném 2 quả phạt và được phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. * Lỗi kỹ thuật trong thời gian nghỉ của trận đấu: - Định nghĩa: Là những lỗi kỹ thuật xảy ra trong các quãng thời giang nghỉa của trận đấu như trong khoảng 20 phút trước khi bắt đầu trận đấu, khi nghỉ giữa mỗi hiệp hoặc nghỉ trước hiệp phụ. Ngoại trừ khoảng thời gian 20 phút trước khi bắt đầu trận đấu thì thời gian nghỉ của trận đấu sẽ được bắt đầu khi có tín hiệu âm thanh báo kết thúc thời giant hi đấu của mỗi hiệp và kết thúc khi bóng chạm hợp lệ bởi một đấu thủ trên sân sau khi thực hiện tranh bóng ở vòng tròn giữa sân hoặc phát bóng biên vào đầu mỗi hiệp tiếp sau. CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 34 - Xử phạt: Nếu thổi phạt lỗi kỹ thuật đối với: + Một thành viên của đội được quyền thi đấu thì lỗi sẽ được tính như lỗi của đấu thủ chính thức và đối phương sẽ được ném 2 quả phạt. Lỗi đó sẽ tính vào một lỗi đồng đội + Huấn luyện viên trưởng, Huấn luện viên phó hoặc người đi theo đội thì lỗi được tính cho Huấn luyện viên và đối phương ném 2 quả phạt. Lỗi này không tính vào lỗi đồng đội. - Qui định: Sau khi thực hiện xong những quả ném phạt thì sẽ cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu trận đấu hoặc bắt đầu mỗi hiệp phụ. 4.3.5. Lỗi phản tinh thần thể thao * Định nghĩa: - Lỗi phản tinh thần thể thao là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định của trọng tài thì đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi vào đối phương. - Lỗi phản tinh thần thể thao phải được hiểu một cách nhất quán trong suốt toàn bộ trận đấu. - Để xem xét là một lỗi có phản thể thao hay không, trọng tài sẽ căn cứ và thổi phạt khi đấu thủ có hành động: + Gây ra va chạm mà không nhằm mục đích cản phá bóng. + Cố gắng cản phá bóng mà gây ra va chạm quá mức (lỗi nặng) nhưng nếu trong khi cố gắng chính đáng nhằm cản phá bóng thì không phạm lỗi phản tinh thần thể thao. * Xử phạt: - Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi - Nếu đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao phải bị trục xuất. - Đội bị phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng biên. Số quả ném phạt được tính như sau: + Nếu đấu thủ bị phạm lỗi không có động tác ném rổ thì cho ném 2 quả phạt. + Nếu đấu thủ bị phạm lỗi có động tác ném rổ thì quả bóng vào rổ được tính điểm và cho ném thêm 1 quả phạt. + Nếu đấu thủ bị phạm lỗi có động tác ném rổ bóng không vào rổ thì tùy theo vị trí ném rổ mà cho ném 2 hoặc 3 quả phạt. 3.3.5.5 Lỗi trục xuất CHƢƠNG 3: LUẬT BÓNG RỔ BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 35 * Định nghĩa: - Bất kỳ một đấu thủ chính thức hay đấu thủ dự bị, Huấn luyện viên hay Huấn luyện viên phó hoặc người đi theo của đội nào có hành động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn cũng đều phạm lỗi trục xuất. - Một Huấn luyện viên sẽ bị trục xuất khi: + Phạm 2 lỗi kỹ thuật (C) do có hành động phản tinh thần thể thao. + Có tổng cộng 3 lỗi kỹ thuật do hành động phản tinh thần thể thao của Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị hay người đi theo đội trong băng ghế ngồi của đội (B) hoặc có 3 lỗi kỹ thuật mà trong đó có một lỗi kỹ thuật do chính bản thân của Huấn luyện viên (C). - Huấn luyện viên đã bị trục xuất sẽ được thay thế bởi Huấn luyện viên phó đã đang ký trong tờ ghi điểm. Nếu không có Huấn luyện viên phó thì đội trưởng sẽ thay thế. * Xử phạt: - Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi. - Người bị trục xuất sẽ ở trong phòng thay quần áo của đội suốt trận đấu hoặc nếu muốn sẽ được rời khỏi nhà thi đấu. - Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa biên dọc. Số quả ném phạt được tính như lỗi phản tinh thần thể thao. CÂU HỎI 1. Nêu các lỗi tính thời gian trong thi đấu bóng rổ. 2. Trình bày Kí hiệu trọng tài bóng rổ. 3. Trình bày luật chơi bóng rổ cơ bản. BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Nguyễn Ngọc Hải, Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh, năm 2014 2. Giáo trình Bóng rổ – Cao đẳng sư phạm , NXB ĐHSP, 2003. 3. Giáo trình Bóng rổ – Cao đẳng sư phạm TDTT .TW2 – NXB TDTT 2004. 4. Tổng cục TDTT , Luật bóng rổ , NXB TDTT, 2003. 5. Trường Đại học thể dục thể thao TP . Hồ Chí Minh : Giáo t rình bóng rổ , NXB Đại học Quốc gia TP . Hồ Chí Minh , năm 2016 BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 37 DANH MỤC HÌNH ẢNH 2.1. Dừng ...................................................................................................................... 8 2.2. Quay người ........................................................................................................... 9 2.3. Dẫn bóng ............................................................................................................. 10 2.4. Cách cầm bóng ................................................................................................... 10 2.5. Tay bắt bóng ....................................................................................................... 11 2.6. Hai tay bắt bóng ................................................................................................. 11 2.7. Ném rổ bằng hai tay trước ngực ...................................................................... 12 2.8. Hai bước ném rổ ................................................................................................ 12
File đính kèm:
- giao_trinh_giao_duc_the_chat_bong_ro.pdf