Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng đá
Tác dụng của môn Bóng đá.
- Sự phong phú và đa dạng của môn Bóng đá được đúc rút thành 3 đặc điểm lớn sau
đây: Tính tập thể cao, tính chiến đấu cao, tính phức tạp.
* Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao.
- Một trận đấu Bóng đá được tiến hành bởi 2 tập thể người, trên một sân rộng nên
nếu chỉ dựa vào vai trò của từng cá nhân cầu thủ thì không thể nào giành được phần
thắng. Điều đó nói lên sức mạnh của một đội bóng trước hết là ở tính tập thể của đội đó.
So với bóng rổ, bóng chuyền, tập thể đội bóng đá có nhiều người hơn nên trình độ hiệp
đồng phải cao để phát huy chổ mạnh khắc phục chổ yếu của đội.
- Ngày nay với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển, tính tập thể trong thi đấu lại
càng cao. Khi bị đối phương tấn công hầu như toàn đội rút về phòng ngự. Khi tấn công,
toàn đội hầu như dốc lên (phải có tới 7, 8 cầu thủ) nhằm tăng cường sức uy hiếp về số
lượng, tận dụng những đường bóng chuyền chính xác và bất ngờ giữa các cầu thủ để tạo
ra những sơ hở của bên phòng ngự nhằm mục đích dứt điểm.
- Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật có nghĩa là nâng cao trình độ
hiệp đồng tổ chức tấn công và phòng ngự, nâng cao tính tập thể của đội bóng.
* Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng cao.
- Trong thi đấu Bóng đá cầu thủ 2 đội được quyền tràn lấn sang sân nhau để tranh
giành bóng một cách hợp lệ nên sự đối kháng mang tính chất trực tiếp. Các cầu thủ của 2
đội đều phải quyết tâm giành lợi thế trong từng trường hợp để tạo ra cơ hội thuận lợi dù
nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của 2 tập thể 11 người thì
còn có những cuộc đấu tay đôi giữa hậu về đội này với tiền đạo đội kia, tiền vệ đội này
với tiền vệ đội kia Nhìn chung khi có bóng thì đội tấn công tìm cách thoát khỉ cầu thủ
đối phương k m mình để phối hợp với đồng đội. Ngược lại, khi bị tấn công hầu như cầu
thủ toàn đội tìm cách kèm chặt các cầu thủ đối phương, nhất là cầu thủ có bóng và những
cầu thủ ở những vị trí nguy hiểm. Trong suốt 90 phút của trận đấu gay go của 2 đội và
từng nhóm cầu thủ diễn ra liên tục và chỉ dừng lại khi kết thúc trận đấu.
- Đương nhiên chúng ta không nên hiểu tính chiến đấu cao, tính đối kháng cao có
nghĩa là các cầu thủ ra sức xô đẩy nhau, gây gổ nhau theo nghĩa xấu mà là sự đua tranh
về tài nghệ kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tinh thần ý chí theo đúng luật để giành phần
thắng. Điều này phát huy tính dũng cảm lên cao độ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng đá
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG ĐÁ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƯU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG ĐÁ CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Lan Em Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenthilanem@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Huỳnh Thị Tuyết Hồng Nguyễn Thị Lan Em Nguyễn Thị Lan Em HIỆU TRƯỞNG DUYỆT LƯU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Bóng đá là một môn thể thao được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Trong trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thành Phố. Hồ Chí Minh, Bóng đá là một môn học trong chương trình giảng dạy Giáo dục Thể chất cho học sinh - sinh viên.Trên cơ sở đó tôi biên soạn “Giáo trình Bóng đá” làm tài liệu cho học sinh - sinh viên tham khảo. Giáo trình giúp cho người học nắm vững và thực hành các kỹ thuật cơ bản, tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong tập luyện và thi đấu. Cấu trúc Giáo trình Bóng đá gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về môn Bóng đá. Chương 2: Các động tác kỹ thuật Bóng đá. Chương 3: Các điều luật cơ bản môn bóng đá. Các chương được biên soạn và sắp xếp phù hợp với chương trình môn học Giáo dục Thể chất. Những kiến thức trình bày trong giáo trình được rút ra từ hoạt động thực tiễn và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, từ những tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, học sinh - sinh viên và những độc giả quan tâm trong quá trình sử dụng để giáo trình Bóng đá ngày càng hoàn thiện hơn, phụ vụ nhu cầu giảng dạy, huấn luyện được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn. Thành Phố. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Thị Lan Em MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu .................................................................................................................... Mục lục ............................................................................................................................. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học .............................................................. Mục tiêu của môn học Bóng đá ........................................................................................ Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ BÓNG ĐÁ ..................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Nguồn gốc.............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Lịch sử phát triển Bóng đá ...................................................................................... 3 1.3. Tác dụng của môn Bóng đá ..................................................................................... 8 1.4. Thân thiện với môi trường ..................................................................................... 13 Chương 2: CÁC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG ........................................... 14 2.1. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ................................................................... 14 2.2. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân ............................................................. 17 2.3. Kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân .................................................................. 20 2.4. Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân ................................................................. 23 2.5. Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện bàn chân ................................................. 25 2.6. Kỹ thuật đánh đầu chính diện bằng trán giữa. ....................................................... 27 2.7. Kỹ thuật ném biên hoặc đá biên ............................................................................ 31 Chương 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐÁ BÓNG ..................................... 41 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 51 Phụ lục hình .................................................................................................................. 52 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BÓNG ĐÁ Tên môn học: BÓNG ĐÁ Mã môn học: MH3109106 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai ... iữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với màu quần đùi thi đấu, không được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần, tất dài, bọc ống chân, giầy, cầu thủ không được phép để hở áo mặc lót bên trong in khẩu hiệu, quảng cáo, Cầu thủ vi phạm sẽ bị Ban tổ chức giải phạt. - Bọc ống chân: Bọc ống chân phải được bít tất dài phủ kín, bằng nguyên liệu thích hợp như: cao su, plastic hoặc chất liệu tương tự, có khả năng bảo vệ tốt. - Thủ môn: Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài. Luật 5: Trọng tài. - Trọng tài là người kiểm soát và điều hành mọi diễn biến của trận đấu. - Quyền hạn và nhiệm vụ: Đảm bảo việc áp dụng đúng luật, phối hợp với trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tự trong việc kiểm soát và điều hành trận đấu, đảm bảo bóng thi đấu phải đúng yêu cầu của Luật 2, đảm bảo trang phục của các đấu thủ phải đúng các quy định của Luật 4, theo dõi thời gian của các đấu thủ phải đúng các quy định, tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu nếu xét thấy có sự vi phạm luật, tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu nếu có sự cản trở ở ngoài sân thi đấu, tạm dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương nặng phải đưa ngay ra ngoài sân thi đấu để chữa trị, có trách Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 44 nhiệm báo cáo đầy đủ mọi chi tiết về những tình huống vi phạm kỷ luật của bất kỳ cầu thủ nào và quan chức đội bóng, xảy ra trước, trong và sau trận đấu. - Những quyết định của trọng tài: Những quyết định của trọng tài trong trận đấu là quyết định cuối cùng, trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định đó thiếu chính xác hoặc xử lý theo nhận định của trợ lý khi trận đấu chưa bắt đầu lại hoặc chưa chấm dứt. 3.4. Hình ảnh minh họa trọng tài chính – Trích từ sách luật bóng đá Fifa. Luật 6: Trợ lý trọng tài và trọng tài thứ 4. 3.5. Hình ảnh minh họa trợ lý trọng tài - Trích từ sách luật bóng đá Fifa . - Mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý, tuỳ thuộc vào quyết định của trọng tài, trợ lý có nhiệm vụ phải xác định rõ: Khi bóng đã vượt quá các vạch giới hạn của sân thi đấu, đội được đá phạt góc, phát bóng hoặc ném biên, thời điểm có cầu thủ phạm luật việt vị, theo Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 45 dõi việc thay thế cầu thủ dự bị, khi có lỗi khiếm nhã hoặc có hành vi phạm luật xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài, khi có tình huống phạm lỗi xảy ra ở gần vị trí của trợ lý trọng tài hơn trọng tài (kể cả những tình huống phạm lỗi trong khu phạt đền), khi đá phạt đền: Thủ môn có di chuyển khỏi đường cầu môn trước khi bóng được đá đi không, khi bóng đã qua vạch cầu môn. - Trợ lý trọng tài có trách nhiệm giúp trọng tài điều hành trận đấu theo luật và đặc biệt trong các tình huống đá phạt ở gần vị trí của mình, trợ lý trọng tài có thể vào sân để giúp kiểm soát khoảng cách 9m15. - Trợ lý trọng tài có những quyết định không chính xác, thể hiện năng lực yếu kém có thể bị trọng tài thay thế và sự việc này trọng tài có trách nhiệm báo cáo về Ban tổ chức giải. Luật 7: Thời gian trận đấu. - Thời gian trận đấu: Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu. Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (thí dụ vì điều kiện ánh sáng, thời tiết chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu và tuân theo những quy định của điều lệ thi đấu. - Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp, thời gian nghỉ không quá 15 phút, điều kiện giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp, thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài. - Trận đấu bị đình chỉ: Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong điều lệ giải. Luật 8: Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu. - Mở đầu trận đấu: Trọng tài sẽ tung đồng tiền để xác định đội thắng có quyền chọn cầu môn nào mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội bạn sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu, đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2, bắt đầu hiệp 2 của trận đấu 2 đội đổi sân và như vậy hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp một. Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 46 - Quả giao bóng: Thực hiện quả giao bóng là một hình thức bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu: Bắt đầu trận đấu, sau mỗi bàn thắng hợp lệ, bắt đầu hiệp 2 của trận đấu, bắt đầu mỗi hiệp phụ của trận đấu phụ. Quả giao bóng trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng. Luật 9: Bóng trong cuộc và Bóng ngoài cuộc. - Bóng ngoài cuộc (Ball out of play): Bóng được coi là ngoài cuộc khi: Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không, trọng tài thổi còi dừng trận đấu. - Bóng trong cuộc: Bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp:Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc, bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân. Luật 10: Bàn thắng hợp lệ. - Bàn thắng hợp lệ: Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó không có xảy ra những vi phạm nào về luật, đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà. - Điều lệ thi đấu: Khi điều lệ giải quy định phải có đội thắng đối với thể thức thi đấu loại trực tiếp thì chỉ những trình tự sau đây đã được Hội đồng luật bóng đá quốc tế thông qua được phép sử dụng: Bàn thắng sân khách, thi đấu hiệp phụ, thi đá luân lưu 11m. Bàn thắng sân khách: Điều lệ giải có thể quy định thi đấu trên sân nhà và sân khách, nếu tỉ số hoà sau 2 trận đấu thì mỗi bàn thắng trên sân đối phương được tính thành 2 bàn. - Hiệp phụ: Điều lệ giải có thể quy định tổ chức 2 hiệp phụ có thời gian bằng nhau, mỗi hiệp không quá 15 phút. Các quy định của luật 8 được áp dụng trong thi đấu hiệp phụ (cách thức chọn sân, quyền giao bóng). Luật 11: Việt vị. - Cầu thủ chỉ đứng ở vị trí việt vị khi không coi là phạm luật việt vị. - Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi: Ở gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2. Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 47 - Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi:Còn ở phần sân đội nhà, ngang hàng với hậu vệ đối phương cuối cùng thứ 2, ngang hàng với 2 đối phương cuối cùng. Luật 12: Lỗi và hành vi khiếm nhã. - Những quả phạt trực tiếp: Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách thô bạo: Đá hoặc tìm cách đá đối phương, ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương, nhẩy vào đối phương, ch n đối phương, đánh hoặc tìm cách đánh đối phương, xô đẩy đối phương. - Phạt đền: Cầu thủ vi phạm bất kỳ một trong 10 lỗi phạt trực tiếp trong khu vực phạt đền của đội mình, không kể bóng đang ở đâu nhưng trong cuộc - sẽ bị phạt quả phạt đền. - Quả phạt gián tiếp: Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong 5 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp: Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc, chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác, chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân, chạm hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội. Luật 13: Những quả phạt. - Những loại quả phạt: Quả phạt gồm: Quả phạt trực tiếp và gián tiếp. Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. - Quả phạt trực tiếp: Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận, nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc. - Quả phạt gián tiếp: Trọng tài xác nhận quả gián tiếp bằng cách giơ tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân. Luật 14: Quả phạt đền. - Đội bóng có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền, từ quả phạt đền, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ, khi Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 48 có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền. - Vị trí bóng và cầu thủ: Bóng được đặt ngay trên điểm phạt đền, cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải được thông báo rõ ràng. - Thủ môn đội bị phạt: Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá vào cuộc. - Các cầu thủ khác: Đứng trong sân, ngoài khu phạt đền, phía sau điểm phạt đền, cách xa điểm phạt đến tối thiểu 9m15. Luật 15: Ném biên. - Ném biên là hình thức bắt đầu lại trận đấu. Từ quả ném biên trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận. - Được thực hiện quả ném biên khi: Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc trên không, vị trí ném biên tại nơi bóng vượt qua đường biên dọc, đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng được quyền thực hiện quả ném biên. - Thực hiện quả ném biên: Khi thực hiện động tác ném biên, cầu thủ phải:Quay mặt vào trong sân, có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc, dùng lực đều cả 2 tay, ném bóng từ phía sau liên tục, qua đầu. Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng trong cuộc ngay sau khi vào trong sân, các cầu thủ đối phương phải đứng cách điểm ném biên không dưới 2m. Luật 16: Quả phát bóng. - Quả phát bóng được thực hiện khi - Bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội tấn công. - Quá trình thực hiện: Bóng được đặt tại bất kỳ điểm nào trong khu cầu môn của đội phòng thủ, cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền đến khi bóng được đá vào cuộc, cầu thủ đá phạt bóng không được chạm bóng tiếp lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác, bóng vào cuộc ngay sau khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền. Chương 3: Một số quy định về luật bóng đá BM31/QT02/NCKH&HTQT KHOA CƠ BẢN 49 Luật 17: Quả phạt góc. - Quả phạt góc được thực hiện khi: Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự. - Quá trình thực hiện: Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất, không được di chuyển cột cờ góc, cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc, người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công, bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển, cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác. CÂU HỎI CỦNG CỐ. - Hãy nêu các điều luật Bóng đá? - Hãy trình bày thời gian quy định cho một trận thi đấu chính thức.? - Hãy trình bày quy định trang phục thi đấu của Bóng đá. - Hãy trình quy định về quả phạt trực tiếp và quả phạt gián tiếp của Bóng đá. KHOA CƠ BẢN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Liên đoàn Bóng đá TP.HCM-Những cột mốc lịch sử 100 năm Bóng đá Việt Nam - NXB Trẻ - 2012. 2. Th.s.Nguyễn Hồng Sơn - Giáo trình chuyên sâu Bóng đá - TP.HCM - Năm 2004. 3. Th.s.Nguyễn Hồng Sơn - Giáo trình phổ tu Bóng đá - ĐH.TDTT II - Năm 2004. 4. TS.Phạm Quang - Giáo trình Bóng đá - NXB ĐHSP - Năm 2010. 5. Trường ĐH.TDTT I - Giáo trình Bóng đá - NXB TDTT - Năm 2007. 6. Trường ĐHSP.TDTT Hà Tây - Giáo trình Bóng đá - NXB TDTT - Năm 2004. 7. UB.TDTT- Luật Bóng đá - NXB TDTT - Năm 2006. 8. UB.TDTT- Luật Bóng đá 5 người - NXB TDTT - Hà Nội năm 2007. 9. Tổng cục. TDTT- Luật Bóng đá - NXB TDTT - Năm 2013. 10. Viện khoa học Thể dục Thể thao - Chương trình huấn luyện Bóng đá trẻ 11-18 tuổi ( Tập 2- lứa tuổi 15-18 ) – Năm 2004. KHOA CƠ BẢN 51 PHỤ LỤC HÌNH 2.1. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân ................................................................... 16 2.2. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân ( mu chính diện bàn chân) .................. 18 2.3. Kỹ thuật giữ bóng bổng bằng lòng bàn chân ......................................................... 21 2.4. Kỹ thuật giữ bóng nữa nảy bằng lòng bàn chân .................................................... 22 2.5. Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân ................................................................. 24 2.6. Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện bàn chân ................................................. 26 2.7. Kỹ thuật tại chỗ đánh đầu chính diện bằng trán giữa ............................................ 29 2.8. Kỹ thuật tại bật nhảy đánh đầu chính diện bằng trán giữa .................................... 29 2.9. Kỹ thuật tại chạy đà bật nhảy đánh đầu chính diện bằng trán giữa ....................... 30 2.10. Tư thế cầm bóng ném biên .................................................................................. 32 2.11. Kỹ thuật tại chỗ ném biên .................................................................................... 32 2.12. Kỹ thuật ném biên chạy có đà ............................................................................. 34 2.13. Đá bóng vào cầu môn với 1 chạm giữ bóng bằng lòng bàn chân và 1 chạm đá bóng bằng lòng bàn chân .............................................................................................. 35 2.14. Bài tập tấn công bật tường 1-2 ............................................................................ 36 2.15. Giữ bóng bằng lòng bàn chân và đá bóng vào khung thành bằng mu bàn chân . 37 2.16. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân trong khu vực quy định ....................................... 38 2.17. Bài tập ném biên .................................................................................................. 40 3.1. Hình ảnh minh hoạ về sân thi đấu bóng đá ........................................................... 41 3.2. Hình ảnh minh hoạ về bóng thi đấu....................................................................... 43 3.3. Hình ảnh minh hoạ về trang phục thi đấu ............................................................. 44 3.4. Hình ảnh minh hoạ trọng tài chính ........................................................................ 45 3.5. Hình ảnh minh hoạ về trợ lý trọng tài ................................................................... 46
File đính kèm:
- giao_trinh_giao_duc_the_chat_bong_da.pdf