Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng bàn
Cách cầm vợt
Cầm vợt rất quan trọng nó liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu, hình thành, phát
huy, phát triển nâng cao kĩ thuật và hiệu quả thi đấu bóng bàn. Vì vậy người mới tập
đánh bóng bàn phải nắm vững và cầm vợt đúng kỹ thuật. Có 2 cách cầm vợt: Cầm vợt
ngang và cầm vợt dọc.
Cách cầm vợt ngang:
Cầm vợt ngang sử dụng được cả hai mặt vợt để đánh bóng, nên phạm vi đánh
bóng rộng, kết hợp tốt giữa tấn công và phòng thủ, cổ tay linh hoạt phát huy được sức
mạnh đánh bóng trái tay.
Kiểu cầm vợt ngang thứ nhất: Ngón tay cái đặt ở bên phải mặt vợt, ngón tay trỏ
đặt bên trái mặt vợt, ba ngón còn lại cầm lấy cán vợt. Cầm vợt kiểu này tương đối linh
hoạt, có thể sử dụng được sức mạnh của cánh tay, phạm vi đánh bóng rộng. Đây là kiểu
cầm vợt thuận lợi cho vợt ngang, phát huy kỹ thuật tương đối toàn diện, dễ tấn công và
phòng thủ. Để thuận lợi trong việc dùng lực khi vụt bóng, có thể thay đổi vị trí ngón tay.
Nếu vụt thuận tay, ngón tay cái giữ nguyên, ngón tay trỏ di chuyển lên một ít để giữ
thăng bằng và điều chỉnh góc độ mặt vợt.
Kiểu cầm vợt ngang thứ hai: Ngón tay cái đặt ở mặt phải vợt, ngón tay giữa và
ngón trỏ đặt sát nhau và để tự nhiên bên mặt trái vợt, các ngón còn lại cầm vào cán vợt.
Cầm vợt kiểu này dễ dàng vụt thuận tay, nhưng vụt trái tay khó hơn do lực tỳ yếu, cổ tay
không linh hoạt, phối hợp giữa tấn công và phòng thủ kém.
Cách cầm vợt dọc: Cầm vợt dọc tương tự như cầm bút, viết. Cầm vợt dọc thường
được sử dụng phổ biến ở các vận động viên Đông Á và một số nước Đông Nam Á. Gần
đây đã phát triển ở châu Âu và châu Mỹ La Tinh.
Cầm vợt dọc thường sử dụng một mặt vợt đánh cả hai bên cổ tay linh hoạt nên
chuyển tay nhanh, điều chỉnh mặt vợt dễ, đánh bóng thuận tay mạnh, xoáy, chính xác và
đặc biệt là giao bóng biến hóa đa dạng, tấn công nhanh tốt. Khi đánh bóng góc độ mặt
vợt ít thay đổi nên đối phương khó phán đoán. Cầm vợt dọc có khuyết điểm là đánh trái
tay khó, do biên độ động tác hẹp, lực đánh bóng nhẹ, khó cắt bóng, phạm vi đánh bóng
hẹp, khó phối hợp giữa tấn công và phòng thủ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục thể chất - Bóng bàn
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG BÀN TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG CHO HỌC SINH – SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT MÔN BÓNG BÀN TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG CHO HỌC SINH – SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Ngọc Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Cơ Bản Email: nguyenngoclinh@hotec.edu.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Nguyễn Ngọc Linh HIỆU TRƢỞNG DUYỆT LƢU HÀNH NỘI BỘ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 LỜI GIỚI THIỆU Môn bóng bàn đã được phát triển rộng rãi ở Việt Nam đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy là một môn thể thao còn tương đối non trẻ nhưng môn bóng bàn đã gây được nhiền hứng thú và lôi cuốn được nhiền người tham gia thi tập luyện và thi đấu, đặc biệt là lưa tuổi thanh thiếu niên trong các trường Phổ thông và Cao đẳng - Đại học. Được sự quan tâm đúng mức của ngành Thể dục Thể thao và Giáo dục – Đào tạo và nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học của các môn khoa học khác trong giảng dạy và huấn luyện nên môn bóng bàn càng được phát triển nhanh chóng và rộng rãi. Để Đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của môn bóng bàn trong giới trẻ và trong các cấp trường học phổ thông, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa môn bóng bàn vào chương trình dạy chohọc sinh- sinh viên của nhà trường. Cuốn giáo trình bóng bàn này là tài liệu chính thức để phục vụ công tác giảng dạy môn học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, được biên soạn phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Cuốn giáo trình này cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của môn bóng bàn của thế giới cũng như ở Việt Nam; kỹ - chiến thuật cơ bản của môn bóng bàn.; Nội dung kỹ thuật; Luật và môn bóng bàn. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi rất muốn viết sâu hơn, rộng hơn, nhưng do thời lượng dành cho môn học có hạn nên cuốn giáo trình chỉ trình bày được những kiến thức cơ bản nhất của môn bóng bàn, Và mặt dù đã rất cố gắng nhưng cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn Xin Cảm Ơn Tphcm, ngày15tháng5năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Ngọc Linh MỤC LỤC Trang Lời nói đầu...................................................................................................... Mục lục ........................................................................................................... Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học............................................. Mục tiêu của môn học bóng bàn ..................................................................... Chƣơng 1: Lịch sử Bóng bàn ........................................................................ 1 1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của môn bóng bàn trên thế giới........... 1 1.1. Nguồn gốc..................................................................................... 1 1.2. Quá trình phát triển của bóng bàn ................................................... 1 1.3. Lịch sử phát triển bóng bàn ở thế giới............................................. 3 1.4. Lịch sử phát triển bóng bàn ở Việt Nam ......................................... 3 Chƣơng 2: Kỹ thuật Bóng bàn...................................................................... 6 2. Các động tác kỹ thuật ............................................................................ 6 2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn bị và di chuyển ................................. 6 2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao bóng thuận tay và trái tay .................. 10 2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay .......................................... 11 2.4. Kỹ thuật bạt bóng thuận và trái tay ............................................... 13 2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay .......................................... 14 2.6. Kỹ thuật tấn công và phòng thủ (thuận và trái tay) ........................ 16 Chƣơng 3: Luật Bóng bàn .......................................................................... 20 Tài Liệu Tham Khảo .................................................................................. 50 Phụ lục hình................................................................................................ 51 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC BÓNG BÀN Tên môn học: BÓNG BÀN Mã môn học: MH3109105 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Bóng bàn là một môn thể thao quần chúng được phá ... những người được quyền vào thi đấu tiếp vòng sau ở các vị trí càng xa nhau càng tốt theo như những nguyên tắc của điều 3.6.3.3-5. 3.21.3.9 Một Liên đoàn có thể đề cử một đấu thủ trong thẩm quyền của mình dự thi bất cứ giải thi đấu cá nhân nào mà người ấy có đủ khả năng, tuy nhiên một đấu thủ đủ tư cách đại diện cho Liên đoàn nào đó vẫn có quyền chấp nhận sự đề cử của Liên đoàn đó. 3.21.4 Những thay đổi 3.21.4.1 Cuộc rút thăm đã hoàn tất thì chỉ có thể thay đổi được khi được phép của ban điều hành có trách nhiệm và trường hợp thích hợp có sự đồng ý của các đại diện Liên đoàn có liên quan trực tiếp. 3.21.4.2 Việc rút thăm có thể thay đổi chỉ để sửa những sai sót và những sự hiểu lầm thực sự trong việc thông báo và nhận đăng ký, để sửa sự mất cân đối nghiêm trọng như đã quy định ở điều 3.6.5. hoặc bao gồm những đấu thủ hoặc đôi đấu thủ bổ sung như quy định ở điều 3.6.6. BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 45 3.21.4.3 Không có bất kỳ sự thay đổi nào khác ngoài những loại bỏ cần thiết của bảng rút thăm sau khi giải đã bắt đầu thi đấu, cho vì mục đích của quy định này thì một cuộc đấu loại có thể coi như một giải riêng. 3.21.4.4 Trừ khi bị truất quyền thi đấu còn thì không một đấu thủ nào bị gạt bỏ khỏi bảng rút thăm nếu không có sự đồng ý của người đó khi có mặt hoặc của người đại diện hay được ủy quyền khi đấu thủ đó vắng mặt. 3.21.4.5 Không được phép thay đổi một cặp đấu đôi nếu cả hai đấu thủ đều có mặt và sẵn sàng thi đấu; nhưng một đấu thủ bị thương, bị ốm hay vắng mặt thì có thể chấp nhận sự biện minh cho một sự thay đổi. 3.21.5 Rút thăm lại 3.21.5.1 Trừ những quy định như ở điều 3.6.4.2, 3.6.4.5 và 3.6.5.2, một đấu thủ không được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong bảng rút thăm và nếu vì một lý do nào đó bảng rút thăm trở nên mất cân đối nghiêm trọng hễ khi có thể được thì giải đó sẽ rút thăm lại hoàn toàn. 3.21.5.2 Trường hợp khác thường, khi sự mất cân đối do sự vắng mặt của một vài đơn hay đôi hạt giống trong cùng phần của bảng rút thăm, thì số đơn hay đôi hạt giống còn lại chỉ có thể đánh số lại theo thứ tự xếp hạng và rút thăm lại trong chừng mực có thể được vào các vị trí hạt giống tính đến thực thi những yêu cầu đối với đề cử hạt giống của Liên đoàn. 3.21.6 Bổ sung 3.21.6.1 Những đấu thủ chưa có tên trong bảng rút thăm ban đầu có thể bổ sung sau theo nhận xét của ủy ban điều hành có trách nhiệm và sự đồng ý của tổng trọng tài. 3.21.6.2 Bất kỳ những vị trí hạt giống bị khuyết nào phải được bổ sung trước theo thứ tự xếp hạng, bằng cách rút thăm vào các vị trí đó những đấu thủ và những cặp đôi mới mạnh nhất; còn những đấu thủ và những đôi tiếp theo sẽ được rút thăm vào những vị trí khuyết do vắng mặt hoặc do bị truất quyền thi đấu và sau đó vào những vị trí được miễn khác ngoài những vị trí đối diện với những đấu thủ hay những đôi hạt giống. 3.21.6.3 Bất kỳ đấu thủ hay cặp đôi nếu được rút vào bảng rút thăm ban đầu mà đáng lẽ họ được chọn là hạt giống theo bảng xếp hạng thì chỉ có thể được rút thăm vào các vị trí chỗ trống của các vị trí hạt giống. 3.22 TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI ĐẤU 3.22.1 Thẩm quyền 3.22.1.1 Với điều kiện là tuân thủ hiến chương, bất kỳ Liên đoàn nào cũng có thể tổ chức hoặc ủy quyền tổ chức các giải mở rộng, giải hạn chế, giải mời trên lãnh thổ của mình hay tổ chức các trận giao đấu quốc tế. BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 46 3.22.1.2 Vào bất kỳ mùa giải nào, một Liên đoàn có thể đề cử một giải thanh niên, một giải thiếu niên và một giải lão tướng(*) tổ chức như là 1 giải quốc tế mở rộng thanh niên, thiếu niên và lão tướng của họ; một đấu thủ chỉ có thể tham gia thi đấu các giải đó với sự cho phép của Liên đoàn mình, những sự cho phép như thế không thể bị từ chối một cách không hợp lý. (*) Như giải người cao tuổi (ND) 3.22.1.3 Một đấu thủ không thể tham gia một giải hạn chế hay một giải mời mà không có sự cho phép của Liên đoàn mình, trừ khi đã được phép chung của Liên đoàn bóng bàn thế giới hoặc khi các đấu thủ đều cùng thuộc một Châu thì phải được phép của Liên đoàn Châu ấy. 3.22.1.4 Một đấu thủ không thể tham gia 1 cuộc thi đấu quốc tế nếu như đấu thủ ấy bị Liên đoàn của mình tạm đình chỉ. 3.22.1.5 Không một cuộc thi đấu nào được mang danh nghĩa Thế giới nếu không được phép của Liên đoàn bóng bàn thế giới hoặc danh nghĩa Châu lục nếu không được phép của Liên đoàn Châu ấy. 3.22.2 Đại diện 3.22.2.1 Các đại diện của tất cả các Liên đoàn có đấu thủ tham gia một giải quốc tế mở rộng đều có quyền tham sự cuộc rút thăm và tham gia ý kiến trong những thay đổi của bảng rút thăm hoặc với các quyết định khiếu nại mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các đấu thủ của họ. 3.22.2.2 Một Liên đoàn khách mời có quyền đề cử ít nhất một đại diện vào ban điều hành của bất cứ trận đấu quốc tế nào mà họ tham dự. 3.22.3. Đăng ký 3.22.3.1 Các mẫu đơn đăng ký của các giải quốc tế mở rộng phải được gửi tới tất cả các Liên đoàn chậm nhất là trước 2 tháng trước khi bắt đầu cuộc thi và chậm nhất là 1 tháng trước ngày hết hạn nhận đơn đăng ký. 3.22.3.2 Tất cả những đăng ký mà các Liên đoàn gửi tới các cuộc thi đấu mở rộng đều phải được nhận, nhưng những người tổ chức có quyền chỉ định những người tham gia cuộc thi đấu loại; trong quyết định phân bổ này họ phải tính đến bảng thành tích xếp hạng thích hợp của Liên đoàn bóng bàn thế giới và của Liên đoàn Châu cũng như thứ tự xếp hạng trong đăng ký nêu rõ của Liên đoàn đề cử. 3.22.4 Các môn thi đấu 3.22.4.1 Những giải Vô địcch quốc tế mở rộng sẽ gồm các môn thi đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, và có thể là đôi nam nữ và thi đấu đồng đội quốc tế cho các đội đại diện cho các Liên đoàn. BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 47 3.22.4.2 Trong các giải mang danh nghĩa Thế giới đấu thủ trong độ tuổi trẻ, thiếu niên và nhi đồng có thể dưới 21 tuổi, dưới 18, dưới 15 tính đến ngày 31 tháng 12 của năm mà giải đó được tổ chức, giới hạn của các độ tuổi này được đề xuất để phù hợp với các môn thi đấu và trong những giải thi đấu khác. 3.22.4.3 Đề xuất các trận thi đấu đồng đội của các giải quốc tế mở rộng có thể sử dụng trong các thể thức như qui định ở điều 3.7.6; trong mẫu đơn đăng k? hay điều lệ phải trình bày rõ là đấu theo thể thức nào. 3.22.4.4 Những môn thi đấu cá nhân thích hợp là đấu theo nguyên tắc chính loại trực tiếp, còn những môn thi đấu đồng đội và những vòng loại của các giải cá nhân thì có thể đấu loại trực tiếp hay đấu theo nhóm. 3.22.5 Thi đấu theo nhóm 3.22.5.1 Trong cuộc thi đấu của ảnh hưởng nhóm hay thi đấu vòng tròn(*), tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đấu với nhau và mỗi trận thắng được 2 điểm, mỗi trận đấu thua được 1 điểm và 0 điểm nếu không đấu hoặc không kết thức trận đấu; thứ tự xếp hạng sẽ được xác định chủ yếu dựa trên số điểm thi đấu đạt được. (*) “round robin” 3.22.5.2 Nếu có 2 hoặc nhiều thành viên của nhóm đạt được cùng số điểm như nhau thì vị trí tương quan của các thành viên đó sẽ được xác định chỉ dựa trên kết quả các trận thi đấu giữa họ với nhau bằng cách xem xét lần lượt những số điểm của trận đấu, trước tiên là tỷ số thắng thua ở các trận đấu cá nhân (đối với các giải đồng đội), các ván và điểm số cho đến lúc cần thiết để phân định thứ hạng. 3.22.5.3 Nếu tới bước nào trong việc tính toán mà những thứ hạng của 1 hay nhiều thành viên đã xác định được trong khi những người khác vẫn bằng nhau thì kết quả của các trận đấu mà những thành viên đó tham dự được tách ra khỏi bất kỳ tính toán tiếp theo nào để giải quyết tình trạng bằng nhau theo đúng phương thức 3.22.5.4 Nếu như không thể giải quyết tình trạng bằng nhau các cách thức như thủ tục đã qui định thì những thứ hạng tương quan sẽ được quyết định bằng cách rút thăm. 3.22.5.5 Trong cách giai đoạn đấu loại của các giải Vô địch thế giới, Olympic và Quốc tế mở rộng các đấu thủ sẽ được rút thăm vào các nhóm theo thứ bậc xếp hạng, có tính đến sự phân cách càng xa càng tốt đối với Liên đoàn và mỗi thành viên trong nhóm sẽ được đánh số thứ tự theo trình độ từ cao xuống thấp. 3.22.5.6 Trừ khi trọng tài được ủy quyền làm khác đi còn nếu chọn 1 đấu thủ vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 1 và số 2, nếu chọn 2 vào đấu vòng kế tiếp thì trận đấu cuối cùng sẽ là giữa đấu thủ mang số 2 và 3 vân vân và vân vân. 3.22.6 Các thể thức thi đấu đồng đội BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 48 3.22.6.1 Thi đấu 5 trận (5 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo. 3.22.6.1.1 Một đội phải gồm có 3 đấu thủ. 3.22.6.1.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y và C đấu với Z, A đấu với Y và B đấu với X. 3.22.6.2 Thi đấu 5 trận (4 trận đơn và 1 trận đôi) Đội thắng đ ạt tỷ số áp đảo 3.22.6.2.1 Một đội phải gồm 2, 3 hoặc 4 đấu thủ. 3.22.6.2.2 Thứ tự của trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, trận đấu đôi, A đấu với Y và B đấu với X. 3.22.6.3 Thi đấu 7 trận (6 trận đơn và 1 trậm đôi). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo. 3.22.6.3.1 Một đội phải gồm 3, 4 hoặc 5 đấu thủ. 3.22.6.3.2 Thứ tự của trận đâu sẽ là A đấu với Y, B đấu với X, C đấu với Z, trận đấu đôi, A đấu với X, C đấu với Y và B đấu với Z. 3.22.6.4 Thi đấu 9 trận (9 trận đơn). Đội thắng đạt tỷ số áp đảo. 3.22.6.4.1 Một đội phải gồm 3 đấu thủ. 3.22.6.4.2 Thứ tự trận đấu sẽ là A đấu với X, B đấu với Y, C đấu với Z, B đấu với X, A đấu với X, C đấu với Y, B đấu với Z, C đấu với X và A đấu với Y. 3.22.7 Thủ tục trận thi đấu đồng đội. 3.22.7.1 Tất cả các đấu thủ sẽ được chọn từ những người được đề cử tham gia giải đồng đội. 3.22.7.2 Trước trận đấu sẽ rút thăm để quyết định quyền chọn đội hình A, B, C hay X, Y, Z và các thủ quân sẽ ghi tên đội của mình, ấn định một chữ cho từng đấu thủ đánh các trận đơn rồi đưa cho tổng trọng tài hoặc người đại diện của tổng trọng tài. 3.22.7.3 Đề cử danh sách cặp đấu trận đôi có thể tới lúc kết thúc của trận đấu đơn ngay trước đó. 3.22.7.4 Một đấu thủ phải đấu các trận liên tiếp có thể yêu cầu nghỉ nhiều nhất là 5 phút giữa các trận đấu đó. 3.22.7.5 Trận thi đấu đồng đội sẽ kết thúc khi một đội đã thắng phần lớn các trận đấu cá nhân có thể diễn ra. 3.22.8 Kết quả BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 49 3.22.8.1 Sau mỗi cuộc thi đấu càng sớm càng tốt và chậm nhất là 7 ngày sau đó Liên đoàn tổ chức phải gửi cho Văn phòng của Liên đoàn bóng bàn thế giới và Thư ký Liên đoàn Châu lục thích hợp những kết quả chi tiết bao gồm tỷ số điểm của các trận đấu quốc tế, của tất cả các vòng đấu của giải Vô địch Châu lục, của các giải Quốc tế mở rộng và của những vòng kết thúc của các Giải vô địch quốc gia. 3.22.9 Truyền hình 3.22.9.1 Ngoài các cuộc thi danh nghĩa là Vô địch Thế giới, Châu lục hoặc Olympic ra, một giải thi đấu có thể được phát truyền hình chỉ khi được phép của Liên đoàn mà truyền hình phát trên địa bàn của họ. 3.22.9.2 Việc tham gia một giải thi đấu quốc tế coi như là sự đồng ý của Liên đoàn đang điều khiển các đấu thủ khách cho phát truyền hình giải thi đấu đó; danh nghĩa Vô địch Thế giới, Châu lục hay Olympic thì sự đồng ý như thế được xem như cho buổi truyền hình trực tiếp ở bất cứ nơi nào hoặc ghi hình trong thời gian diễn ra giải và trong vòng 1 tháng sau đó. 3.23 ĐỦ TƢ CÁCH THI ĐẤU QUỐC TẾ 3.23.1 Những qui định dưới đây áp dụng cho các cuộc thi danh hiệu Vô địch Thế giới, Vô địch Châu và Vô địch Olympic và cả với những cuộc thi đấu đồng đội của giải Quốc tế mở rộng. 3.23.2 Một đấu thủ có thể đại diện cho một Liên đoàn chỉ khi đấu thủ là công dân nước mà ở đó Liên đoàn có thẩm quyền, ngoại trừ một đấu thủ đến ngày 31 tháng 8 năm 1997 xét về ngày sinh và nơi cư trú đã có đủ tư cách đại diện cho 1 Liên đoàn mà đấu thủ đó không phải là công dân của họ có thể vẫn còn tình trạng đủ tư cách đó. 3.23.2.1 Một đấu thủ mà cùng một lúc là công dân của 2 nước trở lên có thể lựa Liên đoàn nào thích hợp mà mình sẽ đại diện. 3.23.2.2 Trường hợp các đấu thủ của 2 Liên đoàn trở lên có cùng quốc tịch thì từng Liên đoàn đó có thể định ra những yêu cầu riêng của mình cho tình trạng đủ tư cách. 3.23.3 Một đấu thủ không được đại diện cho các Liên đoàn khác nhau trong một thời gian 3 năm. 3.23.4 Một đấu thủ được coi như đại diện cho một Liên đoàn nếu đấu thủ ấy đã nhận sự đề cử đại diện cho Liên đoàn đó, dù có thi đấu hay không; ngày tháng dại diện là ngaỳ tháng đề cử hoặc là ngày tháng thi đấu mà thời gian nào gần đây hơn. 3.23.5 Một đấu thủ hay Liên đoàn của đấu thủ ấy phải cung cấp chứng cứ tình trạng đủ tư cách của mình nếu tổng trọng tài yêu cầu như vậy. 3.23.6 Một Liên đoàn có thể đề cử một đấu thủ đại diện cho mình, người mà có đủ tư cách đại diện như vậy, nhưng người đó đang cư trú trên lãnh thổ kiểm soát của Liên BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 50 đoàn khác với điều kiện là đấu thủ ấy không bị Liên đoàn đó tạm đình chỉ (treo giò) hay khai trừ. 3.23.7 Bất cứ kháng nghị nào về vấn đề tình trạng đủ tư cách sẽ được tham khảo ý kiến Ban thường vụ và quyết định của Ban này là tối hậu. CÂU HỎI 1. Trình bày các thiết bị dụng cụ môn bóng bàn? 2. Trình bày luật chơi môn bóng bàn đánh đơn? 3. Trình bày luật chơi môn bóng bàn đánh đôi? 4. Trình bày tổ chức thi đấu? Khoa Cơ Bản 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS .Nguyền Danh Thái - Th sĩ.Vũ Thanh Sơn, Bóng bàn - NXB TDTT - HN – 1999. 2. PGS.TS Nguyễn Quang Vinh, Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Tp.Hồ Chí Minh, năm 2014. 3. Trường Đại học thể d ục thể thao TP . Hồ Chí Minh , Giáo trình bóng bàn , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014. 4. Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng : Giáo trình bóng bàn, Nhà xuất bản thể dục thể thao, năm 2015. BM31/QT02/NCK Khoa Cơ Bản 52 PHỤ LỤC HÌNH 1. Các động tác kỹ thuật ............................................................................ 6 2.1. Kiểu cầm vợt ngang thứ nhất.......................................................... 5 2.2. Kiểu cầm vợt ngang thứ hai ........................................................... 5 2.3. Kiểu cầm vợt dọc........................................................................... 5 2.4. Di chuyển bước đơn....................................................................... 8 2.5. Di chuyển bước đôi ....................................................................... 8 2.6. Di chuyển bước chéo ..................................................................... 9 2.7. Di chuyển bước nhảy ..................................................................... 9 2.8. Kỹ thuật líp bóng thuận tay ......................................................... 12 2.9. Kỹ thuật líp bóng trái tay ............................................................ 12 2.10. Kỹ thuật bạt bóng thuận tay....................................................... 13 2.11. Kỹ thuật gò bóng thuật tay ......................................................... 15 2.12. Kỹ thuật gò bóng trái tay ............................................................ 15
File đính kèm:
- giao_trinh_giao_duc_the_chat_bong_ban.pdf