Giáo trình Giáo dục thể chất

Kỹ thuật động tác tay

a) Bơi trườn sấp

Một chu kỳ động tác tay có thể chia làm hai phần: Phần hiệu lực và phần

chuẩn bị.

- Phần hiệu lực gồm có:

+ Giai đoạn vào nước

+ Giai đoạn tỳ nước (ôm nước)

+ Giai đoạn quạt nước

+ Giai đoạn rút tay ra khỏi mặt nước

Phần chuẩn bị gồm có giai đoạn tay chuyển động trên không về phía trước.

Tư thế ban đầu vào nước:

Khi tay vào nước, khuỷu tay hơi co lại và cao hơn bàn tay, các ngón tay khép

và duỗi thẳng tự nhiên, ngón tay đưa vào nước từ trên mặt nước chếch xuống dưới

ở trước đầu và lòng bàn tay nghiêng ra ngoài vào nước ở trục vai phía trước đầu.

Động tác vai thả lỏng tự nhiên.

Khi cơ thể quay nghiêng, cánh tay cũng vừa đúng nằm ở phía dưới thân

người. Như vậy, sẽ làm cho động tác quạt nước có hiệu quả hơn. Thứ tự của động

tác vào nước như sau: Ngón tay, bàn tay, cẳng tay, cánh tay.

Tỳ nước (Ôm nước):

Sau khi vào nước, tích cực vươn xa ra phía trước ở dưới nước, đồng thời bắt

đầu gập dần cổ tay, khuỷu tay, khi khuỷu tay co lại thông qua động tác xoay trong

củakhớp vai mà hơi khuỳnh dần ra ngoài. Đồng thời phải giữ cho khuỷu tay cao

hơn bàn tay.

Hình 12 - Giai đoạn tỳ nước

Khi kết thúc động tác ôm nước để chuyển sang động tác quạt nước, cánh tay

tạo với mặt nước một góc khoảng 400, bàn tay và cẳng tay gần vuông góc với mặt

nước lúc này khỷu tay co lại ở góc khoảng 1500. Toàn bộ cánh tay giống như đang

ôm một quả bóng lớn trước mặt.

Quạt nước:

Động tác quạt nước được bắt đầu lúc cánh tay tạo với mặt nước 400 đến khi

quạt ra sau để tạo cánh tay thành góc 150 - 200 với mặt nước ở phía sau vai. Đây là

giai đoạn tạo ra lực tiến chủ yếu của cơ thể, giai đoạn này được chia thành hai giai

đoạn nhỏ là kéo nước (từ lúc bắt đầu quạt nước đến khi cả cánh tay vuông góc với

mặt nước) và giai đoạn đẩy nước (từ lúc cánh tay vuông góc với mặt nước tới khi

tạo với mặt nước góc 150 - 200 ở phía sau vai).

Rút tay khỏi nước:

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 1

Trang 1

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 2

Trang 2

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 3

Trang 3

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 4

Trang 4

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 5

Trang 5

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 6

Trang 6

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 7

Trang 7

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 8

Trang 8

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 9

Trang 9

Giáo trình Giáo dục thể chất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 98 trang baonam 10520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục thể chất

Giáo trình Giáo dục thể chất
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 
TÀI LIỆU DẠY HỌC 
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 
(Kèm theo Công văn số 147/TCGDNN-ĐTCQ ngày 22 tháng 01 năm 2020 
của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) 
1 
MỤC LỤC 
BÀI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4 
1. Vị trí, tính chất môn học ........................................................................... 4 
2. Mục tiêu môn học ..................................................................................... 4 
3. Nội dung chính ......................................................................................... 4 
4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập ............................................ 4 
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG .......................................................... 6 
Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN ........................................................................................ 6 
1. Giới thiệu về thể dục cơ bản ..................................................................... 6 
2. Thể dục tay không liên hoàn ..................................................................... 6 
2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn ....................................... 6 
2.2. Các động tác kỹ thuật ...................................................................... 6 
BÀI 2: ĐIỀN KINH ................................................................................................. 12 
1. Chạy cự ly ngắn ...................................................................................... 12 
1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn ........................................................ 12 
1.2. Các động tác kỹ thuật .................................................................... 12 
1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn ............. 17 
2. Chạy cự ly trung bình ............................................................................. 19 
2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình ............................................... 19 
2.2. Các động tác kỹ thuật .................................................................... 19 
2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly trung bình .... 20 
Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN ............................ 23 
Chuyên đề 1: MÔN BƠI LỘI .................................................................................. 23 
1. Tác dụng của môn bơi lội ....................................................................... 23 
2. Các động tác kỹ thuật ............................................................................. 23 
2.1. Làm quen với nước, phương pháp thở nước và thả nổi .................. 23 
2.2. Động tác chân và tay...................................................................... 24 
2.3. Phối hợp tay - chân ........................................................................ 30 
2.4. Phối hợp tay - chân - thở ................................................................ 30 
3. Một số quy định của Luật bơi ................................................................. 31 
Chuyên đề 2: MÔN CẦU LÔNG ............................................................................ 34 
1. Tác dụng của môn Cầu lông ................................................................... 34 
2.1. Tư thế cơ bản và cách cầm vợt....................................................... 34 
2.2. Các bước di chuyển, bước đơn, kép, đệm ...................................... 36 
2.3. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay ............................................... 42 
2 
2.4. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay .............................................. 44 
2.5. Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ ............................................. 46 
2.6. Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu) ............................................ 48 
3. Một số quy định của Luật Cầu lông .................................................. 49 
Chuyên đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀN .................................................................... 52 
1. Tác dụng của môn Bóng chuyền ............................................................ 52 
2. Các động tác kỹ thuật ............................................................................. 52 
2.1. Tư thế cơ bản, các bước di chuyển ................................................. 52 
2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2) .................. 55 
2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1) ................. 57 
2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt ........................................... 58 
2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt ............................................ 60 
3. Một số quy định của Luật Bóng chuyền ............................................ 61 
Chuyên đề 4: MÔN BÓNG RỔ ............................................. ... ống. Loại giao bóng này được sử hầu hết 
trong tập luyện và thi đấu, do nó dễ biến hóa, thay đổi tính chất xoáy, độ xoáy và 
kết hợp với điểm rơi gây khó khăn cho người đỡ. 
Giao bóng điểm rơi: Loại giao bóng tổng hợp các loại giao bóng trên như: 
Bóng bay xa hay gần, mạnh hay nhẹ, xoáy hay không xoáy... lấy biến hóa điểm rơi 
của bóng làm chính để buộc người đỡ vào thế bị động tạo cơ hội tấn công dứt 
điểm. 
Trong bóng bàn, đỡ giao bóng giữ vai trò hết sức quan trọng. Đỡ giao bóng 
không tốt, sẽ mất điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội tốt cho đối phương tấn công dứt 
điểm, hoặc không thực hiện được ý đồ của mình, ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu 
32
 Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ 
Chí Minh, 2014. 
90 
nhất là ở thời điểm quan trọng quyết định. Đỡ giao bóng tốt có thể thắng điểm trực 
tiếp hoặc phá vỡ, hạn chế ý đồ chiến thuật của đối phương, hoặc đưa đối phương 
vào thế bị động đánh trả, tạo cơ hội tốt cho mình tấn công dứt điểm. 
Trong thi đấu có bao nhiêu loại giao bóng thì có bấy nhiêu loại đỡ giao bóng 
tương ứng. Vấn đề cơ bản của đỡ giao bóng là: 
 - Phán đoán đúng hướng bóng đến, sức mạnh, mức độ và chiều bóng xoáy, 
điểm bóng rơi trên mặt bàn bên mình, tiếp cận với bóng tạo khoảng cách thích hợp 
cho việc thực hiện động tác đỡ bóng; 
 - Cân bằng sức xoáy của bóng đối phương đánh sang bằng trả ngược chiều 
xoáy; 
 - Dùng sức xoáy với mức độ lớn hơn để đưa bóng sang bàn đối phương. 
Người ta thường dùng kỹ thuật như gò, cắt, chặn, đẩy, líp, vụt, bạt, giật để đánh 
quả giao bóng. Ngoài ra còn dùng phương pháp điều chỉnh góc độ mặt vợt thích 
hợp hướng bóng bay trở lại bên bàn đối phương; 
 Những yêu cầu trong đỡ giao bóng: Đỡ giao bóng phải sao cho đường bóng 
bay thấp; điểm bóng rơi phải biến hoá; đỡ bóng phải nhanh; tạo cho bóng xoáy 
càng nhiều càng tốt. 
2.2.2. Kỹ thuật đỡ giao bóng thuận tay 
 Đối phương giao bóng nhẹ gần lưới: Sử dụng mặt phải của vợt thực hiện 
đẩy, gò hoặc líp bóng nhẹ vào chỗ trống hoặc gần lưới; 
 Đối phương giao bóng mạnh, nhanh: Sử dụng mặt phải của vợt thực hiện 
đẩy, chặn bóng vào chỗ trống trên bàn đối phương; 
 Đối phương giao bóng xoáy xuống mạnh, dài: Sử dụng mặt vợt phải ngửa 
nhiều thực hiện gò bóng. Nếu dùng vụt bóng, giật bóng để đánh trả thì phải điều 
chỉnh độ nghiêng mặt vợt hợp lý, động tác đánh bóng phải dứt khoát, miết mạnh cổ 
tay để tăng ma sát vợt với bóng; 
Đối phương giao bóng xoáy ngang lên hoặc ngang xuống: Phải điều chỉnh 
độ nghiêng mặt phải vợt để hướng ngược chiều xoáy của bóng đối phương đánh 
sang. 
2.2.3. Kỹ thuật đỡ giao bóng trái tay 
Đối phương giao bóng nhẹ gần lưới: Sử dụng mặt trái của vợt thực hiện đẩy, 
gò hoặc líp bóng nhẹ vào chỗ trống hoặc gần lưới; 
Đối phương giao bóng mạnh, nhanh: Sử dụng mặt trái của vợt thực hiện đẩy, 
chặn bóng vào chỗ trống trên bàn đối phương; 
Đối phương giao bóng xoáy xuống mạnh, dài: Sử dụng mặt vợt trái ngửa 
nhiều thực hiện gò bóng. Nếu dùng vụt bóng, giật bóng để đánh trả thì phải điều 
chỉnh độ nghiêng mặt vợt hợp lý, động tác đánh bóng phải dứt khoát, miết mạnh cổ 
tay để tăng ma sát vợt với bóng; 
91 
Đối phương giao bóng xoáy ngang lên hoặc ngang xuống: Phải điều chỉnh 
độ nghiêng mặt trái của vợt để hướng ngược chiều xoáy của bóng đối phương đánh 
sang. 
 2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay 
Líp bóng là kỹ thuật đánh bóng đảm bảo độ chính xác cao, dễ điều khiển 
điểm rơi. Líp bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu đối phó với bóng xoáy xuống của 
đối phương, là quả đánh quá độ tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ thuật tấn công 
tiếp theo.33 
2.3.1. Kỹ thuật líp bóng thuận tay 
Hình 71 - Kỹ thuật líp bóng thuận tay 
Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách 
hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm 
vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay 
và cẳng tay là 45O (góc này phụ thuộc vào chiều cao của thân người, người cao góc 
độ này hẹp hơn một ít), góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng 
tay và cánh tay khoảng 135 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái. Nếu sử 
dụng mặt vợt gai cao su thì ngả về sau, sử dụng vợt mousse thì úp về trước. 
Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao 
nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra 
trước, lên trên và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới 
bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Lực phối hợp đánh bóng 
bắt đầu từ đạp chân, xoay hông, chuyển trọng tâm qua lườn, gập cẳng tay, cổ tay 
miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. 
Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động 
chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân 
33
 Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ 
Chí Minh, 2014. 
92 
trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm 
trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo. 
2.3.2. Kỹ thuật líp bóng trái tay 
Hình 72 - Kỹ thuật líp bóng trái tay 
Giai đoạn chuẩn bị: Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, khoảng cách 
hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái. Tay phải cầm 
vợt ngang hông để ngang hông bên trái, cách hông 25 – 30 cm. Cánh tay duỗi tự 
nhiên, góc giữa cánh tay và thân người khoảng 30O, giữa cánh tay và cẳng tay 
khoảng 90 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái. 
Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao 
nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra 
trước, lên trên và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa 
dưới bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Vợt lăng đến đâu 
thì trọng tâm cơ thể được dịch chuyển tương ứng tới đó, để phối hợp đánh bóng. 
Khi đánh bóng nhanh chóng gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo 
đường vòng cung qua lưới. 
Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động 
chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân 
phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm 
trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.34 
 2.4. Kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay 
Gò bóng là kỹ thuật cơ sở của cắt bóng. Gò bóng đánh bóng xoáy xuống đối 
phó với bóng xoáy xuống của đối phương. Gò bóng đứng gần bàn, biên độ động 
tác nhỏ, vợt tiếp xúc bóng chủ yếu ở trên mặt bàn. Gò bóng kết hợp với độ xoáy và 
điểm rơi hạn chế khả năng tấn công của đối phương, giành thế chủ động tấn công 
dứt điểm. 
34
 Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ 
Chí Minh, 2014. 
93 
Gò bóng gồm có: Gò nhanh, gò chậm, gò xoáy, gò không xoáy. 
- Gò nhanh: Phù hợp với lối đánh tấn công, với mục đích đưa đối phương 
vào thế bị động, giành cơ hội dứt điểm. 
- Gò chậm: Phù hợp với lối đánh phòng thủ, gò chậm thường kết hợp với gò 
xoáy và không xoáy. 
 2.5.1. Gò bóng thuận tay 
Hình 73 - Kỹ thuật gò bóng thuận tay 
Giai đoạn chuẩn bị: Người đứng cách bàn khoảng 40cm, chân trái đứng 
trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, 
trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, 
mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ 
giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai 
phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái. 
Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 
1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, 
xuống dưới và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, gập cẳng 
tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. 
Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động 
chậm dần và kết thúc ở trước bụng. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau 
khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư 
thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo. 
94 
 2.5.2. Gò bóng trái tay 
Hình 74 - Kỹ thuật gò bóng trái tay 
Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách 
hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm 
vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc 
giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ 
giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái. 
Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 
1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, 
xuống dưới và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, duỗi cẳng 
tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. 
Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động 
chậm dần và dừng lại ở ngang lườn bên phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân 
phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm 
trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.35 
 3. Một số quy định của Luật Bóng bàn 
(Quyết định số 836/QĐ-UBTDTT ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng 
– Chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao ban hành Luật Bóng bàn) 
 3.1. Trình tự thi đấu 
- Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau 
đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ 
giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt. 
- Trong đánh đôi, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau 
đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại 
bóng tốt, kế tiếp đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt và từ đó mỗi đấu 
thủ luân phiên nhau theo thứ tự trên mà trả lại bóng tốt. 
35
 Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ 
Chí Minh, 2014. 
95 
 3.2. Một ván 
- Một đấu thủ hay cặp đánh đôi được tính là thắng một ván khi họ được 11 
điểm trước trừ khi 2 đấu thủ hay 2 cặp đôi đều đạt mỗi bên 10 điểm thì sau đó bên 
nào thắng liên 2 điểm trước nữa là thắng ván đó. 
3.3. Một trận 
Một trận sẽ gồm các ván thắng của một số lẻ nào đó(*) 
(*) 1 trận có thể gồm 3, 5, 7 ván 
CÂU HỎI 
1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong 
Luật bóng bàn mà anh chị đã được học. 
96 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định 
về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ 
Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai 
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; 
3. Quyết định số 224/QĐ-UBTDTT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật điền kinh; 
4. Quyết định số 1185/QĐ-UBTDTT ngày 10 tháng 06 năm 2005 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng rổ; 
5. Quyết định số 1706/QĐ-UBTDTT ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bơi; 
6. Quyết định số 982/QĐ-UBTDTT ngày 23 tháng 05 năm 2007 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng đá; 
7. Quyết định số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng chuyền; 
8. Quyết định số 836/QĐ-UBTDTT ngày 15 tháng 05 năm 2006 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng bàn; 
9. Quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Bộ 
trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật cầu lông; 
10. Đàm Thị Hậu, Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà 
nội, năm 2003; 
11. Sỹ Hà, Thu Duyên, Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 
Hà nội, năm 2007; 
12. P.GS Nguyễn Văn Trạch, Giáo trình bơi lội, Nhà xuất bản Thể dục thể 
thao, năm 2007; 
13. Th.S Nguyễn Thành Sơn, Giáo trình bơi lội, Nhà xuất bản Thể dục thể 
thảo, năm 2005; 
14. TS Huỳnh Trọng Khải, Giáo trình cầu lông, Trường Cao đẳng Sư phạm 
Thể dục thể thao Trung ương 2, năm 2004; 
15. Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn, Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản 
Đại học Sư phạm, năm 2010; 
16. TS Nguyễn Ngọc Hải, Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm Thể 
dục thể thao TP. Hồ Chí Minh, năm 2014; 
17. Nguyễn Thiệt Tình, Huấn luyện giảng dạy bóng đá, Nhà xuất bản Thể 
dục thể thao, năm 1997; 
97 
18. Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú, Giáo trình giảng dạy 
bóng đá, Trường Đại học Đà Lạt (lưu hành nội bộ), năm 2008; 
19. PGS.TS Trịnh Hữu Lộc, Th.S Ngô Hữu Phúc, Th.S Lâm Văn Vũ, Th.S 
Phạm Thái Vinh, Giáo trình bóng đá, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao 
TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, năm 2016 
20. PGS.TS Nguyễn Quang Vinh, Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư 
phạm Thể dục thể thao Tp.Hồ Chí Minh, năm 2014; 
21. Trường Đại học thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016. 
22. Trường Đại học thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016. 
23. Trường Đại học thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017. 
24. Trường Đại học thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội 
(tập 1, tập 2), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016. 
25. Trường Đại học thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014. 
26. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Tp. Hồ Chí Minh: Giáo trình 
thể dục cơ bản, Nhà xuất bảng Thể dục thể thao, năm 2005 
27. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình 
Điền kinh, năm 2016. 
28. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: 
Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 
năm 2014. 
29. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình giảng dạy Cầu 
lông, Nhà xuất bản thể dục thể thao, năm 2012. 
30. Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 
2) Nhà xuất bản thể dục thể thao, năm 2014. 
31. Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà 
xuất bản thể dục thể thao, năm 2014. 
32. Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà 
xuất bản thể dục thể thao, năm 2015. 
33. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài lệu giảng dạy Thể dục thể thao, dùng cho 
các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Hà Nội, NXB Giáo 
dục 1997. 
 34. Phan Thế Nguyên, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thu,. Giáo trình Thể 
dục cơ bản. Hà Nội: NXB thể dục thể thao 2005. 
35. Các tài liệu tham khảo khác./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_the_chat.pdf