Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật)

Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các kiến thức về hình thái, sinh học, sinh thái học của các nhóm động vật hại cây trồng và nông sản như nhện, chuột, ốc, nhớt.

- Phân loại được cơ bản về các động vật hại cây trồng (nhện, chuột, ốc) và nông sản.

2. Về kỹ năng

- Thu thập và nhận dạng được các đối tượng là động vật hại cây trồng và nông sản.

- Phòng trừ được động vật hại cây trồng và nông sản.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm được việc theo nhóm, có khả năng ra quyết định khi làm việc với nhóm, tham mưu với người quản lý và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình

- Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan đến mô đun.

- Có khả năng tìm hiểu tài liệu để làm bài thuyết trình theo yêu cầu của giáo viên.

- Có khả năng vận dụng các kiến thức liên quan vào các môn học tiếp theo.

- Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tự rèn luyện tác phong làm việc

công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành.

 

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 1

Trang 1

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 2

Trang 2

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 3

Trang 3

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 4

Trang 4

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 5

Trang 5

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 6

Trang 6

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 7

Trang 7

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 8

Trang 8

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 9

Trang 9

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 162 trang Trúc Khang 10/01/2024 4860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật)

Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Bảo vệ thực vật)
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: ĐỘNG VẬT HẠI CÂY TRỒNG VÀ NÔNG SẢN 
NGÀNH/NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày tháng.... năm 
........... của .. 
Lâm Đồng, năm 2017 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Giáo trình Quản lý động vật hại cây trồng và nông sản đƣợc biên soạn cho 
trình độ cao đẳng và trung cấp nghề BVTV hiện đang đƣợc đào tạo tại Khoa Nông 
nghiệp và sinh học ứng dụng Trƣờng Cao đẳng Nghề Đà Lạt 
 Giáo trình đƣợc biên soạn căn cứ trên chƣơng trình khung mô đun Quản lý 
động vật hại cây trồng và nông sản trong nghề BVTV 
 Nguồn tài liệu tham khảo dựa trên nhiều tác giả và các biên soạn giáo trình 
của đồng nghiệp tại Khoa 
Lâm Đồng ngàythángnăm 
Tham gia biên soạn 
 Chủ biên 
 Nguyễn Thị Huế 
MỤC LỤC 
BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔ ĐUN .................................................................11 
1. Khái niệm chung về động vật hại nông nghiệp ...................................................11 
2. Thiệt hại kinh tế do động vật gây ra ....................................................................11 
3. Nội dung và nhiệm vụ mô đun .............................................................................12 
BÀI 1: NHỆN HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ...............13 
1. Vai trò và vị trí phân loại của nhện hại cây trồng ................................................13 
1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................13 
1.2. Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................13 
1.3 Tầm quan trọng của nhện hại cây trồng..........................................................15 
2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ...................................................................................16 
2.1. Cấu tạo chung bên ngoài, bên trong ..............................................................16 
2.1.1. Đặc điểm hình thái của lớp Nhện (Arachnida) ........................................16 
2.1.2. Đặc điểm hình thái của bộ Ve bét (Acarina) ...........................................17 
2.2. Cấu tạo chi tiết các phần đầu giả ...................................................................18 
2.3. Cấu tạo thân ...................................................................................................19 
2.4. Cấu tạo các cơ quan bên trong .......................................................................22 
2.4.1. Hệ cơ: Nhện có 3 nhóm cơ: cơ bụng, cơ lƣng và cơ dọc lƣng. ...............22 
2.4.2. Tuyến tơ: ..................................................................................................22 
2.4.3. Hệ thống khí quản ....................................................................................23 
2.4.4. Cơ quan sinh dục .....................................................................................24 
2.4.5. Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác: ..........................................................24 
2.2.6. Chân .........................................................................................................24 
2.2.7. Cơ quan sinh dục .....................................................................................27 
2.2.8. Hệ thần kinh và cơ quan cảm giác ...........................................................28 
3. Đặc điểm sinh vật học ..........................................................................................29 
3.1. Đặc điểm sinh sản, vòng đời, chỉ số sinh sản ...............................................29 
3.1.1. Sự phát triển của phôi .............................................................................30 
3.1.2. Đẻ trứng: ..................................................................................................31 
3.1.3. Vòng đời: .................................................................................................31 
3.1.4. Chỉ số sinh sản .........................................................................................32 
3.2. Đặc điểm dinh dƣỡng và các kiểu tác động ...................................................32 
3.3. Các tác hại dễ nhận thấy do nhện gây nên thƣờng là: ...................................33 
3.3.1. Làm mất màu lá, quả và cây ....................................................................33 
3.3.2. Làm biến dạng cây và các bộ phận bị hại: ...............................................34 
4. Các yếu tố sinh thái và sự phát sinh gây hại của nhện ........................................34 
4.1 Các yếu tố thời tiết ............................................................................. ... u để lên phía trên nụ hoa. 
 Chôn những cái chai chứa petfood khô (loại thơm ngon sẽ hấp dẫn họ nhà ốc 
nhiều hơn) nghiêng nghiêng. Miệng chai che phủ sao cho ốc ta chỉ có thể chui vào 
mà không chui trở ngƣợc ra ngoài. Mùi petfood sẽ là mồi để dụ họ nhà ốc chui vào 
bẫy. Sau đó chỉ cần lấy cái chai mang đi bỏ . Có thể thả ở nơi khác, có thể cho gà 
vịt ăn, có thể đạp chết, có thể trấn trong nƣớc xà bông hay ajar, vv tùy theo ý 
mỗi ngƣời. 
3.4.3. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên 
 Nếu tất cả các biện pháp thủ công đã đƣợc áp dụng, nhƣng ốc sên vẫn sinh 
sôi phá hoại vƣờn lan của bạn thì biện pháp sau cùng phải dùng đến là thuốc 
BVTV. 
149 
 Dùng các loại hóa chất ở dạng lỏng hay dạng viên. Nhƣng cách này ngày 
nay không còn đƣợc ƣa chuộng vì ngoài việc diệt trừ ốc sên / sên, các loại hóa chất 
nầy còn làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. 
 Để diệt trừ ốc, có thể dùng một số loại phân sau: Phun dung dịch Booc-đô 
1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực tiếp lên 
hoa. Và chỉ nên dùng Booc-đô 1 lần / 1 tháng. Sử dụng các loại thuốc trừ sên, 
nhớt nhƣ muối Arsenate, Methaldehyde... thƣờng đƣợc chế tạo thành viên bã độc. 
Viên thuốc đƣợc đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trƣớc khi tấn 
công cành hoa. Song cách này không đƣợc khuyến khích, do dùng bã mồi diệt ốc 
bằng hoá học sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ của con ngƣời và vật nuôi quanh nhà 
 Có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr 
) và Pilot (10B, 15B ). Các loại thuốc này thƣờng đƣợc sử dụng dƣới hình thức là 
rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất phân khi trồng cây. 
3.4.4. Thời điểm trong ngày sử dụng các loại thuốc diệt ốc 
 Đối với thuốc rải, nên rải lúc chiều mát, hay sau cơn mƣa chiều, rải nhẹ trên 
mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết 
hàng loạt. 
 Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lƣợng ốc còn lại. Ốc 
sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mƣa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện 
trở lại thì rải thuốc tiếp tục. 
150 
NỘI DUNG GHI NHỚ BÀI 4 
 Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) 
thuộc loài sống trên cạn. Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong 
các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại 
cây cối, hoa màu; nhất là ăn phần non của cành, hoa, lá, mầm, trái thanh long. Đặc 
biệt, chúng phát triển mạnh trong mùa mƣa và những vƣờng cây đƣợc tƣới nƣớc 
thƣờng xuyên trong mùa nắng. Ốc sên thuộc họ (Achatinidae) có nhiều loại, phổ 
biến là ốc sên hoa (Achatinafulica). là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi 
trên đất nƣớc ta. Ốc sên ăn thực vật mà món khoái khẩu của chúng là các đọt lá 
non trong các họ cây lấy củ và rau màu. 
 Thức ăn ƣa thích của con ốc sên là những loại lá cây mềm nhƣ lá cây dâm 
bụt, lá cây đu đủ, các mầm cây non. Nó cũng rất thích ăn các loại lá cây đã mục và 
chất thải của động vật. Khứu giác của ốc sên rất nhạy bén. Nên những loại lá cây 
nó thích ăn thƣờng là loại lá có mùi thơm, ví dụ nhƣ lá gừng, lá mùi tàu, lá rau cải. 
Nó cũng rất thích ăn các loại quả. Bởi vì trong các loại quả có chứa nhiều nƣớc, 
chất dinh dƣỡng, và cả mùi thơm. Những loại quả nó thích hơn cả là quả mít, quả 
dứa, quả cà chua. 
 Ốc sên con vừa ra đời đã có thể tự kiếm ăn. Thức ăn chính của nó là rau cỏ, 
rễ cây, mầm non, quả chín. Bởi vậy, nó là loài động vật gây hại cho mùa màng. 
151 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các biện pháp phòng chống Ốc sên ? 
2. Trình bày đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trƣởng của Ốc sên ? 
152 
BÀI 5: NHỚT ( SÊN TRẦN) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 
MÃ BÀI: MĐ 18 - 05 
Giới thiệu: Sên trần là mối nguy hại của các nhà làm vƣờn; loài chân bụng nhỏ bé 
này thƣờng lén lút trƣờn ra ngoài vào ban đêm, ăn lá và quả trên cây. 
Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này ngƣời học 
- Trình bày đƣợc khái niệm và đặc điểm của nhớt. 
- Quan sát đƣợc, nhận định đƣợc và đƣa đƣợc phƣơng hƣớng phòng chống nhớt 
hại. 
Nội dung 
1. Vai trò, vị trí phân loại và đặc điểm hình thái 
1.1 Lịch sử nghiên cứu, vị trí phân loại 
 Sên trần Agriolimax agrestis Lin. (Limax agrestis Lin.) còn gọi là sên, là loài 
động vật thân mềm không vỏ thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda), bộ Mắt đỉnh 
(Stylommatophora), họ Sên trần Arionae 
1.2. Tầm quan trọng và đặc điểm hình thái 
 Sên trần A. agrestis thân thể mềm, nhẵn bóng, không vỏ, có màu xám đậm 
hoặc màu xanh đen. Con trƣởng thành cơ thể dài từ 40-50 mm, phần trƣớc cơ thể 
có một đôi râu thịt, đầu râu có mắt. 
 Sên trần A. agrestis đực cái cùng cơ thể, có thể sinh sản theo kiểu đực cái dị 
thể và cũng có thể sinh sản đực cái đồng cơ thể. 
2. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học 
2.1. Đặc điểm sinh trƣởng 
 Vòng đời của sên trần A. agrestis khoảng 250 ngày. Sên trần A. agrestis phát 
triển tốt nhất ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 15-25oC, hàm lƣợng nƣớc trong 
đất từ 20-30%. 
 Nhiệt độ cao hơn 30oC không thích hợp cho sên phát triển. Sên ban ngày ẩn 
nấp, tối mới ra hoạt động (khi hoàng hôn xuống sên bắt đầu bò ra khỏi chỗ trú ẩn 
153 
và hoạt động mạnh nhất từ 22 - 23 giờ, từ sau giữa đêm tới sáng sên hoạt động 
giảm dần cho tới 6 giờ sáng hôm sau chúng tìm lại về chỗ ẩn nấp. Vào những ngày 
trời mƣa, sên chui ra hoạt động cả ngày. 
2.2. Đặc điểm sinh sản 
 Sên thƣờng đẻ trứng vào trong đất tại những nơi có độ ẩm cao, kín đáo. 
Chúng đẻ mạnh nhất vào tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Mỗi sên trƣởng thành có thể 
đẻ tới vài trăm trứng. 
2.3. Nơi ở và sự phân bố 
 Chúng thƣờng sống ở những nơi rậm rạp hoặc sống trong đất 
2.4. Vai trò của yếu tố thức ăn 
3. Đặc điểm phát sinh gây hại và biện pháp phòng chống 
3.1. Triệu chứng tác hại 
 Gây hại các loại rau và các cây trồng nông nghiệp khác. Các cây non, mầm 
non, lá non thƣờng bị gây hại nặng hơn. Sên trần gây hại để lại các lỗ thủng tròn 
trên lá. Những chỗ sên trần bò qua thƣờng để lại một vạch chất nhớt. 
Hình 5.1. Sên trần hại rau 
154 
3.2. Qui luật phát sinh phát triển và gây hại 
 Sên trần, có cơ thể thuôn dài, mềm mại, có màu nâu xám đến nâu đen, 
thƣờng tiết ra chất nhờn bao quanh cơ thể và gây hại vào ban đêm trên đọt non, 
bông và quả. 
Hình 5.2. Sên nhớt hại cây 
3.3. Biện pháp phòng chống 
3.3.1. Dùng bẫy bia hoặc rượu đối với những cây quan trọng. 
155 
Hình 5.3. Dùng bia bẫy Sên trần 
 Sên trần sẽ chỉ chú ý những bẫy cách chúng khoảng 1 mét, vì vậy cách này 
đƣợc dùng hiệu quả nhất đối với vƣờn nhỏ hoặc khu vực quan trọng. Đặt bẫy theo 
hƣớng dẫn sau: 
 - Chôn một chiếc cốc cao với mặt dốc bên trong đất. Chừa lại 1 cm miệng 
cốc, để ngăn bẫy loài bọ cánh cứng săn sên. 
 - Đổ bia hoặc sữa đến nửa cốc. 
 - Thay cốc vài ngày một lần. Nếu sên chui ra, thay bằng hỗn hợp mật ong, 
men, và một ít nƣớc, đun sôi cho đến khi dính lại. 
3.3.2. Nhử mồi sên trần bằng bẫy nhân đạo: 
 Sên trần tập trung ở nơi tối và ẩm ƣớt, nhƣ bên dƣới ván gỗ, chậu hoa, hay 
hộp các tông. Đặt bẫy và kiểm tra mỗi ngày để tập trung và loại bỏ chúng ra xa nhà 
của bạn. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy dụ chúng bằng một trong những thức ăn cho 
sên dƣới đây. 
 - Lá bắp cải 
 - Vỏ cam chanh đƣợc ngâm nƣớc 
 - Thức ăn khô cho thú cƣng 
3.3.3. Đi săn sên vào ban đêm: 
 Dùng đèn pin và bao tay, xiên sên bằng que hoặc bỏ chúng vào xô nƣớc xà 
phòng.Nếu có đèn đội đầu thì việc đi săn sẽ dễ dàng hơn. 
 - Kiểm tra bên dƣới lá. 
 - Lần theo các vết nhờn mà bạn thấy 
3.3.4. Giữ vườn được khô: 
 Sẽ không thấy kết quả ngay, nhƣng giữ vƣờn luôn khô ráo là phƣơng pháp 
tốt nhất để kiểm soát sên lâu dài. Dƣới đây là một số chiến lƣợc giúp làm cho 
khu vƣờn của bạn kém thân thiện với những loài côn trùng thích ẩm ƣớt 
- Tƣới cây vào giữa buổi sáng, vì vậy đất sẽ khô trƣớc khi trời tối. 
- Lắp đặt hệ thống tƣới nhỏ giọt để hạn chế việc sử dụng nƣớc. 
- Giữ sân không có mảnh vụn, và cắt cỏ thƣờng xuyên. 
156 
- Tránh dùng lớp phủ hữu cơ, nhƣ rơm hoặc cỏ đã cắt. 
- Đặt khoảng cách giữa các cây đủ xa để không khí lƣu thông xung quanh. 
3.3.5. Trồng loại cây ngăn chặn được sên trần: 
 Các loại cây cụ thể khiến sên trần tránh xa do vị, cấu trúc, hoặc chất độc của 
cây. Trồng chúng thành hàng rào xung quanh toàn bộ khu vƣờn, hoặc trồng xen kẽ 
với cây khác. 
Những cây này không loại bỏ đƣợc 100%, nhƣng chúng sẽ ngăn đƣợc nhiều 
sên mà không cần phải cố gắng bên cạnh những cây trồng ban đầu. Thử trồng 
những giống cây sau: 
- Thảo mộc: gừng, tỏi, rau thơm, bạc hà, và rau diếp xoăn. 
- Rau: rau vị đắng thƣờng ít thu hút sên hơn rau vị ngọt. Thử trồng cải xoăn, 
bắp cải mùa xuân, hoặc mầm bông cải xanh. 
- Giống cây hosta có lá xanh dƣơng sẽ ngăn chặn tốt hơn. 
- Hoa ƣa bóng hoàn toàn: Astilbe, Dicentra, Digitalis (mao địa 
hoàng), Lobelia, Viola(một số hoa păng-xê và hoa violet). Còn 
có Ranunculus (mao lƣơng) và Vinca, nhƣng chúng mọc rất nhanh. 
- Hoa ƣa bóng một phần: Trúc đào, hoa chuông, hoa hiên. Cũng nhƣ bạc hà 
Âu, nhƣng giống này mọc rất nhanh. 
3.3.6. Dựng hàng rào bằng phương pháp dân gian. 
 Dƣới đây là những phƣơng pháp tại nhà hiệu quả nhất, nhƣng có thể không 
ngăn chặn hết 100% sên trần: 
 - Bã cà phê có thể có ảnh hƣởng nhẹ đến sức khỏe khu vƣờn của bạn. 
 - Cát thô, sắc làm xƣớc sên trần, nhƣng có thể không ngăn chặn hoàn toàn. 
 - Tảo biển không hiệu quả bằng muối hột, nhƣng có lẽ an toàn hơn cho đất. 
Nếu bạn tìm đƣợc thì thức ăn rong biển chứa canxi sẽ tốt hơn 
3.3.7. Xem xét việc dùng hàng rào mạnh hơn (nhưng nguy hiểm hơn). 
 Có rất nhiều vật liệu có thể diệt sên trần khi tiếp xúc. Chúng có thể đƣợc 
dùng làm hàng rào hiệu quả để ngăn sự di chuyển của sên, nhƣng chúng nên đƣợc 
dùng cẩn thận và giữ khô ráo. Sử dụng không đúng có thể gây hại cho khu vƣờn 
157 
của bạn (thậm chí cho ngƣời và động vật sử dụng chúng). Hãy chắc rằng sử dụng 
những nguyên liệu này ở bề mặt không có đất ngoại trừ những lƣu ý sau: 
 Cảnh báo an toàn: Không hít những chất này hoặc xử lý bằng tay không. 
Chúng có thể không thích hợp cho khu vƣờn có trẻ em và thú cƣng chơi đùa. 
 Diatomit: Có thể gây hại cho các loài côn trùng có ích. 
 Tro gỗ: Tăng độ pH trong đất, đem lại hiệu quả cao. 
 Vôi tôi: Tăng độ pH trong đất rất nhiều. Có thể làm đất không trồng cây 
đƣợc. 
 Phun 1% cafein: Phun trực tiếp lên cây bạn muốn bảo vệ; diệt sên khi chúng 
ăn phải. Có thể ảnh hƣởng không tốt đến cây theo những cách không thể lƣờng 
trƣớc đƣợc. 
3.3.8. Các biện pháp khác 
 Vỏ trứng: Sên là loại thân mềm, vì vậy chúng không thích bò lên những vật 
sắc nhọn nhƣ vỏ trứng (đã giẫm nát). Hãy rắc vỏ trứng xung quanh gốc cây của 
bạn và lũ sên sẽ tránh xa chúng. Hơn nữa, khi phân hủy, vỏ trứng cũng cung cấp 
thêm dinh dƣỡng cho cây. 
Hình 5.4. Dùng vỏ trứng đuổi Sên trần 
158 
 Giấy nhám: Cũng nhƣ vỏ trứng, giấy nhám với bề mặt thô ráp cũng khiến 
cho sên tránh xa. 
 Rong biển: Rong biển không chỉ là một loại phân bón cực tốt cho đất mà còn 
là thành phần đuổi sên tự nhiên. Phủ một lớp rong biển xung quanh gốc cây hoặc 
luống rau. Rong biển mặn nên sên rất sợ. Tuy nhiên không nên để rong biển tiếp 
xúc trực tiếp với gốc cây để tránh làm xót cây. Trong thời tiết nóng, khi rong biển 
khô đi, nó cũng trở nên rất giòn sắc và khiến lũ sên tránh xa. 
 Trồng cây đồng hành: Một số loại cây có khả năng khiến sên tránh xa, ví dụ 
nhƣ hƣơng thảo, thìa là, ngải cứu, hồi Trồng những loại cây này trong vƣờn, 
hoặc cạnh những loại cây dễ bị sên phá hoại. 
 Bã cà phê: Bã cà phê có tác dụng đuổi sên và một số loại động vật gây 
hại khác. Phủ một lớp bã cà phê dƣới gốc cây, vừa làm phân bón, vừa khiến sên 
phải tránh xa. 
Hình 5.5. Dùng bã cà phê đuổi Sên trần 
 Mồi tự nhiên: Một số loại thức ăn có thể làm mồi dụ sên vào bẫy, ví dụ nhƣ 
lõi ngô, hoa quả (dù đã cũ hỏng), mật ong trộn với men rƣợu... 
159 
 Muối: Muối sẽ giết chết sên . Nhƣng khi dùng phải cẩn thận, vì cây có thể 
sẽ chết nếu rắc muối vào gốc cây. Nên rắc muối ở một khoảng cách xa. 
 Giấm: Xịt giấm vào sên để tiêu diệt chúng. Cần để ý xem cây của có phải là 
loại ƣa axit không. 
 Đồ vật bằng đồng: Sên sẽ không bò qua các đồ vật bằng đồng. Vì đồng 
tƣơng tác với nhớt của sên và tạo ra hiện tƣợng sốc điện nhỏ. Có thể uốn sợi dây 
đồng thành vòng tròn bao quanh gốc cây, chú ý không để miếng đồng bị rỉ sét, vì 
nó sẽ làm mất tác dụng tạo điện. 
 Amoniac: Dùng amoniac pha với nƣớc (dù mùi hơi bị khai) để xịt lên chỗ 
bị sên gây hại. 
 Nuôi thiên địch: Chim, gà, cóc, ếch, một số loại bọ cánh cứng là kẻ thù của 
sên. 
 Dùng cát: Cát có tác dụng ngăn sên bò lên, vì chúng không chịu nổi bề mặt 
ráp. Nên phủ một lớp cát dày quanh gốc cây. Cát có thể ngăn ốc sên dù là cát khô 
hay cát ƣớt, và lại rất dễ bổ sung khi bị hao hụt. 
 Vỏ cam, bƣởi: Vỏ của họ cam chanh rất hấp dẫn sên. Đặt một nửa quả 
cam/bƣởi đã vắt ngửa lên trong vƣờn. Đêm hôm sau sẽ thấy có sên trong vỏ quả 
cam, hãy quẳng chúng đi cho chúng không còn đƣờng trở lại. 
Hình 5.5. Dùng vỏ cam đuổi Sên trần 
160 
NỘI DUNG GHI NHỚ BÀI 5 
 Gây hại các loại rau và các cây trồng nông nghiệp khác. Các cây non, mầm 
non, lá non thƣờng bị gây hại nặng hơn. Sên trần gây hại để lại các lỗ thủng tròn 
trên lá. Những chỗ sên trần bò qua thƣờng để lại một vạch chất nhớt. 
 Vòng đời của sên trần A. agrestis khoảng 250 ngày. Sên trần A. agrestis phát 
triển tốt nhất ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 15-25oC, hàm lƣợng nƣớc trong 
đất từ 20-30%. 
 Nhiệt độ cao hơn 30oC không thích hợp cho sên phát triển. Sên ban ngày ẩn 
nấp, tối mới ra hoạt động (khi hoàng hôn xuống sên bắt đầu bò ra khỏi chỗ trú ẩn 
và hoạt động mạnh nhất từ 22 - 23 giờ, từ sau giữa đêm tới sáng sên hoạt động 
giảm dần cho tới 6 giờ sáng hôm sau chúng tìm lại về chỗ ẩn nấp. Vào những ngày 
trời mƣa, sên chui ra hoạt động cả ngày. 
161 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các biện pháp phòng chống Sên trần ? 
2. Trình bày đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trƣởng của Sên trần ? 
162 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Bình. Điều tra nghiên cứu sâu hại cam quýt ở tỉnh Hà Giang và biện 
pháp phòng trừ. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
nghiệp Việt Nam. Hà Nội. 
2. Phạm văn Biên (chủ biên). Chuột hại lúa ở Việt Nam và phòng trừ tổng hợp. 
NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 63 trang. 1998. 
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyển tập “Tiêu chuẩn nông nghiệp 
Việt Nam”. Quyển I trang 153 - 157. 2001. 
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được 
phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
2003. 
5. Cục bảo vệ thực vật. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 147 trang 
6. Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm, Đinh Thị Thảo, Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn 
Hồng Yến, Trần Thị Hƣờng, Nguyễn Thị Hiền. “Nghiên cứu sử dụng dầu khoáng 
trong phòng trừ tổng hợp sâu hại cây có múi ở nông trường Cao Phong tỉnh Hoà 
Bình”. Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV, Viện BVTV 1996 - 2000, tr. 269 - 
275 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_vat_hai_cay_trong_va_nong_san_bao_ve_thuc_va.pdf