Giáo trình Điền kinh

GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH

1.1. Khái niệm

Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy,

nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta,

thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở

trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong

tiếng Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nước trên thế giới (Nga,

Bungari ) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”.

1.2. Phân loại môn điền kinh

Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau:

- Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung.

Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném

đẩy và nhiều môn phối hợp.

- Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động

Dựa theo tính chất hoạt động của môn Điền kinh, người ta phân thành: Hoạt

động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn

nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp).

Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc

theo đặc điểm vận động.

1.2.1 Đi bộ thể thao

Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3km -50 km là những môn thi trong các đại hội thể

thao.

1.2.2 Chạy

1.2.2.1 Chạy trong sân vận động

- Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy 100m,

200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic.

- Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2.000m. Trong đó, các

môn chạy 800m đến 1.500m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.

- Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3.000m đến 30.000m. Trong đó, các môn

chạy 3.000m (nữ), 5.000m và 10.000m (nam) là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.

1.2.2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên

Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50.000m. Trong đó, môn chạy

Marathon (42.195m) là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, các cuộc thi

chạy việt dã, chạy Marathon còn được tổ chức riêng cho các khu vực hoặc các quốc

gia trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế.

1.2.2.3 Chạy vượt chướng ngại vật

Chạy vượt chướng ngại vật bao gồm chạy vượt rào từ 80m đến 400m và chạy

3.000m vượt chướng ngại. Trong đó, các môn chạy vượt rào 100m (nữ), 110m (nam),

200m và 400m rào, 3.000m vượt chướng ngại vật là những môn thi đấu trong đại hội

thể thao Olympic.

Giáo trình Điền kinh trang 1

Trang 1

Giáo trình Điền kinh trang 2

Trang 2

Giáo trình Điền kinh trang 3

Trang 3

Giáo trình Điền kinh trang 4

Trang 4

Giáo trình Điền kinh trang 5

Trang 5

Giáo trình Điền kinh trang 6

Trang 6

Giáo trình Điền kinh trang 7

Trang 7

Giáo trình Điền kinh trang 8

Trang 8

Giáo trình Điền kinh trang 9

Trang 9

Giáo trình Điền kinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang baonam 9260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điền kinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điền kinh

Giáo trình Điền kinh
 GIÁO TRÌNH 
ĐIỀN KINH 
BẬC 
 TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Tp. HCM – 2018 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
GIÁO TRÌNH 
ĐIỀN KINH 
THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN 
Chủ biên Nguyễn Ngọc Linh 
Học vị Thạc sỹ 
TRƯỞNG KHOA 
Huỳnh Thị Tuyết Hồng 
TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
Trương Hiền 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
Nguyễn Ngọc Linh 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
LỜI NÓI ĐẦU 
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong các trường Đại học, Cao đẳng, 
Trung cấp chuyên nghiệp, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách toàn diện, góp phần 
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng. 
Qua nhiều năm giảng dạy môn học Giáo dục thể chất, trên cơ sở nghiên cứu, tham 
khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cùng với tổng kết kinh nghiệm của bản thân 
và các đồng nghiệp. Chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Điền kinh phục vụ 
dạy - học cho theo chương trình Giáo dục thể chất dành cho học sinh - sinh viên 
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nội dung của cuốn giáo trình Điền kinh gồm 2 chương được bố trí sắp xếp cân 
đối giữa lý luận và thực hành các môn thể thao. Với nội dung đã được chọn lựa đảm 
bảo tính cơ bản, khoa học và thực tiễn. Hy vọng rằng cuốn giáo trình này sẽ giúp ích 
cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học sinh - sinh 
viên trong trường nói chung về lĩnh vực giáo dục thể chất. 
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không 
thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được sự đóng 
góp ý kiến của các đồng nghiệp, cùng bạn đọc để chỉnh sửa hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
MỤC LỤC 
Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT ĐIỀN KINH .....1 
1. GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH ..................................................................... 1 
1.1. Khái niệm.1 
1.2. Phân loại môn điền kinh...2 
 1.2.1 Thể thao đi bộ ............................................................................................. 2 
1.2.2 Chạy ............................................................................................................. 2 
1.2.2.1 Chạy trong sân vận động ...................................................................... 2 
1.2.2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên .................................................................. 2 
1.2.2.3 Chạy vượt chướng ngại vật .................................................................. 2 
1.2.2.4 Chạy tiếp sức ........................................................................................ 3 
1.2.3 Nhảy ............................................................................................................ 3 
1.2.4 Ném đẩy ...................................................................................................... 3 
1.2.5 Nhiều môn phối hợp .................................................................................... 3 
2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH .................................. 5 
2.1. Sự ra đời và phát triển ....................................................................................... 5 
2.2. Sự phát triển về kỹ thuật ................................................................................... 6 
2.3. Nguyên lý kỹ thuật các môn điền kinh ............................................................. 6 
2.4. Sự phát triển điền kinh việt nam ....................................................................... 7 
3. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN CHẠY ................................................. 8 
3.1. Khái niệm và đặc điểm chung .......................................................................... 8 
3.2. Chạy cự ly trung bình ..................................................................................... 10 
3.2.1 Đặc điểm .................................................................................................... 10 
3.2.2 Phân tích kỹ thuật ...................................................................................... 11 
3.2.3 Xuất phát và tăng tốc xuất phát ................................................................. 11 
3.2.4 Chạy giữa quãng ........................................................................................ 12 
3.2.5 Hoạt động của chân ................................................................................... 12 
3.2.6 Hoạt động của tay ...................................................................................... 13 
3.2.7 Về đích và dừng lại sau khi chạy .............................................................. 13 
3.3. Chạy cự ly ngắn .............................................................................................. 14 
3.3.1 Xuất phát ................................ ... đoạn đổi mới hiện nay. 
- Có tinh thần, trách nhiệm cao đối với cộng đồng, xã hội sau khi tốt nghiệp ra 
trường vận dụng kiến thức đã học tham gia phong trào xã hội tổ chức. 
 Nội dung 
 1. LUẬT THI ĐẤU CÁC MÔN CHẠY 
1.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi. 
a. Chiều dài tiêu chuẩn của đường chạy là 400m. Bao gồm 2 đường thẳng song 
song và 2 đường vòng có bán kính bằng nhau. Trừ trường hợp là 1 vòng phủ cỏ, phía 
trong của vòng phải được viền bằng 1 gờ làm bằng vật liệu phù hợp, có độ cao 5cm và 
rộng tối thiểu 5cm. 
- Đối với vòng phủ cỏ không có gờ, cạnh bên trong phải được đánh dấu bằng 
vạch rộng 5cm và phải cắm cờ cách nhau 4m. Cờ phải được bố trí trên vạch sao cho có 
thể cản bất cứ VĐV nào chạy lên vạch và chúng phải được đặt nghiêng 60º so với mặt 
đất. Cờ có kích thước 25cm x 20cm treo trên cột cao 45cm là phù hợp nhất. 
b. Đo độ dài vòng chạy cách mép gờ 30cm, nếu không có gờ thì cách vạch đánh 
dấu bên trong vòng đua 20cm. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 44 
c. Cự ly thi đấu phải được đo từ mép vạch xuất phát phía xa hơn tính từ đích 
cho tới mép vạch đích ở phía gần với điểm xuất phát hơn (tính từ mép trước vạch xuất 
phát tới mép trong vạch đích). 
d. Trong các cuộc thi đấu từ cự ly 400m trở xuống, các vận động viên phải chạy 
theo ô chạy riêng có độ rộng 1.22m ± 0,01m được đánh dấu bằng vạch trắng rộng 5cm. 
Tất cả các ô chạy phải có độ rộng bằng nhau. 
e. Vạch xuất phát và vạch đích sơn màu trắng có chiều rộng 5cm 
f. Bàn đạp xuất phát phải hoàn toàn cứng, không được tạo cho vận động viên 
thế không chính đáng. Bàn đạp phải được gắn cố định vào đường chạy bằng các ghim 
hoặc đinh sao cho ít gây tổn hại tới đường chạy. Phải lắp sao cho bàn đạp được tháo ra 
nhanh và dễ dàng. Phải gắn chặt để bàn đạp không bị xê dịch lúc xuất phát. 
- Vận động viên có thể sử dụng bàn đạp riêng, nhưng phải đáp ứng những quy 
định của Ban tổ chức giải. 
- Tại các giải thi đấu lớn bàn đạp được nối với thiết bị báo lỗi xuất phát đã được 
IAAF công nhận 
- Trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy phải đeo tai nghe để nghe rõ 
tín hiệu âm thanh phát ra khi có lỗi xuất phát. 
g. Cự ly 800m trong các cuộc thi đấu chính thức của IAAF hoặc các giải khu 
vực, thì các vận động viên phải chạy theo ô riêng cho đến khi đến vạch cho phép chạy 
vào đường chung được kẻ từ sau đoạn đường vòng đầu tiên, từ vạch này các vận động 
viên được phép rời ô chạy riêng của mình 
- Vạch cho phép chạy vào đường chung là vạch hình vòng cung, rộng 5cm, cắt 
ngang qua đường chạy tại mỗi đầu được đánh dấu bằng 1 cây cờ cao tối thiểu 1.50m 
cắm bên ngoài đường chạy, cách ô chạy gần nhất 30cm. 
- Để giúp cho vận động viên nhận rõ vạch cho phép chạy vào đường chung, có 
thể đặt tại giao điểm của vạch phân chia ô chạy và vạc cho phép chạy vào đường 
chung này các trụ hình nón, hoặc hình lăng trụ có kích thước 5cm x 5cm, cao tối đa 
15cm có màu khác hẳn với màu của vạch phân chia ô chạy và vạch cho phép chạy vào 
đường chung. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 45 
 Ghi chú: Tại các giải thi đấu quốc tế, các nước có thể thỏa thuận với nhau 
không sử dụng các ô chạy riêng .Với các đường chạy xây dựng trước ngày 01/01/2004 
cho tất cả các giải đấu, các ô chạy có thể rộng 1.25m 
h. Hướng chạy phải từ trái qua phải. Các ô chạy phải được đánh số từ 1 đến 8 
hoặc 10 tính từ trái qua phải. 
1.2. Luật thi đấu các môn chạy 
a. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m. 
- Các nội dung thi đấu chạy cự ly ngắn phải xuất phát thấp và sử dụng bàn đạp, 
bao gồm cả các cự ly tiếp sức 4 x 100m, 4 x 200m, 4 x 400m (nam, nữ). 
- Các vận động viên phải chạy theo ô chạy riêng. 
- Tất cả các lần chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ bắn lên trời trọng tài 
phát lệnh. 
 - Đối với các cự ly ngắn khẩu lệnh của trọng tài xuất phát là “vào chỗ” và “sẵn 
sàng”. 
Khi các vận động viên đã “sẵn sàng” súng lệnh hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. 
Khi vào chỗ vận động viên không được chạm tay hoặc chân vào vạch xuất phát hoặc 
phần đất trước vạch xuất phát. 
- Trong các cuộc thi đấu quốc tế từ khu vực cho đến thế giới, Olympic. Tất cả 
khẩu lệnh sử dụng phải được bằng tiếng Anh: “vào chỗ” = “On your marks”, và “sẵn 
sàng” = “Set” 
b. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m. 
- Khi các vận động viên vào chỗ, nếu vì bất cứ lý do nào mà trọng tài phát lệnh 
cho rằng tất cả các vận động viên chưa sẵn sàng xuất phát, trọng tài cho vận động viên 
lùi lại khỏi vị trí vào chỗ và trợ lý trọng tài xuất phát sẽ cho vận động viên xếp hàng lại. 
- Khi đã có lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, mọi vận động viên không được 
chậm trễ, ngay lập tức vào tư thế sẵn sàng đầy đủ và chờ lệnh xuất phát. 
- Luật không quy định về thời gian khẩu lệnh “vào chỗ” và “sẵn sàng” , cũng 
như thời gian giữa khẩu lệnh “sẵn sàng” và bắn súng. Trọng tài phát lệnh có thể cho 
vận động viên chạy ngay hoặc chờ lâu hơn miễn là các vận động viên đã ở tư thế ổn 
định và tư thế đúng. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 46 
- Trọng tài phát lệnh chỉ được phát lệnh khi tổ trưởng và các trọng tài bấm giờ, 
trọng tài đích, trọng tài giờ điện tử, trọng tài tốc độ gió (với cự ly 200m trở xuống) đã 
sẵn sàng làm nhiệm vụ. 
 2. LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY CAO 
2.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi 
a. Đệm. 
- Nên dài 6m, rộng 4m và dày 0,7m. Nhưng cũng có thể sử dụng đệm tối thiểu 
dài 5m, rộng 3m 
- Chú ý: 2 cột chống xà và đệm phải được thiết kế sao cho khoảng cách tối thiểu 
10cm để tránh sự xê dịch của đệm chạm vào cột chống xà làm rơi thanh xà 
b. Cột chống xà. 
- Có thể sử dụng bấtcứ cột chống xà nào, miễn là nó phải cứng. Cột chống xà 
phải có giá đỡ để thanh xà đặt được vững trên đó 
- Cột chống xà phải cao hơn mức xà dự kiến tối thiểu 10cm 
- Cột chống xà cao từ 4m đến 4m40. 
c. Xà ngang. 
- Xà ngang phải được làm bằng sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp khác nhưng 
không phải làm bằng kim loại, có tiết diện hình tròn trừ 02 đầu xà. Độ dài toàn bộ xà 
ngang là 4.00m (± 2cm). Trọng lượng tối đa của xà ngang là 2kg. Đường kính của 
phần tiết diện tròn là 30mm (± 1mm) 
- Xà ngang gồm 3 phần: Phần xà tiết diện tròn và đoạn ở 2 đầu, mỗi đoạn có 
chiều dài 15cm – 20cm, chiều rộng 30 – 35mm được đặt lên giá đỡ của cột chống xà. 
- Hai đoạn ở 2 đầu xà có hình tròn hoặc hình bán nguyệt trong đó có 1 cạnh 
phẳng để đặt lên giá đỡ của cột chống xà. Bề mặt phẳng này có thể cao hơn điểm giữa 
của xà ngang. Cạnh phẳng này phải cứng và nhẵn. Không được dùng cao su, hay bất 
cứ vật liệu nào khác bọc vào 2 đầu xà để làm tăng ma sát của thanh xà với giá đỡ. 
 - Thanh xà phải thẳng và khi đặt vào vị trí giá đỡ chỉ được võng xuống tối đa 2cm 
d. Giá đỡ xà ngang. 
- Giá đỡ là một hình chữ nhật phẳng, rộng 4cm, dài 6cm. Giá đỡ phải được gắn 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 47 
chắc vào cột chống xà trong thời gian nhảy và phải hướng vào nhau 
- Giá đỡ xà không được phủ cao su hoặc chất liệu nào khác làm tăng độ ma sát 
của thanh xà với giá đỡ, hay có bất cứ sự đàn hồi nào khác. 
- Giữa đầu xà ngang và cột chống xà phải có khoảng cách tối thiểu 1cm 
e. Khu vực chạy đà và giậm nhảy. 
- Đường chạy đà tối thiểu dài 15m, các giải thi đấu lớn (vô địch Đông Nam Á, 
Châu Á, thế giới, Olympíc) đường chạy đà chiều dài tối thiểu là 20cm - 25m 
- Khu vực giậm nhảy bằng phẳng 
2.2. Luật thi đấu nhảy cao 
a. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các vận động viên dược nhảy thử tại khu vực thi đấu. 
b. Trước khi bắt đầu cuộc thi, tổ trưởng trọng tài giám định phải thông báo cho 
các vận động viên ở mức xà khởi điểm và các mức xà nâng tiếp theo (lên sau mỗi 
vòng), cho tới khi chỉ còn một vận động viên còn lại thắng cuộc thi, hoặc có sự bằng 
nhau ở vị trí đầu tiên. 
c. Trừ trường hợp chỉ còn lại một vận động viên đã thắng cuộc thi: 
 - Ở mỗi mức xà, xà ngang không bao giờ đươc nâng lên dưới 2cm; 
- Mức tăng trong mỗi lần nâng xà ngang phải như nhau; 
- Không áp dụng điều này với các vận động viên còn thi đấu cùng đồng ý nâng 
xà trực tiếp tới độ cao kỷ lục thế giới. 
 3. LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐẨY TẠ 
3.1. Những quy định về dụng cụ sân bãi 
3.1.1. Vòng ném đẩy. 
 - Vành ngoài của vòng ném đẩy phải làm bằng sắt, thép hoặc chất liệu khác phù 
hợp, mặt trên của vòng phỉa ngang bằng với bề mặt bên ngoài. Bề mặt xung quanh 
vòng tròn có thể bằng bê tông, chất nhựa tổng hợp, áp phan, gỗ hoặc bất cứ vật liệu gì. 
 - Phần bên trong của vòng tròn có thể xây bằng bê tông, áp phan, hoặc vật liệu 
rắn chắc khác nhưng không được trơn. Bề mặt bên trong vòng tròn phải thấp hơn mép 
trên từ 1,4 đến 2,6cm. 
Đường kính bên trong của vòng tròn ném đẩy là 2,135m ± 5mm. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 48 
- Vành ngoài của vòng tròn phải dày tối thiểu 6mm và sơn màu trắng. 
- Kẻ 01 vạch trắng rộng 5cm từ mặt trên của vòng tròn kim loại kéo rộng ra 2 
bên, mỗi bên tói thiểu dài 75cm. Vạch trắng này kéo dài đi qua tâm vòng tròn và 
vuông góc với đường trung tâm khu vực rơi. 
3.1.2. Bục chắn. 
- Bục chắn sơn màu trắng làm bằng gỗ hoặc chất liệu phù hợp khác. Bục chắn 
có hình vòng cung sao cho cạnh trong của bục chắn trùng với cạnh trong của vòng, 
Bục chắn được đặt cân ở giữa vòng trung tâm và được gắn chặt xuống đất. 
- Bục chắn chiều rộng từ 11,2cm đến 30cm, chiều dài của vòng cung là 1,21m ± 
1cm, cao hơn mặt vòng tròn 10cm ± 0,2cm. 
3.1.3. Khu vực rơi. 
- Khu vực rơi sẽ được phủ xỉ hoặc cỏ hay vật liệu phù hợp khác mà khi rơi 
xuống để lại dấu vết. 
- Khu vực rơi được giới hạn bởi 02 vạch trắng rộng 5cm, được vẽ sao cho khi 
kéo dài, mép trong của 02 vạch này sẽ đi qua tâm của vòng và tạo thành góc 34.92º. 
- Ghi chú: Khu vực rơi có góc 34.92º có thể vẽ chính xác bằng cách xác định 
khoảng cách giữa 02 điểm trên đường giới hạn khu vực rơi, cách tâm vòng tròn 20m 
sao cho chúng cách nhau 12m (20 x 0,60). Như vậy, cứ cách tâm vòng tròn ném 1m thì 
khu vực rơi có độ rộng 60cm. 
3.1.4. Tạ. 
- Tạ phải làm bằng sắt, đồng hoặc vật liệu kim loại khác không mềm hơn đồng 
hoặc bằng vỏ kim loại bên trong đổ đầy chì hoặc vật liệu khác. Tạ phải có hình cầu, 
không xù xì và phải nhẵn. 
- Tạ phải đáp ứng những yêu cầu sau 
+ Nữ, Nam trẻ, Nam thanh niên, Nam trưởng thành: 
Trọng lượng tối thiểu để được phép thi đấu và công nhận kỷ lục: 4.000g, 
5.000g, 6.000g, 7.260g 
- Thông tin cho nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật cho tạ trong thi đấu tối thiểu: 
4.005g, 5.005g, 6.005g, 7.265g. Tối đa: 4.0025g, 5.025g, 6.025g, 7.285g. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 49 
+ Đường kính tối thiểu: 95mm,100mm, 105mm, 110mm. 
+ Đường kính tối đa: 110mm, 120mm, 125mm, 130mm 
3.2. Luật thi đấu đẩy tạ 
a. Khi số lượng vận động viên tham gia thi là trên 8 người thì mỗi vận động 
viên được phép đẩy tạ 3 lần và sau đó 8 vận động viên có thành tích cao hơn sẽ được 
phép đẩy thêm 3 lần nữa theo trình tự ngược lại với thứ tự xếp hạng thành tích của họ 
được ghi lại ở 3 lần nhảy đẩy tạ đầu tiên 
 - Trong các cuộc thi có sự bằng nhau ở vị trí thứ 8 (đủ tư cách vào đẩy tiếp 3 
lần nữa) thì giải quyết theo điều 146.3. Khi có số lượng vận động viên là 8 người hoặc 
ít hơn thì mỗi vận động viên được đẩy 6 lần. 
b. Tại khu vực thi đấu và trước khi bắt đầu môn thi, mỗi vận động viên có các lần 
nhảy thử theo trình tự rút thăm và luôn đặt dưới sự giám sát của trọng tài giám định. 
c. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác không được phép 
sử dụng tạ với mục đích tập luyện. 
Đẩy tạ phải được thực hiện từ trong vòng đẩy. Vận động viên phải bắt đầu lần đẩy 
từ tư thế tĩnh. Vận động viên được phép chạm cả vào phía trong vòng sắt và bục chắn. 
Tạ phải được đẩy khỏi vai bằng 1 tay. Lúc vận động viên ở tư thế trong vòng( 
bắt đầu đẩy ), tạ phải chạm hoặc tương đối sát cổ hoặc cằm và bàn tay( cầm tạ) không 
dược hạ thấp xuống dưới vị trí này trong khi thực hiện động tác.Tạ không được hạ 
xuống dưới vai. 
 Không được phép cho thêm bất kỳ trang bị nào (thí dụ như quấn băng 2 hay 
nhiều ngón tay lại với nhau) để trợ giúp cho vận động viên khi thực hiện lần đẩy. Việc 
sử dụng băng tay là không được phép trừ trường hợp cần thiết để bọc vết cắt hay vết 
thương hở. 
Không được phép sử dụng găng tay. 
Để giữ tạ được tốt hơn, các vận động viên được phép sử dụng chất phù hợp xoa 
lên tay của mình. 
Vận động viên có thể đeo băng ở cổ tay để bảo vệ cổ tay khỏi bị chấn thương. 
Vận động viên có thể sử dụng thắt lưng bằng da hay các chất liệu khác phù hợp để bảo 
vệ cột sống tránh bị chấn thương. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 50 
Vận động viên không được phun (xịt) hoặc bôi bất kỳ chất gì vào trong vòng 
đẩy hoặc lên đế giày của mình. 
Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu: 
 Sau khi đã bước vào vòng đẩy tạ và bắt đầu thực hiện việc đẩy tạ, chạm bất kỳ 
phần nào của cơ thể xuống bên ngoài vòng đẩy, mặt trên của vòng sắt, mặt trên của 
bục chắn hoặc rời tạ một cách không hợp lệ trong quá trình thực hiện lần đẩy. 
Luật thi đấu đẩy tạ. 
Miễn là trong quá trình thực hiện lần đẩy, các điều luật trên không bị vi phạm, 
vận động viên có thể dừng một lần đẩy khi đã bắt đầu, có thể đặt tạ xuống bên trong 
hoặc bên ngoài vòng đẩy và có thể bước ra khỏi vòng. Khi bước ra khỏi vòng, vận 
động viên phải bước ra theo đúng yêu cầu của mục 11, trước khi quay lại vị trí đứng 
và bắt đầu một lần đẩy mới. 
Đối với một lần đẩy hợp lệ, tạ phải rơi hoàn toàn vào bên trong các cạnh phía 
trong của khu vực tạ rơi. 
Việc đo kết quả mỗi lần đẩy sẽ được thực hiện ngay sau khi lần đẩy được hoàn 
thành từ điểm chạm gần nhất của vết tạ rơi tới phía trong của đường tròn bao quanh 
vòng đẩy và đo theo đường thẳng qua tâm vòng. 
Vận động viên không được rời khỏi vòng đẩy cho tới khi tạ đã chạm đất. Khi 
rời khỏi vòng đẩy, việc chạm đầu tiên lên mặt trên vòng sắt hoặc đất bên ngoài vòng sẽ 
phải hoàn toàn ở phía sau vạch trắng được vẽ bên ngoài vòng và vuông góc với đường 
trung tâm của khu vực tạ rơi. 
Tạ phải được mang trở lại tới vòng đẩy và không bao giờ được quăng tạ ngược lại. 
Mỗi vận động viên sẽ được tính thành tích cao nhất trong các lần đẩy của mình, 
bao gồm cả những lần đẩy để phân hạng cao nhất trong trường hợp bằng nhau ở vị trí 
đầu tiên. 
Câu hỏi củng cố chương; 
1. Trình bày luật xuất phát thấp. 
2. Trình bày luật nhảy cao và đẩy tạ. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 51 
3. Nêu các tổ chức trọng tài môn điền kinh. 
4. Nêu các tổ chức trọng tài môn điền kinh. 
5. Nêu các hiệu lệnh trong thi đấu các nội dung môn điền kinh. 
Chương 2: Luật Điền kinh 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Dương Nghiệp Chí - Nguyễn Kim Minh, Giáo trình Điền kinh, Nhà xuất 
bản TDTT, Hà Nội, 1996. 
[2]. Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng - Phạm Văn Thụ, Giáo trình Điền 
kinh, Nhà xuất bản TDTT, 1975. 
[3]. Dương Nghiệp Chí – Mai Văn Muôn - Trần Văn Đạo, Giáo trình Điền kinh, 
Nhà xuất bản TDTT, 1978. 
[4]. Tổng cục TDTT, Luật Điền kinh, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội, 2004. 
[5] Trường Đại học TDTT 1, Giáo trình Điền Kinh, NXB TDTT, Hà Nội, 2000. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dien_kinh.pdf