Giáo trình Chủ thể kinh doanh

I. KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHỦ THỂ KINH DOANH

1. Khái niệm kinh doanh

 Một trong những khái niệm nền tảng của môn học chủ thể kinh doanh là kinh doanh. Trước đây, kinh doanh và tự do kinh doanh đã không được thừa nhận trong đường lối, chính sách và thực tiễn pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Công ty 1990, và tiếp tục được khẳng định lại trong Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005.1 Quyền tự do kinh doanh của công dân cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992.

 Ở góc độ đời thường, hành vi kinh doanh thường được hiểu là hành vi mà chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Trong luật thực định của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa trong các đạo luật về công ty năm 1990, 1999 và hiện nay là trong Luật Doanh nghiệp 2005. Khoản 2, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp qui

định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 1

Trang 1

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 2

Trang 2

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 3

Trang 3

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 4

Trang 4

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 5

Trang 5

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 6

Trang 6

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 7

Trang 7

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 8

Trang 8

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 9

Trang 9

Giáo trình Chủ thể kinh doanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 282 trang Trúc Khang 12/01/2024 17780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chủ thể kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chủ thể kinh doanh

Giáo trình Chủ thể kinh doanh
 1 
CHƯƠNG I 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH 
VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH 
 Tiến sĩ Bùi Xuân Hải 
 Thạc sĩ Hà Thị Thanh Bình 
 Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh và 
các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện 
nay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh 
nghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sẽ được 
trình bày trong chương này. 
I. KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CHỦ THỂ KINH 
DOANH 
1. Khái niệm kinh doanh 
 Một trong những khái niệm nền tảng của môn học chủ thể kinh 
doanh là kinh doanh. Trước đây, kinh doanh và tự do kinh doanh 
đã không được thừa nhận trong đường lối, chính sách và thực tiễn 
pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Từ khi thực hiện 
công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 
1986, khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Công ty 
1990, và tiếp tục được khẳng định lại trong Luật Doanh nghiệp 
1999 và 2005.1 Quyền tự do kinh doanh của công dân cũng đã 
được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. 
 Ở góc độ đời thường, hành vi kinh doanh thường được hiểu là 
hành vi mà chủ thể thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Trong luật 
thực định của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa trong các 
đạo luật về công ty năm 1990, 1999 và hiện nay là trong Luật 
Doanh nghiệp 2005. Khoản 2, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp qui 
định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất 
 2 
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ 
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích 
sinh lợi.” 
 Khái niệm kinh doanh này đề cập đến mục đích của hành vi và 
nơi mà hành vi của chủ thể có thể thực hiện, nó bao trùm tất cả các 
giai đoạn của hoạt động đầu tư kinh doanh, từ việc bỏ vốn vào đầu 
tư, đến sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa, cung ứng các loại 
dịch vụ trên thị trường như đại lý, môi giới, ủy thác, dịch vụ giao 
nhận vv, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.2 Nói một cách khác, khái 
niêm này tập trung vào bản chất của hành vi, mục đích của hành vi 
chứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt được trong thực tiễn. 
Khái niệm về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp hàm ý ba đặc 
tính cơ bản: 
 - Hoạt động kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp; 
 - Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường; 
 - Hoạt động kinh doanh có mục đích là lợi nhuận; 
 Một khái niệm rất gần với kinh doanh là thương mại. Cụ thể, 
nếu xem xét trong luật thực định của Việt Nam, có thể so sánh 
định nghĩa về kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp và định nghĩa 
về họat động thương mại theo Luật Thương mại 2005 khi mà đạo 
luật này đã có sự mở rộng khái niệm họat động thương mại rất 
nhiều so với Luật Thương mại 1997. Theo Khoản 1 Điều 3 của 
Luật Thương mại 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm 
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, 
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh 
lợi khác.” 
 Khái niệm kinh doanh cũng gắn liền với quyền tự do kinh 
doanh với tính cách là một bộ phận cấu thành của phạm trù quyền 
 3 
tự do của công dân. Trong khoa học pháp lý, quyền tự do kinh 
doanh có thể được hiểu theo nghĩa chủ quan (góc độ quyền chủ 
thể) và nghĩa khách quan.3 Quyền tự do kinh doanh của công dân 
tồn tại như một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế theo cơ chế thị 
trường. 
2. Chủ thể kinh doanh 
 Từ khái niệm về kinh doanh, vấn đề tiếp theo cần xem xét là 
chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh hay hoạt động kinh 
doanh. Về nguyên tắc, khi muốn thực hiện hoạt động kinh doanh, 
các chủ thể cần phải chọn lấy một mô hình trong số các mô hình 
kinh doanh mà pháp luật của quốc gia đó công nhận. Vì thế, có sự 
tồn tại rất đa dạng các loại hình doanh nghiệp, hay cụ thể hơn, các 
loại hình công ty trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới. 
 Ở Việt Nam, chủ thể kinh doanh có thể được hiểu là tất cả các 
tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh theo qui định của 
pháp luật. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp hơn của luật thực định thì chủ 
thể kinh doanh có thể được hiểu gồm các tổ chức, cá nhân kinh 
doanh đã làm thủ tục theo qui định và được cấp giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư.4 Cụ thể bao gồm: 
 1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành 
lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm Luật 
Doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh 
một số lĩnh vực đặc thù như Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh 
bảo hiểm, Luật Luật sư, . 
 2. Hộ kinh doanh (hay trong thực tế còn được gọi là hộ kinh 
doanh cá thể, tiểu thương) mà hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị 
định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ. 
3. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 
 4 
3.1. Khái niệm 
 Doanh nghiệp thực ra là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực 
kinh tế học.5 Nó có thể được định nghĩa dưới những góc độ khác 
nhau thể hiện những cách nhìn đa dạng về doanh nghiệp. Có tác 
giả cho rằng doanh nghiệp như một cái áo khoác để thực hiện ý 
tưởng k ... c xã có quyền tự quyết định các vấn đề về sản 
xuất, kinh doanh và tự chịu trach nhiệm về kết quả sản xuất, kinh 
doanh bằng chính tài sản của hợp tác xã. Các quyền của hợp tác xã 
được ghi nhận tại điều 6 Luật hợp tác xã bao gồm: 
- Lựa chọn ngành, nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật 
không cấm; 
- Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 
hợp tác xã; 
- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với 
tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngòai 
để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo qui định của pháp 
luật; 
- Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng 
được yêu cầu sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo qui 
định của pháp luật; 
- Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết xã viên ra hợp 
tác xã, khai trừ xã viên theo qui định của Điều lệ hợp tác xã; 
 246 
- Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khỏan lỗ của hợp 
tác xã; 
- Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích 
trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ 
luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyết định 
việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại gây ra cho hợp tác 
xã; 
- Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguổn vốn 
khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo qui định của pháp luật; 
- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo qui định của 
pháp luật 
- Từ chối yêu cầu của tổ chức cá nhân trái với qui định của 
pháp luật 
- Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp 
của hợp tác xã; 
 5.2. Nghĩa vụ của hợp tác xã: 
Cũng như các lọai hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị 
trường, bên cạnh các quyền, hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa 
vụ mà pháp luật qui định. Các nghĩa vụ được qui định tại điều 7 
của Luật hợp tác xã vừa thể hiện sự bình đẳng của hợp tác xã với 
các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đồng thời 
thể hiện tính đặc thù của hợp tác xã – là một tổ chức kinh tế mang 
tính hợp tác, tính cộng đồng. Theo đó, hợp tác xã có các nghĩa vụ 
sau: 
- Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng 
ký; 
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về kế tóan, thống kê 
và kiểm tóan; 
- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của 
pháp luật; 
 247 
- Bảo tòan và phát triển vốn họat động của hợp tác xã; quản 
lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo qui định của 
pháp luật; 
- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi 
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác 
xã theo qui định của pháp luật 
- Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - 
văn hóa và các công trình quốc trình quốc phòng, an ninh 
theo qui định của pháp luật. 
- Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết 
kinh tế đối với xã viên 
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động 
cho hợp tác xã và người lao động do hợp tác xã thuê theo 
qui định của pháp luật về lao động; khuyến khích và tạo 
điều kiện để người lao động trở thành xã viên. 
- Đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc cho xã viên là cá nhân và 
người lao động làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo 
qui định của Điều lệ hợp tác xã phù hợp với qui định của 
pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối 
tượpng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyên . 
- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ 
hiểu biết của xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích 
cực tham gia xây dựng hợp tác xã; 
- Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật 
 6. Chế độ tài sản và tài chính của hợp tác xã 
Tòan bộ nội dung này được qui định tại chương V của Luật hợp 
tác xã năm 2003. Đây cũng là sự ghi nhận về sự đổi mới pháp luật 
hợp tác xã ở nước ta, bao gồm các qui định cụ thể về góp vốn, huy 
động vốn, tài sản của hợp tác xã, trích lập các quĩ, phân phối lãi 
 6.1. Vốn của hợp tác xã: 
 248 
 Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ vốn họat động của hợp 
tác xã, bao gồm các nguồn sau: 
 6.1.1. Vốn góp của xã viên 
 Góp vốn là nghĩa vụ của xã viên khi tham gia hợp tác xã. Phần 
vốn góp của xã viên có thể bằng tiền hoặc giá trị tài sản (k1đ4 Luật 
hợp tác xã). Tổng số vốn góp của các xã viên sẽ tạo thành vốn 
điều lệ của hợp tác xã 
 6.1.2. Vốn tự tích lũy của hợp tác xã 
Trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ khỏa lãi 
thu được, hợp tác xã sẽ tự tích lũy vốn. Đây được coi là nguồn 
vốn tự có của hợp tác xã, được sử dụng để mua sắm tài sản. 
 6.1.3 Vốn huy động 
Là một tổ chức kinh tế nên trong quá trình họat động, hợp tác xã 
được quyền huy động vốn bằng việc vay ngân hàng, bổ sung vốn 
góp của xã viên theo qui định của pháp luật và theo quyết định 
của Đại hội xã viên. 
Vốn của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ ba nguồn trên. 
Ngòai ra trong quá trình họat động hợp tác xã có thể nhận nguồn 
trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong và ngòai 
nước tài trợ. Nguồn này hợp tác xã được sử dụng theo sử thỏa 
thuận của các bên và theo qui định của pháp luật. 
 6.2. Tài sản của hợp tác xã 
 Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ vốn hoạt động của 
hợp tác xã. Trong hợp tác xã có khối tài sản chung: công trình 
phục vụ sản xuất, công trình văn hóa, xã hội kết cấu hạ tầng phục 
 249 
vụ cho cộng đồng dân cư được hình thành từ quỹ phát triển sản 
xuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồn do Nhà nước trợ cấp, 
quà biếu, tặng của các tổ chức trong và ngoài nước. 
 6.3. Các quỹ của hợp tác xã 
 - Mọi hợp tác xã đều phải lập quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự 
phòng. 
 - Việc trích lập các loại quỹ khác do Điều lệ hợp tác xã và Đại 
hội xã viên quy định phù hợp điều kiện cụ thể của từng loại hình 
hợp tác xã. 
Đại hội xã viên quyết định việc trích lập các quĩ phù hợp với qui 
định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã qui đích mục đích, 
phương thức quản lý và sử dụng các quĩ. 
 7. Phân phối lãi 
Xuất phát từ đặc điểm của hợp tác xã là : họat động như một lọai 
hình doanh nghiệp nhưng mang tính cộng đồng, nên việc phân 
phối lãi trong hợp tác xã phải tuân thủ nguyên tắc : đảm bảo sự 
phát triển của hợp tác xã và quyền lợi của xã viên. Chính vì vậy, 
lãi thu được của hợp tác xã trong quá trình họat động sau khi trừ đi 
các chi phí sản xuất, kinh doanh, trích lập các quĩ của hợp tác xã 
thì phần còn lại sẽ sẽ được chia cho xã viên theo phần vốn góp, 
công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Cụ 
thể việc phân phối lãi trong hợp tác xã dựa vào các yếu tố sau: 
 - Xã viên góp vốn vào hợp tác xã 
 - Góp sức lao động trong hợp tác xã 
 250 
 - Hợp tác xã cung cấp các dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh 
doanh của xã viên. 
 8. Tổ chức lại, giải thể hợp tác xã 
 8.1. Tổ chức lại 
Tổ chức lại hợp tác xã là một nội dung quan trọng trong Luật hợp 
tác xã, bởi vì cũng như các lọai hình doanh nghiệp khác, hợp tác 
xã luôn vận động và phát triển. Các qui định của pháp luật về hợp 
nhất, sáp nhập, chia, tách hợp tác xã một mặt nhằm đáp ứng nhu 
cầu thực tế của hợp tác xã, mặt khác đảm bảo việc quản lý nhà 
nước đối với các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 
 8.1.1 Thẩm quyền tổ chức lại 
 Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được quản lý theo nguyên tắc tự 
nguyện, dân chủ và bình đẳng. Do đó, việc tổ chức lại hợp tác xã 
phải do Đại hội xã viên quyết định. Trên cơ sở đó cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền thông báo chấp thuận hay không chấp thuận. 
 8.1.2. Các biện pháp tổ chức lại 
 8.1.2.1. Chia hợp tác xã 
 Là biện pháp tổ chức lại, theo đó hợp tác xã được tổ chức lại 
(hợp tác xã bị chia) được chia thành 2 hay nhiều hợp tác xã, từ đó 
cho ra đời nhiều hợp tác xã mới (hợp tác xã được chia) và kết thúc 
sự tồn tại của hợp tác xã bị chia. 
 8.1.2.2. Tách hợp tác xã 
 Là biện pháp tổ chức lại, theo đó hợp tác xã được tổ chức lại 
(hợp tác xã bị tách) được tách thành 2 hay nhiều hợp tác xã từ đó 
 251 
cho ra đời một hay một số hợp tác xã mới (hợp tác xã được tách). 
Sau khi tách, hợp tác xã bị tách vẫn tồn tại. 
Như vậy, với việc chia, tách hợp tác xã sẽ làm tăng số lượng hợp 
tác xã trên thị trường. 
 8.1.2.3. Hợp nhất hợp tác xã 
 Hai hay nhiều hợp tác xã (hợp tác xã bị hợp nhất) có thể hợp 
nhất thành 1 hợp tác xã mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, 
quyền, nghĩa vụ của mình sang một hợp tác xã mới do họ cùng 
thành lập (hợp tác xã hợp nhất) đồng thời chấm dứt sự tồn tại của 
các hợp tác xã bị hợp nhất. 
 8.1.2.4. Sáp nhập hợp tác xã 
 Là việc 1 hoặc một số hợp tác xã (hợp tác xã bị sáp nhập) 
chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của mình sang 1 
hợp tác xã (hợp tác xã sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của 
các hợp tác xã bị sáp nhập. 
Với việc hợp nhất và sáp nhập thì số lượng hợp tác xã trên thị 
trường sẽ giảm nhưng sẽ làm tăng qui mô của chúng. 
 8.2. Giải thể . 
 Là chấm dứt hoạt động của hợp tác xã theo một thủ tục hành 
chính, do Ủy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh tiến hành. 
 Có 2 trường hợp giải thể hợp tác xã: giải thể tự nguyện và giải 
thể bắt buộc. Theo qui định tại khỏan 1 và khỏan 2 điều 42 việc 
giải thể tự nguyện hay bắt buộc đều phải được Ủy ban nhân dân đã 
 252 
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chấp nhận hay không 
chấp nhận. 
 Có nhiều lý do dẫn đến giải thể hợp tác xã: Đã hòan thành mục 
tiêu đặt ra lúc thành lập hợp tác xã, hết thời hạn họat động ghi 
trong Điều lệ, hợp tác xã không muốn kinh doanh do bị thua lỗ và 
các trường hợp bị Ủy ban nhân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký 
kinh doanh buộc phải giải thể do hợp tác xã vi phạm pháp luật . 
 8.2.1. Giải thể tự nguyện 
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do các cá nhân, hộ gia 
đình, pháp nhân tự nguyên lập ra. Do đó, xã viên hợp tác xã có 
quyền chấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã thông qua việc biểu 
quyết tại Đại hội xã viên. Đây là trường hợp giải thể do hợp tác xã 
tự quyết định. Mặc dù đây là trường hợp giải thể theo ý chi của 
hợp tác xã, nhưng để đảm bảo quyền lợi của xã viên, của đối tác và 
chủ nợ nên khi giải thể hợp tác xã cũng phải thực hiện đúng các 
qui định của pháp luật, có nghĩa là việc giải thể hợp tác xã chỉ 
được thực hiện khi có nghị quyết của Đại hội xã viên và được ủy 
ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chấp 
thuận. 
Trình tự, thủ tục giải thể tự nguyện 
Bước 1. 
- Hợp tác xã phải triệu tập Đại hội xã viên để thông qua nghị 
quyết về việc giải thể 
- Hợp tác xã phải gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của Đại 
hội xã viên đến cơ quan đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 
đồng thời đăng báo địa phương nơi hợp tác xã họat động 
trong ba số liên tiếp về việc xin giải thể, thời hạn thanh tóan 
nợ, thanh lý hợp đồng. 
 253 
Bước 2 
Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đơn phải ra thông báo chấp 
thuận hoặc không chấp thuận việc xin giải thể của hợp tác xã 
 Bước 3 
Sau khi nhận được thông báo chấp thuận việc xin giải thể của cơ 
quan đăng ký kinh doanh, hợp tác xã phải xử lý vốn, tài sản theo 
qui định của Luật hợp tác xã, thanh tóan các khỏan chi phí cho 
việc giải thể, trả vốn góp và giải quyết các quyền lợi cho xã viên 
theo qui định của Điều lệ hợp tác xã 
 8.2.2. Giải thể bắt buộc 
 Đó là việc giải thể theo quyết định của Ủy ban nhân dân đã cấp 
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi rơi vào những trường hợp 
mà pháp luật qui định bắt buộc phải giải thể. Như vậy, khác với 
giải thể tự nguyện, việc giải thể bắt buộc hợp tác xã không cần làm 
đơn xin giải thể. 
a. Thẩm quyền quyết định giải thể bắt buộc 
Ủy ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
b. Các trường hợp giải thể bắt buộc 
- Sau mười hai tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận 
đăng ký kinh doanh mà hợp tác xã không tiến hành họat 
động; 
- Hợp tác xã ngưng họat động trong mười hai tháng liền; 
- Trong thời hạn mười tám tháng liền, hợp tác xã không tổ 
chức Đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính 
đáng; 
 254 
- Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật ; 
c. Trình tự, thủ tục giải thể bắt buộc 
Bước 1 
Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể lập Hội đồng giải thể và chỉ 
định Chủ tịch Hội đồng để tổ chức việc giải thể hợp tác xã 
Bước 2 
- Hội đồng giải thể đăng báo địa phương nơi hợp tác xã họat 
động trong ba số liên tiếp về việc quyết định giải thể hợp 
tác xã ; thông báo trình tự, thủ tục,thời hạn thanh tóan nợ, 
thanh lý hợp đồng, xử lý vốn, tài sản theo qui định của Luật 
hợp tác xã, thanh tóan các khỏan chi phí cho việc giải thể, 
trả vốn góp và giải quyết các quyền lợi cho xã viên theo qui 
định của Điều lệ hợp tác xã . 
 Kể từ ngày hợp tác xã nhận được thông báo giải thể, cơ quan đăng 
ký kinh doanh đã cấp giấy chứng hận đăng ký kinh doanh phải thu 
hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xóa tên hợp tác xã 
trong sổ đăng ký kinh doanh. 
 8.3. Phá sản hợp tác xã 
 Hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi 
chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. 5 
 Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản hợp tác xã được thực 
hiện theo Luật Phá sản năm 2004. 
 9. Liên hiệp hợp tác xã và liên minh hợp tác xã 
 255 
 9.1. Liên hiệp hợp tác xã 
Liên hiệp hợp tác xã hình thành dựa trên sự liên kết của các hợp 
tác xã có nhu cầu và hòan tòan tự nguyện. Như vậy, thành viên 
của liên hiệp hợp tác xã và các hợp tác xã. 
Liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có vốn Điều lệ, có tài 
sản riêng và tự chịu trách nhiệm về kết quả họat động sản xuất 
kinh doanh của mình. 
 Giống như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng là một tổ chức 
kinh tế được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tổ chức và hoạt 
động của hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã được thành lập nhằm 
mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp 
tác xã thành viên. 
 9.2. Liên minh hợp tác xã 
 Liên minh hợp tác xã là tổ chức phi chính phủ do các hợp tác xã 
và liên hiệp hợp tác xã trong cùng ngành hoặc các ngành kinh tế 
khác nhau tự nguyện thành lập nên. 
Liên minh hợp tác xã được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh. 
Liên minh hợp tác xã có chức năng được qui định tại điều 44 Luật 
hợp tác xã. 
Như vậy, khác với liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác 
xã không có chức năng sản xuất, kinh doanh. Liên minh hợp tác xã 
được thành lập để đại diện, tư vấn, hỗ trợ cho các hợp tác xã và 
Liên hiệp hợp tác xã. 
________________________ 
1. Xem tờ trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hợp tác xã 
 256 
2. Điều 1 Luật hợp tác xã được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2003 
 Xem : “ Khuôn khổ pháp lý và kinh nghiệp phát triển hợp tác xã của một số nước” – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung 
ương năm 1996 
3. Xem đ13,14,15 Luật hợp tác xã và Nghị định của Chính phủ số 87/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 về đăng ký 
kinh doanh hợp tác xã 
4. Xem điều 17 Luật hợp tác xã và điều 10 Nghị định của Chính phủ số 177/2004/NĐ –CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 qiu 
định chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã. 
 5. Xem điều 5 Luật phá sản được thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chu_the_kinh_doanh.pdf