Giáo trình Bóng rổ

Phương pháp các kỹ thuật cơ bản

4.2.1. Các kỹ thuật chuyền bắt bóng cơ bản

4.2.1.1. Khái niệm

Chuyền bóng là đưa bóng lên trên không, lăn bóng hoặc làm bóng bật đất để

bóng vượt qua người phòng thủ và đến tay đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất. Bắt bóng là

những động tác hợp lí để đón những đường chuyền đến một cách chắc chắn và sẵn

sang thực hiện các đông tác tiếp theo. Phối hợp chuyền bắt bóng tốt sẽ tạo nên sự liên

kết chiến thuật trong tấn công, làm cho hàng phòng thủ của đối phương bị rối loạn và

tạo cơ hội thuận lợi để dứt điểm.

4.2.1.2. Phân loại

* Các kỹ thuật tại chỗ chuyền bóng cơ bản:

- Chuyển bóng 1 tay: trên vai, bên mình, dưới thấp, sau lưng

- Chuyển bóng 2 tay: trên đầu, ngang vai, trước ngực (trực tiếp, gián tiếp )

- Nhảy chuyền 2 tay trên đầu.

* Các kỹ thuật tại chỗ bắt bóng cơ bản:

- Bắt bóng 1 tay: trên cao, trước ngực

- Bắt bóng 2 tay: trước ngực, dưới thấp, bắt bóng bật đất

* Phối hợp chuyền bắt bóng:

- Di chuyển chuyền bóng một tay: bên mình, dưới thấp

- di chuyển chuyền bóng hai tay: trước ngực (trực tiếp, gián tiếp)

Giáo trình Bóng rổ trang 1

Trang 1

Giáo trình Bóng rổ trang 2

Trang 2

Giáo trình Bóng rổ trang 3

Trang 3

Giáo trình Bóng rổ trang 4

Trang 4

Giáo trình Bóng rổ trang 5

Trang 5

Giáo trình Bóng rổ trang 6

Trang 6

Giáo trình Bóng rổ trang 7

Trang 7

Giáo trình Bóng rổ trang 8

Trang 8

Giáo trình Bóng rổ trang 9

Trang 9

Giáo trình Bóng rổ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang baonam 10600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bóng rổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bóng rổ

Giáo trình Bóng rổ
 GIÁO TRÌNH 
BÓNG RỔ 
BẬC 
 TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Tp. HCM – 2018 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
GIÁO TRÌNH 
BÓNG RỔ 
THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN 
Chủ biên Nguyễn Thị Lan Em 
Học vị Thạc sỹ 
Thành viên tham dự Nguyễn Ngọc Linh 
Học vị Thạc sỹ 
TRƯỞNG KHOA 
Huỳnh Thị Tuyết Hồng 
TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
Trương Hiền 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
Nguyễn Thị Lan Em 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
LỜI NÓI ĐẦU 
Mục tiêu của Giáo dục dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa của nước ta là Đào tạo một 
lớp người mới cho tương lai với đủ các tiêu chí là có đạo đức, phẩm chất tốt, có kiến 
thức văn hóa sâu rộng và có một thể chất khỏe mạnh. Cả 3 tiêu chí này đều có tầm quan 
trọng như nhau và chính nó sẽ hình thành nên một con người phát triển toàn diện. 
 Bóng rổ là một trong những môn thể thao hội tụ đầy đủ và thể hiện rất cao về 
tính đối kháng, tính tập thể. Bóng rổ giúp phát triển rất tốt các tố chất như: Nhanh – 
mạnh – bền – khéo léo và kỹ thuật. Cho nên Giảng viên Thể dục thể thao thường lấy 
môn bóng rổ nhằm phát triển và bổ trợ cho nhiều môn thể thao khác. Bản thân môn 
bóng rổ có một sức hút rất lớn với mọi người, Đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên 
tham gia tập luyện. 
 Cuốn giáo trình giảng dạy này được biên soạn phù hợp với chương trình, thời 
lượng đối với một học sinh - sinh viên hệ Cao đẳng. 
 Giáo trình gồm 2 chương: 
 Chương 1:- Sơ lược lịch sử và quá trình phát triển của môn bóng rổ. 
- Phương pháp các kỹ thuật cơ bản. 
 Chương 2: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ. 
 Trong quá trình biên soạn mặc dù đã rất cố gắng nhưng như trên đã trình bày, 
do chương trình và thời lượng dành cho môn học còn ít, nên giáo trình này viết chưa 
thật sâu và rộng so với sự mong muốn của các tác giả. Chúng tôi mong nhận được sự 
góp ý và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn và các 
đồng nghiệp để giáo trình này ngày càng hoàn thành hơn. 
MỤC LỤC 
Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BÓNG RỔ....1 
1. SỰ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ.1 
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ THẾ GIỚI.2 
3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG RỔ Ở VIỆT NAM ......................... 2 
4. PHƯƠNG PHÁP CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN ................................................... 3 
4.1. Khát quát ..................................................................................................... 3 
4.2. Phương pháp các kỹ thuật cơ bản ................................................................ 4 
4.2.1. Các kỹ thuật chuyền bắt bóng cơ bản ....................................................... 4 
4.2.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 4 
4.2.1.2. Phân loại ............................................................................................ 4 
4.2.1.3. Kỹ thuật chuyền và bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp ................... 4 
4.2.1.4. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng hai tay trước ngực 
trực tiếp .......................................................................................................... 6 
4.2.2 Các kỹ thuật dẫn bóng cơ bản ................................................................... 8 
4.2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 8 
4.2.2.2. Phân loại ............................................................................................ 8 
4.2.2.3. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng ........................................................... 8 
4.2.3 Các kỹ thuật ném rổ cơ bản ..................................................................... 10 
4.2.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 10 
4.2.3.2. Phân loại .......................................................................................... 10 
4.2.3.3. Kỹ thuật tại chỗ và nhảy ném rổ 1 tay trên vai ............................... 11 
Chương 2: LUẬT BÓNG RỔ ................................................................................. 14 
1. NHỮNG ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN TRONG MÔN BÓNG RỔ .......................... 14 
2. KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ .......................................... 15 
3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THI ĐẤU BÓNG RỔ ................................ 18 
3.1. Một số qui định cơ bản về đội bóng .............................................................. 18 
3.2. Một số qui định cơ bản về trận đấu bóng rổ .................................................. 19 
3.3. Một số qui định cơ bản về cách chơi bóng .................................................... 20 
3.4. Một số qui định cơ bản khi tiến hành nhảy tranh bóng ................................. 22 
3.5. Một số qui định cơ bản khi tiến hành phát bóng biên ........... ... t Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 36 
LUẬT LỖI GHI CHÚ 
rổ từ khu vực 3 điểm thì 
tính 3 điểm và tiếp tục ném 
thêm 1 quả phạt bổ túc. 
+ Trong quá trình đấu thủ 
bị phạm lỗi chưa hoặc 
không ném bóng vào rổ thì 
đấu thủ này sẽ được ném 2 
quả phạt nếu bị phạm lỗi ở 
khu vực 2 điểm hoặc ném 
3 quả phạt nếu bị phạm lỗi 
ở khu vực 3 điểm. 
- Trường hợp đội của đấu 
thủ phạm lỗi đã quá 4 lỗi 
trong hiệp đấu đó vẫn tính 
1 lỗi cá nhân cho đấu thủ 
phạm lỗi và người bị phạm 
lỗi sẽ ném 2 quả phạt (dù 
cho anh ta đã bị phạm lỗi ở 
đâu và có tư thế ném rổ 
hay không) 
- Tham khảo điều 55 về lỗi 
đồng đôi – Xử phạt. 
 4.2. Những điều luật thường áp dụng trong thi đấu 
4.2.1. Luật dẫn bóng 
 * Định nghĩa: Một lần dẫn bóng bắt đầu khi một đấu thủ giành được quyền 
kiểm soát bóng sống trên sân, ném lăn hoặc dẫn bóng trên mặt sân và chạm bóng một 
lần nữa trước khi bóng chạm đấu thủ khác. 
 - Lần dẫn bóng kết thúc khi đấu thủ chạm bóng đồng thời bằng cả hai tay hoặc 
bóng nằm trong một hoặc cả hai tay. 
 - Trong khi dẫn bóng có thể ném bóng vào không khí, với điều kiện là bóng 
chạm mặt sân trước khi tay của đấu thủ dẫn bóng chạm bóng lần nữa. 
 - Không có giới hạn số bước khi bóng không tiếp xúc với tay của người dẫn bóng. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 37 
 * Ghi chú: Một đấu thủ không được dẫn bóng lần thứ hai sau khi kết thúc lần 
dẫn bóng thứ nhất, trừ khi anh ta mất quyền kiểm soát bóng sống trên sân do: 
 - Một lần ném rổ. 
 - Bị đối phương chạm vào bóng. 
 - Chuyền bóng hoặc bóng chạm đấu thủ khác. 
 4.2.2. Chạy bước 
* Định nghĩa: Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kỳ hướng nào của một 
hoặc cả hai bàn chân do vượt quá những giới hạn cho phép khi đấu thủ cầm bóng sống 
trên sân. 
* Hình thành chân trụ: 
- Một đấu thủ thực hiện dắt bóng khi đang đứng trên sân với: 
+ Hai bản chân ở trên mặt sân thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm trụ. 
Nhưng ngay khi có một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia sẽ trở thành bàn chân trụ. 
+ Một bàn chân ở trên mặt sân thì bàn chân đó. 
- Một đấu thủ đang di chuyển không bóng(đi, chạy, nhảy) 
+ Đứng lại trước khi thực hiện bắt bóng thì việc hình thành chân trụ được áp 
dụng tương tự như tình huống đấu thủ đó đang đứng trên sân đã được trình bày như trên. 
+ Bật lên không (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng 
một chân sau đó chân kia mới chạm mặt sân thì bàn chân chạm đất đầu tiên sẽ là bàn 
chân trụ. 
Tuy nhiên trong tình huống này nếu đấu thủ sử dụng chân chạm đất trước để 
giậm nhảy lên rồi rơi xuống đất bằng hai chân cùng lúc thì không có bàn chân nào làm 
bàn chân trụ cả. 
+ Bật lên không (hai chân rời mặt đất) để bắt bóng rồi rơi xuống mặt sân bằng hai 
bàn chân chạm đất cùng lúc thì có thể dùng một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ. 
- Một đấu thủ dẫn bóng và bắt bóng lên khi: 
+ Đang đứng tại chỗ dẫn bóng thì ngay sau khi kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất 
(bóng nằm trong một hoặc cả hai tay) của đấu thủ đó, việc hình thành chân trụ sẽ được 
áp dụng tương tự như tình huống anh ta đang đứng trên sân và thực hiện bắt bóng. 
+ Đang di động dẫn bóng thì ngay khi kết thúc lần dẫn bóng của đấu thủ đó, 
việc hình thành chân trụ sẽ được áp dụng tương tự như tình huống anh ta đang di 
chuyển không bóng và thực hiện bắt bóng. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 38 
Tuy nhiên đối với tình huống này, sau khi đã hình thành chân trụ đấu thủ đó 
cũng không thể tiếp tục dẫn bóng di chuyển đến vị trí khác được vì anh ta đã kết thúc 
lần dẫn bóng thứ nhất (áp dụng luật dẫn bóng). 
* Sau khi hình thành chân trụ: 
- Nếu đấu thủ vẫn giữ bàn chân trụ có điểm tiếp xúc với mặt sân thì bàn chân 
còn lại được phép bước một hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào mà vẫn không 
phạm luật chạy bước. 
- Nếu đấu thủ đã có một bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc bàn chân đó lên khi 
thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng không để nó chạm trở lại mặt sân 
trước khi bóng rời tay. Và khi anh ta bắt đầu dẫn bóng thì bàn chân trụ sẽ không được 
nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên. 
- Nếu đầu thủ không xác định bàn chân nào là bàn chân trụ hoặc có thể dùng 
một trong hai bàn chân làm bàn chân trụ thì anh ta có thể nhấc một hoặc cả hai bàn 
chân lên khi thực hiện một lần chuyền bóng hoặc ném rổ nhưng không được chạm trở 
lại mặt sân trước khi bóng rời tay. Và anh ta bắt đầu dẫn bóng thì không bàn chân nào 
được nhấc lên trước khi bóng chạm đất lần đầu tiên. 
* Đấu thủ bị ngã, hoặc ngồi trên sân: 
- Hợp lệ khi đấu thủ cầm bóng ngã xuống mặt sân hoặc trong khi nằm (hoặc 
ngồi) trên sân mà giành được quyền kiểm soát bóng. 
- Phạm luật nếu đấu thủ này trượt, lăn hoặc cố đứng dạy trong khi cầm bóng. 
4.2.3. Các điều luật về thời gian 
* Luật 3 giây: Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân trong khi đồng 
hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục 
quá 3 giây. 
* Luật 5 giây: Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát bởi một đối 
phương có vị trí phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 mét thì phải chuyền 
bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng trong vòng 5 giây. Ngoài ra, đối với các đấu thủ ném 
bóng biên hoặc đấu thủ ném phạt sau khi được Trọng tài trao bóng hay bóng đặt vào vị 
trí sử dụng mà trong vòng 5 giây bóng vẫn chưa rời khỏi tay sẽ bị phạm luật 5 giây. 
* Luật 8 giây: Nếu một đội có một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng ở 
phần sân sau vào bất cứ lúc nào thì trong vóng 8 giây đội đó phải đưa được bóng sang 
phần sân trước. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 39 
* Luật 24 giây: Nếu một đội có một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng 
sống ở trên sân vào bất cứ lúc nào thì trong vòng 24 giây đội đó phải ném rổ. Nếu 
trong thời gian 24 giây mà đội kiểm soát bóng không ném rổ thì đồng hồ 24 giây sẽ 
thông báo bằng tín hiệu âm thanh. 
4.2.4. Bóng trở về sân sau 
* Định nghĩa: Bóng trở về sân sau của một đội khi: 
- Bóng chạm sân sau. 
- Bóng chạm một đấu thủ hoặc một trọng tài có phần cơ thể tiếp xúc sân sau. 
- Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở 
về sân sau của đội anh ta. 
- Nếu 1 đội làm bóng trở lại sân sau thì đội đối phương được phát bóng biên ở 
giữa đường biên dọc. 
 4.3. Các hình thức phạm lỗi thường xảy ra trong thi đấu 
 4.3.1. Lỗi cá nhân 
* Định nghĩa: Lỗi cá nhân của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật 
đối với đối phương, không kể là bóng sống hoặc bóng chết. 
Đấu thủ không được nắm giữ, kéo, đẩy, chặn ngang hoặc cản người trái phép 
chẳn hạn như không được dùng tay, vai, hông, chân, đầu gối và bàn chân làm trở 
ngại sự xoay trở của đối phương, không được cúi người một cách không bình thường 
ra ngoài chiều ca thẳng đứng của mình, cũng không được có hành động thô lỗ hoặc có 
lỗi chơi thô bạo trong thi đấu. 
- Cản người là va chạm cá nhân trái luật ngăn cản sự xoay trở của đối phương 
hoặc trì hoãn không cho đối phương di chuyển đến một vị trí trên sân khi họ có bóng 
hoặc không có bóng. 
- Chặn ngang là va chạm cá nhân khi có bóng hoặc không có bóng bởi đẩy hoặc 
di chuyển vào phần thân trên của đối phương. 
- Cản người trái luật từ phía sau là đấu thủ phòng thủ va chạm từ phía sau đối 
phương. Kể cả khi người phòng thủ đang cố gắng lấy bóng thì cũng không biện minh 
được trong việc gây ra va chạm từ phía sau của mình đối với đối phương. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 40 
- Nắm giữa là va chạm cá nhân đối với đối phương nhằm cản trở sự di chuyển tự 
do của đối phương hoặc dùng tay tiếp xúc vào bất kỳ phần nào của cơ thể đối phương để 
ngăn cản sự xoay trở của họ cũng là hành động trái luật của người phòng thủ. 
- Đẩy người là va chạm cá nhân với bất kỳ phần nào của cơ thể khi đấu thủ có 
biểu hiện dùng sức mạnh để tranh vị trí của đối phương có bóng hoặc không có bóng. 
4.3.2. Lỗi đồng đội 
* Định nghĩa: 
- Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật 
bởi các đấu thủ chính thức của đội đó trong 1 hiệp đấu. 
- Tất cả những lỗi đồng đội phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào 
sẽ được tính là một phần của hiệp thứ tư. 
* Xử phạt: 
- Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi trong một hiệp) thi tất cả các lỗi 
cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng 
biên (kể cả lỗi khi không có động tác ném rổ). 
- Nếu 1 đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc của đội được 
quyền phát bóng biên phạm lỗi thì không cho ném 2 quả phạt. 
4.3.3. Lỗi hai bên 
* Định nghĩa: Lỗi hai bên là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần 
như cùng một thời điểm. 
- Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi. Không có ném phạt. 
- Nếu bóng vào rổ cùng với thời điểm xảy ra lỗi thì bóng được tính điểm. Đối 
phương của đội ném vào rổ được phát bóng biên ở đường cuối sân. 
- Nếu không có đội nào hiện đang kiểm soát bóng hoặc phát bóng biên thì cho 2 
đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi phạm lỗi. 
4.3.4. Lỗi kỹ thuật 
* Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức: 
- Định nghĩa: Lỗi kỹ thuật của một đấu thủ chính thức không quan tâm đến 
những lời nhắm nhở của Trọng tài hoặc sử dụng các thủ đoạn như: 
+ Tiếp xúc hoặc có những lời nói thiếu tôn trọng với Trọng tài, cố vấn Kỹ thuật, 
các nhân viên ở bàn thư ký hoặc đối phương. 
+ Dùng lời nói hoặc hành động xúc phạm, kích động khán giả. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 41 
+ Chọc ghẹo đối phương hoặc ngăn cản tầm nhìn của đối phương bằng cách 
khua tay ở gần mắt đối phương. 
+ Trì hoãn trận đấu bằng cách ngăn cản không cho đấu thủ phát bóng biên vào 
sân ngay. 
+ Không giơ tay đúng cách khi có lỗi xảy ra sau khi có yêu cầu của trọng tài. 
+ Thay đổi số áo mà không báo cho thư ký và trọng tài. 
 + Rời sân để tạo lợi thế không chính đáng. 
 + Treo người lên rổ để thể hiện sức mạnh của đấu thủ. Tuy nhiên, trong trường 
hợp úp rổ nếu đấu thủ nắm vòng rổ rồi bỏ ra ngay và không cố ý hoặc theo nhận định 
của Trọng tài thì đấu thủ đó đang nắm vòng rổ để cố gắng gây chấn thương cho bản 
thân hoặc cho đấu thủ khác thì không phạm lỗi kỹ thuật. 
+ Lỗi kỹ thuật của 1 đấu thủ Là những lỗi không liên quan đến đấu thủ khác. 
- Xử phạt: 
+ Ghi 1 lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi. 
+ Cho đối phương ném 1 quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. 
* Lỗi kỹ thuật của Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị, người 
đi theo đội: 
- Định nghĩa: nếu Huấn luyện viên, Huấn luyện viên phó, đấu thủ dự bị hoặc 
người đi theo đội có những lời nói thiếu tôn trọng khi tiếp xúc với trọng tài, cố vấn kỹ 
thuật, các nhân viên ở bàn thư ký, đối phương hoặc tự ý rời khỏi khu vực ghế ngồi của 
đội mà chưa được sự cho phép của trọng tài thì coi như Huấn luyện viên của đội đó đã 
phạm lỗi kỹ thuật. 
- Xử phạt: 
+ Phạt 1 lỗi kỹ thuật Huấn luyện viên. 
+ Cho đối phương ném 2 quả phạt và được phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. 
* Lỗi kỹ thuật trong thời gian nghỉ của trận đấu: 
- Định nghĩa: Là những lỗi kỹ thuật xảy ra trong các quãng thời giang nghỉa của 
trận đấu như trong khoảng 20 phút trước khi bắt đầu trận đấu, khi nghỉ giữa mỗi hiệp 
hoặc nghỉ trước hiệp phụ. 
Ngoại trừ khoảng thời gian 20 phút trước khi bắt đầu trận đấu thì thời gian nghỉ 
của trận đấu sẽ được bắt đầu khi có tín hiệu âm thanh báo kết thúc thời giant hi đấu 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 42 
của mỗi hiệp và kết thúc khi bóng chạm hợp lệ bởi một đấu thủ trên sân sau khi thực 
hiện tranh bóng ở vòng tròn giữa sân hoặc phát bóng biên vào đầu mỗi hiệp tiếp sau. 
- Xử phạt: Nếu thổi phạt lỗi kỹ thuật đối với: 
+ Một thành viên của đội được quyền thi đấu thì lỗi sẽ được tính như lỗi của 
đấu thủ chính thức và đối phương sẽ được ném 2 quả phạt. Lỗi đó sẽ tính vào một lỗi 
đồng đội 
+ Huấn luyện viên trưởng, Huấn luện viên phó hoặc người đi theo đội thì lỗi 
được tính cho Huấn luyện viên và đối phương ném 2 quả phạt. Lỗi này không tính vào 
lỗi đồng đội. 
- Qui định: Sau khi thực hiện xong những quả ném phạt thì sẽ cho nhảy tranh 
bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu trận đấu hoặc bắt đầu mỗi hiệp phụ. 
4.3.5. Lỗi phản tinh thần thể thao 
* Định nghĩa: 
- Lỗi phản tinh thần thể thao là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định 
của trọng tài thì đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi vào đối phương. 
- Lỗi phản tinh thần thể thao phải được hiểu một cách nhất quán trong suốt toàn 
bộ trận đấu. 
- Để xem xét là một lỗi có phản thể thao hay không, trọng tài sẽ căn cứ và thổi 
phạt khi đấu thủ có hành động: 
+ Gây ra va chạm mà không nhằm mục đích cản phá bóng. 
+ Cố gắng cản phá bóng mà gây ra va chạm quá mức (lỗi nặng) nhưng nếu 
trong khi cố gắng chính đáng nhằm cản phá bóng thì không phạm lỗi phản tinh thần 
thể thao. 
* Xử phạt: 
- Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi 
- Nếu đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao phải bị trục xuất. 
- Đội bị phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng 
biên. Số quả ném phạt được tính như sau: 
+ Nếu đấu thủ bị phạm lỗi không có động tác ném rổ thì cho ném 2 quả phạt. 
 + Nếu đấu thủ bị phạm lỗi có động tác ném rổ thì quả bóng vào rổ được tính 
điểm và cho ném thêm 1 quả phạt. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 43 
+ Nếu đấu thủ bị phạm lỗi có động tác ném rổ bóng không vào rổ thì tùy theo vị 
trí ném rổ mà cho ném 2 hoặc 3 quả phạt. 
4.3.6. Lỗi trục xuất 
* Định nghĩa: 
- Bất kỳ một đấu thủ chính thức hay đấu thủ dự bị, Huấn luyện viên hay Huấn 
luyện viên phó hoặc người đi theo của đội nào có hành động phản tinh thần thể thao 
một cách trắng trợn cũng đều phạm lỗi trục xuất. 
- Một Huấn luyện viên sẽ bị trục xuất khi: 
+ Phạm 2 lỗi kỹ thuật (C) do có hành động phản tinh thần thể thao. 
+ Có tổng cộng 3 lỗi kỹ thuật do hành động phản tinh thần thể thao của Huấn 
luyện viên phó, đấu thủ dự bị hay người đi theo đội trong băng ghế ngồi của đội (B) 
hoặc có 3 lỗi kỹ thuật mà trong đó có một lỗi kỹ thuật do chính bản thân của Huấn 
luyện viên (C). 
- Huấn luyện viên đã bị trục xuất sẽ được thay thế bởi Huấn luyện viên phó đã 
đang ký trong tờ ghi điểm. Nếu không có Huấn luyện viên phó thì đội trưởng sẽ thay thế. 
* Xử phạt: 
- Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi. 
- Người bị trục xuất sẽ ở trong phòng thay quần áo của đội suốt trận đấu hoặc 
nếu muốn sẽ được rời khỏi nhà thi đấu. 
- Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa biên dọc. Số quả 
ném phạt được tính như lỗi phản tinh thần thể thao. 
 Câu hỏi củng cố chương: 
1. Nêu các lỗi tính thời gian trong thi đấu bóng rổ. 
2. Trình bày Kí hiệu trọng tài bóng rổ. 
3. Trình bày luật chơi bóng rổ cơ bản. 
Chương 2: Luật Bóng rổ 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bóng rổ – Đại học TDTT– NXB TDTT 1975. 
[2] Giáo trình Bóng rổ – Cao đẳng sư phạm, NXB ĐHSP, 2003. 
[3] Tổng cục TDTT, Luật bóng rổ , NXB TDTT, 2003. 
[4] Giáo trình Bóng rổ – Cao đẳng sư phạm TDTT.TW2 – NXB TDTT 2004. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_ro.pdf