Giáo trình Bóng ném

Các đặc điểm đặc trưng của kỹ thuật môn bóng ném

 Bóng ném là môn thể thao đồng đội và mang tính đối kháng trực tiếp.

Trong thi đấu, vận động viên phải chịu chi phối bởi nhiều mối quan hệ khách quan từ

bên ngoài như từ đồng đội, đối phương, đấu pháp, điều kiện sân bãi, bóng, luật chơi,

 Thành tích thi đấu được xát định thông qua chất lượng phối hợp giữa cá

nhân với đồng đội mà then chốt là năng lực điều khiển hành vi của mỗi cá nhân khi

hoạt động độc lập, hoặc liện kết với đồng đội nhằm mục đích tấn công hay trong

phòng thủ.

 Ngoài những bộ di chuyển thường áp dụng trong thi đấu thì số lượng kỹ

thuật-chiến thuật cơ bản của môn bóng ném cũng rất da dạng và sự đa dạng, phong

phú này sẽ tăng gấp bội dưới dạng biến thể của chính nó khi đối phó với nhiều điều

kiện và tình huống khách quan luôn thay đổi liên tục, bất ngờ trong quá trình thì đấu.

 Kỹ thuật – chiến thuật trong môn bóng ném luôn có mối quan hệ với

nha. Các kỹ thuật được thực hiện không chỉ dưới yêu cầu của các nguyện tắc hiệu quả

vận động mà còn dưới góc độ giải quyết tối ưu các yêu cầu chiến thuật trong từng tình

huống cụ thể, chính vì vậy biểu hiện của các hành động trong môn bóng ném rất linh

hoạt và mang tính lựa chọn cao.

Giáo trình Bóng ném trang 1

Trang 1

Giáo trình Bóng ném trang 2

Trang 2

Giáo trình Bóng ném trang 3

Trang 3

Giáo trình Bóng ném trang 4

Trang 4

Giáo trình Bóng ném trang 5

Trang 5

Giáo trình Bóng ném trang 6

Trang 6

Giáo trình Bóng ném trang 7

Trang 7

Giáo trình Bóng ném trang 8

Trang 8

Giáo trình Bóng ném trang 9

Trang 9

Giáo trình Bóng ném trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang baonam 16740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bóng ném", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bóng ném

Giáo trình Bóng ném
 GIÁO TRÌNH 
BÓNG NÉM 
BẬC 
 TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Tp. HCM – 2018 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
GIÁO TRÌNH 
BÓNG NÉM 
THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN 
Chủ biên Trương Hiền 
Học vị Thạc sỹ 
Thành viên tham dự Nguyễn Ngọc Linh 
Học vị Thạc sỹ 
TRƯỞNG KHOA 
Huỳnh Thị Tuyết Hồng 
TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
Trương Hiền 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
Trương Hiền 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong khoảng 20 năm gần đây môn bóng ném đã được phát triển rộng rãi ở 
Việt Nam đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tuy là một 
môn thể thao còn tương đối non trẻ nhưng môn bóng ném đã gây được nhiền hứng thú 
và lôi cuốn được nhiền người tham gia thi tập luyện và thi đấu, đặc biệt là lưa tuổi 
thanh thiếu niên trong các trường Phổ thông và Đại học – Cao đẳng. 
 Được sự quan tâm đúng mức của ngành Thể dục Thể thao và Giáo dục – Đào 
tạo và nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học của các môn khoa học khác trong 
giảng dạy và huấn luyện nên môn bóng ném càng được phát triển nhanh chóng và rộng 
rãi. Năm 2003 tại Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam. Hai đội tuyển bóng ném Nam – 
Nữ Việt Nam đã đạt được 2 bộ huy chương vàng và danh hiệu vô địch Sea Games. 
 Để Đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của môn bóng ném trong giới trẻ và 
trong các cấp trường Cao đẳng đã đưa môn bóng ném vào chương trình dạy cho các 
sinh viên của nhà trường. 
 Cuốn giáo trình bóng ném này là tài liệu chính thức để phục vụ công tác giảng 
dạy môn học tự chọn của trường, được biên soạn phù hợp với chương trình và mục 
tiêu đào tạo của nhà trường. Cuốn giáo trình này cung cấp những kiến thức cơ bản về 
lịch sử hình thành và phát triển của môn bóng ném của thế giới cũng như ở Việt Nam; 
kỹ - chiến thuật cơ bản của môn bóng ném; Luật môn bóng ném. 
 Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi rất muốn viết sâu hơn, rộng 
hơn, nhưng do thời lượng dành cho môn học có hạn nên cuốn giáo trình chỉ trình bày 
được những kiến thức cơ bản nhất của môn bóng ném. Và mặt dù đã rất cố gắng 
nhưng cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các chuyên gia, các 
bạn đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn. 
 Xin Cảm Ơn 
MỤC LỤC 
Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BÓNG NÉM..1 
 I. SỰ RA ĐỜI CỦA MÔN BÓNG NÉM...1 
 II MÔN BÓNG NÉM Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 2 
 III PHÂN LOẠI – KỸ THUẬT MÔN BÓNG NÉM ........................................ 2 
 1. Khái quát ........................................................................................................... 2 
 2. Các đặc điểm đặc trưng của kỹ thuật môn bóng ném ....................................... 3 
 3. Kỹ thuật bóng ném ............................................................................................ 4 
 a. Khái niệm ..................................................................................................... 4 
 b. Phân loại kỹ thuật ........................................................................................ 4 
4. Chiến thuật bóng ném....................................................................................... 5 
 a. Khái niệm ..................................................................................................... 5 
 b. Phân loại kỹ thuật ........................................................................................ 6 
 5. Các kỹ thuật chuyền – Bắt bóng cơ bản .......................................................... 6 
 a . Khái niệm ....................................................................................................... 6 
 b . Phân loại ........................................................................................................ 7 
 6 . Kỹ thuật bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp .................................................. 7 
7 . Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp ........................................... 8 
8 . Kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai .......................................................... 8 
9 . Kỹ thuật di động chuyền bắt bóng ................................................................. 9 
10 . Sai lầm thường mắc phải khi chuyền bắt bóng và biện pháp sửa chữa ....... 9 
11 . Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền và bắt bóng ................................ 10 
 a. Giới thiệu kỹ thuật ...................................................................................... 10 
 b. Tiến hành tập luyện ................................................................................... 10 
IV. CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ BẢN ................................................... 12 
1 . Khái niệm ................................................................................................... ... không được chạm vào vạch hoặc vùng cấm địa, không 
được chạm vào bóng khi đang nằm hoặc lăn trong vùng cấm địa, trừ khi bóng ở trên 
không. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 30 
 Nếu cố tình vào vùng cấm địa để phòng ngự thì bị phạt đền 7m, nếu vi phạm 
vùng cấm địa khi tấn công thì bị phạt trực tiếp. 
 Cố tình đưa bóng về vùng cấm địa của đội nhà thì bị sử phạt như sau: 
 + Bị phạt trực tiếp nếu bóng chạm Thủ môn. 
 + Bàn thắng được tính nếu bóng rơi vào lưới. 
Nếu bóng xuyên qua khu vực cấm địa và không chạm Thủ môn nhưng vẫn chưa 
ra khỏi sân thì trận đấu tiếp tục. 
Nếu bóng nảy hoặc lăn từ vòng cấm địa ra thì vẫn coi là bóng trong cuộc, có thể 
bắt bóng và tiếp tục thi đấu. 
ĐIỀU 7. THI ĐẤU, THI ĐẤU TIÊU CỰC 
 Được giữ bóng trong vòng ba giây và di chuyển ba bước (mỗi lần di chuyển 
chân được tính một bước). 
 Trong thi đấu, vận động viên được quyền ném, đánh, đầy, đập, chặn và bắt 
bằng mọi cách, chỉ bị phạt khi để bóng chạm từ cảng chân trở xuống. 
 * Được đập bóng xuống đất một lần rồi bắt lại bóng bằng một hoặc hai tay. 
 Không được chạm bóng nhiều lần trước khi bóng chạm sân, chạm đối thủ khác 
hoặc khung thành (trừ khi bắt bóng không chắc). 
 * Được chơi bóng khi đang ngồi, quỳ hoặc nằm trên sân. 
 * Bóng chạm trọng tài khi đang làm nhiệm vụ trên sân vẫn tiếp tục thi đấu. 
 * Không chạm bóng bằng chân hoặc cảng chân trừ khi đối phương ném vào 
chân. 
 Thi đấu tiêu cực: Đội không được phép giữ bóng mà không có nổ lực rõ ràng về 
tấn công hoặc ném bóng vào khung thành. Trọng tài ra kì hiệu cảnh cáo nếu đội không 
thay đổi tấn công sẽ bị phạt trưc tiếp. 
ĐIỀU 8. LỖI VÀ THÁI ĐỘ PHI THỂ THAO 
 Không được dùng tay, chân để cản đối phương. Không níu, ôm, kéo, xô, đẩy, 
chạy, nhảy lao vào đối phương. 
 * Không xô, đẩy đối phương vào vùng cấm địa. 
 * Không được giật bóng đối phương đang cầm trên tay. 
 * Không dùng nắm đấm để đẩy bóng ra khỏi tay đối phương. 
 * Không ném bóng gây nguy hiểm cho đối phương hoặc là những động tác giả 
gây nguy hiểm cho họ. 
 * Nếu những trường hợp vi phạm thô bạo thì bị truất quyền thi đấu. 
ĐIỀU 9. BÀN THẮNG 
 Bàn thắng được tính khi bóng hoàn toàn vượt qua đường cuối sân ở khung 
thành mà không có lỗi vi phạm của đội tấn công. 
 Nếu cầu thủ phòng ngự phạm lỗi mà bóng vẫn vào khung thành thì bàn thắng 
được tính. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 31 
 Trọng tài, báo giờ viên đã báo ngừng trận đấu trước khi bóng vào khung thành 
thì bàn thắng không được tính. 
 Trừ trường hợp thủ môn phát bóng, tất cả các cầu thủ phòng ngự ném bóng vào 
khung thành đều được tính là bàn thắng. 
 Bất kì ai không phải là đấu thủ thi đấu trên sân có hành vi ngăn chặn bóng 
không cho bóng vào lưới thì bàn thắng vẫn công nhận mặt dù bóng vẫn chưa đi hết 
đường biên ngang trong khung thành. 
 * Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn sẽ dành phần thắng. 
ĐIỀU 10. QUẢ GIAO BÓNG 
 Ở đầu trận đấu, đội thắng trong bốc thăng sẽ được quyền ưu tiên chọn giao 
bóng trước hoặc chọn sân (đội còn lại sẽ chọn sau). Vào hiệp hai sẽ thực hiện đổi sân 
và đổi đội giao bóng. 
 * Sau mỗi bàn thắng, đội thua được giao bóng. 
 * Giao bóng ở giữa sân, trong vòng ba giây sau tiếng còi của trọng tài. 
 * Khi giao bóng, đấu thủ của hai đội phải ở bên phần sân của mình và các đấu 
thủ không giao bóng phải ở vị trí cách người giao bóng tối thiểu là 3m. 
ĐIỀU 11. NÉM BIÊN 
 Khi bóng ra khỏi đường biên dọc hoặc biên ngang (bóng chạm đấu thủ phòng 
thủ) thì trọng tài cho đội không chạm bóng trước đó được hưởng quyền ném biên. 
 Thực hiện ném biên ngay vị trí bóng ra biên. Nếu bóng ra khỏi biên ngang thì 
quả ném biên thực hiện ở góc sân. 
 Người ném biên phải đặt một chân trên đường biên cho đến khi bóng rời tay. 
Trước khi ném biên không được đập hoặc đặt bóng xuống đất rồi cầm lên lại. 
 Các đấu thủ phòng ngự phải đứng cách người ném biên tối thiểu 3m, trừ trường 
hợp quả ném biên được thực hiện ở sát khu vực 6m. 
ĐIỀU 12. PHÁT BÓNG 
 Khi đội tấn công ném bóng ra khỏi đường biên ngang hoặc bóng chạm tay thủ 
môn ra ngoài khung thành. 
 * Phát bóng từ khu cấm địa không cần chờ tiếng còi trọng tài. 
 * Sau khi phát bóng, thủ môn có thể chơi tiếp khi bóng đã chạm một đấu thủ 
khác. 
ĐIỀU 13. NÉM PHẠT TRỰC TIẾP 
 * Trọng tài cho ném phạt trực tiếp trong những trường hợp sau: 
* Thay đổi người phạm luật. 
* Chơi bóng phạm luật. 
* Các đấu thủ vi phạm vùng cấm địa. 
* Chơi tiêu cực. 
* Lỗi cá nhân, giao bóng phạm luật. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 32 
* Tư thế ném bóng phạm luật. 
* Phạm luật khi ném phạt đền. 
 Khi ném phạt trực tiếp không cần chờ tiếng còi trọng tài. Người ném phạt phải 
đúng tư thế và ném đúng vị trí được phạt (không được đập bóng hoặc đặt bóng xuống 
rồi nhặt bóng lên). 
 Nếu vị trí phạm lỗi ở khoảng giữa vòng cấm địa và vòng 9m, đội tấn công sẽ 
ném phạt từ ngoài vòng 9m ở vị trí gần nơi phạm lỗi. Các đấu thủ tấn công không 
được chạm hoặc vượt quá vạch 9m trước khi bóng rời tay người ném. 
 Trường hợp trọng tài thổi còi chỉnh đốn vị trí ném phạt thì chỉ được ném sau 
tiếng còi cho phép của trọng tài. 
 Sử dụng luật lợi thế trong trường hợp khi thổi phạt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu 
quả của đợt tấn công. 
 Nếu có quyết định một quả phạt trực tiếp, đội phạm lỗi lập tức đặt bóng xuống 
sàn tại điểm đang đứng cầm bóng. 
ĐIỀU 14. NÉM PHẠT ĐỀN 7 MÉT 
 * Phạt đền trong các trường hợp sau đây: 
- Lỗi cá nhân (xảy ra ở bất kì vị trí nào trên sân) gây ảnh hưởng đến cơ hội làm 
bàn của đội tấn công. 
- Vi phạm vùng cấm địa làm cản trở đấu thủ tấn công đang giữ bóng. 
- Ném phạt đền trong vòng ba giây sau tiếng còi của trọng tài. 
- Người ném phạt đứng trước vạch 7m (không được chạm hoặc vượt quá vạch 
7m trước khi bóng rời tay), các đấu thủ còn lại phải đứng ngoài vòng 9m. 
Nếu đấu thủ đội tấn công vi phạm luật trước khi bóng được ném thì bên phòng 
thủ được ném phạt trực tiếp tại vị trí đó. Nếu đấu thủ phòng thủ vi phạm luật khi bóng 
chưa ném phạt thì trọng tài vẫn công nhận ban thắng khi bóng vào lưới và sẽ cho ném 
lại nếu bóng không vào. 
Không được thay Thủ môn khi vận động viên thực hiện ném phạt 7m đã sẵn 
sang và đứng đúng vị trí. 
ĐIỀU 15. CÁCH NÉM BÓNG 
 Trước khi ném phạt, người ném phạt phải cầm bóng, các đấu thủ còn lại của hai 
đội phải đứng đúng vị trí qui định. Nếu vi phạm, trọng tài sẽ cho ném lại hoặc đội kia 
được hưởng quả phạt. 
* Trừ trường hợp phạt đền, người ném phạt có thể ném bất kì lúc nào. 
 * Khi ném phạt, tối thiểu phải có một chân chạm đất. 
 Người ném phạt không được chạm bóng tiếp nếu bóng chưa chạm vào một đấu 
thủ khác hoặc chưa chạm khung thành. 
 Khi giao bóng, lúc ném phạt đền 7m phải chờ tiếng còi trọng tài và phải ném 
bóng đi trong vòng ba giây sau đó. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 33 
 Khi phát bóng, ném biên hay thực hiện quả phạt trực tiếp thì không cần chờ còi, 
nếu chần chừ cố ý kéo dài thời gian trọng tài sẽ thổi còi nhắc nhở và phải ném bóng 
trong vòng ba giây sau tiếng còi nhắc nhở. 
 Bóng ném phạt vào thẳng khung thành được công nhận bàn thắng trừ trường hợp 
trọng tài tung bóng. 
ĐIỀU 16. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT 
 * Được áp dụng kèm theo phạt trực tiếp hoặc phạt đền. 
 + Cảnh cáo: Trọng tài phạt thẻ vàng cảnh cáo trong các trường hợp sau:
 Phạm lỗi cá nhân nhiều lần. 
* Vi phạm khi đối phương ném phạt. 
* Có thái độ hành vi phản thể thao. 
 + Tạm đuổi: Trọng tài sẽ tạm đuổi trong hai phút đối với những trường hợp sau: 
* Không đặt bóng xuống đất khi đội mình bị phạt. 
* Thay người vi phạm luật. 
* Tái phạm lỗi khi đã bị cảnh báo. 
* Tái phạm hành vi phản thể thao. 
Là kết quả của việc truất quyền thi đấu của đấu thủ và chỉ đạo viên trong suốt 
quá trình thi đấu. 
- Lần tạm đuổi thứ nhất và thứ hai trong vòng hai phút, không được thay thế đấu 
thủ khác cho đấu thủ bị tạm đuổi. 
- Lần tạm đuổi thứ ba của đấu thủ vi phạm là hai phút và bị truất quyền thi đấu. 
Sau hai phút, đội được thay một đấu thủ khác. 
+ Truất quyền thi đấu: Được áp dụng trong các trường hợp sau: 
* Lỗi cá nhân thô bạo gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của đối thủ. 
* Thái độ, hành vi phản thể thao thô bạo. 
* Bị tạm đuổi đến lần thứ ba. 
* Đấu thủ không có quyền thi đấu vào sân. 
- Trọng tài sẽ phạt thẻ đỏ cho các trường hợp bị truất quyền thi đấu. Sau hai phút, 
đội có đấu thủ bị truất quyền thi đấu được thay vận động viên khác vào. 
+ Đuổi hẳn: 
* Nếu hành hung trọng tài. 
* Có thái độ thô bạo trong sân, hành hung đấu thủ đối phương hay đồng đội. 
- Đuổi hẳn cho tới hết trận đấu và không được thay thế đấu thủ khác. Nếu thủ 
môn bị tạm đuổi hoặc bị đuổi thẳng thì được thay thế một thủ môn khác với điều kiện 
là phải có một đấu thủ khác của đội phải ra sân. 
+ Vi phạm nhiều lần trong một tình huống: đội thi đấu thiếu người trong vòng 4 
phút 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 34 
Đấu thủ bị tạm đuổi hai phút mà tiếp tục có thái độ phi thể thao thì bị them hai 
phút tạm đuổi. 
Đấu thủ vừa bị truất quyền thi đấu có hành vi phi thể thao thì đội đó chơi thiếu 
người trong 4 phút. 
Đấu thủ bị tạm đuổi hai phút và do có hành vi phi thể thao tiếp tục bị truất 
quyền thi đấu thì đội đó chơi thiếu người trong 4 phút. 
Đấu thủ bị truất quyền thi đấu lại phạm lỗi có hành vi phi thể thao nghiêm trọng 
thì đội đó chơi thiếu ngưởi trong 4 phút. 
 + Phạm lỗi ngoài thời giant hi đấu: 
 * Trước trận đấu: 
- Cảnh cáo những trường hợp có thái độ phi thể thao. 
- Truất quyền thi đấu đấu thủ có hành vi phi thể thao nghiêm trọng hoặc tấn 
công, ẩu đả, hành hung người đó nhưng đội đó vẫn được phép bắt đầu trận đấu với 12 
đấu thủ và 14 chỉ đạo viên. 
+ Trong lúc nghỉ giữa hiệp: 
- Cảnh cáo những trường hợp có thái độ phi thể thao. 
- Truất quyền thi đấu đấu thủ có hành vi phể thao nghiêm trọng hoặc tấn công, ẩu 
đả, hành hung người khác nhưng đội đó vẫn được phép tiếp tục trận đấu với lượng 
người như trước khi nghỉ giữa hiệp. 
 * Sau trận đấu: 
- Lập biên bản báo cáo với ban tổ chức. 
ĐIỀU 17. TRỌNG TÀI 
 Mỗi trận đấu được điều khiển bởi hai trọng tài có quyền hạn ngang nhau với sự 
hỗ trợ của một thư ký và một trọng tài bấm giờ. 
 Hai trọng tài đứng ở hai phần sân khác nhau lúc đầu trận đấu. Trọng tài được 
chỉ định ở vị trí thứ nhất lúc triệu tập đứng về phần sân của đội sắp giao bóng, lúc ấy 
gọi là trọng tài giữa sân, cho thổi còi bắt đầu trận đấu. 
 Trọng tài thứ hai sẽ là trọng tài cuối sân khi đội bên sân mình ở đợt phòng thủ. 
Khi đội đó chuyển sang tấn công, trọng tài tiến lên và trở thành trọng tài giữa sân, 
trong khi đó trọng tài còn lại trở thành trọng tài cuối sân. 
 * Trong suốt trận đấu, hai trọng tài liên tục đổi sân nhiều lần. 
 Trọng tài giữa sân chú ý đến các lỗi vi phạm, cho giao bong, cho ném phạt đền 
và các lỗi tiêu cực. 
 Trọng tài cuối sân chú ý các lỗi vi phạm vùng cấm địa, kết quả của bàn thắng. 
 Nếu có 2 quyết định khác nhau về các lỗi vi phạm thì chon quyết định của trọng 
tài phạt nặng hơn. Nếu 2 quyết định trái ngược nhau thì hai trọng tài phải hội ý, nếu 
không thống nhất thì chọn quyết định của trọng tài giưa sân. 
 Những quyết định của trọng tài không đước phản đối, chỉ có thể khiếu nại các 
quyết định trái với luật định . 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 35 
* Trong thi đấu, chỉ có đội trưởng mới được quyền khiếu nại. 
* Trọng tài có quyền tạm dừng hoặc dừng hẳn trận đấu. 
* Trọng tài phải mặc trang phục màu đen. 
ĐIỀU 18. TRỌNG TÀI BẤM GIỜ VÀ THƯ KÝ 
 Trọng tài bấm giớ có trách nhiệm đối với thời gian thi đấu, thời gian tạm dừng, 
thời gian tạm đổi buổi. Trọng tài bấm giờ có quyền tạm dừng trận đấu khi cần thiết. 
 Thư kí có trách nhiệm đối với danh sách các đội, biên bản thi đấu, kiểm soát 
việc ra vao sân của đấu thủ. 
 * Nếu không có bảng điểm điện tử thì: 
- Trọng tài bấm giờ phải thông báo cho 2 đội thời gian thi đấu, thời gian còn lại 
và đặc biệt thời gian tạm dừng trận đấu. 
- Trọng tài bấm giờ phải có trách nhiệm báo hiệu khi kết thúc mỗi hiệp và kết 
thúc trận đấu. 
Trọng tài bấm giờ phải giơ bảng lên bàn của mình báo kết thúc thời gian tạm 
đuổi cùng với số áo của đấu thủ đó. 
* NHỮNG KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI 
 1. Lỗi kỹ thuật: 
* Khi các đấu thủ vi phạm lỗi kỹ thuật, trọng tài thổi còi nhẹ và ngắn: 
1/ Giữ bóng quá 3 giây, chạy quá ba bước: Trọng tài thổi còi, hai tay gập, khớp 
khủy đưa ra trước ngực, xoay tròn hai cẳng tay. 
2/ Hai lần dẫn bóng: Trọng tài đưa hai tay ra trước, lòng bàn tay úp xuống đất, 
các ngón tay khép lại. Luân phiên đưa hai cánh tay lên xuống. 
3/ Bóng chạm chân: Trọng tài đưa chân phải lên, co đầu gối lạu, dung bàn tay 
phải đặt lên cẳng chân phải. 
4/ Vi phạm vùng cấm địa: Trọng tài đưa thẳng một cánh tay về phía trước, long 
bàn tay úp và đưa cánh tay qua lại ( động tác này sử dụng cho cả trường hợp vi phạm 
9m khi phạt trực tiếp, phạt đền, ném biên). 
5/ Bóng ra biên, phát bóng của thủ môn: Trọng tài duỗi thẳng 2 cánh tay chỉ về 
hướng ném biên hoặc phát bóng. 
6/ Giữ khoảng cách 3m: Trọng tài đẩy 2 bàn tay ở trước ngực ra phía trước ( 
các ngón tay khép, lòng bàn tay hướng về trước, mĩu bàn tay hướng lên trên). 
 2. Lỗi cá nhân: 
* Trọng tài thỏi tiếng còi mạnh, kéo dài: 
1/ Lỗi cản trở, đẩy người: Trọng tài đưa hai nắm đấm hướng vào nhau ở phía 
trước ngực, lòng bàn tay úp. 
2/ Lỗi kéo tay hoặc đánh tay: Trọng tài đưa thẳng một cánh tay về trước, tay 
con lại làm động tác đánh nhẹ vào. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 36 
3/ Lỗi tông vào hàng phòng ngự: Trọng tài dùng nắm đấm đấm vào lòng bàn 
tay còn lại ở phía trên đầu. 
4/ Ném phạt trực tiếp, ném biên: trọng tài đưa thẳng một cánh tay về hương 
ném phạt hoặc ném biên. 
5/ Tạm đuổi: Trọng tài đưa cao tay phải, hai ngón trỏ và giữa tạo thành chữ V, 
Các ngón khác co lại. Tay trái đưa thẳng về hướng đấu thủ bị tạm đuổi. 
6/ Phạt cảnh cáo, truất quyền thi đấu: Trọng tài thổi còi sau đó hướng về người 
phạm lỗi rút thẻ vàng hoặc thẻ dỏ đưa lên cao và quay hướng về bàn thư kí. 
7/ Đuổi hẳn: Trọng tài đưa hai tay bắt chéo lên đầu, hai bàn tay duỗi, các ngón 
tay khép lại. 
 3. Các hiệu tay khác 
1/ Công nhận bàn tay trắng: Trọng tài đưa thẳng cánh tay phải lên cao, bàn tay 
khép, lòng bàn tay hướng về phía trước. 
2/ Tạm dừng trận đấu: Trọng tài thổi ba còi ngắn đồng thời đưa tay phải lên cao 
đầu, bàn tay úp và tiếp xúc với mũi bàn tay trái thành chữ T. 
3/ Thi đấu tiêu cực: trọng tài thỏi còi ngắn, Đưa cánh tay trái về phía trước 
vuông góc thân mìnhvà tay phải nắm vào cổ tay trái. 
Câu hỏi củng cố chương: 
1. Nêu lỗi chạy bước. 
2. Trình bày luật chơi bóng ném. 
3. Trình bày kí hiệu trọng tài. 
Chương 2: Luật Bóng ném 
KHOA CÁC MÔN CHUNG 37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình, Giáo trình Bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội, 
1993. 
[2] Th.S Nguyễn Hùng Quân, Huấn luyện bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội, 2000. 
 [3] Liên đoàn TDTT Việt Nam, Luật bóng ném, NXB TDTT Hà Nội 2004. 
[1] A.A Xurkan & N.P Kluxop, Giáo trình Bóng ném, NXB TDTT, Hà Nội, 
2000. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_nem.pdf