Giáo trình Bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể cao, bằng các hoạt

động đối kháng không trực tiếp. Sự tranh đua thể hiện sự quyết liệt trên lưới,

ai cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn và khôn ngoan hơn người đó dành thắng lợi.

Điều khác biệt của môn thể thao này so với môn bóng đá, bóng rổ, bóng ném

là bóng không dừng ở tay lâu và điểm tiếp xúc cũng khác. Các động tác tiếp

xúc bóng trong bóng chuyền chủ yếu là dùng tay đánh bóng. Đây là bộ phận

khéo léo, linh hoạt nhất của cơ thể, do đó đường bóng chính xác và đa dạng.

Bóng chuyền mang tính tập thể cao vì: số người thi đấu đông trên một

khoảng sân chật hẹp (6 VĐV trên một diện tích 81m2) chính vì vậy sự phối

hợp trong di chuyển giữa các cầu thủ phải được tiến hành một cách nhịp

nhàng, khéo léo và hài hoà. Sự phối hợp trong khoảng không gian nhỏ với tốc

độ cao, tính chất thi đấu liên hoàn luân phiên giữa các đấu thủ. Từ đó muốn

dành thắng lợi đòi hỏi đội bóng phải có tính tập thể cao. Bất kể một sự mất

đoàn kết, thiếu tin tưởng giữa các cầu thủ đều có thể dẫn đến thất bại.

Thi đấu bóng chuyền với tốc độ cao, đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể

lực tốt, kĩ chiến thuật điêu luyện, thể hình tốt. Đồng thời phải được rèn luyện

về phẩm chất ý chí cũng như đạo đức phẩm chất của người VĐV. Trong thi

đấu bóng chuyền do thời gian không hạn chế nhất định mà nó được thực hiện

trong khoảng từ 3-5 hiệp đấu. Theo số liệu thống kê của FIVB một trận đấu

có thể kéo dài 60 phút cho 3 hiệp. Nhưng cũng có thể kéo dài trên 120 phút

cho một trận đấu căng thẳng cân sức, cân tài. Do vậy yếu tố thể lực đóng vai

trò cực kỳ quan trọng cho một trận đấu, VĐV bóng chuyền thực hiện trung

bình từ 180 lần – 200 lần đập bóng và số lần chắn bóng cũng tương tự. Số lần

phát bóng đỡ chuyền một được thực hiện 190 - 200 lần. Đặc biệt VĐV

chuyền hai phải thực hiện số lần chạm bóng từ 220 - 240 lần. Tóm lại một

trận thi đấu VĐV bóng chuyền thực hiện 250-300 hành động. Trong đó bật

nhảy chiếm tỷ lệ 50-60%, di chuyển tốc độ cao chiếm 27-30% và các động tác

lăn ngã cứu bóng chiếm từ 12-16%.

Trang thiết bị dụng cụ, sân bãi tập luyện đơn giản. Chỉ cần một khoảng

sân nhỏ hẹp, cọc lưới đơn giản và một ít quả bóng là có thể tập luyện và thi

đấu cho những đội bóng phong trào. Bên cạnh đó, đối tượng tập luyện cũng

đa dạng tùy theo trình độ lứa tuổi, giới tính mà có thể tập luyện phù hợp. Vì

vậy, bóng chuyền mang tính quần chúng cao. Ở Việt Nam có những giải bóng

chuyền Nông dân, giải bóng chuyền của các Ngành nghề khác nhau, giải bóng

chuyền Học sinh-Sinh viên Trên thế giới có bóng chuyền Mini cho nhi

đồng, bóng chuyền mềm cho người già, bóng chuyền gia đình, bóng chuyền

bãi biển.

Giáo trình Bóng chuyền trang 1

Trang 1

Giáo trình Bóng chuyền trang 2

Trang 2

Giáo trình Bóng chuyền trang 3

Trang 3

Giáo trình Bóng chuyền trang 4

Trang 4

Giáo trình Bóng chuyền trang 5

Trang 5

Giáo trình Bóng chuyền trang 6

Trang 6

Giáo trình Bóng chuyền trang 7

Trang 7

Giáo trình Bóng chuyền trang 8

Trang 8

Giáo trình Bóng chuyền trang 9

Trang 9

Giáo trình Bóng chuyền trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang baonam 11400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bóng chuyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bóng chuyền

Giáo trình Bóng chuyền
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA KHOA HOC CƠ BẢN 
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
MÔN BÓNG CHUYỀN 
GV Biên soạn: NGUYỄN TOÀN NĂNG 
Trà vinh, ngày tháng năm 2013 
Lưu hành nội bộ 
2 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
CHƯƠNG 1 
Lịch sử phát triển của môn Bóng Chuyền 
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN: 
1. Phong trào trên thế giới: 
Đây là môn thể thao có xuất xứ từ nước Mỹ. Ngày nay, có hơn 50 triệu 
người Mỹ chơi bóng chuyền và khoảng hơn 800 triệu người trên thế giới chơi 
bóng chuyền ít nhất một lần trong tuần. 
Năm 1892 giáo viên William G. Morgan (1870-1942) ở trường Cao đẳng 
SpringField bang Massachusetts (Mỹ) nghĩ ra cách chơi bóng chuyền. Ông 
căng một chiếc lưới giữa phòng, lấy phấn kẻ một ô hình chữ nhật và tạm đưa 
ra qui tắc chơi bóng bằng tay, chủ yếu dựa vào các môn Bóng Rỗ, Bóng Ném, 
Bóng Chày, Tennis  với tên gọi ban đầu của môn chơi là “Mintonette”. 
Năm 1895 môn chơi đã được qui định lại luật chơi và đặt cho nó một cái 
tên bằng tiếng Anh: VOLLEY BALL nghĩa là bóng chuyền. Vậy môn bóng 
chuyền chính thức ra đời năm 1895. Môn chơi này được hai trường chuyên 
TDTT là Cao đẳng Springfield – Massachusetts và Đại học George William – 
Chicago (Bây giờ là Downers Grove, Illinois) sử dụng trong việc giáo dục thể 
chất cho sinh viên. Với số tuổi ít ỏi trên 100 năm bóng chuyền được coi là 
môn thể thao trẻ. 
Ngày 07/7/1896, tại trường Cao đẳng Springfield trận đấu bóng chuyền 
đầu tiên được tổ chức. 
 - Năm 1900, một loại bóng đặc biệt được thiết kế cho riêng môn bóng 
chuyền. 
 - Năm 1916, ở Philipines, hình thức phòng thủ bằng cách chắn bóng 
(đối với các cú phát bóng và đập bóng) được giới thiệu. 
 - Năm 1917, cách tính điểm được thay đổi từ 21 điểm sang 15 điểm. 
 - Năm 1918 số người chơi của mỗi đội được giới hạn là 6. 
 - Năm 1920, quy tắc mỗi bên chỉ được chạm bóng 3 lần và tấn công từ 
hàng sau trở thành điều lệ. 
 - Năm 1922 giải bóng chuyền YMCA (Young men’s Christian 
Association) vô địch quốc gia đầu tiên được tổ chức ở Brooklyn, New York 
với 27 đội từ 11 tiểu bang tham gia. 
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này người học có thể: 
- Biết được nguồn gốc hình thành và phát triển môn bóng chuyền 
3 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
 - Năm 1928, nhận thấy lịch thi đấu cũng như các điều lệ cho môn bóng 
chuyền là cần thiết nên Hiệp hội Bóng chuyền Mỹ được thành lập viết tắc là 
USVBA (United States Volleyball Association), bây giờ là USA Volleyball. 
 - Năm 1934, công nhận các trọng tài bóng chuyền quốc gia. 
- Năm 1937, tại một cuộc họp ở Boston công nhận Hiệp hội Bóng 
chuyền Mỹ là một tổ chức chính thức hợp pháp thuộc chính phủ. 
 - Năm 1947 Liên Đoàn Bóng Chuyền Quốc Tế FIVB (Federation 
Internationale) được thành lập ở Paris (Pháp). Chủ tịch liên đoàn đầu tiên là 
ông Paul Libaud (Pháp). 
 - Năm 1948 giải vô địch Châu Âu đầu tiên tại Ý gồm 6 đội tham gia đội 
Tiệp Khắc đạt vô địch. 
 - Năm 1949 giải vô địch bóng chuyền thế giới lần thứ nhất cho nam 
diễn ra tại Praha (Tiệp Khắc). 
 - Năm 1952 giải thế giới lần thứ 2 (Nam) lần thứ nhất (Nữ) tại Moscow 
hai đội nam - nữ Liên -Xô (cũ) đạt vô địch . 
 - Năm 1956 giải vô địch thế giới được tổ chức tại Paris (Pháp) có thêm 
các đội Châu Âu tham gia: Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ấn Độ ... các 
đội Châu Mỹ: Mỹ, Brazil, Cuba ... đội nam Tiệp Khắc và nữ Liên-Xô (cũ) đạt 
vô địch. 
 - Năm 1964 môn bóng chuyền được đưa vào thế vận hội Olympic tại 
Tokyo (Nhật Bản) đội đạt vô địch là nam Liên-Xô và nữ Nhật Bản. 
 - Năm 1972 đội nam Nhật Bản đạt vô địch TVH Olympic Munich, 
Germany. 
 - Năm 1974 đội nam Ba Lan đạt vô địch thế giới. 
Từ năm 1964 đến nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp cho khoa 
học thể dục thể thao tiến bộ và phát triển nói chung và môn bóng chuyền nói 
riêng, đã làm thay đổi luật lệ nhằm làm cho bóng chuyền trở nên một môn thể 
thao thêm phần hấp dẫn. Cùng với sự phát triển và hoàn chỉnh về luật lệ, kỹ 
chiến thuật của bóng chuyền cũng không ngừng phát triển và chính điều này 
đã khích lệ sự xuất hiện của những vận động viên xuất sắc và những đội ưu tú 
trên thế giới. Với những gương mặt tiêu biểu cho các châu lục như: Nga, 
Italia, Mỹ, Brazil, Cuba, Nhật Bản,Trung Quốc, Triền Tiên ... 
2. Phong trào trong nước: 
 @ Thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Tám (8/1945): 
 Bóng chuyền chưa được phát triển, chủ yếu nhằm phục vụ sức khoẻ. 
Từ sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc bóng chuyền nước ta thực sự đi sâu vào 
quần chúng và phát triển có kế hoạch. 
 @ Thời kỳ từ năm 1945 đến 1964: 
4 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
 - Năm 1956 UBTDTT. TW. ra đời, Hội bóng chuyền cũng được thành 
lập và ban hành điều lệ bóng chuyền Việt Nam. 
 - Tháng 3 năm 1957 lần đầu tiên dự giải quốc tế trong vùng gồm 4 
nước: VIỆT_TRUNG_TRIỀU_MÔNG. 
 - Năm 1958 tham gia giải tại Bắc Kinh. 
 - Năm 1962 giải 4 nước trong vùng lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội. 
Trong năm này Hội Bóng Chuyền Việt Nam gia nhập Liên Đoàn Bóng 
Chu ... đập 
bóng. 
BÀI 5: KỸ THUẬT PHÁT BÓNG: 
Bài tập cũng cố: 
1.Chạy 1 bước đà đập bóng. 
2.Chạy 3 bước đà đập bóng 
36 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
 Phát bóng là kỹ thuật của bóng chuyền, qua quá trình phát triển, kỹ 
thuật phát bóng ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Từ kỹ thuật giao bóng 
mang ý nghĩa “khởi đầu“ cho một trận đấu, ngày nay trong bóng chuyền hiện 
đại đó là kỹ thuật tấn công sắc bén, bởi vì đội được quyền phát bóng có thể: 
− Giành điểm trực tiếp. 
− Gây khó khăn trong đỡ chuyền một cho đối phương đồng thời phá 
vở tổ chức chiến thuật tấn công. 
− Tạo nên những yếu tố tâm lý xấu cho đội bạn. 
− Tạo điều kiện thuận lợi cho đội mình tổ chức phòng thủ chiến thuật 
và chuẩn bị phản công. 
 Ngày nay kỹ thuật phát bóng rất đa dạng và phong phú, để phân loại 
các kiểu phát bóng người ta dựa vào: 
❑ Tư thế thân người khi thực hiện kỹ thuật so với lưới. 
❑ Vị trí đánh bóng. 
❑ Đường bay của bóng được phát đi. Thí dụ: 
 Phát bóng thấp tay trước mặt: nghĩa là tay tiếp xúc bóng (vị trí đánh 
bóng) thấp hơn vai, mặt đối diện với lưới. 
Phát bóng cao tay trước mặt bay: nghĩa là tay tiếp xúc bóng từ bằng 
hoặc cao hơn vai, vai đối diện với lưới đồng thời đường bóng được phát đi 
không có xoáy nhưng khi gần hết lực ở cuối đường bay thì đường bóng có độ 
dao động làm người đỡ chuyền một khó phán đóan. 
         
* PHÁT BÓNG THẤP TAY TRƯỚC MẶT 
Đặc điểm: Phát bóng thấp tay trước mặt là kỹ thuật khi thực hiện động 
tác mặt và phần trước cơ thể hướng vào lưới. Khi đánh bóng tay chuyển động 
từ trên ra sau xuống dưới ra trước, hơi chếch lên cao. 
Tầm đánh bóng khoảng ngang thắt lưng. Đây là kỹ thuật phát bóng đơn 
giản, dễ học, uy lực không lớn, nhưng đảm bảo tỷ lệ bóng qua lưới sang sân 
đối phương cao. Phát bóng thấp tay trước mặt thường được vận dụng nhiều ở 
những người mới tập. 
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này người học có thể: 
- Biết được nguyên lý kỹ thuật phát bóng . 
37 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
CẤU TRÚC KỸ THUẬT 
 Khi phân tích yếu lĩnh động tác kỹ thuật phát bóng của các kiểu loại 
phát bóng được phân ra làm 4 giai đoạn chính. Ở phần này chúng ta chỉ phân 
tích kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt. 
 Giai đoạn một: Tư thế chuẩn bị. 
 Người phát bóng đứng trong ô phát bóng, hai chân mở rộng bằng vai, 
chân trái ở phía trước, mũi chân hướng lưới. Chân phải ở phía sau cách chân 
trái một bước chân, mũi chân hơi xoay chếch sang phải. Đầu gối hơi khuỵu 
thân người hơi gập về phía trước sức nặng của toàn thân chủ yếu dồn lên chân 
sau. Tay trái co ở khuỷu, lòng bàn tay ngữa đỡ bóng ở phía trước. Tay phải 
(đánh bóng) duỗi thẳng tự nhiên đưa ra phía sau hoặc đặt ở gần bóng, mặt 
hướng về trước mắt quan sát đối phương. 
 Giai đoạn hai: Tung bóng. 
 Để tạo đà cho động tác tung bóng, chân hơi khuỵu xuống trọng tâm hạ 
thấp hơn, thân người hơi gập về trước, tay trái hạ thấp tầm bóng. 
 Ngay sau khi khuỵu gối thực hiện duỗi hai chân chuyển dần trọng tâm 
thân thể từ chân sau lên cao ra trước đồng thời tay trái cũng đưa từ dưới lên 
trên và thực hiện động tác tung bóng . 
 Bóng được tung ở độ cao từ 40cm - 50cm, phía trước đường chuyển 
động của tay bóng. 
 Khi thực hiện tung bóng tay đánh bóng chuyển động về sau đến khi tay 
thẳng, kéo căng các nhóm cơ tay và bả vai. Sau khi tung bóng thì tay đánh 
bóng cũng kết thúc động tác vung về sau và bắt đầu chuyển động vung về 
trước, cổ tay ngửa về sau lòng bàn tay hướng xuống đất. 
 Giai đoạn ba: Đánh bóng. 
 Tay đánh bóng chuyển động nhanh về trước đồng thời với chuyển động 
của tay đánh bóng chân đạp đất duỗi các khớp gối, khớp hông, người từ từ 
nâng lên cao dần, trọng tâm thân thể chuyển dần từ chân sau ra chân trước. 
Bàn tay đánh bóng duỗi thẳng, các ngón tay được nắm lại trong lòng bàn tay, 
đánh vào sau dưới bóng. Sau khi đánh bóng tay đánh bóng tiếp tục chuyển 
động về trước lên cao, tay tung bóng chuyển động xuống dưới ra sau, thân 
người nâng lên cao, trọng tâm thân người dồn lên chân trước, chân sau đứng 
trên mũi bàn chân. 
 Giai đoạn bốn: Kết thúc động tác. 
 Tay đánh bóng vươn về trước lên cao, chân sau bước về trước một 
bước để giữ thăng bằng nhanh chóng bước vào sân, trở về tư thế chuẩn bị thi 
đấu. 
* PHÁT BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT: 
38 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
Đặc điểm: Phát bóng cao tay trước mặt là kỹ thuật khi phát mặt và thân 
người luôn hướng lưới, tay tiếp xúc với bóng cao hơn vai, kiểu phát này có độ 
chuẩn xác mang tính chiến thuật cao và có uy lực tấn công lớn. 
 Giai đoạn một Tư thế chuẩn bị: 
Người phát bóng đứng sau đường biên ngang trong khu phát bóng ở tư 
thế cao, mũi bàn chân trước hướng về phía trước gần như vuông góc với 
đường biên ngang, chân ở phía sau, mũi bàn chân xoay sang phải. 
Thân người hơi xoay sang phải một chút, trọng lượng cơ thể dồn vào 
chân sau. Thân người thẳng, mặt hướng lưới, mắt quan sát đối phương, khuỷu 
tay trái co, bàn tay ngửa để đỡ bóng ở phía trước cách bụng khoảng một quả 
bóng và ngang tầm thắt lưng. Tay phải khuỷu tay gập, lòng bàn tay có thể úp 
lên bóng hoặc để tự nhiên. 
 Giai đoạn hai Tung bóng: 
Muốn đánh bóng được chuẩn xác, khi tung bóng lên phải đảm bảo sự 
ổn định của đường bóng. Chuẩn bị tung bóng thân người gập về phía trước, 
tay cầm bóng hạ thấp theo, chân hơi khuỵu. 
Sau khi tay trái nâng bóng lên nhịp nhàng, khi bàn tay cao ngang tầm 
mặt thì thực hiện tung bóng. Lúc bóng rời tay và chuyển động lên cao theo 
phương thẳng đứng ở tầm cao hơn một tầm tay với (1m-1,5m) khi đánh bóng. 
Cùng với lúc tay trái tung bóng thì tay phải cũng chuyển động lên cao và ra 
sau, chuẩn bị đánh bóng, tay đánh bóng kéo cả các nhóm cơ của tay, bả vai và 
thân trên. Trọng tâm cơ thể ở chân sau, khuỷu tay cao ngang vai, thân người 
hơi ngửa, các nhóm cơ trước căng, đầu hơi ngửa ra sau. 
 Giai đoạn ba Đánh bóng: 
Khi bóng rơi tới tầm thích hợp, tay phải nhanh chóng chuyển động từ 
sau ra trước hơi chếch lên cao để đánh bóng. Chân phải đạp đất để chuyển và 
xoay thân người về hướng trước mặt gần như hoàn toàn. Trọng lượng cơ thể 
chuyển từ chân sau ra chân trước, vai phải chuyển động về phía trước, đồng 
thời kéo theo cánh tay, khuỷu tay, vai phải đẩy cao, cuối cùng là bàn tay đánh 
vào bóng. Khi đánh vào bóng tốc độ chuyển động của tay nhanh dần theo 
hướng hơi chếch lên cao, đặc biệt là tốc độ gập của cổ tay, tiếp xúc bóng bằng 
lòng bàn tay đánh vào sau dưới bóng, chủ yếu là cùi tay. 
 Giai đoạn bốn Kết thúc: 
Khi đánh bóng xong, chân sau bước lên trước giữ thăng bằng, tay vươn cao 
theo bóng rồi từ từ hạ xuống, người phát bóng nhanh chóng vào sân để tiếp 
tục thi đấu. 
Sai lầm thường mắc khi phát bóng và phương pháp sửa chữa. 
- Tung bóng không chuẩn xác (bóng rơi không theo phương thẳng 
đứng, bóng xa thân hoặc gần thân quá, tung bóng có động tác hất ) 
39 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
Sửa chữa: Đứng tư thế chuẩn bị, cầm bóng đưa lên đưa xuống nhiều 
lần, bàn tay ngửa tung bóng lên nhưng không phát đi. 
- Vung tay đánh bóng không đúng, chuyển động của thân không nhịp 
nhàng. 
Sửa chữa: Cầm bóng, tung bóng kết hợp vung tay chuyển thân đánh 
bóng (mô phỏng không đánh bóng đi). 
- Không dùng sức được toàn thân khi phát bóng. 
Sửa chữa: Đánh bóng treo cố định, đánh bóng vào tường. 
BÀI 6: KỸ THUẬT CHẮN BÓNG 
 Là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong hoạt động thi đấu còn được gọi là 
phòng thủ trên lưới. Trong bóng chuyền hiện đại từ sau những thay đổi của 
luật thi đấu về chắn bóng thì kỹ thuật chắn bóng không chỉ mang tính chất của 
một kỹ thuật phòng thủ đơn thuần hạn chế hiệu quả hoạt động tấn công của 
đối phương mà còn mang ý nghĩa phản công để giành điểm trực tiếp và giành 
quyền phát bóng. 
          
 Kỹ thuật chắn bóng được phân ra làm hai loại: 
* CHẮN BÓNG CÁ NHÂN: 
gồm 4 giai đoạn. 
 Giai đoạn một: tư thế chuẩn bị. 
 Người chắn bóng đứng song song với lưới, cách lưới từ 20 - 30 cm, mặt 
hướng vào lưới, hai chân mở rộng bằng vài hai bàn chân song song với nhau, 
tay đặt ở trước ngực, khuỷu tay gập. Từ tư thế này người chắn bóng sẽ theo 
dõi sự di chuyển của bóng và hoạt động của người chuyền hai đối phương. 
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, người chắn bóng phán đoán khu vực đập 
bóng. 
 Giai đoạn hai: di chuyển và bật nhảy 
 Sau khi phán đoán khu vực đối phương sẽ thực hiện tấn công, người 
chắn nhanh chóng di chuyển đến địa điểm lựa chọn bằng các hình thức di 
chuyển thích hợp ( bước ngắn, lướt, chéo ... ). 
Bài tập cũng cố: 
1. Phát bóng thấp tay qua lưới. 
2. Phát bóng cao tay qua lưới. 
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này người học có thể: 
- Biết được nguyên lý kỹ thuật chắn bóng . 
40 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
 Khi đối phương đập bóng cao ở khu vực số 4 và số 2 thì vị trí bật nhảy 
phải lựa chọn sao cho thân người chắn bóng cách người đập bóng khoảng 0,4 
-0,5m về phía trong. Khi đối phương tấn công ở khu vực số 3 vị trí bật nhảy 
sao cho thân người chắn bóng đối diện với người đập bóng. 
 Thời điểm bật nhảy được thực hiện muộn hơn so với thời điểm bật 
nhảy đập bóng. Thời điểm bật nhảy chắn bóng phụ thuộc vào độ cao, tốc độ 
bay của đường bóng chuyền hai, cự ly của bóng so với lưới. Nếu bóng chuyền 
hai cao và xa lưới thì người chắn sẽ bật nhảy muộn hơn bình thường. Nếu 
bóng chuyền hai thấp (nhanh , lao...) thì thời điểm bật nhảy sẽ thực hiện đồng 
thời với người đập bóng. 
 Trước khi bật nhảy người chắn bóng khuỵu gối, thân người hơi đưa ra 
trước đưa tay xuống dưới. Khi bật nhảy người chắn bóng sử dụng sức toàn 
thân đặc biệt là việc duỗi các khớp cổ chân, đầu gối và khớp hông. Phối hợp 
với động tác vung tay để đưa cơ thể rời mặt đất. Hai tay sau khi vung lên gặp 
nhau ở trên cao, vươn lên cao chếch về phía trước mặt, bụng hóp lại đầu luôn 
ngửa để quan sát. 
 Giai đoạn ba: Chắn bóng. 
 Sau khi bật lên tay chắn bóng vươn cao chếch sang phía sân đối 
phương nhưng tay không duỗi hết mà còn hơi gập ở khuỷu tay. Chính trong 
giai đoạn này người chắn bóng quan sát hướng đập bóng của đối phương để 
di chuyển tay theo hướng đã lựa chọn. 
 Khi chắn bóng hai tay duỗi hết vươn cao chếch về phía trước, bàn tay 
mở rộng cổ tay hơi gập về trước, các ngón tay mở rộng tự nhiên. Nếu bóng 
gần lưới người chắn có chiều cao và sức bật tốt có thể đưa hẳn tay sang lưới. 
Tác dụng của kiểu chắn này là khi bóng chạm tay chắn sẻ rơi ngay trên sân 
đối phương một cách đột ngột với góc độ nhỏ thì đội bạn khó có thể cứu bóng 
lên để tổ chức tấn công tiếp tục. 
 Trong trường hợp người chắn có chiều cao và sức bật thấp hơn người 
đập bóng thì khi chắn bóng tay vươn thẳng, cổ tay và bàn tay hơi ngửa. 
 Trong trường hợp chắn bóng đập nhanh, lao thì người chắn bóng bật 
nhảy đồng thời với người đập bóng và tay chắn bóng di chuyển theo hướng 
đập bóng. 
 Giai đoạn bốn: rơi xuống đất. 
 Sau khi chắn bóng, người chắn thu tay sát lại thân người và rơi xuống 
đất. 
* CHẮN BÓNG TẬP THỂ: 
 Trong bóng chuyền hiện đại khi sức mạnh của các hoạt động tấn công 
ngày càng tăng, các phối hợp chiến thuật tấn công và phản công ngày càng 
phức tạp thì chắn bóng tập thể được coi là kỹ thuật phòng thủ trên lưới quan 
trọng, làm cơ sở cho mọi hoạt động của chiến thuật phòng thủ toàn đội. 
41 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
 Chắn bóng tập thể được thực hiện trên cơ sở kỹ thuật chắn bóng cá 
nhân, là sự phối hợp chắn bóng của 2 hoặc 3 người. 
 Những người chắn bóng phải phán đoán được khu vực tấn công của đối 
phương và cùng di chuyển đến khu vực tấn công. 
 Những người chắn bóng phải phán đoán lựa chọn thời điểm bật nhảy, 
phối hợp với nhau khi bật nhảy, khi đặt tay chắn bóng. Phân công người chắn 
chính và phụ. 
 Khi phối hợp di chuyển bật nhảy và thực hiện chắn bóng tránh phạm lỗi 
kỹ thuật như: chạm lưới, vượt đường giữa sân ... 
Khi thực hiện chắn bóng tập thể (hai hoặc ba người) cần chú ý mấy 
điểm sau đây: 
- Phải có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ chắn bóng. 
- Phải có sự phân công cụ thể, người chắn hướng chính, người chắn 
hướng phụ. 
- Khi bật nhảy chắn bóng, 2 người không bật nhảy cùng một lúc, mà 
phải tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được phân công hoặc chiều cao của từng người 
để có thể bật nhảy sớm hoặc muộn. Nhưng thông thường thì người làm nhiệm 
vụ chắn chính bao giờ cũng bật nhảy sớm hơn người chắn phụ và dĩ nhiên là 
người có chiều cao thấp, sức bật kém thì phải bật nhảy trước người có chiều 
cao và sức bật tốt 
Bài tập cũng cố: 
1. Chắn bóng cá nhân. 
2. Chắn bóng tập thể. 
42 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
43 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
44 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
45 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
46 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
* TÀI LIỆU THAM KHẢO 
T
T 
Tên sách Tác giả Nhà xuất bản năm 
1 Bóng chuyền ở khắp nơi PHURMANỐP 
Thể Dục Thể 
Thao 
1984 
2 Kỹ thuật Bóng Chuyền Bùi Huy Châm 
Thể Dục Thể 
Thao 
1983 
3 Chiến thuật Bóng Chuyền 
Bùi Huy Châm 
Hà Mạnh Thư 
Thể Dục Thể 
Thao 
1989 
4 
108 câu hỏi, trả lời Luật 
Bóng chuyền 
Trần Văn 
Nghĩa 
Trọng Tài 
Quốc tế 
Thể Dục Thể 
Thao 
1995 
5 Huấn luyện Bóng Chuyền 
Đinh Lẫm 
Nguyễn Bình 
Thể Dục Thể 
Thao 
1996 
6 
Luật Bóng Chuyền 
Luật Bóng Chuyền Bãi biển 
Uỷ Ban TDTT 
Thể Dục Thể 
Thao 
1998 
7 Tài liệu Bóng Chuyền Vũ Đức Thu 
Vụ Giáo dục Thể 
chất 
1996 
8 
Luật Bóng Chuyền 
Luật Bóng Chuyền Bãi biển 
Uỷ Ban TDTT 
Thể Dục Thể 
Thao 
2003 
47 
Tài liệu giảng dạy môn Bóng chuyền 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN ................................... 2 
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG CHUYỀN: .................. 2 
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT, TÁC DỤNG TRONG TẬP LUYỆN BÓNG 
CHUYỀN: ......................................................................................................................... 7 
BÀI 3: XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA BÓNG CHUYỀN HIỆN ĐẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM 
BÓNG CHUYỀN ĐỈNH CAO VIỆT NAM. .................................................................. 9 
CHƯƠNG 2: LUẬT CƠ BẢN CỦA BÓNG CHUYỀN ................................................. 12 
CHƯƠNG 3 : KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN ................................................................ 23 
BÀI 1: TƯ THẾ VÀ DI CHUYỂN: .............................................................................. 23 
BÀI 2: KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG ........................................................................ 26 
BÀI 3 : KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG ................................................................................ 30 
BÀI 4 : KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG ................................................................................. 33 
BÀI 5: KỸ THUẬT PHÁT BÓNG:.............................................................................. 35 
BÀI 6: KỸ THUẬT CHẮN BÓNG ............................................................................. 39 
* TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_chuyen.pdf