Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6

 Lý thuyết

1.1. Khái quát nghệ thuật đờn ca tài tử Cải Lương

Đờn ca là một nhu cầu giải trí cũng như để phục vụ cho những ngày lễ quan,

hôn , ang, tế , đã có mặt lâu đời từ khi người Việt Nam định cư lập ấp tại đất nam bộ

(Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí). Giữa cuối thế kỷ 19 , nhạc cổ truyền

được phổ biến ở đất Nam Bộ phần lớn là do các thầy đờn gốc miền Trung cùng một số

sĩ tử ra kinh đô Huế du học mang về ( Phan Hiển Đạo , Tôn Thọ Tường ) . Nhạc cổ

lúc ấy còn nghèo nàn về bài bản cũng như hơi điệu , chỉ vài bản Lý , vài bản hơi Bắc ,

Nam , Dựng

Từ khi ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi mà dân gian tương truyền ông là

một nhạc quan của triều đình vào đất nam bộ ( có lẽ vào năm vua Hàm Nghi xuất

bôn 1885 ) để làm nghề dạy nhạc , thâu nhận học trò , thì từ đó nhạc cổ trở thành một

phong trào đờn ca có tính cách vui chơi giải trí rộng khắp ở các tỉnh miền đông và còn

lan sang các tỉnh miền tây Nam Bộ . Phong trào nầy được gọi là phong trào đờn ca tài

tử . Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì phong cách chơi nhạc có vẻ phong lưu tài tử mà hơn

nữa Nhạc Tài Tử chỉ bao gồm những bài bản bác học , loại nhạc tinh hoa nhứt trong

nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

1.2. Hệ thống bài bản

Từ đầu thế kỷ 20 , giới chơi Nhạc Tài Tử muốn tranh đua , thách thức nhau đều

mang 20 bài bản thuộc 4 hơi điệu Bắc , Nam , Hạ , Oán ra làm căn bản để so tài

Các bài bản Tổ gồm có 20 bài chia ra thành 4 nhóm:

Sáu bản Bắc, đại diện cho điệu Bắc là : Lưu Thủy Trường , Phú Lục Chấn ,

Bình Bán Chấn , Cổ Bản Vắn , Xuân Tình Chấn và Tây Thi Vắn

Ba bản Nam , đại diện cho điệu Nam là : Nam Xuân , Nam Ai , Nam Đảo (

Đảo Ngũ Cung)

Bảy bản Nhạc Lễ cũng còn gọi là 7 bài Cò , đại diện cho điệu Hạ : Xàng Xê ,

Ngũ Đối Thượng , Ngũ Đối Hạ , Long Đăng , Long Ngâm , Vạn Giá và Tiểu Khúc.

Bốn bản Oán đại diện cho điệu Oán là : Tứ Đại Oán , Phụng Hoàng Cầu tức

Phụng Hoàng , Cửu Khúc Giang Nam và Phụng Cầu Hoàng Duyên tức Phụng Cầu.

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 1

Trang 1

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 2

Trang 2

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 3

Trang 3

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 4

Trang 4

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 5

Trang 5

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 6

Trang 6

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 7

Trang 7

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 8

Trang 8

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 9

Trang 9

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang baonam 8580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6

Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 6
 UBND TỈNH LÀO CAI 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
 GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
 MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 6 
NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG 
 Lào Cai, năm 2019 
 1 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Nằm trong chương trình đào tạo 3 năm, giáo trình Đàn Tranh trình độ 4 tiếp tục 
củng cố các kỹ thuật cơ bản của các giáo trình trước. Nhưng giáo trình Đàn Tranh 5, 
nâng cao kỹ thuật cơ bản thông qua các tác phẩm có quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh 
hơn, đặc biệt yêu cầu người học chú ý xử lý sắc thái. Trong giáo trình 6 này người học 
sẽ tìm hiểu về nghệ thuật ca đờn ca tìa tử Cải Lương, kỹ năng diễn tấu nhạc phong 
cách Tài tử Cải Lương. 
 Lào Cai, năm 2019 
 Người biên soạn 
 Bùi Hương Thảo 
 2 
MỤC LỤC 
Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Huế ........................................... 5 
 1. Lý thuyết .................................................................................................................. 5 
 2. Thực hành ................................................................................................................. 5 
Bài 2. Diễn tấu bản nhạc phong cách Cải Lương ............................................................ 6 
 1. Lý thuyết .................................................................................................................. 6 
 1.1. Khái quát nghệ thuật đờn ca tài tử Cải Lương................................................... 6 
 1.2. Hệ thống bài bản ................................................................................................ 6 
 1.3. Cách dùng các bài bản ....................................................................................... 9 
 1.4. Mộ số lưu ý khi diễn tấu nhạc phong cách Huế .............................................. 10 
 2. Thực hành ............................................................................................................... 10 
 2.1. Các bước thực hiện ....................................................................................... 10 
 2.2. Nội dung thực hành ...................................................................................... 10 
Bài 3. Diễn tấu tác phẩm viết riêng cho Đàn Tranh ...................................................... 11 
 1. Lý thuyết ................................................................................................................ 11 
 2. Thực hành ............................................................................................................... 11 
 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành ............................................................................. 11 
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 12 
 1. Bài tập kỹ thuật ...................................................................................................... 12 
 Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) ................................................................................... 12 
 Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) ................................................................................... 12 
 Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) .............................................................................. 12 
 Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) ................................................................. 13 
 Bài tập số 5 (Ngón láy) ........................................................................................... 13 
 2. Nhạc phong cách Cải Lương .................................................................................. 14 
 Bài: Tam pháp nhập môn (nhạc tài tử cải lương) ................................................... 14 
 Bài: Thu hồ- Nhạc tài tử cải lương ......................................................................... 14 
 Bài: Nam Xuân (Nhạc Cải lương) .......................................................................... 14 
 Bài: Tây thi (nhạc Cải lương) ................................................................................. 16 
 Bài: Nam ai (Cải lương) ......................................................................................... 17 
 Bài: Văn thiên tường (Nhạc cải lương) .................................................................. 19 
 2. Tác phẩm chuyển soạn ........................................................................................... 20 
 Rặng tre trước gió- Sáng tác Trần Chính ................................................................ 20 
 Bài: Tình ca xứ Huế (Phạm Thuý Hoan) ................................................................ 23 
 Bài: Sang Xuân (Phương Bảo) ............................................................................... 26 
 3 
 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
 Tên môn học: Đàn Tranh 6 
 I. Vị trí, tính chất của môn học: 
 - Vị trí Đàn Tranh 6 là học phần trong các học phần cơ bản trong chương trình 
đào tạo hệ trung cấp âm nhạc – chuyên ngành Đàn Tranh . Học phần nghiên cứu về 
cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc 
 - Tính chất: Thuộc phần môn học chuyên ngành trong các môn học chuyên ngành 
Âm nhạc 
 II. Mục tiêu môn học: 
 Sau khi hoàn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau đây: 
 - Về kiến thức: 
 Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Đàn Tranh 
trong ngành âm nhạc . 
 - Về kỹ năng 
 + Học sinh nhận biết và diễn tấu đươc từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc 
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 + Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành 
nghề âm nhạc. 
 + Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có 
tinh thần hợp tác. 
 4 
Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Huế 
 1. Lý thuyết 
 Kỹ thuật Rung láy, vỗ: xem lại nội dung của Giáo trình Đàn Tranh 2 
 Một số lưu ý kỹ thuật rung, láy, vỗ trong diễn tấu nhạc Phong cách Huế: 
 - Các nốt rung, láy, vỗ có tính cố định trong bài bản, không rung láy, vỗ tuỳ ý. 
Đây là đặc điểm tạo nên màu sắc, tính chất của bài bản. 
 - Các bài bản thường gắn với các tích, do vậy khi tìm hiểu bài nhạc nên tham 
khảo tích truyện gắn với bài bản để có cách nhìn sâu hơn tính chất bài. 
 - Đối với các bài có tính chất vui thường có tốc nhanh, nhanh vừa do vậy tốc độ 
rung cũng nhanh hơn so với các bài có tính chất buồn. 
2. Thực hành 
- Rung chậm: bài tập số 1 
- Rung nhanh: bài tập số 2 
- Láy, vỗ: bài tập số 3, bài tập số 4 
 5 
Bài 2. Diễn tấu bản nhạc phong cách Cải Lương 
 Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Kiến thức: trình bày được một vài đặc điểm của đờn ca Tài tử Cải Lương. 
 - Kỹ năng: diễn tấu được một số bản ca có tính chất nhanh, vui, buồn 
 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và tìm hiểu, diễn tấu các bản nhạc 
Huế. 
Nội dung chính 
 1. Lý thuyết 
 1.1. Khái quát nghệ thuật đờn ca tài tử Cải Lương 
 Đờn ca là một nhu cầu giải trí cũng như để phục vụ cho những ngày lễ quan, 
hôn , ang, tế , đã có mặt lâu đời từ khi người Việt Nam định cư lập ấp tại đất nam bộ 
(Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí). Giữa cuối thế kỷ 19 , nhạc cổ truyền 
được phổ biến ở đất Nam Bộ phần lớn là do các thầy đờn gốc miền Trung cùng một số 
sĩ tử ra kinh đô Huế du học mang về ( Phan Hiển Đạo , Tôn Thọ Tường ) . Nhạc cổ 
lúc ấy còn nghèo nàn về bài bản cũng như hơi điệu , chỉ vài bản Lý , vài bản hơi Bắc , 
Nam , Dựng 
 Từ khi ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi mà dân gian tương truyền ông là 
một nhạc quan của triều đình vào đất nam bộ ( có lẽ vào năm vua Hàm Nghi xuất 
bôn 1885 ) để làm nghề dạy nhạc , thâu nhận học trò , thì từ đó nhạc cổ trở thành một 
phong trào đờn ca có tính cách vui chơi giải trí rộng khắp ở các tỉnh miền đông và còn 
lan sang các tỉnh miền tây Nam Bộ . Phong trào nầy được gọi là phong trào đờn ca tài 
tử . Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì phong cách chơi nhạc có vẻ phong lưu tài tử mà hơn 
nữa Nhạc Tài Tử chỉ bao gồm những bài bản bác học , loại nhạc tinh hoa nhứt trong 
nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. 
 1.2. Hệ thống bài bản 
 Từ đầu thế kỷ 20 , giới chơi Nhạc Tài Tử muốn tranh đua , thách thức nhau đều 
mang 20 bài bản thuộc 4 hơi điệu Bắc , Nam , Hạ , Oán ra làm căn bản để so tài 
Các bài bản Tổ gồm có 20 bài chia ra thành 4 nhóm: 
 Sáu bản Bắc, đại diện cho điệu Bắc là : Lưu Thủy Trường , Phú Lục Chấn , 
Bình Bán Chấn , Cổ Bản Vắn , Xuân Tình Chấn và Tây Thi Vắn 
 Ba bản Nam , đại diện cho điệu Nam là : Nam Xuân , Nam Ai , Nam Đảo ( 
Đảo Ngũ Cung) 
 Bảy bản Nhạc Lễ cũng còn gọi là 7 bài Cò , đại diện cho điệu Hạ : Xàng Xê , 
Ngũ Đối Thượng , Ngũ Đối Hạ , Long Đăng , Long Ngâm , Vạn Giá và Tiểu Khúc. 
 Bốn bản Oán đại diện cho điệu Oán là : Tứ Đại Oán , Phụng Hoàng Cầu tức 
Phụng Hoàng , Cửu Khúc Giang Nam và Phụng Cầu Hoàng Duyên tức Phụng Cầu. 
 Về Điệu Bắc: 
 6 
 + Điệu thức (hay thang âm - điệu thức) Bắc: 
 Điệu nhạc vui tươi , có mặt từ đời Lý , Trần , Lê , xuôi dòng nam tiến đi vào 
Đường Trong và phát huy rực rỡ tại kinh đô của triều Nguyễn . Ca nhạc Huế đã cung 
cấp rất nhiều bài bản Bắc cho Nhạc Tài Tử Nam Bộ . Có người cho chữ Cung Bắc 
hoặc Điệu Bắc là cung điệu có ảnh hưởng nhạc Trung Hoa , một nước nằm ở phương 
bắc nước ta , có người lại cho là điệu nhạc của Đường Ngoài do các vua Lý , Trần , Lê 
sử dụng từ lâu , có một số người cho rằng , sở dĩ gọi Cung Bắc , Cung Nam là gọi theo 
dịch lý âm dương của triết học đông phương , khi mới sanh ra ở hướng bắc thuộc thời 
kỳ thiếu dương , vạn vật bừng sức sống nên nhạc điệu Bắc nghe vui tươi , trái lại khi 
vòng “sanh thành hoại diệt.” hướng về nam thì vạn vật ủ rủ nên điệu Nam nghe buồn 
thảm . 
 Hiện nay điệu Bắc có 18 bản Thủ và 18 bản Vĩ gọi là Thập Bát Thủ và Thập 
Bát Vĩ . Thông thường trong buổi đờn ca thì 6 bản Bắc được chơi từng cặp theo thứ tự 
Lưu Thủy Trường – Phú Lục Chấn , Bình Bán Chấn – Xuân Tình Chấn , Tây Thi Vắn 
– Cổ Bản Vắn . Thủy là nước nên người xưa có quan niệm nước là điều kiện đầu tiên 
để mọi sanh vật sống và phú trong Phú Lục lại lấy nghĩa là giàu có nên do đó 2 bản 
Lưu Thủy Trường và Phú Lục Chấn thường được mở đầu nhằm mục đích chúc tụng 
nhau làm ăn giàu có như nước chảy xuôi dòng . Đây cũng là một ý nghĩa đẹp đẻ của 
người đi trước 
 Về điệu Nam: 
 Điệu Nam gồm có 3 bản Nam Xuân , Nam Ai và Nam Đảo ( Đảo Ngũ Cung ) 
cấu trúc bằng 5 âm chánh Hò , Xự , Xang , Xê , Cống , nhưng nhấn và rung ở những 
chữ Xừ Xang Xê Cống . Những láy đờn thường gói gọn trong một ngũ cung . Ba bản 
nhạc này có 3 âm sắc khác nhau không ảnh hưởng của hơi điệu nào trong nhạc Tài Tử 
 - Nam Xuân 
 + Điệu thức (hay thang âm - điệu thức) Xuân 
 Ở ca Huế , Nam Xuân chính là biến thể của bản Nam Bình . Ở nhạc Tài Tử , 
ông Ba Đợi cải biên , thêm câu , sửa nhịp , đã trở thành bản mới , được chọn làm tiêu 
biểu cho hơi Xuân . Tính chất ung dung , nhẹ nhàng , man mác vì chỉ nhấn và rung nhẹ 
ở chữ Xừ , chữ Xang , chữ Xê . Âm chủ của hơi Xuân là Xàng Xang. Nếu ta dùng khái 
niệm cứng ( Bắc ) mềm ( Ai ) thì hơi Xuân còn giữ một phần độ cứng của điệu Bắc . 
 7 
 - Nam Ai 
 + Điệu thức (hay thang âm - điệu thức) Ai: 
 Ông Ba Đợi cải biên từ bản Nam Ai của ca nhạc Huế . Nhấn và rung mạnh ở 
chữ Xự , chữ Xang và qua Lớp Mái nhấn và rung mạnh chữ Cộng nên điệu nhạc 
nghe buồn thảm , tỉ tê , bi lụy và nức nở vì có những nhịp đảo phách trong lòng câu . 
 - Nam Đảo ( Đảo Ngũ Cung ) 
 Bản được ông Ba Đợi viết mới . Cấu tạo bởi 2 hơi Xuân và Bắc cùng hơi Dựng. 
Nam Đảo hình thành trên thang âm Hò , Xự , Xang , Xê , Cống và cấu trúc câu đều có 
sự đảo lộn trên 5 cung , lại xen lẫn với điệp khúc Xề Ú Liu Phan, nghe như có sự đảo 
cung từ hơi dây này sang hơi dây kia . Từ bản Nam Ai đờn chuyển sang bản Đảo Ngũ 
Cung , dòng nhạc biến đổi tính chất khẩn trương , quyết liệt. 
 Xưa đờn ca 3 bản Nam thì phải đờn ca liên hườn Nam Xuân , Nam Ai và Nam 
Đảo , gồm 239 câu . Song , 3 bản nầy vì có nhiều lớp trùng lập nên hiện tại giới chơi 
nhạc Tài Tử đờn tắt liên lớp hoặc đờn từng bản và bỏ bớt những lớp trùng . Lớp Trống 
Xuân được các ông Sáu Thoàn , Chín Chiêu ( Cần Đước ) chuyển từ hơi Xuân qua hơi 
Ai tiếp sau bản Nam Đảo và chuyển cung từ Hò Tư sang Hò Nhứt và gọi là 2 lớp Song 
Cước . 
 Về điệu hạ: 
 Ông Ba Đợi không những dạy nhạc Tài Tử mà còn bổ sung và chấn chỉnh bộ 
môn Nhạc Lễ đã có sẵn tại Cần Đước do các ông thầy đờn tên Sâm , Hồ , Ngô , 
Đạo truyền dạy . Bốn ông nầy không biết ở thời đại nào tại vùng Cần Đước nhưng 
tương truyền tài năng của các ông qua câu “ Sâm Hồ Ngô Đạo nhứt dĩ quán chi” là rất 
giỏi nghề . Ông Ba Đợi đã đem 7 bài Nhạc Lễ còn gọi là 7 bài Cò hay 7 bài Dây Nhạc 
truyền dạy cho các môn đệ nhạc Tài Tử . Bảy bài này cùng hệ thống điệu Bắc nhưng 
dùng chữ Xề Ú làm âm chủ , có cấu trúc chữ đờn đối nghịch với hơi điệu Bắc và nhất 
là đờn cò , kìm , ghi ta , tỳ bà , tam phải lên dây nhạc ( nhạc Lễ ) thì ta mới thấy hơi 
Hạ khác với hơi Bắc nhờ dây buông đúng vào âm chủ . Bảy bài Nhạc Lễ dùng trong 
các buổi tế lễ , tính chất trang nghiêm , được nhạc Tài Tử hóa với từng bản một ý 
nghĩa : 
 Xàng Xê : Theo người xưa , Cung Xàng áng theo thuyết âm dương ngũ hành là 
Thủy (nước) và Xê là Hỏa (lửa) , do tương khắc tương sanh mà 2 cung Xàng và Xê đã 
hài hòa cấu tạo âm thanh tạo nét sinh động phù hợp lẽ sống cuộc đời 
 Ngũ Đối Thượng : Năm điều ngũ thường Nhân , Nghĩa , Lễ , Trí , Tín mà cổ 
nhân luôn quan tâm khi đề cập người trên đối với kẻ dưới. 
 Ngũ Đối Hạ: Năm điều Ngũ Thường Nhân , Nghĩa , Lễ , Trí , Tín mà kẻ dưới 
đối với người trên 
 8 
 Long Đăng: Đèn rồng ( rồng tượng trưng vua ) 
 Long Ngâm : Khúc ngâm về rồng tức vua 
 Vạn Giá: Mười ngàn xe của vua 
 Tiểu Khúc: Một khúc nhạc ngắn nhứt , tóm tắt hơi điệu của 6 bản nhạc đầu nên 
nó được mang tên Tiểu Khúc 
 Về điệu Oán: 
Gồm có 4 bản : Tứ Đại Oán , Phụng Hoàng Cầu , Cửu Khúc Giang Nam và Phụng Cầu 
Hoàng Duyên 
 1.3. Cách dùng các bài bản 
 Tùy theo hoàn cảnh, tình huống, tâm trạng  mà các bài sau đây thường hay 
được dùng nhất trong các tuồng cải lương cũng như trong những lúc đàn ca tài tử 
 Lúc vui rộn rã, ngắn, gọn, thường dùng các bản: Long Hổ Hội, Ngũ Điểm – 
Bài Tạ, Lưu Thủy Đoản, Bình Bán Vắn, Xang Xừ Líu, Khốc Hoàng Thiên, Khúc Ca 
Hoa Chúc, Ú Liu Ú Xáng, Lạc Âm Thiều, Mạnh Lệ Quân, Tam Pháp Nhập Môn, Liễu 
Thuận Nương, Duyên Kỳ Ngộ, Bắc Sơn Trà, Lý Ngựa Ô Bắc, Lý Phước Kiến, Xuân 
Phong, Long Hổ, Bình Bán. 
 Lúc vui lâng lâng, kể chuyện dài, thong thả nhàn hạ dạo cảnh ngắm hoa, thường 
dùng các bản : Lưu Thủy Trường, Nam Xuân, Xuân Tình. 
 Lúc buồn cách biệt thấm thía, não nùng bi thảm, thường dùng các bản : Văn 
Thiên Tường, Nam Ai, Trường Tương Tư, Xuân Nữ. 
 Lúc buồn man mác, kể lể tâm tình oán hận, bi hùng trước cảnh chia phôi, phút 
giây gặp gỡ, thường dung các bản : Lý Con Sáo, Chiêu Quân, Lý Ngựa Ô Nam, Lý 
Thập Tình, Lý Giao Duyên, Lý Vọng Phu, Nam Xuân, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng, 
Vọng Cổ, Xàng Xê. 
 Các bản Nam Xuân, Vọng Cổ và Xàng Xê có thể dùng trong nhiều tình huống, 
tâm trạng : vui nhẹ nhàng, lâng lâng, hay buồn man mác đều dùng được Nam Xuân. 
Cảnh hội ngộ hay chia phôi; cảnh thống thiết hay bi hùng đều dùng được các bản Xàng 
Xê hay Vọng Cổ. 
 Lúc cãi vã, giận dữ, đối đáp, tranh biện có tính chất gay gắt, dứt khoát, trả treo, 
thường dùng các bản: Khổng Minh Tọa Lầu, Kim Tiền Bản, Đảo Ngũ Cung. 
 Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách hòa hoãn bình thường, các bản sau 
đây hay được dùng : Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Xuân Tình, Bình Bán Chấn, Tây 
Thi, Bài Tạ 
 Lúc kể chuyện, thuật chuyện có tính cách gấp rút, vội vàng, thường dùng các 
bản : Cổ Bản, Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Ú Liu Ú Xáng, v.v 
 Ngày 05/12/2103, Đờn ca tài tử được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể 
của nhân loại. 
 9 
 1.4. Mộ số lưu ý khi diễn tấu nhạc phong cách Huế 
 Với các bài nhạc cổ các ngón rung gần như gắn với các nốt cố định. 
 Đối với các bản nhạc Điệu Bắc có tính vui thì rung nhanh hơn các bản Điệu 
Nam, hơi Oán có tính buồn. 
 2. Thực hành 
 2.1. Các bước thực hiện 
 Bước 1. Tìm hiểu, nghe, xác định hơi của bài 
 Bước 2. Thực hành từng phần của bài 
 - Thực hành các âm cơ bản 
 - Thực hành diễn tấu giai điệu kèm theo các ngón rung, láy, vỗ nhấn. 
 Chú ý: 
 + Không rung, vỗ láy sai nốt, vì nếu sai sẽ tính chất bài bản sẽ thay đổi. 
 + Tốc độ rung: phân biệt rõ bài nhanh vui với bài buồn. 
 Bước 3. Thực hành diễn tấu cả bài 
 Cần chú ý các ngón rung, nhấn, vỗ 
 2.2. Nội dung thực hành 
 Bản nhạc điệu Bắc: Tây thi; 
 Bản nhạc hơi Xuân: Nam Xuân 
 Bản nhạc hơi ai: Nam Ai 
 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành 
 Tìm nghe thêm các bản nhạc đã học 
 - Luyện tập thêm các bài: Văn Thiên Tường (Hơi Oán) 
 10 
 Bài 3. Diễn tấu tác phẩm viết riêng cho Đàn Tranh 
 1. Lý thuyết 
 - Các tác phẩm viết riêng trong Giáo trình hầu hết đều mang âm hưởng dân ca. 
 - Kỹ thuật diễn tấu: các bài đều có sự kết hợp các kỹ thuật cơ bản. 
 - Tính chất bài: các bài chuyển soạn, viết riêng đều mang âm hưởng âm nhạc 
dân gian, 
 - Người học nên nghe ca khúc hoặc tác phẩm của bài tương ứng để thuộc giai 
điệu và tính chất của bài. 
 - Đối với tác phẩm viết riêng cho Đàn Tranh có một số đặc điểm: 
 + Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, các kỹ thuật có độ khó cao (về ngón, tốc 
độ, ..) đặc biệt là khí nhạc nên người học cần có hình dung nội dung tác phẩm để xử lý. 
 + Tác phẩm có cấu trúc hình thức lớn (quy mô lớn) dài khá khó nhớ, do vậy 
người học cần phân tích cấu trúc tác phẩm trước khi học. 
 + Tác phẩm thường có phần Cadanza để người nghẹ sỹ khoe, trổ hết sự tinh tuý 
tính năng nhạc cụ và kỹ thuật diễn tấu, phần này thường tự do, do vậy người học cần 
tập nhiều lần và nên có những cái riêng trong xử lý. 
 2. Thực hành 
 2.1. Các bước thực hiện 
 Bước 1: Nghe ca khúc, hoặc tác phẩm 
 Bước 2: Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài 
 Bước 3: diễn tấu từng phần của bài 
 Bước đầu thực hiện chậm, sau khi làm tốt thì thực hiện đúng tốc độ, sắc thái của 
bài. 
 Khi những phần hay bị mắc lỗi, cần thực hiện lại nhiều lần phần đó để tránh sai 
hỏng. 
 2.2. Nội dung thực hành: 
 Diền tấu các bài: Sang xuân (Xuân Khải) 
 Diền tấu các bài: Rặng tre trước (Nguyễn Đình Long) 
 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành 
 - Tìm và nghe các tác phẩm 
 - Tập luyện thêm: Câu hò bên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp) 
 11 
 PHỤ LỤC 
1. Bài tập kỹ thuật 
Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) 
Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) 
Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) 
 12 
Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) 
Bài tập số 5 (Ngón láy) 
 13 
2. Nhạc phong cách Cải Lương 
Bài: Tam pháp nhập môn (nhạc tài tử cải lương) 
Bài: Thu hồ- Nhạc tài tử cải lương 
Bài: Nam Xuân (Nhạc Cải lương) 
 14 
15 
Bài: Tây thi (nhạc Cải lương) 
 16 
Bài: Nam ai (Cải lương) 
 17 
18 
Bài: Văn thiên tường (Nhạc cải lương) 
 19 
2. Tác phẩm chuyển soạn 
Rặng tre trước gió- Sáng tác Trần Chính 
 20 
21 
22 
Bài: Tình ca xứ Huế (Phạm Thuý Hoan) 
 23 
24 
25 
Bài: Sang Xuân (Phương Bảo) 
 26 
27 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_dan_tranh_6.pdf