Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 5
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức
diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời
gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với
nhiều tầng lớp công chúng.
Theo các nghiên cứu, thời điểm hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế có
thể từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Sang thế kỷ XIX, vào thời Tự Đức, là thời
kỳ hưng thịnh nhất, Ca Huế được định hình với một số bài bản rút ra từ tế nhạc cung
đình, như: “Long ngâm”, “Ngũ đối thượng”, “Ngũ đối hạ”; các bài bản trong hệ thống
“Mười bài ngự” (thập thủ liên hoàn, liên bộ thập chương, mười bản tàu) như: “Phẩm
tuyết”, “Nguyên tiêu”, “Hồ quảng”, “Liên hoàn”, “Bình bán”, “Tây mai”, “Kim tiền”,
“Xuân phong”, “Long hổ”, “Tẩu mã” Ca Huế thực sự phát triển cùng với sự tham
gia sáng tác, biểu diễn của nhiều văn nhân, nho sĩ, quan lại, các ca nương, nhạc công
tài năng dưới triều Nguyễn.
Môi trường diễn xướng của Ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số
lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm
tình, tự sự. Ca Huế có đặc điểm không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh
mặt trời. Số lượng người trình diễn cho một buổi Ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người,
trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát
các bài bản trong các nhạc mục của Ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt
chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tỳ bà,
đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tuỳ theo từng trường hợp có thể không có cây đàn tam
và bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng
dàn “tứ tuyệt” bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là
dàn lục ngự: tam, tỳ, nhị, nguyệt, tranh, bầu.
Trình diễn Ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu
biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc
giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có mối giao tình, hiểu biết lẫn nhau
giữa chủ và khách, thể hiện bằng 2 phong cách:8
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ
thâm tình, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau, họ cùng ở
trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau am hiểu về Ca Huế. Buổi biểu
diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm
nhỏ về nghệ thuật Ca Huế.
- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình
thành, phát triển cũng như giá trị của Ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của
nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong khoảng nữa cuối thế kỷ XX là loại
hình biểu diễn Ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến phục vụ du
lịch trên sông Hương.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 5
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 5 NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lào Cai, năm 2019 1 LỜI GIỚI THIỆU Nằm trong chương trình đào tạo 3 năm, giáo trình Đàn Tranh trình độ 4 tiếp tục củng cố các kỹ thuật cơ bản của các giáo trình trước. Nhưng giáo trình Đàn Tranh 5, nâng cao kỹ thuật cơ bản thông qua các tác phẩm có quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, đặc biệt yêu cầu người học chú ý xử lý sắc thái. Trong giáo trình 5 này người học sẽ tìm hiểu về nghệ thuật ca Huế, kỹ năng diễn tấu nhạc phong cách Huế. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Bùi Hương Thảo 2 MỤC LỤC Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Huế ........................................... 6 1. Lý thuyết .................................................................................................................. 6 2. Thực hành ................................................................................................................. 6 Bài 2. Diễn tấu bản nhạc Huế .......................................................................................... 7 1. Lý thuyết .................................................................................................................. 7 1.2. Mộ số lưu ý khi diễn tấu nhạc phong cách Huế ................................................ 9 2. Thực hành ................................................................................................................. 9 2.1. Các bước thực hiện ......................................................................................... 9 2.2. Nội dung thực hành ........................................................................................ 9 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành ............................................................................. 10 Bài 3. Diễn tấu tác phẩm chuyển soạn và viết riêng cho Đàn Tranh ............................ 11 1. Lý thuyết ................................................................................................................ 11 2. Thực hành ............................................................................................................... 11 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành ............................................................................. 11 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 12 1. Bài tập kỹ thuật ...................................................................................................... 12 Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) ................................................................................... 12 Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) ................................................................................... 12 Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) .............................................................................. 12 Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) ................................................................. 13 Bài tập số 5 (Ngón láy) ........................................................................................... 13 2. Nhạc phong cách Huế ............................................................................................ 14 Bài: Nguyên tiêu (Nhạc phong cách Huế) .............................................................. 14 Bài: Hồ quảng ......................................................................................................... 15 Bài: Lưu thuỷ .......................................................................................................... 15 Bài: Kim tiền ........................................................................................................... 16 Bài: Xuân Phong ..................................................................................................... 17 Bài: Long hổ hội ..................................................................................................... 17 Bài: Cổ bản ............................................................................................................. 17 Bài: Hành vân (Hơi nam) ........................................................................................ 18 3 Bài: Nam ai (Huế) ................................................................................................... 19 2. Tác phẩm chuyển soạn ........................................................................................... 21 Bài: Xuân Quê hương- Xuân Khải ......................................................................... 21 Bài: Gửi anh tiếng hát quê mình (Trần Đình Long) ............................................... 23 Bài: Câu hò bên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp) .................................................... 26 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Đàn Tranh 5 I. Vị trí tính chất môn học - Vị trí: Đàn Tranh 5 là học phần trong các học phần cơ bản trong chương trình đào tạo hệ trung cấp âm nhạc – chuyên ngành Đàn Tranh . Học phần nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc - Tính chất: Thuộc phần môn học chuyên ngành trong các môn học chuyên ngành Âm nhạc II. Mục tiêu môn học: Sau khi hoàn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau đây: - Về kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Đàn Tranh trong ngành âm nhạc . - Về kỹ năng + Học sinh nhận biết và diễn tấu đươc từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành nghề âm nhạc. + Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác. 5 Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Huế 1. Lý thuyết Kỹ thuật Rung láy, vỗ: xem lại nội dung của Giáo trình Đàn Tranh 2 Một số lưu ý kỹ thuật rung, láy, vỗ trong diễn tấu nhạc Phong cách Huế: - Các nốt rung, láy, vỗ có tính cố định trong bài bản, không rung láy, vỗ tuỳ ý. Đây là đặc điểm tạo nên màu sắc, tính chất của bài bản. - Các bài bản thường gắn với các tích, do vậy khi tìm hiểu bài nhạc nên tham khảo tích truyện gắn với bài bản để có cách nhìn sâu hơn tính chất bài. - Đối với các bài có tính chất vui thường có tốc nhanh, nhanh vừa do vậy tốc độ rung cũng nhanh hơn so với các bài có tính chất buồn. 2. Thực hành - Rung chậm: bài tập số 1 - Rung nhanh: bài tập số 2 - Láy, vỗ: bài tập số 3, bài tập số 4 6 Bài 2. Diễn tấu bản nhạc Huế Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Kiến thức: trình bày được một vài đặc điểm của Ca Hế - Kỹ năng: diễn tấu được một số bản ca có tính chất nhanh, vui, buồn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và tìm hiểu, diễn tấu các bản nhạc Huế. Nội dung chính 1. Lý thuyết 1.1. Khái quát nghệ thuật Ca Huế Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng. Theo các nghiên cứu, thời điểm hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế có thể từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Sang thế kỷ XIX, vào thời Tự Đức, là thời kỳ hưng thịnh nhất, Ca Huế được định hình với một số bài bản rút ra từ tế nhạc cung đình, như: “Long ngâm”, “Ngũ đối thượng”, “Ngũ đối hạ”; các bài bản trong hệ thống “Mười bài ngự” (thập thủ liên hoàn, liên bộ thập chương, mười bản tàu) như: “Phẩm tuyết”, “Nguyên tiêu”, “Hồ quảng”, “Liên hoàn”, “Bình bán”, “Tây mai”, “Kim tiền”, “Xuân phong”, “Long hổ”, “Tẩu mã” Ca Huế thực sự phát triển cùng với sự tham gia sáng tác, biểu diễn của nhiều văn nhân, nho sĩ, quan lại, các ca nương, nhạc công tài năng dưới triều Nguyễn. Môi trường diễn xướng của Ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự. Ca Huế có đặc điểm không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời. Số lượng người trình diễn cho một buổi Ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của Ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tuỳ theo từng trường hợp có thể không có cây đàn tam và bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn “tứ tuyệt” bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tỳ, nhị, nguyệt, tranh, bầu. Trình diễn Ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có mối giao tình, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng 2 phong cách: 7 - Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thâm tình, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau, họ cùng ở trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau am hiểu về Ca Huế. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật Ca Huế. - Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của Ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong khoảng nữa cuối thế kỷ XX là loại hình biểu diễn Ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến phục vụ du lịch trên sông Hương. Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kỹ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. Về hệ thống bài bản của Ca Huế: Ca Huế được xây dựng trên 3 điệu thức chính là điệu Bắc, điệu Nam và Nam xuân. Các bài bản mang điệu Bắc có tính chất vui tươi, trong sáng, trang trọng và thuần khiết với 10 bài liên hoàn và 3 bài lẻ. Điệu Nam có 5 bài mang tính chất buồn thương, bi ai, vương vấn; cấu trúc giai điệu có nhiều lớp, luyến láy trong cách ca và có yêu cầu cao về phát âm, nhả chữ, luyến láy thay đổi sắc thái trong từng câu hát. Điệu Nam xuân hay còn được coi là “lưỡng tính” gồm 5 bài bản, có tính bâng khuâng, mơ hồ; sắc thái buồn của các bài bản này nỗi rõ hơn, vì vậy chất Nam cũng nhiều hơn. Các bài bản thuộc hơi dựng là nét đặc biệt độc đáo của Ca Huế với cách ca biến đổi sắc thái, từ hơi ai sang hơi oán dựa trên bài bản một điệu Bắc hay điệu Nam. Hơi dựng không có một hệ thống bài bản riêng như điệu Bắc hoặc điệu Nam, mà nó chỉ là một phong cách đặc biệt của Ca Huế và chỉ có 2 bài ca theo hơi dựng. Đó là bài Cổ bản thuộc điệu Bắc và Nam bình thuộc điệu Nam. Ca Huế hiện còn 31 bài bản, trong đó, 13 bản thuộc điệu Bắc, 5 bài bản theo điệu Nam, 5 bài bản theo điệu Nam Xuân, 2 bài của điệu Bắc (Cổ bản) và điệu Nam (Nam bình) được hát theo hơi dựng, 6 bài bản vẫn còn nhạc phổ bằng Hán tự nhưng chưa được phục dựng. Về nghệ thuật ca và âm nhạc của Ca Huế: Ca Huế là loại âm nhạc bác học, chuyên nghiệp có những yêu cầu cao về kỹ thuật ca hát. Người hát Ca Huế và nhạc công Ca Huế phải là những người có năng khiếu về âm nhạc và phải có một quy trình đào tạo lâu dài. Trong Ca Huế, có nhiều loại bài bản, điệu thức, hơi nhạc, nên cũng có nhiều cách hát khác nhau, thể hiện các sắc thái tình cảm của từng bài bản. Khi ca, người ca phải nắn nót trong phát âm, nhả chữ đúng với tiếng Huế chuẩn, nắm rõ các loại nhịp độ, tốc độ của từng bài bản âm nhạc, cách luyến láy đặc trưng, cách ca dồn, ca sắp, ca đối hơi, ca nhịp ngoài, ca già dặn, chân phương, cách lấy hơi, diễn tả sắc thái mạnh nhẹ trong từng câu hát của hệ bài bản Ca Huế. 8 Ca Huế cũng có yêu cầu cao về nhạc đệm, với 5 nhạc cụ trong dàn “ngũ tuyệt”, trong đó không có cây đàn tam mà thay vào bằng cây đàn bầu. Ngoài ra còn có song loan, một nhạc cụ gõ bằng gỗ do ca nương gõ nhịp hoặc do một nhạc công kẹp dưới bàn chân để điểm nhịp cho các bài ca. Nhạc công phải thuộc mọi bài bản của ca Huế từ điệu Bắc, điệu Nam, điệu Nam xuân, hơi dựng và sự thay đổi các hơi nhạc phong phú trong các bài bản Ca Huế. Tuỳ từng loại nhạc cụ mà nhạc công chơi các kỹ thuật như nhấn, rung khác nhau: nhấn nửa bậc, một bậc, bậc rưỡi, 2 đến 3 bậc; đến nhấn vuốt, nhấn mổ, nhấn nhảy, nhấn rung, nhấn lật ngón; các loại kỹ thuật như chầy, hưởng, vã, mổ, bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rãi để sáng tạo trong khi đệm nhạc. Tính liên tục, chuyển tiếp, biến âm, biến điệu, tự tình, cô đọng súc tích từ nội dung tới hình thức của ca Huế giúp nhạc công và ca nương có thể bộc lộ các tuyệt kỹ của mình. Ca Huế là một trong những tiểu hệ cấu thành trong tổng thể của văn hoá Huế, với giai điệu, nhịp điệu trầm lặng, sâu lắng và trữ tình. Nguồn gốc cung đình và tính bác học của Ca Huế được bộc lộ rõ ở hệ bài bản, hệ nhạc khí đệm, ở sự phát triển của phần khí nhạc cũng như dấu vết âm luật. Là thể loại âm nhạc mang đầy đủ các điều kiện, tiêu chí của dòng âm nhạc cộng hưởng giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của thể loại thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, Ca Huế đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015./. 1.2. Mộ số lưu ý khi diễn tấu nhạc phong cách Huế Với các bài nhạc cổ các ngón rung gần như gắn với các nốt cố định. Đối với các bản nhạc Điệu Bắc có tính vui thì rung nhanh hơn các bản Điệu Nam có tính buồn. 2. Thực hành 2.1. Các bước thực hiện Bước 1. Tìm hiểu, nghe, xác định hơi của bài Bước 2. Thực hành từng phần của bài - Thực hành các âm cơ bản - Thực hành diễn tấu giai điệu kèm theo các ngón rung, láy, vỗ nhấn. Chú ý: + Không rung, vỗ láy sai nốt, vì nếu sai sẽ tính chất bài bản sẽ thay đổi. + Tốc độ rung: phân biệt rõ bài nhanh vui với bài buồn. Bước 3. Thực hành diễn tấu cả bài Cần chú ý các ngón rung, nhấn, vỗ 2.2. Nội dung thực hành Bản nhạc Hơi Bắc: Phẩm Tuyết; Nguyên tiêu 9 Bản nhạc Hơi Nam: Hành Vân 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành Tìm nghe thêm các bản nhạc đã học - Luyện tập thêm các bài: Lưu thuỷ, Kim tiền (Hơi Bắc) 10 Bài 3. Diễn tấu tác phẩm chuyển soạn và viết riêng cho Đàn Tranh 1. Lý thuyết - Các tác phẩm chuyển soạn, viết riêng trong Giáo trình hầu hết đều mang âm hưởng dân ca. - Kỹ thuật diễn tấu: các bài đều có sự kết hợp các kỹ thuật cơ bản. - Tính chất bài: các bài chuyển soạn, viết riêng đều mang âm hưởng âm nhạc dân gian, - Người học nên nghe ca khúc hoặc tác phẩm của bài tương ứng để thuộc giai điệu và tính chất của bài. - Đối với tác phẩm viết riêng cho Đàn Tranh có một số đặc điểm: + Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, các kỹ thuật có độ khó cao (về ngón, tốc độ, ..) đặc biệt là khí nhạc nên người học cần có hình dung nội dung tác phẩm để xử lý. + Tác phẩm có cấu trúc hình thức lớn (quy mô lớn) dài khá khó nhớ, do vậy người học cần phân tích cấu trúc tác phẩm trước khi học. + Tác phẩm thường có phần Cadanza để người nghẹ sỹ khoe, trổ hết sự tinh tuý tính năng nhạc cụ và kỹ thuật diễn tấu, phần này thường tự do, do vậy người học cần tập nhiều lần và nên có những cái riêng trong xử lý. 2. Thực hành 2.1. Các bước thực hiện Bước 1: Nghe ca khúc, hoặc tác phẩm Bước 2: Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài Bước 3: diễn tấu từng phần của bài Bước đầu thực hiện chậm, sau khi làm tốt thì thực hiện đúng tốc độ, sắc thái của bài. Khi những phần hay bị mắc lỗi, cần thực hiện lại nhiều lần phần đó để tránh sai hỏng. 2.2. Nội dung thực hành: Diền tấu các bài: Xuân quê hương (Xuân Khải) Diền tấu các bài: Gửi anh tiếng hát quê mình (Nguyễn Đình Long) 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành - Tìm và nghe các tác phẩm - Tập luyện thêm: Câu hò bên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp) 11 PHỤ LỤC 1. Bài tập kỹ thuật Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) 12 Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) Bài tập số 5 (Ngón láy) 13 2. Nhạc phong cách Huế Bài: Nguyên tiêu (Nhạc phong cách Huế) 14 Bài: Hồ quảng Bài: Lưu thuỷ 15 Bài: Kim tiền 16 Bài: Xuân Phong Bài: Long hổ hội Bài: Cổ bản 17 Bài: Hành vân (Hơi nam) 18 Bài: Nam ai (Huế) 19 20 2. Tác phẩm chuyển soạn Bài: Xuân Quê hương- Xuân Khải 21 22 Bài: Gửi anh tiếng hát quê mình (Trần Đình Long) 23 24 25 Bài: Câu hò bên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp) 26 27
File đính kèm:
- giao_trinh_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_dan_tranh_5.pdf