Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 3
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng
- Kiến thức: Trình bày được kỹ thuật gảy hợp âm
- Kỹ năng: Thực hiện được đúng kỹ thuật gảy hợp âm 3,4, ngón luyến
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ
Nội dung chính:
1. Kỹ thuật hợp âm 3, 4
1.1. Lý thuyết
- Là việc tạo ra hai âm thanh cách nhau quãng 3 hoặc quãng 4 vang lên cùng 1
lúc. Việc tạo hợp âm (chồng âm) này chủ yếu tạo hiệu quả về hoà âm cho giai điệu.
- Kỹ thuật gảy: Ngón 1 ở nốt cao, ngón 2 hoặc ngón 3 ở nốt thấp.
- Yêu cầu: hai âm vang lên cùng lúc và có cường độ như nhau.
1.2. Thực hành
2. Kỹ thuật gảy quãng tám
2.1. Lý thuyết
Gảy quãng tám là gảy lần lượt 2 nốt cách nhau 1 quãng tám,
Ngón 1 gảy nốt cao, ngón 3 gảy nốt trầm (nốt quãng tám phía dưới).
Ngón 4 tì nhẹ lên cầu đàn để tiện di chuyển lên, xuống theo ngón tay.
Trong quá trình gảy, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cánh tay di chuyển linh hoạt.
2.2. Thực hành
Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn
Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều
Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách
Bài tập luyện: bài số .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Biểu diễn nhạc cụ truyền thống - Đàn tranh 3
UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 3 NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lào Cai, năm 2019 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong Giáo trình Đàn Tranh 3, người học tiếp tục học các ký thuật đã học thông qua các bài tập tổng hợp, các bài dân ca, ca khúc chuyển soạn. Tuy nhiên ở Đàn tranh 3, cấp độ các bài khó hơn, quy mô bài lớn hơn, tốc độ diễn tấu của bài nhanh hơn các phần đã học. Giáo trình Đàn Tranh 3 cũng có bố cục như các giáo trình Đàn Tranh 1, Đàn Tranh 2 đó là: Phần kỹ thuật cơ bản, phần ứng dụng kỹ thuật vào diễn tấu các bài dân ca, ca khúc chuyển soạn. Để thực hiện được nội dung, ký năng Giáo trình Đàn Tranh 3, người học cần kiên trì và tập luyện lại các kỹ thuật đã học, đồng thời hình thành tư duy phân tích kết cấu bài. Có như vậy thì bài học mới nhớ lâu, việc diễn tấu tác phẩm được thành thục. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Bùi Hương Thảo 2 MỤC LỤC Bài 1. Kỹ thuật gảy hợp âm 3,4 quãng 8 ......................................................................... 5 1.1. Lý thuyết ............................................................................................................ 5 1.2. Thực hành .......................................................................................................... 5 2. Kỹ thuật gảy quãng tám ........................................................................................ 5 2.1. Lý thuyết ............................................................................................................ 5 2.2. Thực hành .......................................................................................................... 5 3. Kỹ thuật luyến .......................................................................................................... 5 3.1 Lý thuyết ............................................................................................................. 5 3.2. Thực hành .......................................................................................................... 6 Bài 2. Ứng dụng kỹ thuật nhấn, quãng tám voà diễn tấu các bài dân ca, ca khúc chuyển soạn .............................................................................................................. 7 1. Lý thuyết ............................................................................................................... 7 - Sử dụng tất cả các ký thuật đã học các bài trước để diễn tấu. ................................ 7 - Phần lý thuyết tương tự bài trên ............................................................................. 7 2. Thực hành ............................................................................................................. 7 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 8 I. Bài tập kỹ thuật ......................................................................................................... 8 Bài tập số 1 (Kỹ thuật quãng tám) ............................................................................ 8 Bài tập số 2 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) ...................................................... 8 Bài tập số 3 (quãng tám & Á) ................................................................................... 8 Bài tập số 4 (Quãng tám & song thanh) ................................................................... 8 Bài tập số 5 (Quãng tám & song thanh) ................................................................... 9 Bài tập số 6 (Á & song thanh- Hợ âm 3,4) ............................................................... 9 2.Tác phẩm chuyển soạn ........................................................................................... 9 Bài: Làng em tươi xanh ............................................................................................ 9 Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám .......................................................... 10 3. Dân ca ................................................................................................................ 10 Bài: Lý cây đa- Dân ca quan họ.............................................................................. 10 Bài: Lý cây bông- dân ca Nam bộ .......................................................................... 10 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Đàn Tranh 3 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Đàn Tranh 3 là học phần trong các học phần cơ bản trong chương trình đào tạo hệ trung cấp âm nhạc – chuyên ngành Đàn Tranh . Học phần nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc - Tính chất: Thuộc phần môn học chuyên ngành trong các môn học chuyên ngành Âm nhạc II. Mục tiêu môn học: Sau khi hoàn thành môn học này, người học cần có khả năng: - Về kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Đàn Tranh trong ngành âm nhạc . - Về kỹ năng + Học sinh nhận biết và diễn tấu đươc từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành nghề âm nhạc. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác. 4 Bài 1. Kỹ thuật gảy hợp âm 3,4 quãng 8 Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: Trình bày được kỹ thuật gảy hợp âm - Kỹ năng: Thực hiện được đúng kỹ thuật gảy hợp âm 3,4, ngón luyến - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Kỹ thuật hợp âm 3, 4 1.1. Lý thuyết - Là việc tạo ra hai âm thanh cách nhau quãng 3 hoặc quãng 4 vang lên cùng 1 lúc. Việc tạo hợp âm (chồng âm) này chủ yếu tạo hiệu quả về hoà âm cho giai điệu. - Kỹ thuật gảy: Ngón 1 ở nốt cao, ngón 2 hoặc ngón 3 ở nốt thấp. - Yêu cầu: hai âm vang lên cùng lúc và có cường độ như nhau. 1.2. Thực hành 2. Kỹ thuật gảy quãng tám 2.1. Lý thuyết Gảy quãng tám là gảy lần lượt 2 nốt cách nhau 1 quãng tám, Ngón 1 gảy nốt cao, ngón 3 gảy nốt trầm (nốt quãng tám phía dưới). Ngón 4 tì nhẹ lên cầu đàn để tiện di chuyển lên, xuống theo ngón tay. Trong quá trình gảy, bàn tay xoè rộng tự nhiên, cánh tay di chuyển linh hoạt. 2.2. Thực hành Bước 1: Kiểm tra lại dây đàn Bước 2. Gảy từng dây cho vang đều Bước 3. Gảy các dây khác nhau theo nhịp phách Bài tập luyện: bài số .. 3. Kỹ thuật luyến 3.1 Lý thuyết Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói. Có hai loại nhấn luyến: - Nhấn luyến lên: gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa. - Nhấn luyến xuống: muốn có âm luyến xuống, trước hết phải mượn nốt. Ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy 5 sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa. Gảy âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần. Ðộ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường. Cần phân phối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau, độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến. 3.2. Thực hành Bước 1: Luyện kỹ thuật độc lập Bước 2: Luyện kỹ thuật gắn với bài tập Bước 3: Thực hành kỹ thuật luyến trong bài dân ca, tác phẩm 6 Bài 2. Ứng dụng kỹ thuật nhấn, quãng tám vào diễn tấu các bài dân ca, ca khúc chuyển soạn Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng - Kiến thức: trình bày được các bước thực hành. - Kỹ năng: Thực hành diễn tấu được một số bài dân ca, ca khúc chuyển soạn cho Đàn Tranh. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học và thực hành ngoài giờ Nội dung chính: 1. Lý thuyết - Sử dụng tất cả các ký thuật đã học các bài trước để diễn tấu. - Phần lý thuyết về kỹ thuật đã học đã trình bày các bài trước. 2. Thực hành Bước 1. Tìm hiểu về bài dân ca (Tính chất, thuộc dân tộc vùng miền nào), tính chất, cấu trúc tác phẩm chuyển soạn. Bước 2. Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài Bước 3. Thực hiện từng phần của bài - Giai đoạn đầu thực hiện chậm, kết hợp với đập nhịp - Giai đoạn này tập đúng tốc độ, tính chất (các kỹ thuật, sắc thái) của giai điệu - Chú ý nếu những chỗ khó, hay mắc lỗi cần luyện tập riêng nhiều lần. Bước 4. Thực hiện diễn tấu cả bài Nội dung thực hiện Bài Lý cây đa- Dân ca Quan họ Bài Lý cây bông- Dân ca Nam bộ Bài bài ca hy vọng- Tác giả Văn Ký 3. Hướng dẫn tự học - Tự luyện tập các bài. Tìm tư liệu nghe bài dân ca. - Luyện tập thêm bài 7 PHỤ LỤC I. Bài tập kỹ thuật Bài tập số 1 (Kỹ thuật quãng tám) Bài tập số 2 (Kỹ thuật quãng tám , song thanh) Bài tập số 3 (quãng tám & Á) Bài tập số 4 (Quãng tám & song thanh) 8 Bài tập số 5 (Quãng tám & song thanh) Bài tập số 6 (Á & song thanh- Hợ âm 3,4) 2.Tác phẩm chuyển soạn Bài: Làng em tươi xanh 9 Bài: Ra vườn hoa -Văn Tân- KT quãng tám 3. Dân ca Bài: Lý cây đa- Dân ca quan họ Bài: Lý cây bông- dân ca Nam bộ 10 11
File đính kèm:
- giao_trinh_bieu_dien_nhac_cu_truyen_thong_dan_tranh_3.pdf