Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật)

Mục tiêu của môn học/mô đun:

+ Về kiến thức:

- Trình bày được kiến thức cơ bản về bệnh hại cây trồng nông nghiệp.

- Nhận biết được triệu chứng, nguyên nhân và qui luật phát sinh phát triển một số bệnh hại thường gặp trên cây trồng .

- Xác định chính xác các đặc điểm triệu chứng điển hình của bệnh do từng đối tượng hại chính gây nên

- Xây dựng được biện pháp phòng trừ hợp lý, đảm bảo an toàn cho người và môi trường

- Trình bày được cơ chế gây bệnh của tác nhân gây bệnh điển hình của vi khuẩn, nấm, vi rút hay tuyến trùng.

+ Về kỹ năng:

- Phân loại một số bệnh chính hại trên từng nhóm cây trồng nông nghiệp thông qua triệu chứng gây hại

- Phân biệt được một số loại bệnh cây phổ biến trên đồng ruộng.

- Thực hiện được biện pháp phòng trừ một số bệnh hại phổ biến.

- Thu thập được các mẫu bệnh hại chính trên đồng ruộng

+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Sinh viên tự chủ trong việc nhận biết, điều tra bệnh hại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp

- Tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và thực hiện các biện pháp phòng trừ đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 1

Trang 1

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 2

Trang 2

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 3

Trang 3

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 4

Trang 4

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 5

Trang 5

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 6

Trang 6

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 7

Trang 7

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 8

Trang 8

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 9

Trang 9

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 143 trang Trúc Khang 10/01/2024 3641
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật)

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Bảo vệ thực vật)
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA 
NGÀNH/NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày tháng.... năm 
........... của .. 
Lâm Đồng, năm 2017 
1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình 
với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. 
Giáo trình được tác giả biên soạn nhằm mục đích giảng dạy nghề Bảo vệ thực vật, 
trình độ cao đẳng. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về bệnh cây chuyên 
khoa trong lĩnh vực cây nông nghiệp; giúp sinh viên nhận biết triệu chứng bệnh hại 
chính, trên một số cây trồng chủ lực, thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh cây đạt 
hiệu quả cao. Giáo trình có mối quan hệ với các môn như Côn trùng đại cương, Côn 
trùng chuyên khoa, Bệnh cây đại cương, thuốc BVTV, kỹ thuật canh tác rau hoa 
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. 
Để góp phần hoàn thành giáo trình, tác giả xin trân trọng cảm ơn: 
Ban Giám Hiệu, tập thể giảng viên Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, 
phòng Đà tạo trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt 
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng 
Lâm Đồng ngày 05 tháng 7 năm 2017 
2 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN ........................................................................... 4 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: .......................................... 4 
Mục tiêu của môn học/mô đun: .................................................................................. 4 
BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BỆNH CÂY............................................................ 6 
Giới thiệu: ................................................................................................................... 6 
Mục tiêu: ..................................................................................................................... 6 
Nội dung: ..................................................................................................................... 6 
1. Khoa học bệnh cây và sản xuất nông nghiệp ....................................................... 6 
2. Triệu trứng bệnh cây ............................................................................................ 8 
3. Nguyên nhân gây bệnh cây ................................................................................ 12 
BÀI 2: SINH THÁI VÀ DỊCH BỆNH CÂY, NGUYÊN LÝ PHÒNG TRỪ BỆNH 
CÂY .............................................................................................................................. 15 
Giới thiệu: ................................................................................................................. 15 
Mục tiêu: ................................................................................................................... 15 
Nội dung: ................................................................................................................... 15 
1. Sinh thái bệnh cây .............................................................................................. 15 
2. Dịch bệnh ........................................................................................................... 18 
3. Nguyên lý phòng trừ bệnh cây ........................................................................... 19 
BÀI 3: BỆNH HẠI CÂY LƯƠNG THỰC .................................................................. 24 
Giới thiệu: ................................................................................................................. 24 
Mục tiêu: ................................................................................................................... 24 
Nội dung: ................................................................................................................... 24 
1. Bệnh hại lúa ....................................................................................................... 24 
2. Bệnh hại cây bắp ................................................................................................ 41 
3. Thực hành .......................................................................................................... 46 
BÀI 4: BỆNH HẠI CÂY CÔNG NGHIỆP ................................................................. 47 
Giới thiệu: ................................................................................................................. 47 
3 
Mục tiêu: ......................................... ...  phủ màu trắng hồng bao xung quanh thân cành. 
Bên trên chứa rất nhiều bào tử sẵn sàng cho phát tán và lây lan. 
2.4.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Sợi nấm lúc đầu màu trắng, sau chuyển màu hồng, tạo thành các hạch nhỏ màu đỏ. 
Bệnh thường phát sinh nhiều ở cây lớn tuổi, vườn rậm rạp ít ánh nắng. Trong điều 
kiện nhiệt độ cao và trong mùa mưa nhiều. 
Hình 7.7. Bệnh nấm hồng sầu riêng 
2.4.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa cành tạo tán, mật độ trồng thích hợp. 
- Phòng trị bằng thuốc gốc đồng, Validacin, Bonanza, COC 85WP, Score 
3. Bệnh hại cây hồng 
3.1. Bệnh giác ban 
3.1.1. Phân bố 
3.1.2. Nguyên nhân 
Do nấm Cercospora kaki 
3.1.3. Triệu chứng 
133 
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, màu đen, 
về sau lớn dần có hình đa giác, giữa có màu nâu xám nhạt, xung quanh viền nâu đen, 
trên vết bệnh có những hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử. Khi bị bệnh nặng lá khô vàng 
và rụng. 
3.1.4. Quy luật phát sinh phát triển 
 Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa tháng 6, 7. 
3.1.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Ngắt bỏ tiêu huỷ các lá bị hại nặng và tàn dư lá bệnh. 
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt 
Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng. Có thể tham khảo sử dụng một số loại 
thuốc có hoạt chất: Benomyl, Carbendazim, Hexaconazole để phòng trừ 
3.2. Bệnh thán thư 
3.2.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng hồng ăn trái 
3.2.2. Nguyên nhân 
 Do nấm Colletotrichum kaki gây ra 
3.2.3. Triệu chứng 
- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi có 
trên cành non và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu 
nhỏ, hơi tròn màu nâu, về sau không có hình 
dạng nhất định, ở giữa có màu nâu xám nhạt 
xung quanh viền nâu thẫm, trên đó có các hạt 
nhỏ màu đen là các ổ bào tử. 
- Trên cành và quả vết bệnh màu nâu, hình 
hơi tròn, lõm vào trong vỏ, trên đó cũng có 
các ổ bào tử màu đen. Khi bị hại nặng lá khô 
vàng, quả rụng và thối. 
3.2.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ khoảng 
25oC, thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều 
3.2.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Ngắt bỏ tiêu huỷ các bộ phận cây bị bệnh. 
Hình 7.8. Bệnh thán thư cây hồng 
134 
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt 
Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc 
có hoạt chất Azoxystrobin, Carbendazim + Câymoxanil + Metalaxyl, Carbendazim + 
Hexaconazole, Chlorothalonil để phòng trừ. 
3.3. Bệnh cháy lá 
3.3.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng hồng ăn trái 
3.3.2. Nguyên nhân 
Do nấm Septobasidium sp. gây ra. 
3.3.3. Triệu chứng 
- Bệnh xuất hiện từ khi cây bắt đầu ra lá non cho đến khi thu hoạch trái. 
- Bệnh chủ yếu gây hại ở mặt dưới của lá, lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ, hình tròn, 
màu nâu đen. Bệnh nặng lan rộng toàn bộ lá làm giảm sự quang hợp, làm lá rụng. 
- Bệnh xuất hiện trên quả: xuất hiện ở cuống quả có những đốm đen, bệnh nặng 
làm quả rụng. 
3.3.4. Quy luật phát sinh phát triển 
- Nấm gây hại trên các giống hồng nhưng gây hại nặng hơn ở các giống hồng giòn 
như hồng trứng láng, trứng lốc hơn là các giống hồng vuông. 
- Bệnh hại nặng trên các vườn hồng chăm sóc kém, thoát nước kém trong mùa 
mưa. 
3.3.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Chọn các giống hồng có năng suất cao, phẩm chất khá, ít bị nhiễm bệnh. 
- Hố trồng phải được chuẩn bị trước khi đặt cây con, xử lý hố trồng để tiêu diệt 
nguồn bệnh. 
- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng quá dầy. 
- Tạo thông thoáng cho vườn cây khi cây giao tán. 
- Bón phân đầy đủ, cân đối. 
3.4. Bệnh chảy gôm 
3.4.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng hồng ăn trái 
3.4.2. Nguyên nhân 
135 
 Do nấm Gloeosporium kaki gây ra. 
3.4.3. Triệu chứng 
Hình 7.9. Bệnh chảy gôm cây hồng 
- Bệnh hại chủ yếu trên thân, cành và quả. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, 
màu nâu về sau hơi lõm xuống. 
- Trên vết bệnh xì ra lớp mủ màu nâu đỏ. Cành bị bệnh nặng làm lá vàng và rụng, 
có thể khô chết. Quả bị bệnh rụng và thối. 
3.4.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25oC, xâm nhiễm vào cây qua các vết thương. 
3.4.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Cắt bỏ, tiêu huỷ các bộ phận cây bị bệnh. 
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt 
Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc 
trừ nấm gốc Đồng vào đầu và giữa mùa mưa phun đẫm lên cành và thân cây. 
4. Bệnh hại cây mít 
4.1. Bệnh thối trái 
4.1.1. Phân bố 
Xuất hiện nhiều tại các khu vực trồng mít ở châu Á 
4.1.2. Nguyên nhân 
- Bệnh do nấm Phytophthora sp gây nên 
4.1.3. Triệu chứng 
136 
- Triệu chứng điển hình là trên mặt vỏ trái lúc đầu xuất hiện những vết bệnh màu 
nâu nhỏ sau đó lớn dần, lan khắp trái và ăn sâu vào thịt trái làm trái thối mềm và có 
mùi hôi, chua. 
 - Khi trời ẩm hoặc khi trái rụng xuống đất trên vết bệnh có lớp nấm như tơ trắng 
Hình 7.10. Bệnh thối trái mít 
4.1.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Bệnh thường phát sinh trên trái già, chuẩn bị chín, phát triển mạnh trong mùa mưa 
trên những vườn cây ít thông thoáng 
4.1.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Đối với bệnh thối trái biện pháp phòng sẽ có hiệu quả hơn là để bệnh phát triển 
rồi mới xử lý thuốc. 
- Muốn hạn chế được bệnh nhất là trong mùa mưa cần lưu ý một số biện pháp sau: 
 + Vệ sinh vườn cây thường xuyên, cắt bỏ những cành sâu bệnh, tạo cho vườn cây 
thông thoáng, nhiều ánh sáng. Thoát nước tốt cho cây trong mùa mưa. 
+ Bón cân đối NPK, bón thêm phân chuồng hoai mục ,bón bổ sung phân Calcium 
Nitrate giúp cho cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp vỏ trái cứng chắc, ít bị 
nứt nẻ và từ đó nấm bệnh khó có thể tấn công. 
+ Khi thu hoạch trái cẩn thận không làm trái bị dập hay xây xát, không làm rụng 
cuống trái 
 + Nên thu hái trong những ngày nắng ráo. Tồn trữ trái ở nơi khô ráo, thoáng mát. 
Tránh ủ trái thành từng đống lớn. 
+ Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng thuốc hoá học để phun trực tiếp lên trái trước 
thu hoạch, phun khi trái đã lớn hoặc phun khi mới xuất hiện trái bệnh bằng các loại 
137 
thuốc như: Metalaxy; Ridomil gold 68WP. Ngoài ra cũng có thể phun ngừa khi trái 
còn nhỏ bằng các loại thuốc gốc đồng như Coc 85WP, Champion 
4.2. Bệnh đốm nâu 
4.2.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng mít 
4.2.2. Nguyên nhân 
Do nấm Phomopsis artocarpina 
4.2.3. Triệu chứng 
- Bệnh hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh hình tròn, lúc đầu nhỏ màu nâu, sau lớn lên 
đường kính từ 10 – 15mm, ở giữa màu xám tro, trên đó có những hạt nhỏ màu đen 
xếp thành các đường vòng đồng tâm, đó là các ổ bào tử. 
4.2.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ khoảng 25 – 280C, chết ở 510C trong 10 phút. 
Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử ở trên lá bệnh 
4.2.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Chăm sóc bón phân cho cây sinh trưởng tốt. 
- Khi bệnh phát sinh nhiều phun các loại thuốc gốc đồng như Champion; Coc 85 
hoặc các loại thuốc khác như Mancozeb, Benomyl. 
4.3. Bệnh nấm hồng 
4.3.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng mít 
4.3.2. Nguyên nhân 
Do nấm Corticium salmonicolor 
4.3.3. Triệu chứng 
- Đầu tiên trên vỏ cây có đám sợi nấm màu trắng, sau chuyển màu hồng và lớn dần 
có thể bao phủ cả 1 đoạn cành, vỏ cây chỗ bị bệnh khô và nứt ra, lá héo và cả cành bị 
khô chết. 
 - Vết bệnh thường xuất hiện chỗ cành giáp thân vì ở đây nước thường đọng lại, 
lâu khô thích hợp cho nấm phát triển 
4.3.4. Quy luật phát sinh phát triển 
138 
- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 300C, vườn cây rậm rạp, trời âm u, mưa 
nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Nấm tồn tại và lan truyền từ 
các cành bị bệnh. 
4.3.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
- Cắt tỉa cành lá cho vườn cây thông thoáng, huỷ bỏ các cành bị bệnh. 
- Dùng thuốc gốc đồng quét lên thân cây một năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. 
- Khi bệnh phát sinh phun lên chỗ bị bệnh các thuốc Anvil 5SC; Bendazol, Rovral. 
4.4. Bệnh thán thư 
4.4.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng mít 
4.4.2. Nguyên nhân 
Do nấm Colletotrichum sp. 
4.4.3. Triệu chứng 
Vết bệnh đặc trưng là những đốm màu nâu tối, gần tròn, mềm thấy được trên vỏ 
quả. Bên dưới vết bệnh mô quả bị thối nâu đen. Vết bệnh lan rộng nhanh và ăn sâu 
vào trong quả khi gặp điều kiện thuận lợi. 
Hình 7.10. Bệnh thán thư mít 
4.4.4. Quy luật phát sinh phát triển 
Bào tử nấm từ vết bệnh phát tán và lây lan qua không khí khi có gió hay giọt nước 
mưa bắn lên. Những vết bệnh trên cây là nguồn lây lan nấm bệnh cho giai đoạn sau. 
Bệnh thán thư thường xảy ra phổ biến trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm không khí 
cao, trời có sương mù. 
139 
Bệnh thường xảy ra trên quả ở giai đoạn đã lớn nhưng cũng có thể xảy ra khi ở giai 
đoạn quả còn non. Những vết thương trên quả do trầy xướt hay do côn trùng (sâu đục 
quả, ruồi đục quả) gây ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm, đặc biệt 
nghiêm trọng hơn khi quả thường xuyên bị ẩm ướt do mưa. 
4.4.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
 Tỉa cành tạo tán thông thoáng, tỉa bỏ những cành, lá và quả mọc thấp gần mặt đất. 
Hạn chế quả tiếp xúc với nhau bằng cách tỉa thưa quả. 
- Bón phân cân đối, tránh lạm dụng quá nhiều phân đạm. Chú ý bón bổ sung vôi và 
phân hữu cơ hàng năm. 
- Tỉa và tiêu hủy quả bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa lây lan. 
- Cần ngăn chặn những nguyên nhân gây vết thương trên quả như quả bị xây xát do 
gió mạnh hoặc từ sự gây hại do côn trùng như ruồi đục quả và sâu đục quả. 
- Có thể áp dụng biện pháp bao quả mít vừa ngăn chặn côn trùng hại quả vừa giảm 
được bệnh thán thư trên quả. Bao quả đến sát cành mà quả mọc. 
- Biện pháp hóa học: Có thể phòng trừ bệnh bằng biện pháp phun thuốc, sử dụng 
các loại thuốc như Mancozeb, Antracol; Carbendazim để phun tán và phun trên quả. 
Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Chú ý sau những đợt mưa kéo dài vì đây là điều 
kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Sử dụng các loại thuốc luân phiên để hạn chế hiện 
tượng kháng thuốc. Cần đảm bảo thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch quả. 
- Thu hoạch quả lúc khô ráo và trời mát. Tránh để quả tiếp xúc với đất. Để quả nơi 
khô mát, không chất thành đống. Dụng cụ để thu hoạch, vận chuyển và bảo quản quả 
cũng là nguồn lây bệnh thán thư cho quả sau thu hoạch cần thay thế, vệ sinh khi cần. 
4.5. Bệnh chảy gôm 
4.5.1. Phân bố 
Bệnh xuất hiện trên tất cả các vùng trồng mít 
4.5.2. Nguyên nhân 
Do nấm Phythophthora sp. gây ra 
4.5.3. Triệu chứng 
 Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ 
vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và 
cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị. 
4.5.4. Quy luật phát sinh phát triển 
140 
 Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa 
cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập. 
4.5.5. Biện pháp quản lý và phòng trừ 
– Khi lập vườn cần dọn sạch sẽ thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong 
vườn, đặc biệt là những cây thường bị loại nấm này gây hại như đã nêu ở phần trên. 
– Phải lên luống cao, hình mai rùa để có thể thoát nước tốt trong mùa mưa. Ở 
những vùng đất thấp phải có hệ thống bờ bao xung quanh để kịp thời bơm nước ra 
khỏi vườn khi cần thiết để vườn luôn luôn được khô ráo. 
– Không nên trồng quá dày, thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành 
tăm mọc trong tán, cành không có khả năng cho trái vệ sinh sạch sẽ cỏ dại, không ủ 
cỏ rác xung quanh gốc để vườn luôn thông thoáng, khô ráo. 
– Tăng cường bón thêm phân hữu cơ tạo thuận lợi cho những loại vi sinh vật đối 
kháng với nấm gây bệnh phát triển tốt, góp phần kìm hãm sự phát triển của nắm gây 
bệnh. 
– Với những vườn, những cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị 
bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm 
trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali. 
– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn 
chưa lan rộng, sau đó dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh (nhớ thu gom 
chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu huỷ). Rồi dùng ba muỗng canh 
thuốc Copper-zine pha với nửa lít nước (hoặc 10-20cc thuốc Aliette, hay 20-30 gram 
thuốc Ridomil pha trong một lít nước), lấy chổi hay cọ sơn nhúng nước thuốc quét lên 
chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận. 
– Phun lên gốc cây và tưới ngừa xung quanh gốc nằng một trong các loại thuốc 
như: Aliette 80WP, AthuocTop 480sc, Vialphos 80HN, Vimancoz 80BTN, Ridomil 
68WP, Metazeb 72WP,Ricide 72WP, Mancolaxyl 72WPTrước khi trồng khoảng 
năm, bảy ngày nên khử trùng đất bằng cách tưới vào hố trồng bằng một trong các loại 
dung dịch thuốc vừa nêu trên (về cách sử dụng thuốc bạn có thể đọc hướng dẫn có ghi 
trên bao bì). 
5. Thực hành 
5.1. Nhận diện bệnh hại chính trên cây ăn trái 
5.2. Thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ 
141 
Câu hỏi ôn tập 
1. Mô tả triệu chứng, nguyên nhân, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp quản lý 
phòng trừ bệnh chính hại trên cây ăn trái có múi 
2. Mô tả triệu chứng, nguyên nhân, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp quản lý 
phòng trừ bệnh chính hại trên cây sầu riêng 
3. Mô tả triệu chứng, nguyên nhân, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp quản lý 
phòng trừ bệnh chính hại trên cây hồng 
5. Mô tả triệu chứng, nguyên nhân, quy luật phát sinh phát triển và biện pháp quản lý 
phòng trừ bệnh chính hại trên cây mít 
142 
Sách Giáo khoa và tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng: 
Nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp. 
[2]. Chi cục BVTV Lâm Đồng, 1997. Sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ. 
Xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt. 
[3]. Đỗ Tấn Dũng (1999), Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn hại một số cây 
trồng vùng Hà Nội và phụ cận (Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông 
nghiệp I Hà Nội). 
[4]. Đỗ Tấn Dũng (2001), Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn – biện pháp phòng 
chống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
[5]. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1999), Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng, 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[6]. Chi cục BVTV Lâm Đồng, 2000. Sâu bệnh hại rau và biện pháp phòng trừ. 
Xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt. 
[7]. Chi cục BVTV Lâm Đồng, 2000. Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng 
trừ. Xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt. 
[8]. Chi cục BVTV Lâm Đồng, 2000. Sâu bệnh hại chè và biện pháp phòng trừ. 
Xí nghiệp in bản đồ Đà Lạt. 
[9]. Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2000), Dịch hại trên cây có múi 
và IPM 
[10]. Lê Lương Tề và Nguyễn Thị Trường, 2005. Giáo trình bảo vệ thực vật. 
NXB Giáo dục. 
[11]. Lê Lương Tề, Đỗ Tấn Dũng, Ngô Bích Hảo, Trần Nguyên Hà, Vũ Triệu 
Mân, Nguyễn Kim Vân, Ngô Thị Xuyên (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, 
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 127-144. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_cay_chuyen_khoa_bao_ve_thuc_vat.pdf