Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên

Lối sống của sinh viên được thể hiện trong văn hóa giao tiếp - ứng xử, giáo dục lối sống

cũng chính là giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử. Trong nhà trường đại học, bên cạnh những

lối sống đẹp, giao tiếp - ứng xử có văn hóa của đa số sinh viên vẫn còn tồn tại những hiện

tượng tiêu cực trong lối sống và những hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp cần được nhà

trường và các lực lượng giáo dục quan tâm và có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo dục lối

sống, văn hóa giao tiếp cho sinh viên cần phải được tiến hành trên cả ba mặt: nâng cao nhận

thức, giáo dục thái độ, hình thành hành vi và thói quen hành vi hợp chuẩn mực, cần có sự phối

hợp thống nhất của gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện của

bản thân mỗi sinh viên.

Từ khóa: lối sống, văn hóa giao tiếp, ứng xử, sinh viên.

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 1

Trang 1

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 2

Trang 2

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 3

Trang 3

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 4

Trang 4

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 5

Trang 5

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 6

Trang 6

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 7

Trang 7

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 7680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên

Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú Yên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 17 
GIÁO DỤC LỐI SỐNG – VĂN HÓA GIAO TIẾP 
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Nguyễn Thế Dân* 
Tóm tắt 
 Lối sống của sinh viên được thể hiện trong văn hóa giao tiếp - ứng xử, giáo dục lối sống 
cũng chính là giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử. Trong nhà trường đại học, bên cạnh những 
lối sống đẹp, giao tiếp - ứng xử có văn hóa của đa số sinh viên vẫn còn tồn tại những hiện 
tượng tiêu cực trong lối sống và những hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp cần được nhà 
trường và các lực lượng giáo dục quan tâm và có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo dục lối 
sống, văn hóa giao tiếp cho sinh viên cần phải được tiến hành trên cả ba mặt: nâng cao nhận 
thức, giáo dục thái độ, hình thành hành vi và thói quen hành vi hợp chuẩn mực, cần có sự phối 
hợp thống nhất của gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện của 
bản thân mỗi sinh viên. 
Từ khóa: lối sống, văn hóa giao tiếp, ứng xử, sinh viên. 
1. Đặt vấn đề 
 Trong hội thảo khoa học với chủ đề: 
giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường 
diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Thành 
phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 
12/02/2010, GS.TSKH Lê Ngọc Trà đã 
khẳng định: giao tiếp có mối quan hệ chặt 
chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể 
hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục 
chính là giao tiếp. Không có giao tiếp 
không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp 
không chỉ là hình thức, phương tiện của 
giáo dục mà còn là một nội dung quan 
trọng của giáo dục. Theo giáo sư, giáo dục 
văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay 
có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất là truyền 
thống và hiện đại. Thứ hai là dân tộc và 
quốc tế. Thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc (Đại học 
An Giang) cho rằng: ngoài việc gắn chặt 
giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa 
giao tiếp trong học đường cũng cần gắn 
chặt với giáo dục đạo đức học đường. 
Trong đó, mỗi giảng viên nhà trường phải 
phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện 
________________________ 
*
 ThS, Trường Đại học Phú Yên 
văn hóa giao tiếp trong công việc cũng như 
cuộc sống hàng ngày. 
 Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn 
hóa truyền thống riêng tạo nên bản sắc tính 
đa dạng làm cho dân tộc này khác với dân 
tộc khác. Những giá trị văn hóa truyền 
thống cần phải được các thế hệ sau bảo tồn 
và phát triển. Văn hóa giao tiếp tạo nên một 
lối sống, nếp sống chuẩn mực của mỗi 
người trong đó chứa đựng những giá trị văn 
hóa, đạo đức, thẩm mỹ phù hợp với bản sắc 
của dân tộc, đó chính là sự kết hợp giữa giá 
trị truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và 
quốc tế. 
 Đánh giá một người có văn hóa hay 
không người ta thường đánh giá họ qua 
giao tiếp với người khác như thế nào. 
Trong giao tiếp, có người ứng xử một cách 
tế nhị, lịch sự, khéo léo phù hợp với chuẩn 
mực xã hội làm cho người được tiếp xúc 
cảm thấy hài lòng, dễ chịu, thoải mái từ đó 
đem lại hiệu quả cao trong công việc. Trái 
lại, có người ứng xử một cách cục cằn, thô 
lỗ, ngôn ngữ thiếu văn hóa, bất lịch sự làm 
cho người khác khó chịu, mất cảm tình, 
cảm thấy mình bị xúc phạm và làm xấu đi 
18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
mối quan hệ, công việc kém hiệu quả. 
 Lối sống và văn hóa giao tiếp - ứng 
xử của con người có mối quan hệ mật thiết 
với nhau. Có lối sống lành mạnh, con người 
sẽ ứng xử với nhau một cách nhân ái trên 
tình đồng loại như “Bầu ơi thương lấy bí 
cùng...”, “Lá lành đùm lá rách”, đoàn kết, 
tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau. 
Ngược lại, nếu lối sống không lành mạnh 
“Nhà nào biết nhà đó”, “Đèn nhà ai nhà ấy 
rạng”, họ sẽ sống thờ ơ lãnh đạm, ích kỉ, 
hẹp hòi khi người khác gặp khó khăn hoạn 
nạn. Một lối sống đẹp phải là lối sống hòa 
nhập và hợp tác, đề cao tính cộng đồng vì 
lợi ích của tập thể và của xã hội, dám phê 
phán đấu tranh với những cái xấu, cái tiêu 
cực để bảo vệ, giữ gìn những giá trị chuẩn 
mực chung của xã hội 
 Trong xu thế hội nhập của đất nước, 
đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên 
ngày càng được nâng cao, điều kiện học 
tập, sinh hoạt giải trí ngày càng phong phú, 
đa dạng và phức tạp. Những mặt trái, mặt 
tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm 
cho một số giá trị được xem là những 
chuẩn mực trong lối sống và văn hóa giao 
tiếp - ứng xử của cộng đồng bị xáo trộn và 
ít nhiều cũng ảnh hưởng tới lối sống và văn 
hóa - giao tiếp của sinh viên ở trong và 
ngoài nhà trường. Do nhận thức không 
đúng hoặc do các nguyên nhân khách quan 
khác, không ít sinh viên đã tiếp thu các tư 
tưởng văn hóa nước ngoài một cách máy 
móc thiếu chọn lọc, sống đua đòi buông 
thả, chạy theo lối sống vật chất tầm thường, 
thiếu tôn trọng các giá trị văn hóa truyền 
thống của dân tộc. Để sinh viên có lối sống 
đẹp, giao tiếp - ứng xử có văn hóa cần phải 
kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội, 
trong đó vai trò của nhà trường đặc biệt 
quan trọng. 
2. Thực trạng, nguyên nhân lối sống và 
văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường 
Đại học Phú Yên 
 Khảo sát 300 sinh viên Trường Đại 
học Phú Yên về  ... ện, phương tiện để mở rộng 
tri thức và cũng có cơ hội tiếp xúc với 
nhiều loại văn hóa phẩm không lành mạnh 
làm suy thoái nhân cách của một số sinh 
viên. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy có 
82,3% sinh viên kiên quyết từ chối không 
xem, không đọc các loại văn hóa phẩm độc 
hại. Điều đó chứng tỏ đa số sinh viên đã 
biết làm chủ được bản thân để không bị lôi 
cuốn vào những cái xấu. Số sinh viên tò mò 
“xem để biết” mặc dù không nhiều (17,7%) 
nhưng cũng cần có biện pháp giáo dục ngay 
để khắc phục lối giải trí thiếu lành mạnh 
trong đời sống của sinh viên. 
 Sinh viên Trường Đại học Phú Yên 
hầu hết đến từ nhiều huyện thị khác nhau 
trong tỉnh, một số từ các tỉnh, thành phố 
khác trong nước, gia đình nhiều em còn 
khó khăn khi học xa nhà. Do vậy, trong lựa 
chọn cuộc sống vật chất, nhiều sinh viên có 
ý thức tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch phù 
hợp với hoàn cảnh của gia đình (85,3%). 
Trong các hoạt động của trường, lớp sinh 
viên tham gia nhiệt tình (74,3%) và coi đó 
là trách nhiệm của mình, đó cũng là một nét 
nổi bật của sinh viên ngày nay, số sinh viên 
không tham gia hoặc tham gia vì có lợi cho 
bản thân chiếm tỷ lệ thấp (25,7%). 
 Ngoài thời gian học tập, sinh viên 
cũng có những hình thức sinh hoạt, giải trí 
khác nhau. Số lượng sinh viên chọn học 
thêm tin học, ngoại ngữ khá cao (67%), các 
em đã xác định được những việc làm có ích 
cho bản thân và cho xã hội. 
 Qua số liệu trên cũng có thể thấy 
được số đông sinh viên của Trường đại học 
Phú Yên có nhận thức đúng về sự cần thiết 
về văn hóa giao tiếp, có lối sống tích cực và 
có trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, trong 
sự thống nhất giữa nhận thức với thái độ, 
với hành vi và thói quen hành vi chưa cao. 
Sự hạn chế về văn hóa giao tiếp của sinh 
viên trong lối sống của sinh viên có thể do 
nhiều nguyên nhân khác nhau: 
 * Nguyên nhân chủ quan: : Phần lớn 
sinh viên trong nhà trường còn thiếu những 
kiến thức cơ bản về giao tiếp (85,7%). 
Trong các yếu tố hình thành lối sống và văn 
hóa giao tiếp - ứng xử không thể thiếu yếu 
tố tự giáo dục, chỉ khi bản thân mỗi sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 21 
viên nhận thức rõ sự cần thiết phải tự rèn 
luyện, tự tu dưỡng thì mới có một lối sống 
lành mạnh và đó cũng là cơ sở để phát triển 
văn hóa giao tiếp. Ở nhà trường phổ thông 
học sinh chưa được trang bị những kiến 
thức giao tiếp một cách cơ bản và có hệ 
thống. Trong nhà trường đại học, vì là học 
phần tự chọn nên chỉ có một số ít khoa, lớp 
(CC10QT-KD; CC12GCD01; C11GTH01,02; 
DC11SSI01; DC12SSI01), chọn học phần 
“nhập môn khoa học giao tiếp và kỹ năng 
giao tiếp” 
trong chương trình giảng dạy và học tập 
cho sinh viên, số đông sinh viên có cơ hội 
được học là rất ít. Vốn ngôn ngữ hạn chế, 
thiếu từ ngữ để biểu đạt (chiếm tỷ lệ 
78,9%), đặc điểm tính cách của bản thân là 
những thuộc tính tâm lý khó thay đổi 
(chiếm tỷ lệ 65,7%) cũng ảnh hưởng đến 
lối sống văn hóa giao tiếp của sinh viên. 
 * Nguyên nhân khách quan: Ngoài 
nguyên nhân chủ quan nêu trên, môi trường 
và tính chất học ở đại học có đặc điểm 
riêng (chiếm tỷ lệ 54,2%), đặc biệt đối với 
những sinh viên năm thứ nhất mới bước 
vào trường đại học với nhiều điều mới lạ, 
chưa quen với phương pháp dạy và học 
mới. Môi trường giao tiếp hạn chế cũng là 
nguyên nhân khách quan được sinh viên đề 
cập (chiếm tỷ lệ 45,4%), vì sống xa gia 
đình, bạn bè thân không nhiều, với sự quản 
lí chặt chẽ của nhà trường (nhất là sinh viên 
nội trú) thì phạm vi và các mối quan hệ 
giao tiếp cũng bị hạn chế. Ngoài ra việc tập 
dượt các kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 
thông qua các hoạt động cũng chưa được 
đặc biệt coi trọng, thường mang tính chất 
phong trào. Trong môi trường giáo dục của 
nhà trường, gia đình và xã hội còn tồn tại 
những hiện tượng thiếu gương mẫu trong 
lối sống, cách nói năng, hành vi ứng xử, ăn 
mặc... của một số bậc phụ huynh, thầy, cô 
giáo, viên chức trong và ngoài nhà trường. 
Việc quản lý sinh viên nhất là sinh viên 
ngoại trú mặc dù đã có sự phối hợp giữa 
nhà trường và chính quyền địa phương, các 
chủ nhà trọ nhưng cũng còn gặp nhiều khó 
khăn nên còn nhiều sinh viên trong sinh 
hoạt còn thiếu ngăn nắp, sống tùy tiện, dễ 
dãi, buông thả, đua đòi chơi bời, lãng phí 
thời gian, tiền bạc. 
 Trên đây là những nguyên nhân chủ 
yếu dẫn đến những hành vi lệch chuẩn 
trong lối sống và văn hóa giao tiếp - ứng xử 
của sinh viên. Để khắc phục những hiện 
tượng tiêu cực trên cần phải có biện pháp 
giáo dục một cách thống nhất, đồng bộ của 
cả nhà trường, gia đình và xã hội vào các 
mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh 
viên. 
3. Biện pháp giáo dục lối sống và văn hóa 
giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học 
Phú Yên 
 Lối sống, văn hóa giao tiếp - ứng xử 
của con người được hình thành bằng nhiều 
con đường khác nhau: thông qua quá trình 
giáo dục của nhà trường và xã hội; qua quá 
trình tích lũy kinh nghiệm của mỗi cá nhân; 
thông qua truyền thống văn hóa của dân 
tộc, vùng miền, gia đình, làng, xã...Mỗi 
người trong quá trình phát triển văn hóa 
giao tiếp cần phải luôn trau dồi, học hỏi để 
tự hoàn thiện bản thân. Từ thực trạng và 
những nguyên nhân nêu trên, chúng tôi 
nhận thấy muốn giáo dục lối sống và văn 
hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học 
Phú Yên cần phải giáo dục trên cả ba mặt: 
giáo dục ý thức, giáo dục thái độ, niềm tin 
và giáo dục kỹ năng văn hóa giao tiếp cho 
sinh viên. 
3.1. Giáo dục ý thức về lối sống, văn hóa 
giao tiếp 
 Muốn có hành vi và thói quen hành 
vi văn hóa, sinh viên cần nắm được các giá 
trị chuẩn mực chung của xã hội về văn hóa 
giao tiếp, đó là cơ sở để họ có được những 
22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội. 
 - Trong quá trình dạy học, nhà 
trường, các khoa quản lý sinh viên cần 
nghiên cứu để đưa những học phần về giao 
tiếp, giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp... 
vào trong chương trình chính khóa, phối 
hợp với Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, 
Khoa Tâm lý – Giáo dục để tổ chức các 
buổi hội thảo, câu lạc bộ, báo cáo chuyên 
đề... về các nội dung liên quan đến lối sống, 
văn hóa giao tiếp cho sinh viên nhằm trang 
bị hệ thống tri thức về các chuẩn mực văn 
hóa giao tiếp cho sinh viên trong nhà 
trường. Kịp thời nêu những gương tốt của 
sinh viên trong học tập, tu dưỡng rèn luyện 
để các em chuyển thành hành động cụ thể 
của bản thân trong quá trình sống và hoạt 
động. 
 - Tích cực hóa hoạt động học tập của 
sinh viên bằng cách đổi mới phương pháp 
dạy học, tạo điều kiện cho sinh viên thực 
hiện nhiệm vụ học tập thông qua hoạt động, 
qua sự tương tác với các thành viên khác 
trong tập thể. Đó chính là cơ hội để sinh 
viên có điều kiện để thể hiện mình, rèn 
luyện ngôn ngữ, học tập kinh nghiệm giao 
tiếp của người khác, đối chiếu mình với bạn 
để tự hoàn thiện bản thân. 
- Gia đình là trường học đầu tiên 
của mỗi người, ở đó mỗi cá nhân học được 
cách sống, cách đối nhân xử thế, học cách 
làm người. Lối sống, cách ứng xử của các 
thành viên trong gia đình được phản ánh 
qua lối sống, cách ứng xử của từng thành 
viên. Gia đình cần trang bị cho các em khả 
năng phân biệt giữa cái xấu và cái tốt, nhận 
biết được những cái xấu, cái tiêu cực đang 
tác động vào cuộc sống của các em. Cần 
quan tâm theo dõi, động viên khi các em có 
những hành vi tốt trong văn hóa giao tiếp 
đồng, kịp thời nhắc nhở nghiêm khắc con 
em mình khi các em có sự nhận thức lệch 
lạc, thiếu văn hóa trong lối sống, cách giao 
tiếp - ứng xử. 
 - Để nâng cao ý thức về lối sống, văn 
hóa giao tiếp, mỗi sinh viên cần tự đánh giá 
được những ưu nhược điểm của bản thân, 
biết lựa chọn cho mình một lối sống phù 
hợp, biết tự kiềm chế, tự kiểm soát, biết 
làm chủ bản thân, tự bảo vệ được mình 
trước những ảnh hưởng tiêu cực từ môi 
trường xã hội. 
3.2. Giáo dục thái độ về lối sống, văn hóa 
giao tiếp 
 Giáo dục ý thức về lối sống, văn hóa 
giao tiếp chỉ là điều kiện cần nhưng chưa 
đủ. Nhận thức đúng là cơ sở để hình thành 
tình cảm, thái độ, niềm tin cho sinh viên, 
niềm tin là động lực, là sức mạnh để 
chuyển hóa ý thức thành hành vi. Trong 
nhiều trường hợp có nhận thức đúng chưa 
chắc đã có hành động đúng, có khi còn 
xuyên tạc, bóp méo sự vật (yêu nên tốt, 
ghét nên xấu; Yêu nhau củ ấu cũng tròn; 
không ưa thì dưa hóa dòi). Vì vậy, cần 
phải bồi dưỡng những tình cảm, thái độ 
đúng đắn, tốt đẹp cho sinh viên bằng các 
biện pháp sau: 
 - Xây dựng môi trường văn hóa giao 
tiếp lành mạnh thông qua sự gương mẫu 
của cán bộ, giảng viên, qua các hoạt động 
văn hóa trong trường, tăng cường đối thoại 
với sinh viên về công tác đào tạo và đạo 
đức nghề nghiệp, về văn hóa giao tiếp, cách 
ứng xử, thái độ phục vụ của nhân viên để 
khắc phục những hạn chế và giải quyết 
những vướng mắc khi gặp phải. 
 - Các khoa quản lý sinh viên, Phòng 
Công tác học sinh sinh viên, cố vấn học tập 
các lớp cần chú trọng xây dựng tập thể sinh 
viên vững mạnh, đoàn kết thân ái, thẳng 
thắn góp ý giúp nhau trong hoạt động để 
cùng tiến bộ. Xây dựng dư luận xã hội 
đúng đắn lành mạnh, đẩy mạnh phong trào 
phê bình và tự phê bình trong tập thể sinh 
viên, có những hình thức khen thưởng động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 * 2014 23 
viên kịp thời những cá nhân có thành tích 
tốt trong học tập, sinh hoạt và kỷ luật 
nghiêm với những cá nhân có lối sống, giao 
tiếp - ứng xử thiếu văn hóa. 
 - Trong đánh giá sinh viên cần công 
bằng, khách quan, chính xác, kịp thời tạo 
cho sinh viên có thái độ đúng và niềm tin 
vững chắc vào các lực lượng giáo dục trong 
nhà trường. 
 - Gia đình cần quan tâm đến lối sống, 
quan hệ, cách ứng xử của con em mình. 
Duy trì mối liên hệ với nhà trường và chủ 
các nhà trọ (với sinh viên ngoại trú) nơi con 
em mình sống, học tập và sinh hoạt để tăng 
cường công tác quản lý sinh viên. 
3.3. Giáo dục kỹ năng văn hóa giao tiếp - 
ứng xử 
 Nhận thức, thái độ, niềm tin được thể 
hiện trong hành vi văn hóa giao tiếp. Hành 
vi, thói quen văn hóa là mục đích cuối cùng 
của quá trình giáo dục, là kĩ năng cuộc 
sống, là kết quả của nhận thức, là biểu hiện 
cụ thể và sinh động của thái độ, niềm tin 
của con người. Để có sự thống nhất giữa 
nhận thức, thái độ, niềm tin và hành vi đạo 
đức trong lối sống, văn hóa giao tiếp của 
sinh viên đó là một quá trình lâu dài, phức 
tạp có sự tác động giáo dục thường xuyên 
và thống nhất của tất cả các lực lượng giáo 
dục trong và ngoài nhà trường. 
 - Nâng cao nhu cầu, mở rộng phạm 
vi giao tiếp bằng cách lôi cuốn sinh viên 
tích cực tham gia vào các hoạt động (vui 
chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể 
thao...) với nhiều hình thức đa dạng, hấp 
dẫn, lành mạnh. Thường xuyên tổ chức, 
khích lệ sinh viên tham gia các hoạt động 
xã hội (chăm sóc người tàn tật, neo đơn 
không nơi nương tựa; hoạt động đền ơn đáp 
nghĩa, hướng về cội nguồn...) nhằm khơi 
dậy, phát huy tinh thần vì cộng đồng qua đó 
làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của 
sinh viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm 
của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức, 
tác phong, lối sống, tự giác hành động theo 
những chuẩn mực đạo đức chung của xã 
hội, trong đó có các chuẩn mực về lối sống, 
văn hóa giao tiếp - ứng xử. 
 - Trong dạy học, giảng viên có thể 
đưa ra các tình huống giao tiếp ứng xử (các 
bài tập đoán tâm trạng qua cử chỉ, điệu bộ, 
nét mặt, lời nói; các bài tập xử lý tình 
huống trong giao tiếp - ứng xử) nhằm tạo 
cơ hội cho sinh viên tập luyện, thể nghiệm 
để hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử có 
văn hóa. 
 - Mỗi giảng viên phải thực sự là tấm 
gương tốt trong lối sống, hành vi giao tiếp - 
ứng xử để sinh viên noi theo. Xây dựng 
mối quan hệ tốt đẹp giữa giảng viên, với 
sinh viên trong nhà trường, tạo bầu không 
khí dân chủ, lành mạnh trong các hoạt động 
sư phạm. 
 - Bản thân mỗi sinh viên cần nhận 
thức rõ sự cần thiết của văn hóa giao tiếp, 
tự giác kiên trì rèn luyện, tu dưỡng, phấn 
đấu không ngừng để hoàn hiện nhân cách 
của bản thân đáp ứng yêu cầu của xã hội 
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước. 
 - Giảng viên cần chú trọng đổi mới 
phương pháp dạy học, kết hợp tốt giữa lý 
thuyết và thực hành, coi trọng các giờ thảo 
luận, xêmina do sinh viên tổ chức, điều 
khiển. Khắc phục những hiện tượng tiêu 
cực trong học tập, thi cử, nhắc nhở, uốn 
nắn, xử lý nghiêm những sinh viên vi phạm 
những quy định chung của nhà trường. 
4. Kết luận: Lối sống, văn hóa giao tiếp 
của một dân tộc, một xã hội là những 
nguyên tắc, những chuẩn mực văn hóa, đạo 
đức, thẩm mỹ... được biểu hiện ở lối sống, 
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa 
chung của xã hội, dân tộc đó. Những 
nguyên tắc, chuẩn mực trên là cơ sở để mỗi 
cá nhân, mỗi nhóm người xây dựng cho 
24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
mình một lối sống phù hợp. Giáo dục lối 
sống, văn hóa giao tiếp cho sinh viên - 
những chủ nhân tương lai của đất nước 
trong nhà trường đại học là một nhiệm vụ 
rất quan trọng. Công việc này cần phải 
được tiến hành trên cả ba mặt: nâng cao 
nhận thức, giáo dục thái độ, hình thành 
hành vi và thói quen hành vi hợp chuẩn 
mực, cần có sự phối hợp thống nhất của gia 
đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là sự nỗ 
lực tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi 
sinh viên 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Anh, Nguyễn Thanh Bình, Vũ Kim Thanh (2003), Giáo trình tâm lý học giao 
tiếp, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư 
phạm. 
[3] Phạm Minh Hạc, Phan Huy Lê, Vũ Văn Tảo, Lê Hữu Tăng (1996), Vấn đề con người 
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia. 
[4] Trần Tuấn Lộ (1994), Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm. 
[5] Phùng Đình Mẫn (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên trong bối cảnh nền 
kinh tế thị trường và hội nhập của nước ta hiện nay, Tạp chí tâm lý học số 11, Công 
ty in Thủy Lợi. 
[6] Hải Yến, Mạnh Quỳnh (2006), Nghệ thuật ứng xử sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia. 
Abstract 
Educating the lifestyle and communicative culture for the students at Phu Yen University 
Students’ lifestyles are shown in their communicative - behavior cultural activities, 
teaching the lifestyles is also teaching how to conduct communicative - behavior culture. In the 
universities, besides the good lifestyles, students’ communicative - behavior culture still remains 
some negative signals and lacks of cultural behavior in communication. This requires much 
attention and appropriate educational measures by schools and educational institutes. Teaching 
lifestyles and communicative culture for students must be carried out in three ways: raising 
their awareness, educating their attitudes and building up the standard habits and behaviors. 
There should be a combination among the family, the school, and the society and especially the 
efforts in the training process of each individual student. 
Keyword: Lifestyle, communicative culture, behavior, students 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_loi_song_van_hoa_giao_tiep_cho_sinh_vien_truong_dai.pdf