Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến lối sống của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Hồng Đức nói riêng. Một mặt sinh viên trở nên cởi mở, năng động, tự lập, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn, mặt khác, họ lại sống lãng quên và xa dần các giá trị, đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trên cơ sở khảo sát thực trạng lối sống và việc giáo dục lối sống cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức,

bài viết chỉ ra thực trạng về lối sống của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh viên trong trường theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 7940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo quan điểm Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
83
GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM 
HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Vũ Thị Lan1 
TÓM TẮT
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 
đang có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến lối sống của sinh viên Việt Nam nói 
chung và sinh viên Trường Đại học Hồng Đức nói riêng. Một mặt sinh viên trở nên cởi mở, 
năng động, tự lập, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn, mặt khác, họ lại sống 
lãng quên và xa dần các giá trị, đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trên cơ sở khảo 
sát thực trạng lối sống và việc giáo dục lối sống cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức, 
bài viết chỉ ra thực trạng về lối sống của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay và 
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh viên trong 
trường theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Quan điểm Hồ Chí Minh, lối sống, giáo dục lối sống.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người luôn luôn tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất 
định. Ở mỗi người, phẩm chất văn hóa được biểu hiện cụ thể và rõ rệt nhất thông qua lối 
sống cũng như mọi nếp sinh hoạt và quan hệ ứng xử. 
Có thể hiểu “Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá 
trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người. Lối sống 
bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống được 
một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực hành trong 
một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện chứng của các điều 
kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng” [3; tr.271 - 278]. Lối sống 
được hình thành trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đồng thời lối sống 
phản ánh hoạt động của con người trong những điều kiện ấy.
Ở nước ta, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất và 
kêu gọi toàn dân xây dựng “Đời sống mới”. Từ sau năm 1954, những nghị quyết của Đảng 
đề cập đến xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới, lối sống mới. Tuy nhiên, phải tính từ
sau năm 1986, với sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội đã tác động mạnh mẽ
đến nếp nghĩ, cách làm, lối sống của tầng lớp dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ. 
Trong những năm gần đây, sự lan rộng của toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh 
tế thị trường ở Việt Nam đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến lối sống của sinh 
1 Giảng viên khoa Lý luận chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
84
viên Việt Nam nói chung và sinh viên Trường Đại học Hồng Đức nói riêng. Một mặt, sinh 
viên trở nên cởi mở, năng động, tự lập, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn. Mặt 
khác, họ lại sống lãng quên và xa dần các giá trị, đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đứng trước tình hình đó, một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên có suy nghĩ, tư tưởng 
lệch lạc, dẫn đến những hành động và việc làm sai trái như: thực dụng, không có lý tưởng, 
ăn mặc phản cảm, ứng xử không hợp với đạo lý truyền thống, ít tham gia vào các hoạt động 
cộng đồng, có lối sống sa đọa, dựa dẫm, thậm chí mắc vào những tệ nạn xã hội. Do đó, việc 
giáo dục để hình thành lối sống văn hóa lành mạnh, lối sống phù hợp cho sinh viên hiện nay 
không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, của xã hội mà còn góp phần giáo dục 
thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. 
2. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm của Hồ Ch Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống văn 
hóa và xây dựng lối sống văn hóa
Con người muốn tồn tại phải có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi 
hoạt động đều mang tính văn hóa. Sinh thời, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến giáo 
dục cán bộ, nhân dân ta nói chung và thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên nói riêng, trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng lựa chọn lối sống đẹp nhất, xứng đáng với phẩm cách của con người. 
Lối sống Hồ Chí Minh (lối sống mà Hồ Chí Minh xây dựng cho mọi người và thể hiện ngay 
ở bản thân mình) là lối sống có lý tưởng, đạo đức; là lối sống “mình vì mọi người, mọi người 
vì mình”, lối sống của những người cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lối sống thể hiện 
qua thái độ với Tổ quốc và nhân loại cũng như trong cuộc sống giản dị và lành mạnh. Vì 
vậy, để xây dựng lối sống văn hóa, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, 
cách ở, cách đi lại”. Người chỉ rõ: Đối với cá nhân mỗi người việc xây dựng lối sống mới 
được khái quát ở những điểm sau:
Về tinh thần, cần phải xây dựng tinh thần “sốt sắng” yêu nước. Việc gì lợi cho nước, 
phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh; phải sẵn lòng công ích (bất kỳ việc 
to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm); phải thực hành cần kiệm liêm chính (mình 
hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót, thấy của người thì chớ tham 
lam, của mình thì chớ bủn xỉn ... g chưa thật sự đồng đều, toàn diện. Các phương tiện thông 
tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình... trong Nhà trường còn thiếu.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, 
bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các 
chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thực tiễn chứng tỏ rằng, một bộ
phận trong sinh viên của Trường hiện nay có lối sống sa đọa, dựa dẫm, thờ ơ, vô cảm, ít 
quan tâm đến những người xung quanh, ít quan tâm đến cộng đồng xã hội; quan hệ giữa 
người với người, tình làng nghĩa xóm, lòng bao dung độ lượng trong giao tiếp, ứng xử hằng 
ngày của học sinh, sinh viên dường như phai nhạt đi rất nhiều và có biểu hiện của sự phân 
biệt giàu nghèo. Chẳng hạn khi được hỏi: Khi thấy người gặp hoạn nạn, bạn sẽ hành động 
như thế nào thì có tới 42% có suy nghĩ cảnh giác kẻo “làm ơn mắc oán”, 42% phải xem là 
ai mới giúp đỡ, thậm chí còn có 10,6% không quan tâm, trong khi đó chỉ có 5,27% sinh viên
chọn giúp đỡ chân thành. Khi được hỏi: Nếu thấy bạn bè có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp 
luật thì có tới 42,11% sinh viên không dám tỏ thái độ, 26,31% không quan tâm; 25,2% bao 
che cho bạn; chỉ có 6,37% chọn lên án, trong khi đây là hành động và việc làm rất cần thiết 
trong việc xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên [5; tr.26].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất của đa 
số học sinh, sinh viên đã khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự đầy đủ về vật chất, 
trong lối sống của học sinh, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã và đang xuất hiện tâm 
lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây với những quan niệm về cuộc sống, về
tình yêu, tình bạn không lành mạnh, trái với quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của 
người Việt Nam. Chẳng hạn, khi được hỏi quan niệm về tình yêu trong sinh viên có tới 
68,42% sinh viên quan niệm đó là tình yêu không mục đích, 21,05% cho rằng yêu cho vui 
và 10,53% cho rằng đó là tình yêu vụ lợi. Khi được hỏi Bạn có thái độ thế nào với xu hướng 
sống thử trong sinh viên hiện nay, chỉ có 21% sinh viên không đồng tình, có 73,69% sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
88
viên không quan tâm đến vấn đề này, thậm chí vẫn còn 5,26% sinh viên đồng tình và cho 
rằng nên thử cho biết. Đánh giá về tình bạn trong sinh viên hiện nay, có tới 42,1% sinh viên
cho rằng đó là sự lợi dụng nhau [5; tr.26].
Có thể thấy, bên cạnh những học sinh, sinh viên có lối sống lành mạnh, học tập nghiêm 
túc, vẫn có không ít học sinh, sinh viên đua đòi, buông thả, học hành sa sút, có em còn sa 
vào các tệ nạn xã hội. Việc phân phối thời gian rỗi bất hợp lý: bỏ phí quá nhiều thời gian 
vào việc giao lưu bạn bè, xem phim, lên mạng, đi shopping... trong khi dành cho tự học, đọc 
sách là quá ít (chỉ có 21% sinh viên thường xuyên tự học). Với sự phát triển của công nghệ
thông tin, mạng lưới internet, game online và các trang mạng xã hội, trong lối sống của sinh 
viên hiện nay còn nảy sinh vấn đề sống ảo, xu hướng ngại tham gia các công tác đoàn thể, 
xã hội chỉ muốn tham gia các hoạt động chuyên môn đơn thuần ngày càng phổ biến. Trong 
500 sinh viên được hỏi thì có tới 47,37% câu trả lời là không thích tham gia các hoạt động 
do Đoàn trường tổ chức, 31,58% thi thoảng tham gia, 15,79% không quan tâm, chỉ có 5,26% 
là thường xuyên tham gia. Khi được hỏi đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại trong lối sống của 
sinh viên hiện nay [5; tr.27].
Thực trạng trên cho thấy, trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, 
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong nhà trường cần phải được tiếp tục tăng cường và nâng 
cao về chất lượng, nhằm góp phần vào mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu 
nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức 
trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức 
khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận định về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức, lối sống ngay 
bản thân các sinh viên cũng có 50,2% sinh viên cho rằng rất cần thiết, 49,8% sinh viên trả
lời là cần thiết. Điều đó chứng tỏ, việc giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên ngày nay là 
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
2.3 Những giải pháp nhm nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống văn hóa cho sinh 
viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và gia đình trong giáo dục lối sống văn hóa 
cho sinh viên 
Gia đình là nơi nuôi dưỡng hình thành nhân cách đầu tiên cho mỗi con người, là môi 
trường đầu tiên hình thành đạo đức cho sinh viên. Gia đình là nơi hội tụ của truyền thống 
dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang 
thế hệ khác. Do đó, trong gia đình, thế hệ ông bà, cha mẹ phải làm gương về đạo đức, giữ
gìn nề nếp gia phong, có lối sống mẫu mực cho con cháu noi theo.
Nhà trường được xem như là gia đình thứ hai của mỗi con người, là cầu nối giữa gia 
đình và xã hội trong quá trình rèn luyện cá nhân. Nhà trường không chỉ dạy kiến thức, dạy 
nghề mà còn là nơi dạy làm người. Bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề
Nhà trường cần quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống khơi gợi cho sinh viên những lý tưởng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
89
cao đẹp, khát khao cuộc sống. Mỗi thầy cô là một tấm gương về đạo đức, lối sống. Tiếp tục 
đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, đạo đức, bảo 
đảm thực chất, giúp học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, 
tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hoá, nghĩa tình, phấn đấu thực hiện mục tiêu “độc lập 
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, 
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước.
Bên cạnh gia đình, Nhà trường, sinh viên cũng ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt 
tiêu cực từ môi trường xã hội bên ngoài. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các ban ngành và 
xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, 
trưởng thành.
2.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa theo tư tưởng 
Hồ Chí Minh cho sinh viên trong Nhà trường
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
thực sự đã lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến sinh viên Trường 
Đại học Hồng Đức. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về
hoạt động này. Cần đẩy mạnh tuyên truyền thông qua website, thông qua phát thanh, qua 
bản tin nội bộ... Tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại khoá. 
Kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với giáo dục truyền thống, 
bản sắc văn hoá Việt Nam tới sinh viên. Có thể thông qua Hội sinh viên, Liên chi đoàn các 
khoa để xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm, diễn đàn để trao đổi, giải đáp thắc mắc các vấn 
đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Cần kết hợp giữa giáo dục những phẩm chất truyền 
thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm... với các giá trị đạo đức mới 
như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, vượt khó.
2.3.3. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và 
các tổ chức trong Nhà trường
Nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào của thanh niên, Hội sinh viên do tổ chức 
Đoàn, Hội các cấp phát động, nhất là các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại 
của dân tộc, đất nước và của tỉnh.
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên, sinh viên gắn với việc 
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam, 
chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam. Chú trọng giáo dục lịch sử, truyền thống, văn 
hóa; khẳng định những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước, nhất là trong thời 
kỳ đổi mới và hội nhập. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong đoàn viên, thanh niên gắn 
với dịp kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước bằng nhiều hình thức 
phong phú như: diễn đàn, tọa đàm, ngày hội thanh niên, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách 
mạng, xem phim lịch sử để bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng 
vươn lên trong học sinh, sinh viên.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
90
Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn; nhân rộng điển hình tiên tiến gắn với đẩy 
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy tinh 
thần tự học tập, rèn luyện, phấn đấu trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Tiếp tục đẩy 
mạnh, phát huy hiệu quả chương trình Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam trong các đối 
tượng đoàn viên, thanh niên; phong trào Sinh viên 5 tốt và phong trào cụ thể hóa nội dung 
học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các hoạt động như: 
Tháng Thanh niên, Chiến dịch Hè tình nguyện, chương trình Thanh niên chung tay xây dựng 
nông thôn mới, cuộc vận động Nghĩa tình biên giới hải đảo, Trái tim hồng cho em Tổ
chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh, của địa phương. Nâng cao chất lượng đoàn viên và công tác bồi dưỡng, giới 
thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
2.3.4. Phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình xây dựng lối sống
văn hóa
Phương châm của đổi mới giáo dục là chuyển từ truyền thụ tri thức sang phát triển 
phẩm chất và năng lực. Giáo dục phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức, lối sống 
là biện pháp quan trọng giúp học sinh, sinh viên tiến bộ, trưởng thành; hình thành cho các 
em nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, 
ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Đó là điều kiện quyết định kết quả
rèn luyện của mỗi học sinh, sinh viên.
Tạo môi trường xã hội lành mạnh để mỗi học sinh, sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng 
và học tập, hướng đến việc hình thành và phát triển những phẩm chất sống yêu thương, có 
trách nhiệm và sống tự chủ, từ đó xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống 
có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ.
2.3.5. Thực hiện tốt phương châm: Học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt 
trong giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên
Cùng với việc giáo dục lối sống cho sinh viên thông qua các môn học chính khóa, việc 
tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cũng được triển khai ở
Trường Đại học Hồng Đức. Thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình 
thức sẽ giúp sinh viên hình thành kỹ năng sống và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nên tập 
hợp, thu hút sinh viên vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ nghiên cứu khoa 
học, hội thi nữ sinh thanh lịch, các hội thi khoa học như Hành trình vì khát vọng Việt, Khởi 
nghiệp, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động văn hóa thể
thao, như cuộc thi Rung chuông vàng, Theo dòng lịch sử; các hoạt động thiện nguyện... Qua 
các hoạt động đó có thể xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của sinh viên. 
Kêu gọi sinh viên tham gia các phong trào tình nguyện như: Thanh niên lập nghiệp và tuổi 
trẻ giữ nước, Thanh niên tình nguyện, Chiến dịch mùa hè xanh... Kết thúc các hoạt động cần 
nêu gương, biểu dương các tấm gương xuất sắc, điển hình để khuyến khích sinh viên có lối 
sống tích cực.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
91
3. KẾT LUẬN
Xây dựng lối sống mới luôn được Hồ Chí Minh quan tâm. Người đã nhấn mạnh quá 
trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói 
quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả một cộng đồng, trong phạm vi một địa 
phương hay mở rộng ra cả nước. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, lối sống mới mà Đảng 
và nhân dân ta hướng đến xây dựng là lối sống phải kế thừa được các giá trị văn hóa truyền 
thống dân tộc đồng thời tiếp thu, tiếp biến những tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh viên là 
những người năng động, trẻ trung, sáng tạo luôn hướng đến cái mới. Trong bối cảnh hội nhập 
quốc tế hiện nay, lối sống của sinh viên có nhiều biến đổi theo hướng tích cực (tiếp thu giá trị
mới, hiện đại), vừa theo hướng tiêu cực (có những biểu hiện không phù hợp với các chuẩn 
mực luật pháp và đạo đức, với các giá trị truyền thống của dân tộc). Việc giáo dục để hình 
thành lối sống lành mạnh, phù hợp cho sinh viên hiện nay không chỉ là một nhiệm vụ của gia 
đình, nhà trường, của xã hội mà còn góp phần giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. Bởi 
lẽ, trong lối sống con người thể hiện nhận thức, thái độ và hành vi về cái “chân, thiện, mỹ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Tuyên giáo trung ương (2014), Tài liệu học tập Nghị quyết và một số chủ
trương của Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hàn Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống, Một số vấn đề về khái niệm và 
cách tiếp cận, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã 
hội và nhân văn, số 23.
[4] Vũ Thị Lan (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho sinh viên 
trường Đại học Hồng Đức hiện nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Hồng Đức.
[5] 
EDUCATING HEALTHY LIFESTYLE FOR HONG DUC STUDENTS 
BASED ON HO CHI MINH’S VIEWPOINT: THE CURRENT 
SITUATION AND PROPOSED SOLUTIONS 
Vu Thi Lan 
ABSTRACT
University students play an important role in national sustainable development. This 
is because unlike other education level, they are trained both basically and technically 
towards their chosen careers. The widespread globalization and the emergence of market 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
92
economy in Vietnam have had both positive and negative impacts on lifestyle of 
Vietnamese university students in general and Hong Duc university students in particular. 
On the one hand, university students become open, energetic, proactive, and more 
responsible and self-reliant. On the other hand, they gradually care less about traditional 
values, custom and practices. By surveying lifestyle of and lifestyle education for Hong 
Duc university students, the paper indicates the current lifestyle of the students and draws 
upon Ho Chi Minh’s viewpoint to propose some solutions to improve the quality of lifestyle 
education for Hong Duc university students.
Keywords: Ho Chi Minh’s viewpoint, lifestyle, lifestyle education.

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_loi_song_van_hoa_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_hong.pdf