Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học

Tây Bắc là vùng rất nghèo với tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo đầu người thấp nhất trong tất cả

các vùng kinh tế của cả nước. Dân số của vùng là trên 4,7 triệu người, trong đó có tới 79,15% là

người dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy vùng phát triển thì một trong những yếu tố quyết định là phải có

nguồn nhân lực chất lượng cao cho người dân tộc thiểu số trong vùng. Thời gian qua Tây Bắc đã nỗ

lực đào tạo được một đội ngũ gồm hàng ngàn người dân tộc thiểu số tốt nghiệp từ đại học trở lên.

Tuy nhiên, hiện nay một tỷ lệ lớn người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học trở lên của Tây Bắc

không tìm được việc làm, tình trạng này gây ra những vấn đề bức xúc và đòi hỏi phải được giải

quyết. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để tìm hiểu thực trạng việc làm,

nguyên nhân không tìm được việc làm của người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học trở lên tại

vùng Tây Bắc và đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm giải quyết việc làm cho họ.

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 1

Trang 1

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 2

Trang 2

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 3

Trang 3

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 4

Trang 4

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 5

Trang 5

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 6

Trang 6

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 14280
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học

Giải pháp về chính sách giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã tốt nghiệp Đại học
 TNU Journal of Science and Technology 225(15): 220 - 226 
220  Email: jst@tnu.edu.vn 
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO 
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY BẮC ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
Đỗ Thùy Ninh1*, Đàm Thanh Thủy2, Bùi Thị Minh Hà3 
1Nhà xuất bản - ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Tây Bắc là vùng rất nghèo với tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo đầu người thấp nhất trong tất cả 
các vùng kinh tế của cả nước. Dân số của vùng là trên 4,7 triệu người, trong đó có tới 79,15% là 
người dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy vùng phát triển thì một trong những yếu tố quyết định là phải có 
nguồn nhân lực chất lượng cao cho người dân tộc thiểu số trong vùng. Thời gian qua Tây Bắc đã nỗ 
lực đào tạo được một đội ngũ gồm hàng ngàn người dân tộc thiểu số tốt nghiệp từ đại học trở lên. 
Tuy nhiên, hiện nay một tỷ lệ lớn người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học trở lên của Tây Bắc 
không tìm được việc làm, tình trạng này gây ra những vấn đề bức xúc và đòi hỏi phải được giải 
quyết. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để tìm hiểu thực trạng việc làm, 
nguyên nhân không tìm được việc làm của người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học trở lên tại 
vùng Tây Bắc và đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm giải quyết việc làm cho họ. 
Từ khóa: Tây Bắc; dân tộc thiểu số; tốt nghiệp đại học; giải quyết việc làm; chính sách 
Ngày nhận bài: 24/8/2020; Ngày hoàn thiện: 31/12/2020; Ngày đăng: 31/12/2020 
EMPLOYMENT POLICY SOLUTIONS FOR ETHNIC MINORITY PEOPLE 
GRADUATED FROM UNIVERSITIES IN THE NORTHWEST AREA 
Do Thuy Ninh1*, Dam Thanh Thuy2, Bui Thi Minh Ha3 
1TNU - Publishing House 
2TNU – University of Economics and Business Administration 
3 TNU – University of Agriculture and Forestry 
ABSTRACT 
The Northwest is a very poor region with the lowest gross domestic product per capita of all 
economic regions of the country. The population of the region is over 4.7 million people, of whom 
79.15% are ethnic minorities. To promote the development of the region, one of the decisive 
factors is to have high-quality human resources for ethnic minorities in the region. In recent years, 
the Northwest has strived to train thousands of ethnic minorities who graduated from university 
level or higher. However, at present, a large proportion of ethnic minorities who have graduated 
from university level or higher in the Northwest are unable to find a job. This situation causes 
pressing problems which demand to be resolved. This study used the sampling survey method to 
find out the current status of employment and the reasons for unemployment of ethnic minorities 
who have graduated from university level or higher in the Northwest and proposes a number of 
policy solutions to create jobs for them. 
Keywords: Northwest; ethnic minorities; university graduates; solutions for employment; policy 
Received: 24/8/2020; Revised: 31/12/2020; Published: 31/12/2020 
* Corresponding author. Email: ninh@tueba.edu.vn 
Đỗ Thùy Ninh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 220 - 226 
 Email: jst@tnu.edu.vn 221 
1. Đặt vấn đề 
Tây Bắc bao gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, 
Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. 
Đây là địa bàn sinh sống của trên 20 dân tộc 
anh em với tổng dân số năm 2019 là trên 4,7 
triệu người [1]. Có tới 79,15% dân số Tây 
Bắc là người dân tộc thiểu số (DTTS), đông 
nhất là Thái (32%); Mường (24,8%); Hmông 
(13%); Dao (3%), Tày (1%) [2]. Tây Bắc là 
vùng rất nghèo, tính toán theo nhiều nguồn số 
liệu khác nhau, tổng sản phẩm trên địa bàn 
(GRDP) bình quân đầu người của toàn vùng 
năm 2017 là 34,6 triệu đồng/người, thấp nhất 
trong tất cả các vùng kinh tế, chỉ bằng 
55,59% mức bình quân chung của cả nước. 
Để rút ngắn khoảng cách phát triển với các 
vùng khác thì một yếu tố quyết định là Tây 
Bắc phải đào tạo và sử dụng đội ngũ người 
lao động có trình độ từ đại học trở lên. 
Tổng số người DTTS tốt nghiệp đại học trở 
lên trong cả nước tính đến 01/10/2019 là 
76.792 người, trong đó người Thái có 7.360 
người, chiếm 9,58%; người Mường có 6.226 
người, chiếm 8,1% [3]. Đại bộ phận người 
Thái tập trung tại Tây Bắc, bộ phận lớn nhất 
của người Mường cũng tập trung tại Tây Bắc 
nên các con số nói trên chứng tỏ số người 
Thái và người Mường tại Tây Bắc tốt nghiệp 
từ đại học trở lên là rất lớn. Bên cạnh đó còn 
có những người tốt nghiệp từ đại học trở lên 
của các DTTS khác tại vùng Tây Bắc nhưng 
chưa có số liệu thống kê. Tóm lại, trong thời 
gian qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực 
chất lượng cao cho người DTTS tại vùng Tây 
Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, với 
hàng ngàn người tốt nghiệp từ đại học trở lên. 
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người DTTS 
Tây Bắc đã tốt nghiệp đại học trở lên không 
tìm được việc làm hoawch việc làm không 
đúng với chuyên môn đang là vấn đề lãng phí 
lớn cho xã hội. Để bảo đảm sự phát ... ấp cho 11,67% số người DTTS Tây 
Bắc tốt nghiệp đại học trở lên; các doanh 
nghiệp nhà nước là nguồn lớn thứ nhì, cung 
cấp cho 5,83%; các nhà tuyển dụng ngoài 
khối nhà nước chỉ cung cấp 3,33%. Về các 
việc làm ổn định nhưng không đúng trình độ 
đào tạo: các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ 
là nguồn lớn nhất, cung cấp cho 17,5% số 
người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp đại học trở 
lên; các doanh nghiệp nhà nước và phi nhà 
nước cùng là nguồn lớn thứ nhì, tính gộp lại 
thì cung cấp cho 18,34%; các cơ quan hành 
chính, sự nghiệp công lập chỉ cung cấp cho 
2,5%. Tính tổng cộng tất cả các việc làm ổn 
định thì các nhà tuyển dụng ngoài khối nhà 
nước là nguồn lớn nhất, cung cấp cho 30% số 
người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp đại học trở 
lên; các nhà tuyển dụng khối Nhà nước chỉ 
cung cấp cho 29,17%. 
3.1.4. Ý kiến của người DTTS Tây Bắc tốt 
nghiệp đại học trở lên về lý do không tìm 
được việc làm đúng với trình độ đào tạo 
Bảng 5 trình bày kết quả trả lời về lý do 
không tìm được việc làm đúng với trình độ 
đào tạo của 95 người không tìm được việc 
làm đúng với trình độ đào tạo. 
Bảng 4. Tình hình cung cấp việc làm của các nhà tuyển dụng 
Nhà tuyển dụng 
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 + Nhóm 2 
Số 
người 
Tỷ lệ so với mẫu 
điều tra (%) 
Số 
người 
Tỷ lệ so với mẫu 
điều tra (%) 
Số 
người 
Tỷ lệ so với mẫu 
điều tra (%) 
Hành chính, sự nghiệp công lập 14 11,67 3 2,50 17 14,17 
Doanh nghiệp nhà nước 7 5,83 11 9,17 18 15,00 
Doanh nghiệp phi nhà nước 3 2,50 11 9,17 14 11,67 
Cơ sở SXKD nhỏ lẻ 1 0,83 21 17,50 22 18,33 
Tổng cộng 25 20,83 46 38,33 71 59,17 
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 
Bảng 5. Ý kiến của người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp đại học trở lên 
về lý do không tìm được việc làm đúng với trình độ đào tạo 
Nguyên nhân 
Số người 
được hỏi 
Số câu 
trả lời 
Tỷ lệ số câu trả lời so với 
số người được hỏi (%) 
Số việc làm tại địa phương không nhiều 95 95 100,00 
Thiếu thông tin về việc làm 95 71 74,74 
Chi phí tìm kiếm việc làm quá lớn 95 67 70,53 
Chuyên ngành đào tạo không phù hợp 95 32 33,68 
Mức lương quá thấp 95 6 6,32 
Có tiêu cực, thiên vị từ phía cơ quan tuyển dụng 95 79 83,16 
Không cạnh tranh được trong kỳ thi tuyển dụng 95 57 60,00 
Khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn của công việc 95 49 51,58 
Các nguyên nhân khác 95 22 23,16 
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra 
Đỗ Thùy Ninh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 220 - 226 
 Email: jst@tnu.edu.vn 224 
Trong số 95 người được hỏi thì tất cả đều cho 
rằng số việc làm tại địa phương không có 
nhiều; có tới 83,16% số người cho rằng có 
hiện tượng tiêu cực, thiên vị trong các cơ 
quan tuyển dụng; 74,74% cho biết họ thiếu 
thông tin việc làm; 70,53% cho biết chi phí 
tìm kiếm việc làm quá lớn; 60% cho biết 
không thể cạnh tranh nổi trong các kỳ thi 
tuyển dụng; 51,58% cho biết không đáp ứng 
nổi các tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của 
công việc; 33,68% cho rằng chuyên ngành 
đào tạo của mình không đúng với yêu cầu 
tuyển dụng; đặc biệt, chỉ có 6,32% không 
chấp nhận việc làm do mức lương quá thấp; 
23,16% trả lời là do các nguyên nhân khác. 
3.2. Nguyên nhân của tình trạng thiếu việc 
làm của người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp đại 
học trở lên 
Căn cứ vào kết quả điều tra và các nguồn 
thông tin thứ cấp, nhóm tác giả xác định các 
nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm cho 
người DTTS đã tốt nghiệp đại học trở lên tại 
vùng Tây Bắc như sau. 
3.2.1. Nguyên nhân thuộc về bối cảnh kinh tế 
- xã hội nói chung 
Trình độ phát triển kinh tế của Tây Bắc còn 
rất thấp khiến cho khả năng cung cấp việc 
làm cho người DTTS tốt nghiệp đại học trở 
lên rất hạn chế; thêm vào đó, các kết nối hạ 
tầng như giao thông, thông tin liên lạc của 
vùng còn yếu ớt khiến cho chi phí tìm kiếm 
việc làm rất cao; những đặc điểm này hạn chế 
khả năng tìm được việc làm của người DTTS 
tốt nghiệp đại học trở lên tại vùng Tây Bắc. 
3.2.2. Nguyên nhân thuộc về đặc điểm dân tộc 
học của các DTTS 
Các dân tộc có dân số và mật độ dân số lớn 
hơn như Tày, Mường, Thái có kết nối cộng 
đồng tốt hơn, nơi cư trú của các dân tộc này 
thường là những nơi có kết nối hạ tầng tốt 
hơn nên chi phí tìm kiếm thông tin và tìm 
kiếm việc làm thấp hơn. Các dân tộc này cũng 
có điều kiện sinh kế tốt hơn giúp cho họ có 
thể trang trải chi phí tìm kiếm việc làm dễ 
dàng hơn. Ngược lại, những dân tộc có dân số 
và mật độ dân số thấp hơn như Mông, Dao 
khó phát triển kết nối cộng đồng, do cư trú ở 
rẻo cao, yếu về kết nối hạ tầng nên chi phí tìm 
kiếm thông tin và tìm kiếm việc làm rất cao. 
Điều kiện sinh kế nghèo nàn khiến họ khó 
trang trải chi phí tìm kiếm việc làm. 
3.2.3. Nguyên nhân thuộc về chính sách đối 
với công việc trong cơ quan Nhà nước 
Trước đây các cơ quan hành chính sự nghiệp 
công lập thường là nguồn việc làm lớn nhất 
đối với người DTTS tốt nghiệp đại học trở 
lên ở các vùng, trong đó có vùng Tây Bắc. 
Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước đã có những 
chính sách xiết chặt quản lý việc làm trong 
các cơ quan công lập như quy định về biên 
chế; quy định về thi tuyển cạnh tranh không 
giới hạn phạm vi; quy định về Đề án vị trí 
việc làm. Các quy định này làm hạn chế số 
việc làm trong các cơ quan nhà nước và đưa 
ra các tiêu chuẩn công việc khó đáp ứng hơn 
khiến cho người DTTS có trình độ đại học 
trở lên rất khó tìm được việc làm trong các 
cơ quan Nhà nước. 
3.2.3. Nguyên nhân thuộc về công tác đào tạo 
của các trường đại học 
Chương trình đào tạo của các trường đại học 
thường không phù hợp với nghề nghiệp thực 
tế, các trường cũng thường thiếu đào tạo về 
kỹ năng, cả kỹ năng nghề nghiệp lẫn kỹ năng 
mềm. Các nhược điểm này tác động tiêu cực 
đến khả năng tìm việc làm của sinh viên tất cả 
các dân tộc nhưng tác động tiêu cực nặng nề 
hơn đối với các sinh viên người DTTS do 
những sự yếu thế về xã hội từ lúc còn học phổ 
thông tới lúc học đại học. Những bất lợi này 
khiến cho người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp 
đại học trở lên khó cạnh tranh trong thi tuyển 
việc làm. 
3.2.4. Nguyên nhân thuộc về đơn vị tuyển dụng 
Nhiều đơn vị tuyển dụng thường hay xảy ra 
hiện tượng tiêu cực là những người nắm 
quyền quyết định tuyển dụng thường ưu tiên 
cho người thân quen được trúng tuyển vào 
các vị trí việc làm bằng những cách “lách 
luật” hoặc hợp thức hóa. Điều này khiến cho 
việc thi tuyển việc làm không bảo đảm được 
tính cạnh tranh công bằng và rất nhiều người 
DTTS tốt nghiệp đại học trở lên có thể đáp 
ứng yêu cầu công việc rất tốt nhưng vẫn 
không tìm kiếm được việc làm. 
Đỗ Thùy Ninh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 220 - 226 
 Email: jst@tnu.edu.vn 225 
3.2.5. Các nguyên nhân thuộc về bản thân và 
gia đình sinh viên 
Do những yếu thế, bất lợi về mặt xã hội, sinh 
viên người DTTS thường học tập thụ động, 
thiếu nỗ lực trau dồi kiến thức và kỹ năng. 
Thêm vào đó, phần lớn sinh viên người DTTS 
đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên 
thường phải làm thêm để kiếm tiền tự nuôi 
mình trong khi học đại học khiến cho việc 
học bị sao nhãng rất nhiều. Tất cả những điều 
nói trên ảnh hưởng rất xấu đến kết quả học 
tập và khả năng tìm được việc làm của người 
DTTS Tây Bắc đã tốt nghiệp đại học trở lên 
sau khi đã ra trường. 
3.3. Đề xuất giải pháp về chính sách giải 
quyết việc làm cho người DTTS tốt nghiệp 
đại học trở lên tại vùng Tây Bắc 
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc làm và 
nguyên nhân của tình trạng không tìm được 
việc làm của người DTTS tốt nghiệp đại học 
trở lên tại vùng Tây Bắc, nhóm tác giả đề xuất 
các giải pháp về chính sách giải quyết việc 
làm cho người DTTS tốt nghiệp đại học trở 
lên tại vùng Tây Bắc như sau. 
3.3.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế 
Cần tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế của 
vùng Tây Bắc, thúc đẩy đô thị hóa, công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng mới và 
kiện toàn hệ thống kết nối hạ tầng, đặc biệt là 
hệ thống giao thông, thu hút đầu tư nước 
ngoài, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các 
doanh nghiệp. Chỉ có một nền kinh tế phát 
triển cao với nhiều khu đô thị, khu công 
nghiệp, nhiều doanh nghiệp, có kết nối hạ 
tầng dày đặc mới có thể cung cấp nhiều việc 
làm cho người DTTS đã tốt nghiệp đại học 
trở lên một cách bền vững, lâu dài. 
3.3.2. Cải cách giáo dục phổ thông cho người 
dân tộc thiểu số 
Chất lượng đào tạo của người DTTS ở bậc đại 
học phụ thuộc rất lớn kết quả học tập của họ ở 
bậc học phổ thông nên cần phải cải cách giáo 
dục phổ thông cho người DTTS theo hướng 
nâng cao chất lượng kết quả học tập. 
3.3.3. Cải cách đào tạo đại học cho người dân 
tộc thiểu số 
Tương tự như giáo dục phổ thông, đào tạo đại 
học cũng cần phải có phương pháp phù hợp 
đối với người DTTS. Kiến thức nhà trường cần 
phải phù hợp với các công việc trong tương lai 
ở vùng DTTS. Nhà trường cần quan tâm đặc 
biệt tới việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp, kỹ 
năng xã hội và các kỹ năng mềm cho sinh viên 
người DTTS theo hướng bảo đảm cho họ có 
đủ năng lực cạnh tranh trong thi tuyển việc làm 
tại địa phương sau khi ra trường. 
3.3.4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên 
truyền về các cơ hội việc làm 
Cần thông tin, tuyên truyền rộng rãi và liên 
tục về các cơ hội việc làm cho người DTTS 
đã tốt nghiệp đại học trở lên không những chỉ 
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công 
lập mà còn trong các doanh nghiệp nhà nước, 
doanh nghiệp phi nhà nước và thậm chí là các 
cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên các 
phương tiện truyền thông đại chúng như 
truyền hình, đài phát thanh, mạng Internet, hệ 
thống đài truyền thanh tại từng xã vùng Tây 
Bắc để những người có nhu cầu tìm việc làm 
tiếp cận thông tin việc làm tốt hơn. 
3.3.5. Cần kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt 
công tác tổ chức thi tuyển việc làm 
Cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt 
chẽ công tác tổ chức thi tuyển việc làm trong 
các cơ quan công lập, không để xảy ra các 
hiện tượng tiêu cực để bảo đảm tính cạnh 
tranh công bằng, tạo cơ hội cho những người 
có năng lực, phẩm chất tốt nhất có cơ hội làm 
việc trong các cơ quan công lập. 
3.3.6. Cần điều chỉnh các quy định của Nhà 
nước về việc làm trong các cơ quan công lập 
cho phù hợp với người DTTS 
Thông thường cả kiến thức lẫn kỹ năng của 
sinh viên người DTTS yếu hơn so với sinh 
viên người Kinh hoặc người của các DTTS có 
dân số lớn hơn, nhất là các kỹ năng ngoại 
ngữ, tin học, giao tiếp nên sinh viên người 
DTTS khó cạnh tranh trong thi tuyển việc làm 
của các cơ quan công lập. Tuy nhiên nhất 
thiết vẫn cần phải có một tỷ lệ lớn người 
DTTS sở tại làm việc trong các cơ quan công 
lập tại các địa phương. Do vậy, cần phải điều 
chỉnh một số quy định về biên chế, thi tuyển 
và Đề án vị trí việc làm theo hướng mở rộng 
hơn cơ hội trúng tuyển cho người DTTS tốt 
nghiệp đại học trở lên. 
Đỗ Thùy Ninh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 220 - 226 
 Email: jst@tnu.edu.vn 226 
3.3.7. Đổi mới chương trình kết nối với 
doanh nghiệp 
Cần tập trung đổi mới chương trình kết nối 
doanh nghiệp theo hướng xác định các kết nối 
có vai trò tích cực đối với việc tạo điều kiện 
cho sinh viên người DTTS lĩnh hội được các 
yêu cầu công việc của các doanh nghiệp, qua 
đó sẽ giúp họ có cơ hội tiếp cận việc làm. 
3.3.8. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến 
khích, hỗ trợ khởi nghiệp 
Đối với những người DTTS đã tốt nghiệp đại 
học nhưng không muốn làm việc cho các cơ 
quan, tổ chức mà ấp ủ ý chí khởi nghiệp thì 
Nhà nước và chính quyền các cấp của vùng 
Tây Bắc cần đặc biệt quan tâm, ưu tiên, hỗ trợ 
họ hiện thực hóa khát vọng. Sự thành công 
của những người này là tia lửa kích hoạt để 
tạo ra phong trào khởi nghiệp của vùng Tây 
Bắc và sẽ là một tác nhân tự tạo ra việc làm 
rất lớn. 
4. Kết luận 
Hiện nay tình trạng không tìm được việc làm 
của người DTTS Tây Bắc tốt nghiệp đại học 
trở lên là một vấn đề rất bức thiết. Uớc tính 
trong số những người DTTS Tây Bắc tốt 
nghiệp đại học trở lên có tới 79% không tìm 
được việc làm ổn định đúng với trình độ được 
đào tạo, 38% có việc làm ổn định nhưng 
không đòi hỏi trình độ đại học, 41% hoặc 
không có việc làm, hoặc chỉ có việc làm 
không ổn định hay việc làm theo thời vụ, 
hoặc ở nhà làm nông nghiệp cùng gia đình. 
Các nguyên nhân của tình trạng việc làm như 
trên thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau như 
bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc, 
đặc điểm dân tộc học của các DTTS, chính 
sách của Nhà nước đối với công việc trong 
các cơ quan công lập, chất lượng giáo dục của 
các bậc học phổ thông, chất lượng đào tạo của 
các trường đại học, công tác tuyển dụng của 
các cơ quan tuyển dụng, và các nguyên nhân 
thuộc về bản thân và gia đình sinh viên. 
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người 
DTTS tốt nghiệp đại học trở lên tại vùng Tây 
Bắc thì cần thực hiện các chính sách nhằm 
phát triển kinh tế vùng; tăng cường công tác 
thông tin, tuyên truyền về các cơ hội việc làm 
trong các DTTS; điều chỉnh các quy định của 
Nhà nước về việc làm trong các cơ quan công 
lập cho phù hợp với người DTTS; đổi mới 
chương trình kết nối với doanh nghiệp; xây 
dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ 
khởi nghiệp. Các chính sách này nếu được 
thực hiện đồng bộ, hài hòa thì sẽ đem lại hiệu 
quả giải quyết việc làm tích cực. Trong giai 
đoạn hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng nguồn 
nhân lực DTTS có trình độ cao phảo được coi 
là nhiệm vụ trọng tâm phục vụ mục tiêu phát 
triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh 
[6]. Đảm bảo mức độ hài hòa chính sách hỗ 
trợ đối với đối tượng tìm việc làm, cũng như 
đối tượng (là tổ chức) tạo việc làm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. General Statistics Office, Statistical Yearbook 
of Vietnam 2019. Statistical Publishing 
House, Hanoi, 2020. 
[2]. T. T. N. Nguyen, “Some basic issues of the 
peoples of the Northwest,” 2015. [Online]. 
Available: 
trao-doi/thong-tin-tu-lieu/1460-ddd.html. 
[Accessed June 21, 2020]. 
[3]. T. Tran, and T. K. C. Pham, “Opinions, 
policies of the party and the state of Vietnam 
in training, retraining for ethnic minority 
highly qualified human resources for ethnic 
minority areas,” (in Vietnamese), Journal of 
Ethnic Minorities Research, vol. 9, no. 2, pp. 
1-7, 2020. 
[4]. T. T. Nguyen, “Motivation and constraints in 
English language learning of ethnic minority 
university students at Thai Nguyen University 
of Sciences,” TNU Journal of Science and 
Technology, vol. 225, no. 12, pp. 115 – 122, 
2020. 
[5]. V. C. Pham, “Studying adaptation to the 
training menthod of the credit for northern 
mountainous ethnic minority students,” TNU 
Journal of Science and Technology, vol. 170, 
no. 10, pp. 15-18, 2017. 
[6]. T. Tran, and T. K. C Pham, Viewpoints and 
policies of the party and the State of Vietnam 
in training and retraining highly qualified 
ethnic minority human resources for ethnic 
minority areas,” (in Vietnamese), Journal of 
Ethnic Minorities Research, vol 9, no. 2, 
2020. [Online]. Available: 
le/view/410 [Accessed June 21, 2020]. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_ve_chinh_sach_giai_quyet_viec_lam_cho_nguoi_dan_to.pdf