Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam và còn nhiều dư
địa để phát triển với sự thuận lợi của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, 70% dân số làm nông
nghiệp. Trong đó chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi là những ngành thu hút nhiều
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư do nhu cầu về thịt của thị trường Việt Nam
được xếp hạng cao trên thế giới, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu hàng năm đạt 4.9%, mức độ
tiêu thụ trung bình đạt 40kg/người/ năm. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đứng thứ hai
sau thị trường Trung Quốc và hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn vào
thị trường này qua con đường tiểu ngạch. Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang thay đổi tư
duy phát triển, từ chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún sang mô hình chăn nuôi trang trại, sử dụng
thức ăn chăn nuôi công nghiệp thay vì thức ăn tự chế biến. Tất cả những yếu tố tổ này làm
cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam liên tục tăng lên, có những thời điểm
cung không đủ bù đắp cho nhu cầu. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều công ty nước ngoài có uy
tín trong ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ khi Việt
Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế vào năm 1991, cạnh tranh trực tiếp về nguồn nguyên
liệu, công nghệ chế biến, kiểm soát mạng lưới kênh phân phối. Mức độ đầu tư sâu hơn thông
qua việc biến các liên doanh thành các công ty 100% vốn nước ngoài, quy mô đầu tư mở rộng
hơn thông qua mở thêm nhà máy mới. Nhà nước trong một thời gian dài chú trọng tới phát
triển ngành chăn nuôi mà quên đi việc ban hành và triển khai các chính sách tạo động lực phát
triển ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Xuất phát từ những luận cứ này, vấn đề thảo luận
các giải pháp từ phía các doanh nghiệp nội địa trong ngành và cơ quan quản lý nhà nước
nhằm phát triển ngành bền vững, tránh sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi công
nghiệp từ bên ngoài là hết sức cần thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 192 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Th.s Phùng Mạnh Hùng, Th.s Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Email: hungphungtmdt@gmail.com Tóm tắt: Bài viết tập trung vào làm rõ tính hấp dẫn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành, quy mô và mức độ xâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những tác động cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Từ đó đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp nội địa, hàm ý về mặt chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững. Từ khóa: thức ăn chăn nuôi, hội nhập, tiềm năng thị trường, nguyên liệu, mạng lưới phân phối, công nghệ sản xuất 1.Đặt vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam và còn nhiều dư địa để phát triển với sự thuận lợi của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, 70% dân số làm nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi là những ngành thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư do nhu cầu về thịt của thị trường Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu hàng năm đạt 4.9%, mức độ tiêu thụ trung bình đạt 40kg/người/ năm. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc và hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn vào thị trường này qua con đường tiểu ngạch. Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang thay đổi tư duy phát triển, từ chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún sang mô hình chăn nuôi trang trại, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thay vì thức ăn tự chế biến. Tất cả những yếu tố tổ này làm cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam liên tục tăng lên, có những thời điểm cung không đủ bù đắp cho nhu cầu. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều công ty nước ngoài có uy tín trong ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế vào năm 1991, cạnh tranh trực tiếp về nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, kiểm soát mạng lưới kênh phân phối. Mức độ đầu tư sâu hơn thông qua việc biến các liên doanh thành các công ty 100% vốn nước ngoài, quy mô đầu tư mở rộng hơn thông qua mở thêm nhà máy mới. Nhà nước trong một thời gian dài chú trọng tới phát triển ngành chăn nuôi mà quên đi việc ban hành và triển khai các chính sách tạo động lực phát triển ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Xuất phát từ những luận cứ này, vấn đề thảo luận các giải pháp từ phía các doanh nghiệp nội địa trong ngành và cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững, tránh sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ bên ngoài là hết sức cần thiết. 2. Tiềm năng của thị trƣờng thức ăn chăn nuôi Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tới 70% dân số. Số lượng gia súc và gia cầm (2015) được nuôi trên phạm vi cả nước ước đạt 379 triệu con [3]. Xu hướng tham gia cao trong lĩnh vực nông nghiệp của phần lớn dân số xuất phát từ truyền thống Việt Nam là một nước nông nghiệp, mặt khác cũng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Việt Nam ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Nhu cầu tiêu thụ thịt của thị trường Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á (trung bình TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 193 40kg/người/năm) và thứ hai tại Châu Á, chỉ sau thị trường Trung Quốc (trung bình 60kg/người/năm) [4]. Bên cạnh đó, hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn vào thị trường Trung Quốc thông qua các con đường tiểu ngạch và chính ngạch càng kích thích nhu cầu chăn nuôi trong nước, từ đó làm tăng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi. Điều này lí giải vì sao ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là một trong những ngành phát triển năng động trên thế giới với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%/ năm (trong giai đoạn 2012 – 2015) [4]. Hình 1.1: Sản lƣợng sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2005 đến 2012 và dự báo đến năm 2020 [4] Hinh 1.2: Tỷ lệ giữa cung thức ăn chăn nuôi công nghiệp và nhu cầu thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2000 đến 2015 và dự báo đến năm 2020 [5] Để có thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia súc và gia cầm, những hộ nông dân nhỏ lẻ thường chủ yếu mua nguyên liệu bên ngoài và tự trộn thành thức ăn chăn nuôi. Đối với những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn thì chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp có uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc và gia cầm. Trong năm 2015, tổng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, trong đó tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 13.26 triệu tấn và tiêu thụ thức ăn chăn ... là 1 triệu/1 nông dân/ 1 năm. Có nhiều trường hợp nông dân chăn nuôi thua lỗ và không có khả năng chi trả vì dịch bệnh, giá cả xuống thấp, vì vậy kênh phân phối sẽ mất trắng khoản tiền này. Thấu hiểu được vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong ngành, các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng đầu tư và kiểm soát phần lớn mạng lưới kênh phân phối thức ăn chăn nuôi với nhiều chính sách ưu đãi. Trong khi các công ty nội địa rất ít khi làm việc với mạng lưới kênh phân phối mà chủ yếu bán sản phẩm trực tiếp cho hộ chăn nuôi. Các công ty nước ngoài có nhiều chính Nhà sản xuất Nhà phân phối cấp 1 Nhà phân phối cấp 2 Nông dân/ doanh nghiệp chăn nuôi TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 197 sách ưu đãi hơn cho kênh phân phối cấp 1 để từ đó họ quản lý các kênh cấp 2, bao gồm: chiết khấu 1 đến 2% giá trị đơn hàng cho kênh phân phối cấp 1 độc quyền (chỉ phân phối duy nhất sản phẩm của DN); hỗ trợ tài chính hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho các kênh cấp 1 đạt được mức doanh số kì vọng nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm trong cả năm, không chỉ là những tháng cao điểm. Các doanh nghiệp nội địa rất khó làm được điều này do quy mô sản xuất nhỏ và nguồn lực hạn chế. - Ba là, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khẩu là một rủi ro và làm giảm đi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm 22 loại khác nhau trong đó bao gồm: cám gạo, ngô, đỗ tương, sắn, bột xương, bột cá, các loại phụ gia,.Trong đó cám gạo và sắn là hai loại nguyên liệu đã chủ động được trong nước, các loại nguyên liệu còn lại vẫn phải nhập khẩu do chất lượng không đảm bảo, giá cao hoặc do các doanh nghiệp trong nước chưa đủ trình độ công nghệ để sản xuất. Các doanh nghiệp nội địa hiện nay đang phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu từ thị trường nước ngoài. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2016 đạt 1.9 tỷ đô la [5]. Sự phụ thuộc này là không cần thiết khi Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng vê nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể tích hợp về phía trước để tạo cho mình những vùng nguyên liệu có chi phí thấp và chất lượng tốt, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tuy nhiên điều này chưa trở thành hiện thực, do một số nguyên nhân: Đối với hoạt động canh tác ngô Ngô cũng giống như những cây hoa màu khác chưa được sự quan tâm của người nông dân để phát triển thành vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Quy mô canh tác hàng năm chỉ khiêm tốn 200.000 hecta và mới đáp ứng đủ 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Người nông dân chưa mặn mà với ngô do giá trị kinh tế thấp so với cây ăn quả và các loại cây trồng khác. Khoảng 95% nông dân canh tác dưới 2 hecta/ năm, cây ngô chủ yếu được trồng ở những vùng đất không màu mỡ như vùng trung du và vùng núi, giống lạc hậu là những nguyên nhân làm cho năng suất ngô không cao, giá thành lớn. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch kém cũng làm cho chất lượng ngô giảm, không dành được sự ưu tiên mua của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Bảng 1.3: Quy mô canh tác ngô của các hộ nông dân năm 2015 [4] Quy mô canh tác Số hộ nông dân Tỷ lệ % < 0.2 hecta 3.753.454 32.21 Từ 0.2 đến < 0.5 hecta 4.259.744 36.55 Từ 0.5 đến < 2 hecta 2.956.742 25.37 Trên 2 hecta 683.538 5.88 Tổng 11.653.47 100% Đối với hoạt động canh tác đậu nành Đậu nành cũng là một trong những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng bên cạnh ngô tuy nhiên gần như 100% loại nguyên liệu này phải nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là một loại cây tương đối khó trồng với điều kiện thời tiết của Việt Nam, hiện nay loại cây này chỉ được trồng ở 25/63 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở các tính phía Bắc với diện tích khoảng 180.000 hecta với sản lượng 270.000 tấn [1]. Năng suất thấp, không phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam, chi phí canh tác cao là những nguyên nhân khiến đậu nành nội địa không được chấp nhận là đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 198 Hình 1.5: Tỷ trọng nhập khẩu đậu n nh (đậu tƣơng) trong tƣơng quan với các nguyên liệu nhập khẩu khác năm 2016 [1] Hình 1.6: Sản lƣợng nhập khẩu đậu nành theo từng quốc gia năm 2016 [4] 5. Giải pháp phát triển ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 5.1. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp n i địa tham gia vào ngành Các doanh nghiệp nội địa là trọng tâm trong phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho ngành chăn nuôi, tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa còn yếu trong khi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Với tiềm năng lớn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới như tập đoàn Massan, Nutreco, De Heus sẽ còn tiếp tục diễn ra, từ đó đe dọa tới sự tồn tại của các doanh nghiệp nội địa. Để đối phó với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ “ngoại”, các doanh nghiệp nội địa nên tập trung vào các giải pháp: - Đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết lập bộ phận chuyên nghiên cứu các chất kích thích sự tăng trưởng an toàn cho vật nuôi (premix), các chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, cập nhật các công thức chế biến thức ăn chăn nuôi tiên tiến của thế giới nhằm giúp doanh nghiệp có thể tối ưu nguyên liệu trong chế biến, từ đó giảm giá thành và giá bán sản phẩm. Phối kết hợp với các viện nghiên cứu về chăn nuôi để đào tạo nhân lực chuyên lập công thức về thức ăn chăn nuôi. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 199 - Tích cực tham gia vào quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài nhằm hình thành các liên doanh (joint venture company) tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay cả nước có 16 công ty liên doanh là tương đối ít. Con số này có thể tăng thêm, tuy nhiên các công ty nội địa có ý định liên doanh cần chứng minh được năng lực sản xuất và kinh doanh, khả năng am hiểu thị trường thức ăn chăn nuôi. Liên doanh cũng là một cách tốt để giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện khả năng quản lý, bí quyết công nghệ chế biến từ các công ty nước ngoài. - Phân phối đang là một vấn đề lớn của các công ty nội địa khi mà tổng thị phần chỉ chiếm khoảng 40%. Phần lớn các công ty nội địa quy mô nhỏ tiếp cận trực tiếp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do vậy khả năng tiêu thụ không cao. Đi kèm với việc không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, các công ty nội địa nên tìm cách tiếp cận với các hộ chăn nuôi trang trại quy mô lớn hơn, trực tiếp cấp tín dụng thức ăn chăn nuôi cho họ sẽ có mức chi phí thấp hơn là thông qua kênh phân phối. Cũng có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi theo công thức và yêu cầu riêng của trang trại đó. Trực tiếp lắng nghe ý kiến phản hồi của hộ chăn nuôi về sản phẩm cũng là một lợi thế thay vì sử dụng kênh phân phối. Tuy nhiên phân phối qua các kênh cũng là một hình thức chuyên môn hóa theo chức năng và doanh nghiệp nội địa không thể bỏ qua hình thức phân phối này. Nên có nhiều chính sách ưu đãi đối với kênh phân phối để họ chấp nhận phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp. - Theo quyết định số 10/2008/QĐ T.Tg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch lại đàn gia súc và gia cầm đến năm 2020, nhà nước sẽ tiến hành giảm tỷ trọng đàn lợn trong khi đó sẽ tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc khác. Quyết định này cũng xuất phát từ thực tế thói quen tiêu dùng của người Việt Nam theo hướng khoa học hơn, tăng tỷ trọng thịt trắng (gia cầm) và giảm tỷ trọng thịt đỏ (thịt lợn). Trong năm 2015, thịt lợn chiếm 73% nhu cầu về thịt, gia cầm chiếm 19%. Kỳ vọng đến năm 2020, nhu cầu thịt gia cầm sẽ tăng lên 28%, thịt lợn sẽ giảm xuống còn 62%. Xu hướng này khuyến khích cách doanh nghiệp nội địa nên tham gia nhiều hơn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, thay vì tập trung chủ yếu cho đàn lợn như hiện nay. Hình 1.7: Cấu trúc thị trƣờng thịt Việt Nam năm 2015 [5] Hình 1.8: Cấu trúc thị trƣờng thịt Việt Nam dự báo đến năm 2020 [5] - Tăng cường sự tích hợp về phía trước và phía sau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay Việt Nam đã chủ động được một số nguyên liệu phục vụ sản Thịt lợn Gia cầm Loại khác TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 200 xuất thức ăn chăn nuôi với chi phí thấp hơn so với nhập khẩu từ các thị trường khác. Các doanh nghiệp nội địa nên biến đổi điều này thành lợi thế, kí kết các hợp đồng bao tiêu nguyên liệu dài hạn với người nông dân, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ thuật canh tác, cập nhật giống mới thông qua phối hợp giữa nông dân, doanh nghiệp và viện nghiên cứu. Chia sẻ các lợi ích xứng đáng để người nông dân gắn bó lâu dài với vùng nguyên liệu. Đặc trưng của các doanh nghiệp nội địa là quy mô nhỏ, vì vậy các doanh nghiêp có thể kết nối với nhau thông qua mô hình từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, lai tạo con giống, chăn nuôi và chế biến thực phẩm với định hướng thực phẩm sạch dựa trên nguyên liệu sạch trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động như hiện nay, hứa hẹn đây là một mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp nội địa tìm được một hướng đi mới. 5.2. Các kiến nghị về mặt chính sách đối với các cơ qu n quản lý nhà nước nhằm khuyến khích ngành công nghiệp thức ăn chăn nu i phát triển Khuyến nghị về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào các chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, bảo vệ lợi ích người chăn nuôi, cụ thể: - Khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó tập trung vào các nguyên liệu cơ bản mà điều kiện khí hậu Việt Nam có thể trồng được như: ngô, đỗ tương, cám gạo, sắn. Đối với cây ngô, cần phối hợp với các viện nghiên cứu về cây trồng thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu và áp dụng các giống ngô biến đổi gen cho năng suất cao. Mở rộng diện tích trồng ngô về phía các đồng bằng thay vì trồng rải rác ở các tỉnh trung du và miền núi như hiện nay. Đối với cây đậu nành, nghiên cứu các giống đậu nành mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam, có thể trồng xem canh bộ ba cây trồng biến đổi gen bao gồm ngô, bông và đậu nành để tăng năng suất. Khuyến khích và tạo điều kiện để người nông dân dồn điền đổi thửa, trông các cây nguyên liệu này trên quy mô lớn, hướng dẫn cách chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nguyên liệu. - Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay các chất phụ gia, bột thịt, bột cá.dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, đầu tư vào ngành công nghiệp này đòi hỏi công nghệ cao và doanh nghiệp trong nước chưa thể tham gia được. Do vậy nhà nước cần có các chính sách đầu tư ưu đãi hơn như ưu đãi về thuế hoạt động kinh doanh tại việt nam, vị trí kinh doanh, thủ tụcnhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài mạnh trong chế biến phụ gia thức ăn chăn nuôi tham gia thị trường, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong nước. Tiến tới tự sản xuất được các chất phụ gia phục vụ ngành. - Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nội địa có kết quả kinh doanh tốt với mức lãi suất ưu đãi. Sản phẩm của doanh nghiệp được người nông dân đánh giá tốt, không vi phạm đạo đức kinh doanh, sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài..Sự hỗ trợ tín dụng này sẽ cho phép doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cấp phòng nghiên cứu, mở rộng quy mô sản xuất.từ đó cải thiện được khả năng cạnh tranh. - Tăng thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu mà trong nước đã sản xuất được và giảm thuế nhập khẩu đổi với những nguyên liệu mà trong nước chưa thể chủ động nhằm khuyến khích ngành công nghiệp phụ trợ thức ăn chăn nuôi phát triển được. Nhà nước cần áp mức thuế cao với những nguyên liệu đã chủ động được như cám gạo và sắn, trong khi đó giảm thuế nhập khẩu với nguyên liệu phụ gia là nguyên liệu chưa tự cung cấp được, để từ đó giảm mức giá bán thức ăn chăn nuôi trên thị trường. - Rút ngắn các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công thương đã có quy định cụ thể với những loại nguyên liệu được phép nhập khẩu do vậy đối với những loại nguyên liệu được phép và có cùng một nguồn gốc xuất xứ mà TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 201 cơ quan Hải quan đã tiến hành đánh giá chất lượng một số lần nhất định thì không nhất thiết phải đánh giá chất lượng trong những lần tiếp theo. Ngoài ra nên số hóa các thủ tục này để tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp nhập khẩu. - Quản lý chặt chẽ giá bán thức ăn chăn nuôi trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích cho người nông dân. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam là ngành phát triển năng động, với mức tăng trưởng 18 đến 20%/ năm, giá bán thức ăn chăn nuôi được đánh giá cao hơn tại các nước khác từ đó gây áp lực lên người nông dân. Tại Thái Lan, chính Phủ quy định lợi nhuận thức ăn chăn nuôi không được vượt quá 5% giá bán, do vậy đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp quản lý giá với loại sản phẩm này nhằm bảo vệ nông dân là nhóm người dễ bị tổn thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Đức Hải (2017), Hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 92-99. [2] Nguyễn Văn Giáp (2015), Thị trường chăn nuôi Việt Nam, thay đổi để nâng cao cạnh tranh, Nhà xuất bản Hồng Đức. [3] Viet-Nam-phat-trien.html TIẾNG ANH [4] Bocquillet X. (2014), Multi-sc4ale assessment of livestock development pathways in Vietnam. [5] Stoxplus research team (2016), Vietnam‟s animal feed industry report. [6] SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIETNAM’S ANIMAL FEED INDUSTRY IN CONTEXT OF 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTIONARY ABSTRACT This journal focuses on explaining the attraction of Vietnam’s animal feed market, the structrure of industry and the firms taking participate in industry, The scale and level of integration of international enterprises into the market While Vietnam economy is integrating widenly and deeply into the global economy, the competitive affects of foreign firms to domestic firms which include: input resources, production technology, and distribution channel. Basing on these statistic aspects, author discusses few solutions for domestic companies and policies for state agencies to motivate the sustainable development of the industry. Keywords: animal feed, integration, market potential, raw material, distribution channel.
File đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_nganh_cong_nghiep_thuc_an_chan_nuoi_vie.pdf