Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
hương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh thương mại trên
cơ sở mạng máy tính toàn cầu và được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu
trong nền kinh tế số. TMĐT trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm
và phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng Internet và công nghệ thông tin,
TMĐT lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau, đến tháng 7/1997, khi Chính phủ Mĩ
công bố văn bản quan trọng “khung TMĐT toàn cầu”, thuật ngữ TMĐT (eCommerce) mới được sử dụng khá rộng rãi [1].
Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL), TMĐT bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại
như các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lí thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê
dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh; các hình
thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay
khách hàng bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ [2].
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị
trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỉ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng
trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn
2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này
xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam
Á, sau Indonesia (100 tỉ USD) và Thái Lan (43 tỉ USD). Với mục tiêu đánh giá
một cách khách quan về tình hình phát triển TMĐT trên phạm vi cả nước cũng
như ở từng địa phương, từ năm 2012, Hiệp hội Thương mại điện tử đã xây dựng
Báo cáo Chỉ số TMĐT (Vietnam eBusiness Index – EBI). Tới nay, EBI là chỉ số
duy nhất được tính toán hằng năm, giúp lượng hoá tình hình phát triển TMĐT ở
63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [3].
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 149 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM SOLUTIONS TO DEVELOP SALES ACTIVITIES THROUGH E-COMMERCE FORMS IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Hồng Phúc1 Tóm tắt – Nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động bán hàng qua hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA, báo cáo thương mại điện tử của Iprice. Bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và phân tích, bài viết đánh giá thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: hoạt động bán hàng, thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam, thương mại điện tử. 1. GIỚI THIỆU Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở mạng máy tính toàn cầu và được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế số. TMĐT trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và phát triển. Ra đời trên cơ sở phát triển mạng Internet và công nghệ thông tin, TMĐT lúc đầu có nhiều tên gọi khác nhau, đến tháng 7/1997, khi Chính phủ Mĩ công bố văn bản quan trọng “khung TMĐT toàn cầu”, thuật ngữ TMĐT (e- Commerce) mới được sử dụng khá rộng rãi [1]. Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), TMĐT bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lí thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay khách hàng bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ [2]. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỉ USD. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng 1 Trường Đại học Trà Vinh, Email: hongphuc@tvu.edu.vn Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 150 trưởng trung bình năm (Compound Average Growth Rate – CAGR) của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường đạt 33 tỉ USD vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỉ USD) và Thái Lan (43 tỉ USD). Với mục tiêu đánh giá một cách khách quan về tình hình phát triển TMĐT trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương, từ năm 2012, Hiệp hội Thương mại điện tử đã xây dựng Báo cáo Chỉ số TMĐT (Vietnam eBusiness Index – EBI). Tới nay, EBI là chỉ số duy nhất được tính toán hằng năm, giúp lượng hoá tình hình phát triển TMĐT ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [3]. Xuất phát từ góc độ thuần túy mua bán kinh doanh và nhìn nhận TMĐT chỉ như một thị trường, hoạt động TMĐT sẽ đóng khung trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Hoạt động TMĐT bao gồm bốn nhóm lớn: - Giao dịch TMĐT giữa các doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và doanh nghiệp; - Giao dịch TMĐT giữa chính phủ và người tiêu dùng. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2.1. Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam Báo cáo TMĐT của Iprice năm 2019 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là Thegioididong, Sendo, Tiki và Lazada. Báo cáo của iPrice xếp hạng các ứng dụng TMĐT được sử dụng nhiều nhất năm 2019. Trong đó, nhóm Shopee, Lazada, Tiki và Sendo được giữ nguyên trong suốt cả năm, mặc cho sự cạnh tranh từ các ứng dụng ngoại mới xuất hiện và được tải xuống nhiều như SHEIN và Wish, điều này cho thấy độ trung thành cao của người tiêu dùng với các ứng dụng TMĐT [4]. Nếu TMĐT giai đoạn 2016 – 2019 tại các quốc gia phát triển đang có dấu hiệu chững lại thì tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, lĩnh vực này lại phát triển có tính nhảy vọt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng và quy mô thị trường. Theo Statista, thị trường TMĐT của Mĩ hiện có chỉ số tăng trưởng khoảng 12%/năm, trong khi đó tỉ lệ này ở Đông Nam Á đạt 33% – 35%. Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, Indonesia và Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng tăng trưởng (lần lượt là 49% và 38% từ 2015 đến 2019. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau ba năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD [5]. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 151 Giao dịch TMĐT ngày nay không chỉ diễn ra trên website, qua các thiết bị điện tử truyền thống như máy tính để bàn, máy tính xách tay, mà còn phát triển mạnh trên các ứng dụng qua các thiết bị điện tử khác như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, máy tính bảng. Tỉ lệ người dân truy cập Internet qua điện thoại di động tăng nhanh từ 50% năm 2013 lên 89% năm 2019. Người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 57% năm 2013 lên 67% năm 2019. Trong đó, ba nhóm hàng hóa được người tiêu dùng lựa chọn phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mĩ phẩm; đồ công nghệ và điện tử; thiết bị đồ dùng gia đình. Người tiêu dùng chủ yếu mua sắm trực tuyến thông qua website TMĐT (năm 2013: 61%, năm 2019: 68%), diễn đàn/mạng xã hội (năm 2013: 45%, năm 2019: 51%). Mua sắm trực tuyến thông qua ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động tăng nhanh từ 6% năm 2013 lên đến 41% năm 2019. Thanh toán tiền mặt khi nhận hàng COD là phương thức thanh toán phổ biển được người tiêu dùng lựa chọn (năm 2013: 74%, năm 2019: 82%). Tiếp đến là chuyển khoản qua ngân hàng (năm 2013: 41%, năm 2019: 48%), thẻ thanh toán quốc tế (năm 2013: 11%, năm 2019: 19%), ví điện tử (năm 2013: 8%, năm 2019: 7%). Tỉ lệ người tiêu dùng trả lời hài lòng khi mua sắm trực tuyến tăng từ 29% năm 2013 lên 54% năm 2019. 2.2. Chỉ số thương mại điện tử tại Việt Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tiến hành hoạt động xây dựng Chỉ số TMĐT lần đầu tiên vào năm 2012. Chỉ số TMĐT được xây dựng theo các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn: - Nhóm thứ nhất là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; - Nhóm thứ hai là giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); - Nhóm thứ ba là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); - Nhóm thứ tư là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B). Theo VECOM, giai đoạn một là từ 1998 đến hết năm 2005, đây là giai đoạn hình thành TMĐT ở Việt Nam. Giai đoạn hai bắt đầu từ năm 2006 đến hết năm 2015, đây là giai đoạn phổ cập với xấp xỉ một nửa dân số truy cập Internet và đông đảo dân chúng, đặc biệt là dân thành thị và giới trẻ đã mua sắm trực tuyến. Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2019 cho thấy vẫn còn nhiều cản trở cho sự bứt phá trong giai đoạn tới. Dịch vụ logistics – giao hàng chặng cuối – hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế [5]. Dù có đến 70% trở lên người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán dịch vụ thu hộ người bán (COD) nhưng tỉ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 152 đặt hàng trực tuyến cao. Ước tính tỉ lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%. Có doanh nghiệp phải chịu tỉ lệ này ở mức 26%. Theo ước tính, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 70% giao dịch TMĐT. Quy mô TMĐT ở các địa phương khác, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất nhỏ. Trong khi đó, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Khu vực nông thôn có tiềm năng tiêu thụ lớn; đồng thời, đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm đa dạng phù hợp với bán hàng trực tuyến [6]. Sau đây là số liệu chỉ số TMĐT của các thành phố lớn trong cả nước: Hình 1: Chỉ số thành phần TMĐT của TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Báo cáo EBI 2019) Năm 2019, chỉ số TMĐT của TP. Hồ Chí Minh là: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: 86,8; G2B: 84,2; B2B: 87,3; B2C: 87,2. TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu với điểm tổng hợp là 86,8 điểm và tăng 4,7 điểm so với năm 2018. Đặc biệt điểm số này cao hơn rất nhiều so với điểm số trung bình của Chỉ số TMĐT trong cả nước (40,3 điểm) và cao hơn tới gần 60 điểm so với địa phương có điểm xếp hạng thấp nhất là Bắc Kạn (27,4 điểm). Hình 2: Chỉ số thành phần TMĐT của Hà Nội (Nguồn: Báo cáo EBI 2019) Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 153 Đứng thứ hai là Hà Nội với các chỉ số lần lượt là: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: 88,4; G2B: 77,7; B2B: 82,5; B2C: 85,8. Điểm tổng hợp là 84,3 điểm và cao hơn 4,5 điểm so với năm trước. Hình 3: Chỉ số thành phần TMĐT của Hải Phòng (Nguồn: Báo cáo EBI 2019) Hải Phòng vươn lên vị trí thứ ba về chỉ số TMĐT với các chỉ số: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: 45,1; G2B: 75,5; B2B: 50,4; B2C: 72,5. Tổng điểm số là 59,6 điểm và tăng 4,7 điểm so với năm trước. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa các điểm chỉ số thành phần của Hải Phòng với các điểm trung bình không cao như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hình 4: Chỉ số thành phần TMĐT của Đà Nẵng (Nguồn: Báo cáo EBI 2019) Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 154 Ở vị trí thứ tư là Đà Nẵng với các chỉ số: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: 44,8; G2B: 74,1; B2B: 52,4; B2C: 65,0. Tổng điểm là 57,5 điểm và tăng 3,4 điểm so với năm trước. Nhìn chung, nhóm bốn tỉnh thành xếp đầu bảng năm 2019 vẫn tiếp tục duy trì không có sự thay đổi nào. Mặc dù là nhóm bốn tỉnh thành xếp đầu nhưng khoảng cách giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với các tỉnh thành còn lại cũng rất lớn, điển hình là khoảng cách giữa Hà Nội (xếp thứ hai) với Hải Phòng (xếp thứ ba) lên tới 24,7 điểm. 2.3. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 2.3.1. Về quy mô thị trường thương mại điện tử Khoảng 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm. Doanh số TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỉ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. 2.3.2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử Thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%, trong đó, thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%. Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong TMĐT. Khoảng 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử. Xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT bao gồm: cơ sở dữ liệu số, văn bản, âm thanh, hình ảnh và video. 2.3.3. Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa các vùng kinh tế Các địa phương ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc. Khoảng 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến. 2.3.4. Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Có 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. Khoảng 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 155 Khoảng 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động. Có 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng. 2.3.5. Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử Khoảng 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về TMĐT. Có 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lí nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kĩ năng ứng dụng TMĐT. 3. HÀM Ý PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG THÔNG QUA HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3.1. Về cơ sở pháp lí Nâng cao năng lực quản lí và tổ chức hoạt động TMĐT, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT. Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lí TMĐT phải được xây dựng trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản: 1) khuôn khổ pháp lí TMĐT phải được xây dựng trên cơ sở nền tảng các khuôn khổ pháp lí điều chỉnh giao dịch thương mại truyền thống; 2) khuôn khổ pháp lí TMĐT phải xóa bỏ các rào cản kiềm chế sự phát triển của TMĐT. 3.2. Về hạ tầng công nghệ thông tin Để đạt mức độ an toàn trong TMĐT, Chính phủ phải sử dụng nhiều công nghệ mới nhưng bản thân các công nghệ này cũng không thể giải quyết triệt để tất cả mọi vấn đề. Để đảm bảo các công nghệ không bị phá hỏng, Chính phủ cần dự thảo các đạo luật mới nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các kĩ thuật thanh toán và theo dõi, xét xử vi phạm luật pháp trong TMĐT. Đẩy mạnh đầu tư công nghệ để phát triển TMĐT theo chiều sâu, khuyến khích các doanh nghiệp TMĐT tiên phong tập trung phát triển những ứng dụng tiên tiến trên nền tảng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của thị trường TMĐT Việt Nam. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 156 3.3. Về hạ tầng logistics trong thương mại điện tử Sự liên kết giữa thị trường và hạ tầng logistics sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối, xuất khẩu hàng hóa, tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, việc vận chuyển đường bộ trong nội ô đang phát triển với tốc độ rất nhanh do sức mua của người tiêu dùng đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc nhận được hàng đúng giờ và hàng hóa trong tình trạng tốt không hư hỏng, mất mát là một vấn đề khá nan giải. Để giải quyết được vấn đề này, các doanh nghiệp vận tải bộ cần nghiên cứu ra phương tiện chuyên chở phù hợp theo từng mô hình, tuyến đường và tận dụng được sức chứa tối đa của phương tiện nhằm đạt hiệu quả tối ưu. 3.4. Về thị trường trong thương mại điện tử Nghiên cứu nhu cầu thị trường, nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong TMĐT, thu hẹp về khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển TMĐT. Tập trung các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng. Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Qua đó, doanh nghiệp tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.5. Về thanh toán điện tử Ngân hàng tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ thanh toán như một công cụ thanh toán đa năng để phục vụ cho nhu cầu giao dịch TMĐT, tăng cường ứng dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, tiện ích, tiện lợi, dễ sử dụng, áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn tiên tiến để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. Ngân hàng là bên thứ ba đáng tin cậy trong việc cung cấp các dịch vụ: khóa công cộng, xác thực điện tử, các dịch vụ thanh toán trực tuyến cho tới các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Ngân hàng nắm giữ vai trò trung tâm trong việc cung cấp những dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc những thẻ ngân hàng có sự kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, với người tiêu dùng cũng như những đối tượng mua hàng để có thể thực hiện thanh toán. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] The United State. Global E-Commerce Framework. Department Of Commerce. 1997. [2] United Nations Commission on International Trade Law (UNCITRAL). Model Law on E-Commerce. 1997. [3] Bộ Công Thương. Báo cáo e-Conomy SEA. 2018. [4] Đặng Đăng Trường. Báo cáo tổng kết thương mại điện tử Việt Nam. iPrice. 2019. [5] Trang thông tin điện tử. Phát triển thương mại điện tử. 2019. Truy cập từ: [Truy cập ngày 10/10/2020]. [6] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam. 2019.
File đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_hoat_dong_ban_hang_qua_hinh_thuc_thuong.pdf