Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Dịch vụ du lịch được xác định là ngành tế

mũi nhọn tại thành phố Đà Nẵng. Theo báo cáo

tình hình kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2019

của Cục thống kê Đà Nẵng thì cơ cấu giá trị

tăng thêm (VA) năm 2019 khu vực dịch vụ

chiếm 64,35% trong GRDP. Xét theo ngành

kinh tế, năm 2019 dịch vụ lưu trú và ăn uống

chiếm 9,02% (tăng 0,31 điểm phần trăm so với

năm 2018). Tuy vậy, du lịch cũng được xem là

một trong những ngành kinh tế nhạy cảm nhất

với dịch bệnh (Chen& cộng sự, 2007).

Dịch Covid-19 trở thành đại dịch trên toàn

thế giới từ năm 2020. Dịch tác động rất lớn đến

ngành du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam nói

chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trong

năm 2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu đón 9,8 triệu

lượt khách đến tham quan, du lịch. Tuy nhiên,

trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức

tạp, từ tháng 3/2020, Sở Du lịch thành phố đã

phải gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp lữ

hành tạm dừng khai thác khách đi và đến từ các

quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch, tạm dừng các

hoạt động lữ hành nội địa, dừng dịch vụ booking

du lịch trực tuyến; các điểm du lịch cũng ngừng

phục vụ khách. Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ

2, cả ngành du lịch Đà Nẵng gần như suy thoái.

Khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Số lượt

khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 ước đạt

hơn 2,7 triệu lượt, đạt 34,3% kế hoạch, giảm

62,6% so với năm 2019, trong đó, khách quốc tế

giảm 69,2%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống

và lữ hành ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, giảm

40,7% (Hội thảo khoa học tại Đà Nẵng

17/12/2020). Ảnh hưởng tiêu cực của dịch

Covid-19 đã tác động đến tâm lý người tiêu

dùng, làm hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du

lịch và ăn uống ngoài gia đình do lo ngại dịch

lây lan. Những ngành chịu tác động nặng nề của

dịch bệnh có mức giảm khá sâu như: Dịch vụ

lưu trú và ăn uống giảm 37,33%. (Về tình hình

kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2020,

Cục thống kê Đà Nẵng).

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 16 
 Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn 
uống sau dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 
Solution to recover food and beverage business post COVID-19 pandemic 
in Danang city 
Phạm Thị Thu Thủy*, Trần Hoàng Anh, Ngô Thị Thanh Nga 
Pham Thi Thu Thuy, Tran Hoang Anh, Ngo Thi Thanh Nga 
aKhoa Khách sạn - Nhà hàng Quốc tế, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam 
aFaculty of International Hotel & Restaurant Management, Danang, 550000, Vietnam 
bViện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam 
bHospitality and Tourism Institute, Duy Tan University, Danang, 550000, Vietnam 
 (Ngày nhận bài: 20/4/2021, ngày phản biện xong: 25/4/2021, ngày chấp nhận đăng: 11/5/2021) 
Tóm tắt 
Bài báo này đề xuất những giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch 
covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu tổng quan về tác động của dịch covid-19 đến ngành du lịch và 
phân tích kết quả khảo sát của 130 doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trên địa bàn phố Đà Nẵng với các nội dung:hệ 
thống hóa những cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống, du lịch, tác động của dịch covid-19; hệ thống các kết quả nghiên 
cứu; đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đợn vị kinh doanh ăn uống sau dịch Covid-19 trên địa 
bàn thành phố Đà Nẵng. 
Từ khóa: Kinh doanh ăn uống; nhà hàng; du lịch; Covid-19. 
Abstract 
This study proposes solution to business recovery for catering business units post covid-19 pandemic in Da Nang city, 
based on a research overview of the impact of covid-19 pandemic on the tourism industry and analysis of survey results 
of 130 catering businesses in Da Nang city with the following contents: systematize theoretical basis of catering 
business, tourism, impacts of covid-19 pandemic; system of research results; proposing solution to business recovery 
for Catering business units after Covid-19 pandemic in Da Nang city. 
Keywords: Catering business; restaurant; tourism; Covid-19. 
1. Giới thiệu 
 Dịch vụ du lịch được xác định là ngành tế 
mũi nhọn tại thành phố Đà Nẵng. Theo báo cáo 
tình hình kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2019 
của Cục thống kê Đà Nẵng thì cơ cấu giá trị 
tăng thêm (VA) năm 2019 khu vực dịch vụ 
chiếm 64,35% trong GRDP. Xét theo ngành 
kinh tế, năm 2019 dịch vụ lưu trú và ăn uống 
chiếm 9,02% (tăng 0,31 điểm phần trăm so với 
năm 2018). Tuy vậy, du lịch cũng được xem là 
3(46) (2021) 16-23
*Corresponding Author: Pham Thi Thu Thuy; Faculty of International Hotel & Restaurant Management, Danang, 
550000, Vietnam; Hospitality and Tourism Institute, Duy Tan University, Danang, 550000, Vietnam. 
Email: phamtthuthuy2@dtu-hti.edu.vn 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 17 
một trong những ngành kinh tế nhạy cảm nhất 
với dịch bệnh (Chen& cộng sự, 2007). 
 Dịch Covid-19 trở thành đại dịch trên toàn 
thế giới từ năm 2020. Dịch tác động rất lớn đến 
ngành du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam nói 
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trong 
năm 2020, Đà Nẵng đặt mục tiêu đón 9,8 triệu 
lượt khách đến tham quan, du lịch. Tuy nhiên, 
trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức 
tạp, từ tháng 3/2020, Sở Du lịch thành phố đã 
phải gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp lữ 
hành tạm dừng khai thác khách đi và đến từ các 
quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch, tạm dừng các 
hoạt động lữ hành nội địa, dừng dịch vụ booking 
du lịch trực tuyến; các điểm du lịch cũng ngừng 
phục vụ khách. Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 
2, cả ngành du lịch Đà Nẵng gần như suy thoái. 
Khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Số lượt 
khách cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 ước đạt 
hơn 2,7 triệu lượt, đạt 34,3% kế hoạch, giảm 
62,6% so với năm 2019, trong đó, khách quốc tế 
giảm 69,2%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 
và lữ hành ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, giảm 
40,7% (Hội thảo khoa học tại Đà Nẵng 
17/12/2020). Ảnh hưởng tiêu cực của dịch 
Covid-19 đã tác động đến tâm lý người tiêu 
dùng, làm hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du 
lịch và ăn uống ngoài gia đình do lo ngại dịch 
lây lan. Những ngành chịu tác động nặng nề của 
dịch bệnh có mức giảm khá sâu như: Dịch vụ 
lưu trú và ăn uống giảm 37,33%. (Về tình hình 
kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2020, 
Cục thống kê Đà Nẵng). 
Nhận thấy những ảnh hưởng bất lợi của dịch 
Covid 19 đã, đang và sẽ đem đến cho ngành du 
lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh ăn uống 
nói riêng nên nhóm tác giả đã thực hiện bài báo 
“Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với 
các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch 
covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để 
đề xuất các giải pháp hữu hiệu giúp các đơn vị 
kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng có thể khôi 
phục kinh doanh. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Kinh doanh ăn uống 
Theo Quản trị kinh doanh khách sạn của 
Trường Đ ... iới (WHO) nhưng đã làm doanh thu 
ngành du lịch của Hồng Kông giảm 41%, 
Trung Quốc giảm 25%, Singapore giảm 43%, 
Việt Nam giảm 15% trong năm 2003. Số việc 
làm trong ngành du lịch của các nước trên giảm 
theo thứ tự là 27.000, 2,8 triệu, 17.500 và 
62.000 việc làm (WTTC, 2003). Tác động của 
SARS năm 2003 còn kéo dài từ 1-2 năm tại các 
nước chịu tác động trực tiếp (Global Rescue & 
WTTC, 2019). 
Tác động đối với cầu du lịch xảy ra gần như 
ngay lập tức khi dịch bệnh xảy ra, tăng theo 
mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và kéo dài 
sau dịch bệnh. Ảnh hưởng của dịch bệnh từ cả 
góc độ tâm lý khách du lịch lo ngại về an toàn 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 19 
cho mình cũng như chính sách hạn chế đi lại 
của các quốc gia gửi khách và nhận khách 
(Cooper, 2005). Bệnh dịch cũng ảnh hưởng tiêu 
cực tới phát triển kinh tế nói chung, làm giảm 
thu nhập của người dân, dẫn tới giảm khả năng 
chi tiêu cho du lịch. Tác động của dịch bệnh 
khác nhau với các thị trường, phụ thuộc các đặc 
điểm tâm lý, hành vi,... Tâm lý ứng phó của con 
người đối với các bệnh dịch cũng có xu hướng 
thay đổi theo hướng thích nghi hơn với điều 
kiện thực tế. Điều này gợi ý cho các điểm đến 
du lịch cần có định hướng rõ ràng và hiệu quả 
hơn đối với từng đoạn thị trường phù hợp với 
mình trong các thời điểm khác nhau của dịch 
bệnh (Au & cộng sự, 2004; Global Rescue & 
WTTC, 2019). Cung du lịch cũng có thể bị tác 
động ngay lập thức khi các nước áp dụng chính 
sách hạn chế thậm chí là tạm dừng kinh doanh 
dịch vụ du lịch để đối phó với dịch bệnh. 
Không có doanh thu, các doanh nghiệp du lịch 
phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp như 
cắt giảm lao động, kinh phí marketing (Pine 
& McKercher, 2004; Global Rescue & WTTC, 
2019). Điều này dẫn tới những tác động lâu dài 
đối với các doanh nghiệp và ngành du lịch sau 
dịch bệnh do thiếu lao động, đứt gẫy hệ thống 
cung cấp, gián đoạn hệ thống phân phối Đầu 
tư trong lĩnh vực du lịch cũng có nguy cơ sụt 
giảm mạnh (Chen & cộng sự 2007) ảnh hưởng 
tới sự phát triển dài hạn trong du lịch. 
Covid-19 đã lan ra toàn cầu với một loại 
virus hoàn toàn mới, chưa có vắc-xin phòng 
bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh 
Mỹ, phải đến đầu năm 2021 mới có khả năng 
có vắc-xin phòng bệnh này (CDC, 2020). Virus 
Covid-19 còn được xem là nguy hiểm hơn các 
dịch bệnh khác vì có khả năng lây bệnh nhanh 
chóng. Những đặc tính của dịch bệnh Covid-19 
không những hạn chế nhu cầu của khách du 
lịch mà còn gây thái độ nghi ngại, thậm chí từ 
chối đón tiếp khách khách du lịch từ ngưởi dân 
địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế mang 
tính cộng đồng. Tác động của Covid-19 sẽ rất 
lớn tới cả cung và cầu du lịch, nhất là khi nó 
kéo dài (P.T.Hoàng, T.H.Đức, N.Đ.Anh, 2020). 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài, nhóm 
tác giả dựa trên phân tích kết quả điều tra khảo 
sát 130 doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trên 
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này 
nhằm xác định sơ bộ những khó khăn trong 
kinh doanh mà các đơn vị kinh doanh ăn uống 
tại Đà Nẵng gặp phải trong đại dịch Covid-19 
và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp họ 
phục hồi kinh doanh sau dịch Covid-19. 
Các khía cạnh điều tra khảo sát được phát 
triển từ nghiên cứu của Pine & McKercher 
(2004) và P.T.Hoàng, T.H.Đức, N.Đ.Anh 
(2020). Kết quả xử lý số liệu điều tra được thực 
hiện bằng phần mềm SPSS 20. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Để đánh giá nhanh tác động của dịch bệnh 
Covid-19 tới các đơn vị kinh doanh ăn uống 
trên địa bàn Đà Nẵng, một cuộc khảo sát tới các 
nhà hàng, đơn vị kinh doanh ăn uống khác đã 
được tiến hành thông qua công cụ trực tuyến 
trong tháng 1/2021. 
Khảo sát xác định mức độ ảnh hưởng của 
dịch bệnh Covid-19 đối với các đơn vị kinh 
doanh ăn uống về lượng khách, chi phí thuê 
mặt bằng, giá nguyên vật liệu, chi phí duy trì 
lương nhân viên, lãi suất ngân hàng 
Khảo sát cũng làm rõ những yêu cầu, kỳ 
vọng của doanh nghiệp về hỗ trợ của chính 
quyền địa phương và các tổ chức liên quan về 
vấn đề thuế, lãi suất, chính sách hỗ trợ phòng 
chống dịch, chính sách thu hút khách du lịch, 
chính sách bình ổn giá... 
Bên cạnh đó khảo sát cũng đưa ra các giải 
pháp cấp thiết để khôi phục hoạt động kinh 
doanh sau dịch Covid-19 mà các đơn vị kinh 
doanh ăn uống quan tâm. 
Sau khi sàng lọc dữ liệu, có 98 phiếu trả lời 
được thu về từ các đơn vị kinh doanh ăn uống 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 20 
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hầu hết các 
câu hỏi của bảng hỏi được đưa vào phân tích. 
Cơ cấu các doanh nghiệp trả lời bảng hỏi được 
thể hiện tại Bảng 1. 
Bảng 1: Thống kê mô tả các doanh nghiệp (DN) khảo sát 
Số DN Tỉ lệ (%) 
Loại hình hoạt động kinh doanh 
Nhà hàng trong khách sạn 14 10.77% 
Nhà hàng độc lập 51 39.23% 
Loại hình kinh doanh ăn uống khác 33 25.38% 
Không có thông tin 32 24.62% 
Số năm hoạt động 
Dưới 3 năm 51 39.23% 
Từ 3-5 năm 29 22.31% 
Trên 5 năm 18 13.85% 
Không có thông tin 32 24.62% 
Thị trường 
Chỉ phục vụ khách quốc tế 2 1.54% 
Chỉ phục vụ khách nội địa 27 20.77% 
Phục vụ cả khách quốc tế và nội địa 69 53.08% 
Không có thông tin 32 24.62% 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát và tổng hợp) 
4.1. Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 
đến các đơn vị kinh doanh ăn uống trên địa 
bàn thành phố Đà Nẵng 
Các thách thức mà doanh nghiệp phải đối 
mặt khi dịch Covid-19 diễn ra bao gồm: 
- Lượng khách giảm rõ rệt 
- Giá nguyên liệu tăng 
- Chi phí thuê mặt bằng 
- Chi phí duy trì lương nhân viên 
- Lãi suất ngân hàng 
- Giải pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho 
khách hàng và nhân viên 
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các thách 
thức mà doanh nghiệp đối mặt đều là những 
thách thức có mức độ từ “vừa phải” cho đến 
“rất lớn”, đặc biệt là các thách thức về lượng 
khách giảm, chi phí thuê mặt bằng (Bảng 2). 
Cụ thể: 46,9% doanh nghiệp cho rằng lượng 
khách giảm chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối 
vợi họ, chỉ có 3,1% là không ảnh hưởng. Tiếp 
theo là chi phí thuê mặt bằng cũng là thách thức 
với 38,8% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn. 
Ngoài 2 yếu tố đó thì hầu hết các đơn vị kinh 
doanh ăn uống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 
còn chịu áp lực về chi phí duy trì lương nhân 
viên, giá nguyên vật liệu và lãi suất ngân hàng. 
Bảng 2: Những thách thức mà các đơn vị kinh doanh ăn uống phải đối mặt khi dịch covid-19 diễn 
ra 
 Mức độ ảnh hưởng 
Yếu tố 
Không 
ảnh hưởng 
Bình 
thường 
Ảnh 
hưởng 
Rất ảnh 
hưởng 
1. Lượng khách giảm 3.1% 11.2% 38.8% 46.9% 
2. Giá nguyên vật liệu 5.1% 16.3% 61.2% 17.3% 
3. Chi phí thuê mặt bẳng 11.2% 27.6% 22.4% 38.8% 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 21 
4. Chi phí duy trì lương nhân viên 4.0% 21.4% 36.7% 37.8% 
5. Lãi suất ngân hàng 10.2% 25.5% 33.7% 30.6% 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát và tổng hợp) 
4.2. Những yêu cầu, kỳ vọng của doanh 
nghiệp về hỗ trợ của chính quyền địa phương 
và các tổ chức liên quan 
Từ những tác động và ảnh hưởng rất lớn từ 
dịch Covid-19 đã gây ra, hầu hết các đơn vị 
kinh doanh ăn uống tại thành phố Đà Nẵng rất 
mong muốn có sự hỗ trợ từ chính quyền và các 
đơn vị khác để họ có thể tiếp tục kinh doanh 
(Bảng 3). 
Đến 43.9% doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ 
ngay lập tức chính sách phòng chống dịch và 
34.7% hỗ trợ chính sách thu hút khách, tiếp đến 
là chính sách bình ổn giá, giảm thuế, giảm lãi 
suất ngân hàng. 
Bảng 3: Những hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức liên quan mà đơn vị kinh doanh ăn uống 
cần sau đại dịch COVID-19 để khôi phục kinh doanh 
 Mức độ cần thiết 
Yếu tố 
Không 
cần 
thiết 
Ngay 
lập tức 
Sau 3 
tháng 
Sau 6 
tháng 
Sau 12 
tháng 
1. Chính sách hỗ trợ giảm thuế 3.1% 30.6% 35.7% 18.4% 12.2% 
2. Chính sách giảm lãi suất ngân hàng 3.1% 29.6% 34.7% 18.4% 14.3% 
3. Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch 1.0% 43.9% 23.5% 17.3% 14.3% 
4. Hỗ trợ chính sách thu hút khách nội địa, quốc tế 4.1% 34.7% 23.5% 20.4% 17.3% 
5.Chính sách bình ổn giá 4.1% 32.7% 24.5% 23.5% 15.3% 
 (Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát và tổng hợp) 
4.3. Giải pháp để khôi phục hoạt động kinh 
doanh sau dịch Covid-19 mà các đơn vị kinh 
doanh ăn uống quan tâm 
Qua khảo sát, nhóm tác giả thấy rằng, các 
đơn vị kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng rất 
quan tâm đến các giải pháp phục hồi kinh 
doanh sau dịch Covid-19. Cụ thể: 82.7% đơn vị 
quan tâm đến giải pháp phòng chống dịch 
Covid-19; 69.4% giải pháp về giá; 61.2 % giải 
pháp về sản phẩm,... (Hình 1). 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 22 
Hình 1: Những giải pháp để khôi phục hoạt động kinh doanh sau dịch COVID-19 
mà các đơn vị kinh doanh ăn uống quan tâm 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát và tổng hợp)
5. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng 
giải pháp để phục hồi kinh doanh đối với các 
đơn vị kinh doanh ăn uống sẽ có các nhóm sau: 
Nhóm 1: Giải pháp về ngăn ngừa, phòng dịch 
 Ngăn ngừa dịch 
 Nhà hàng bố trí không gian giãn cách phù 
hợp, nhân viên phục vụ và chế biến tuân thủ 
các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và 
khách hàng như: đeo khẩu trang, mang bao tay, 
khử trùng tay. Nhà hàng bố trí các biển báo 
hướng dẫn thực khách thực hiện phòng ngừa 
dịch Covid-19. 
 Sử dụng công nghệ giảm thiểu tương tác 
giữa khách hàng và nhân viên phục vụ 
Giảm sự tương tác trực tiếp giữa nhân viên 
nhà hàng và khách hàng sẽ giúp khả năng 
phòng ngừa dịch Covid-19. Điều này có thể 
được thực hiện hiệu quả nhất bằng cách sử 
dụng công nghệ tiên tiến. Một trong những 
công nghệ dễ thực hiện nhất là thanh toán 
không tiếp xúc được thực hiện trực tuyến qua 
internet banking của các ngân hàng. 
Tiếp theo, các menu cũng nên được số hóa, 
có thể quét mã QR tại bàn để truy cập thực đơn. 
Đây là một cách an toàn và hiệu quả để quyết 
định món bạn muốn gọi mà không cần tương 
tác với người phục vụ. 
Nhóm 2: Giải pháp bảo hiểm sức khỏe 
Kết hợp với các công ty bảo hiểm, mua bảo 
hiểm “an toàn bữa ăn” cho thực khách. Đây là 
giải pháp đột phá cho ngành kinh doanh ăn 
uống. Vừa là hình thức cam kết chất lượng dịch 
vụ tại nhà hàng vừa thể hiện rõ sự quan tâm đến 
lợi ích của khách hàng. 
Mỗi nhà hàng nên ký kết hợp đồng hợp tác 
với các công ty bảo hiểm để mở gói bảo hiểm 
“an toàn bữa ăn” cho thực khách. Khi khách 
hàng đến nhà hàng sẽ được cấp 1 bảo hiểm theo 
đúng thông tin cá nhân của khách (chứng minh 
nhân dân/ passport) 
Chi phí mua bảo hiểm sẽ tính trong hóa đơn 
thanh toán của khách hàng. Quy định về mức 
đền bù bảo hiểm sẽ do công ty bảo hiểm và nhà 
hàng dự toán và công khai trước khi triển khai. 
Nhóm 3: Giải pháp về giá 
Các đơn vị kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng 
nên sử dụng các chiến lược về giá như: giá 
chiết khấu theo khối lượng mua, giá tâm lý, giá 
xúc tiến để khách hàng chú ý. Bởi vì, giá chính 
là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn 
tiêu dùng hay không tiêu dùng 
P.T.T.Thủy, T.H.Anh, N.T.T.Nga / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 16-23 23 
Nhóm 4: Giải pháp về truyền thông cổ động 
+ Đưa ra các chương trình tri ân đối với các 
khách hàng thân thiết và các chương trình 
khuyến mãi cho các khách hàng mới 
Một trong các cách thức gây sự chú ý, quan 
tâm mạnh nhất đối với khách hàng chính là đưa 
ra chương trình ưu đãi, khuyến mãi. Vì đây là 
điều làm cho khách hàng thấy lợi ích tức thời 
mà họ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm 
tại nhà hàng. 
Đối với khách hàng thân thiết (khách hàng 
đã từng sử dụng dịch vụ): tặng voucher, hoặc 
giảm giá từ 20-30% khi họ đến sử dụng dịch vụ 
tại nhà hàng. 
Đối với khách hàng mới: giảm giá 5-10% 
hoặc tặng quà tùy theo hóa đơn sử dụng dịch vụ. 
+ Chạy quảng cáo trên các phương tiện phù 
hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, để 
nhắc khách hàng nhớ là nhà hàng đã bắt đầu 
hoạt động trở lại 
 Quảng cáo chính là công cụ giúp nhà 
hàng giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình 
đến với khách hàng. Tùy vào thị trường mục 
tiêu mà nhà hàng sử dụng phương tiện quảng 
cáo phù hợp. 
Nếu thị trường mục tiêu là học sinh sinh 
viên thì có thể sử dụng mạng xã hội, hệ thống 
giao thông công cộng,... 
 Nếu thị trường mục tiêu là khách làm việc 
văn phòng thì có thể quảng cáo trên các phương 
tiện mạng xã hội, báo, tạp chí,... 
 Nếu thị trường mục tiêu là khách người cao 
tuổi thì có thể sử dụng báo giấy, truyền hình, 
truyền thanh,... 
+ Kết nối thường xuyên với khách hàng cũ 
và chào hàng đối với khách hàng mới 
Nhà hàng cứ mỗi tháng, mỗi quý nên gửi 
thư, email, fax, tin nhắn đến khách hàng để giới 
thiệu các sản phẩm hiện có, các sản phẩm mới 
hoặc các chương trình khuyến mãi mới. Đây là 
cách giúp giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà 
hàng và khách hàng, giúp nhà hàng giữ được 
khách hàng trung thành. 
Nhóm 5: Giải pháp về sản phẩm 
Mở rộng hệ thống sản phẩm, thay đổi thực 
đơn theo mùa có tăng sức đề kháng, hệ miễn 
dịch - thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ 
để thu hút khách hàng. 
Khách hàng có xu hướng tìm kiếm và sử 
dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe vì vậy 
việc nhà hàng mở rộng hệ thống sản phẩm và 
thay đổi thực đơn theo mùa sẽ đáp ứng nhu cầu 
ngày càng đa dạng của khách. Bên cạnh đó có 
thể thu hút nhiều đối tượng khách khác nhau. 
Nhóm 6: Giải pháp phân phối 
Đẩy mạnh phương thức giao hàng tận nơi, 
phục vụ tại nhà. Đây là giải pháp đem lại sự 
tiện lợi cho khách hàng và giảm thiểu tối đa sự 
quá tải tại nhà hàng. Việc giao hàng tận nơi và 
phục vụ tại nhà giúp nhà hàng tăng khả năng 
cạnh tranh vì xu hướng ngày nay là khách hàng 
sử dụng các trang OTA để đặt dịch vụ và muốn 
tận hưởng dịch vụ tốt tại nhà. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chen, M.-H., Jang, S. & Kim, W. (2007), ‘The 
impact of the SARS outbreak on Taiwanese hotel 
stock performance: An event-study approach’, 
Hospitality Management, 26, 200–212. 
[2] Cooper, M. (2005), ‘Japanese Tourism and the SARS 
Epidemic of 2003’, Journal of Travel & Tourism 
Marketing, 19(2-3), 117-131. 
[3] Cục thống kê (2020), Báo cáo Về tình hình kinh tế -
xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2020 
[4] Global Rescue & WTTC (The World Travel & 
Tourism Council) (2019). Crisis Readiness. 
[5] Gu, H. & Wall, G. (2006), ‘SARS in China: Tourism 
Impact and Market Rejuvenation’, Tourism 
Analysis, 11, 367–379. 
[6] Hội thảo khoa học tại Đà Nẵng 17/12/2020 
[7] Pine, R. & McKercher, B. (2004), ‘The Impact of 
SARS on Hong Kong’s Tourism Industry’, 
International Journal of Contemporary Hospitality 
Management, 16(2), 139-146. 
[8] P.T.Hoàng, T.H.Đức, N.Đ.Anh. (2020), Tác động của 
đại dịch covid-19 đến ngành du lịch việt nam và 
những giải pháp ứng phó. 
[9] N.V. Mạnh, H.T. L. Hương. (2012), Quản trị kinh 
doanh khách sạn, Nxb ĐHKTQD, 
[10] WTTC [The World Travel & Tourism Council] 
(2003), Viewpoint, 4th Quarter, WTTC. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nham_phuc_hoi_kinh_doanh_doi_voi_cac_don_vi_kinh_d.pdf