Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội. Cải cách thể chế hành chính, đặc biệt là cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam nói chung và Chi nhánh Văn phòng (CNVP) đăng lý đất đất đai thị xã Từ Sơn nói riêng, là vấn đề không riêng của cơ quan Nhà nước, mà còn liên quan đến đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với 354 mẫu điều tra thuộc 38 biến quan sát và 6 nhóm nhân tố tác động. Kết quả phân tích EFA cho thấy quy trình thủ tục hành chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất (67,95%) và đội ngũ cán bộ công chức, lao động là nhân tố có ảnh hưởng nhỏ nhất 32,05%) đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ đăng ký đất đai tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Kinh tế & Chính sách 146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TẠI CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH Đặng Thị Hoa1 1Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội. Cải cách thể chế hành chính, đặc biệt là cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam nói chung và Chi nhánh Văn phòng (CNVP) đăng lý đất đất đai thị xã Từ Sơn nói riêng, là vấn đề không riêng của cơ quan Nhà nước, mà còn liên quan đến đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với 354 mẫu điều tra thuộc 38 biến quan sát và 6 nhóm nhân tố tác động. Kết quả phân tích EFA cho thấy quy trình thủ tục hành chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất (67,95%) và đội ngũ cán bộ công chức, lao động là nhân tố có ảnh hưởng nhỏ nhất (32,05%) đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ đăng ký đất đai tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ khóa: Dịch vụ đăng ký đất đai, phân tích nhân tố khám phá, sự hài lòng của người dân, thị xã Từ Sơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang chuyển từ nền hành chính quân chủ sang nền hành chính dân chủ, phục vụ để đáp ứng nhu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế. Trong nền hành chính phục vụ, sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ là cái đích cần hướng đến đồng thời cũng là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Có thể nói, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ hành chính công đã trở thành sứ mệnh phát triển chung của mọi cơ quan hành chính nhà nước. Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 12 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 15 km về phía Bắc. Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Thị xã Từ Sơn có cơ cấu ngành nghề đa dạng, mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, do có vị trí địa lý thuận lợi (UBND thị xã Từ Sơn, 2016). Nhờ vậy, thị xã có khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá và nhiều tiềm năng kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ đã làm cho quan hệ đất đai ngày càng trở lên phức tạp, đòi hỏi công tác hành chính trong lĩnh vực đất đai cần được chú trọng đáp ứng các yêu cầu dịch vụ, công tác đăng ký biến động đất đai của người dân. Vì vậy, việc đánh giá một cách chi tiết về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai trên địa bàn thị xã nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân là cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được xây dựng dựa trên bộ thang đo SERVPERF. Mô hình hồi quy được viết dưới dạng như sau: f(HL) = f(TC, CB, TG, CP, GS, QT). Trong đó: f(HL): Sự hài lòng chung; TC: Khả năng tiếp cận dịch vụ; CB: Đội ngũ cán bộ, công chức lao động; TG: Thời gian giải quyết; CP: Chi phí sử dụng dịch vụ; GS: Cơ chế giám sát, khiếu nại, tố cáo; QT: Quy trình thủ tục hành chính. Mô hình có 6 biến lớn với 38 biến quan sát (Bảng 1). Tất cả các biến quan sát đều được sử dụng câu hỏi đóng với thang đo Likert 5 mức độ và sắp xếp theo mức độ đồng ý tăng dần (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập/không ý kiến, 4: Tương đối đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý). Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 147 Bảng 1. Mã hóa và diễn giải các biến quan sát TT Biến quan sát Nội dung TC Khả năng tiếp cận dịch vụ 1 TC1 Bảng hướng dẫn địa điểm làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 2 TC2 Nơi tiếp nhận và trả kết quả hiện đại (có máy vi tính, máy tra hồ sơ) 3 TC3 Có trang Web, email trong thực hiện dịch vụ đất đai 4 TC4 Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ được trang bị đầy đủ 5 TC5 Cách bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả hợp lý 6 TC6 Trang phục của cán bộ nhân viên lịch sự, trang nhã 7 TC7 Có bãi đỗ xe miễn phí tiện lợi, an toàn CB Đội ngũ cán bộ công chức, lao động 8 CB1 Giải thích, hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu liên quan trong giải quyết hồ sơ rõ ràng 9 CB2 Cán bộ công chức có thái độ giao tiếp tốt. Cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ phục vụ công bằng với tất cả người dân 10 CB3 Cán bộ công chức, lao động thành thạo chuyên môn nghiệp vụ 11 CB4 Khi có yêu cầu bổ ... quy 77,905 6 12,984 136,901 0,000b Còn lại 28,738 303 0,095 Tổng 106,643 309 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 So sánh hai giá trị R2 và R2 hiệu chỉnh (Bảng 11) có thể thấy R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R2, điều này đánh giá mức độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình đánh giá, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu (Bảng 12). Kinh tế & Chính sách 154 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai (Bảng 13) vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, ta thấy kiểm định F có giá trị là 136,901 với mức ý nghĩa (Sig = 0,000b) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có thể sử dụng được. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy 95%. Bảng 13. Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi F F1 F2 F3 F4 F5 F6 F Pearson Correlation 1 0,213** 0,480** 0,174** 0,305** 0,411** 0,765** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,002 0,000 0,000 0,000 N 310 310 310 310 310 310 310 F1 Pearson Correlation 0,213** 1 0,294** 0,098 0,230** 0,197** 0,096 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,086 0,000 0,000 0,092 N 310 310 310 310 310 310 310 F2 Pearson Correlation 0,480** 0,294** 1 0,189** 0,404** 0,540** 0,146** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,010 N 310 310 310 310 310 310 310 F3 Pearson Correlation 0,174** 0,098 0,189** 1 0,020 0,184** 0,206** Sig. (2-tailed) 0,002 0,086 0,001 0,719 0,001 0,000 N 310 310 310 310 310 310 310 F4 Pearson Correlation 0,305** 0,230** 0,404** 0,020 1 0,311** 0,161** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,719 0,000 0,004 N 310 310 310 310 310 310 310 F5 Pearson Correlation 0,411** 0,197** 0,540** 0,184** 0,311** 1 0,235** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 N 310 310 310 310 310 310 310 F6 Pearson Correlation 0,765** 0,096 0,146** 0,206** 0,161** 0,235** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,092 0,010 0,000 0,004 0,000 N 310 310 310 310 310 310 310 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Như vậy phân tích tương quan hồi quy đã cho chúng ta biết được kết quả là: Không có hiện tượng đa cộng tuyến; Các phần dư có phân phối chuẩn; Phương sai của phần dư không thay đổi; Không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Do đó, ta có thể viết được mô hình hồi quy: F = 0,283*F2 + 0,651* F6 Bảng 14. Vị trí quan trọng của các yếu tố Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ % Quy trình thủ tục hành chính (F6) 0,704 67,95 Đội ngũ cán bộ công chức, lao động (F2) 0,332 32,05 Tổng số 1,036 100 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Biến F6 đóng góp 67,95%, F2 đóng góp 32,05%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với dịch vụ của người dân là quy trình thủ tục hành chính, đội ngũ cán bộ công chức (Bảng 14). Như vậy, quy trình thủ tục hành chính càng đơn giản và thuận tiện thì người dân càng cảm thấy hài lòng và tiếp đến là các yếu tố về đội ngũ cán bộ công chức. Các yếu tố như chi phí sử dụng dịch vụ (CP); khả năng tiếp cận dịch vụ (TC); giám sát, khiếu nại, tố cáo (GS); thời gian giải quyết hồ sơ (TG) thường được thực hiện theo quy định của nhà nước nên ảnh hưởng không đáng kể đến sự hài lòng của người dân. 3.2.5. Kiểm định về mức hài lòng theo đặc điểm cá nhân Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 155 3.2.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính Bảng 15. Thống kê mức độ thỏa mãn trung bình theo giới tính Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình lệch chuẩn HL Nam 134 3,3078 0,57101 0,04933 Nữ 176 3,2955 0,59106 0,04455 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Giới tính trong nghiên cứu gồm hai biến nam và nữ nên kiểm định Independent Simple t- Test được sử dụng. Bảng 16. Kết quả Independent Simple t- Test so sánh mức độ hài lòng Kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai Kiểm định sự bằng nhau của trung bình F Sig. t df Mức ý nghĩa Sự khác biệt TB Sự khác biệt ĐLC Độ tin cậy 95% Thấp hơn Cao hơn HL Giả định PS bằng nhau 0,123 0,726 0,185 308 0,853 0,01238 0,06678 -0,11902 0,14379 Giả định PS không bằng nhau 0,186 291,217 0,852 0,01238 0,06647 -0,11844 0,14320 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Với phương pháp Independent Simple t- Test, kiểm định Levene test đã được tiến hành với kết quả Sig. bằng 0,726 > 0,05 và phương sai trung bình sự hài lòng dịch vụ có phân phối chuẩn Sig. của t- Test được tính là 0,852 > 0,05 cho thấy với độ tin cậy 95% ta kết luận là không có sự khác biệt về sự hài lòng với dịch vụ giữa nam và nữ (Bảng 15 và 16). Như vậy giới tính không có ảnh hưởng đến sự hài lòng với dịch vụ của người dân. 3.2.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi Sử dụng kiểm định One- way ANOVA thực hiện. Bảng 17. Kiểm định phương sai theo độ tuổi Kết quả kiểm định Leneve’s test Sự hài lòng Thống kê Levene df1 df2 Sig. 1,043 3 306 0,374 Kết quả kiểm định ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 0,461 3 0,154 0,452 0,716 Trong nhóm 104,051 306 0,340 Tổng 104,512 309 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Kinh tế & Chính sách 156 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 Kết quả bảng 17 cho biết phương sai của sự hài lòng có bằng nhau hay khác nhau giữa độ tuổi. Sig của thống kê Levene = 0,374 (> 0,05) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể được sử dụng. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0,716 > 0,05 như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”. Như vậy có thể kết luận rằng yếu tố độ tuổi không ảnh hưởng đến sự hài lòng chung của người dân. Và như vậy kết quả sẽ là cơ sở cho gợi ý chính sách vì không có sự thiên lệch thông tin sự hài lòng theo độ tuổi. 3.2.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn Sử dụng kiểm định One- way ANOVA thực hiện (Bảng 18). Bảng 18. Kiểm định phương sai theo trình độ học vấn Kết quả kiểm định Leneve’s test Sự hài lòng Thống kê Levene df1 df2 Sig. 0,307 3 306 0,820 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Kết quả kiểm định ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1,818 3 0,606 1,806 0,146 Trong nhóm 102,694 306 0,336 Tổng 104,512 309 Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, 2019 Kết quả bảng 18 cho biết phương sai của sự hài lòng có bằng nhau hay khác nhau giữa trình độ học vấn. Sig của thống kê Levene = 0,307 (> 0,05) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể được sử dụng. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0,146 > 0,05 như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: “Trung bình bằng nhau”. Như vậy có thể kết luận rằng yếu tố trình độ học vấn không ảnh hưởng đến sự hài lòng chung của người dân. 3.3. Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 3.3.1. Đội ngũ cán bộ công chức, lao động - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, phục vụ nhân dân của cán bộ công chức thực hiện dịch vụ đăng ký đất đai cấp xã, phường đặc biệt là đội ngũ công tác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất. Từ đó, phát hiện, kiểm điểm hoặc xử phạt những hành vi thiếu trách nhiệm hoặc có thái độ không đúng của cán bộ công chức cấp xã đối với người dân sử dụng dịch vụ. - Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, điều này góp phần làm cho việc giải thích, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ rõ ràng, đầy đủ cho người sử dụng thấy hài lòng hơn (9% người dân chưa đồng ý về chuyên môn của CBCC). - Cần bố trí thêm công chức, viên chức tiếp nhận và trả hồ sơ ở những lĩnh vực có nhiều công dân đến giao dịch thường xuyên (có thể chỉ cần điều động bổ sung vào những lúc cao điểm) để tiết kiệm thời gian chờ đợi của công dân. - Có thể tổ chức những cuộc trao đổi hoặc tập huấn định kỳ cho các công chức, viên chức làm công tác tiếp nhận và trả hồ sơ về kỹ năng giao tiếp, cập nhật thường xuyên các quy định Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 157 mới, phân tích những trường hợp đặc biệt hoặc những trường hợp có thể phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai cho công dân. 3.3.2. Quy trình thủ tục hành chính - Những quy định về tách thửa hiện nay có nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế. Đây là khó khăn của người dân khi thực hiện tách thửa. Vì vậy, UBND thị xã Từ Sơn cùng các cấp, ban ngành liên quan cần nghiên cứu, xem xét và chỉnh lại sao cho hợp với địa phương. - Trong trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì công chức, viên chức tiếp nhận phải hướng dẫn bằng phiếu hướng dẫn để công dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn này phải đảm bảo nguyên tắc một lần, cụ thể, dễ hiểu, đầy đủ và theo đúng quy định đã được niêm yết công khai. - Trong trường hợp hồ sơ của công dân đã được tiếp nhận nhưng chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải thông báo ngay cho công dân biết để bổ sung, điều chỉnh; tránh trường hợp tới thời gian hẹn trả hồ sơ, công dân đến Bộ phận Một cửa mới được công chức, viên chức thông báo trực tiếp về việc hồ sơ chưa thể giải quyết. - Cần đảm bảo thực hiện quy trình đúng pháp luật. Thường xuyên thực hiện rà soát, tìm các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính cấp xã. Đảm bảo phải được kiểm soát chặt chẽ theo đúng qui định của pháp luật và phải được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch và chính xác. - Tiếp tục hoàn thiện quy định về cấp xã, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, bộ thủ tục theo cơ chế một cửa. 4. KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai ở thị xã Từ Sơn cho thấy người dân chưa thực sự hài lòng đối với tinh thần và thái độ làm việc của CBCC (thái độ phục vụ của CBCC vẫn còn thờ ơ, khó gần và không lịch sự (chiếm 40,32%); thái độ của CBCC khi tiếp nhận hồ sơ không đầy đủ thì họ hướng dẫn qua loa, khó hiểu và có vẻ khó chịu, không vừa ý (chiếm 9%)). Đa số người dân chưa biết cách sử dụng hoặc không quan tâm đến máy tra cứu thông tin (34,29% người dân chưa biết tiếp cận dịch vụ đăng ký đất đai). Trang thiết bị hiện đại, đầy đủ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công chức thực hiện dịch vụ đăng ký đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đặc biệt là đối với cán bộ thực hiện dịch vụ đăng ký đất đai cấp xã, phường. Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết là chưa hợp lý (chiếm 30,65%), thời gian tiếp nhận và trả kết quả còn chậm (chiếm 48,06%), thời gian xử lý các thủ tục nhà đất không chính xác và kịp thời (chiếm 35,8%). Kết quả phân tích EFA đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai: nhân tố quy trình thủ tục là quan trọng nhất (β = 0,704), tiếp đến là cán bộ công chức, lao động (β = 0,332). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy không có sự khác biệt về các đặc điểm cá nhân đối với sự hài lòng của người dân về dịch vụ đăng ký đất đai. Do vậy, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký đất đai cũng như sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký đất đai tại thị xã Từ Sơn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đối với Đội ngũ cán bộ công chức, lao động và Quy trình thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện dịch vụ đăng ký đất đai tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2012). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1&2. Nhà xuất bản Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh. 2. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. (2010). Multivariate data analysis. Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. 3. Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrika, 39, 31-36 (6043 citations as of 4/1/2016). 4. Maslow, A. (1954). Motivation and Persionality. Harper and Row, New York. 5. Malik, ME. & Najma, I. (2011). Level of Job satisfaction among University and college Men and Woman teachers. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 3(3), pp.750-758. 6. Nunnally, J. C. & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory (3rd ed.). New York: McGraw-Hill. Kinh tế & Chính sách 158 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2019 7. Pinder, C.C. (2008). Work motivation in organizational behaviour, 2nd ed. Psychology Press, New York. 8. Sharma, R.D, Jyoti, Jeevan (2010). Job satisfaction of university teachers: an empirical study. Journal of Services Research, 9(2), pp.51-80. 9. Stee, R.M and Porter, L.W (1983). Motivation: New directions for theory and research. Academy of Management Review, 17(1), pp.80-88. 10. UBND thị xã Từ Sơn (2016). “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thị xã Từ Sơn”. SOLUTIONS TO IMPROVE PEOPLE'S SATISFACTION FOR LAND REGISTERING SERVICES IN THE BRANCH OF THE LAND REGISTERED OFFICE TU SON COMMUNE, BAC NINH PROVINCE Dang Thi Hoa1 1Vietnam National University of Forestry SUMMARY Land is an extremely valuable natural resource and special production material. In addition, it is the most important component of the living area of residential areas and socio-economic activities. Administrative institutional reform, especially in land management sector in Vietnam in general and in Tu Son town in particular, is not only an issue of State agencies, but also related to the population in society. To propose solutions to improve people's satisfaction with land registration services in Tu Son town, Bac Ninh province, the study used the EFA discovery factor analysis method with 354 respondents, 38 observed variables and 6 groups of impact factors. Results of EFA analysis show that administrative procedures are the most influential factor (67.95%) and administrative officers is the least influential factor (32.05%) to people's satisfaction on land registration services in Tu Son town, Bac Ninh province. Keywords: Exploratory factor analysis (EFA), land registration services, people’s satisfaction, Tu Son town. Ngày nhận bài : 08/8/2019 Ngày phản biện : 06/10/2019 Ngày quyết định đăng : 17/10/2019
File đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_su_hai_long_cua_nguoi_dan_doi_voi_dich_vu.pdf