Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Đầu tư công là hoạt động đầu tư

của Nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội,

vì lợi ích chung của cộng đồng. Nghiên cứu đầu

tư công được triển khai dưới góc độ ngành kinh

tế mà nguồn vốn đầu tư công tác động. Bằng

phương pháp thống kê mô tả và sử dụng chỉ tiêu

Hlv(GO), nghiên cứu được dùng để đánh giá hiệu

quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư cho từng ngành

kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu cho

thấy đầu tư công ở huyện Vũng Liêm từ năm 2012

đến 2016 chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng

kết cấu hạ tầng, kế đến là ngành nông nghiệp

nhưng hiệu quả đầu tư chưa tương xứng, trái

lại công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương

mại – dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư đúng

mức nhưng hiệu quả đầu tư mang lại khá cao

và tương đối ổn định. Nguyên nhân là do thiếu

sự tập trung nguồn lực đầu tư, quá trình đầu

tư dàn trải, manh mún, chưa tìm được khâu đột

phá trong từng ngành, lĩnh vực. Qua đó, khẳng

định đầu tư công ở Vũng Liêm dù có hiệu quả

nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Kết quả

nghiên cứu là tham chiếu hữu ích cho việc xác

định khâu đột phá và đề ra giải pháp thiết thực

nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 6

Trang 6

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 7

Trang 7

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 8

Trang 8

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 7680
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018
20
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI
HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG
SOLUTIONS TO IMPROVE THE PUBLIC INVESTMENT EFFICIECY AT
VUNG LIEM DISTRICT, VINH LONG PROVINCE
Nguyễn Văn Nguyện1, Trần Vũ Phong2
Tóm tắt – Đầu tư công là hoạt động đầu tư
của Nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội,
vì lợi ích chung của cộng đồng. Nghiên cứu đầu
tư công được triển khai dưới góc độ ngành kinh
tế mà nguồn vốn đầu tư công tác động. Bằng
phương pháp thống kê mô tả và sử dụng chỉ tiêu
Hlv(GO), nghiên cứu được dùng để đánh giá hiệu
quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư cho từng ngành
kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu cho
thấy đầu tư công ở huyện Vũng Liêm từ năm 2012
đến 2016 chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng
kết cấu hạ tầng, kế đến là ngành nông nghiệp
nhưng hiệu quả đầu tư chưa tương xứng, trái
lại công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương
mại – dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức nhưng hiệu quả đầu tư mang lại khá cao
và tương đối ổn định. Nguyên nhân là do thiếu
sự tập trung nguồn lực đầu tư, quá trình đầu
tư dàn trải, manh mún, chưa tìm được khâu đột
phá trong từng ngành, lĩnh vực. Qua đó, khẳng
định đầu tư công ở Vũng Liêm dù có hiệu quả
nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Kết quả
nghiên cứu là tham chiếu hữu ích cho việc xác
định khâu đột phá và đề ra giải pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại huyện.
Từ khóa: Đầu tư công, hiệu quả đầu tư
công, huyện Vũng Liêm.
Abstract – Public investment is the State’s
investment activity to serve the society needs
and community benefits. The public investment
research has been carried out in terms of the
1Viện Phát triển Nguồn lực, Trường Đại học Trà Vinh
Email: nguyenvannguyenrdi@tvu.edu.vn
2Ban Tổ chức Huyện ủy huyện Vũng Liêm, tỉnh
Vĩnh Long
Ngày nhận bài: 28/12/2017; Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 02/3/2018; Ngày chấp nhận đăng: 11/4/2018
economic sectors, in which public investment
funds have effect. By using the statistical method
and Hlv(GO), this study evaluated the economic
efficiency of investment capital for each eco-
nomic sector and the economy as a whole. The
study found that public investment in Vung Liem
district from 2012 to 2016 mainly focused on
infrastructure construction, followed by agricul-
ture, but the investment efficiency was not inad-
equate. On the contrary, the industries - small
handicrafts, trades and services have not been
properly invested but the investment efficiency
was quite high and relatively stable. This is due
to the lack of focus on investment resources the,
investment process spreading and scattering, not
found breakthrough in each sector. This shows
that public investment in Vung Liem is effective,
but there are many limitations to overcome. Re-
search results are useful references for defining
breakthroughs and practical solutions to improve
the district’s public investment efficiency.
Keywords: Public investment, public invest-
ment efficiency, Vung Liem district.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đầu tư công là lĩnh vực nghiên cứu thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như
các nhà hoạch định chính sách. Có nhiều góc độ
nghiên cứu hoạt động đầu tư công như theo dòng
vốn, dòng dự án hay ngành kinh tế. Nghiên cứu
sẽ tiếp cận đầu tư công theo góc độ ngành kinh
tế mà nguồn vốn đầu tư công tác động, vì hai
lí do: (1) Tính đến thời điểm này, trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long nói chung, huyện Vũng Liêm nói
riêng, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu đánh
giá hiệu quả đầu tư công dưới góc độ ngành kinh
tế, đây là điểm mới trong nghiên cứu. (2) Đầu
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
tư công với mục đích cuối cùng là phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó tạo điều kiện nền
tảng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
là trọng tâm, cũng là chủ trương, quan điểm của
Đảng và Nhà nước.
Huyện Vũng Liêm là một trong tám đơn vị
hành chính thuộc tỉnh Vĩnh Long, có diện tích tự
nhiên 309,57 km2, toàn huyện có 20 xã – thị trấn,
dân số 161.604 người, gần 80% hộ dân sống bằng
nghề trồng lúa và vườn cây ăn trái, còn lại kinh
doanh thương mại, mua bán nhỏ và ngành nghề
khác [1]. Trong những năm qua, huyện đã được
sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp
chính quyền bằng nhiều hình thức, góp phần làm
thay đổi bộ mặt của địa phương, đặc biệt là sự
cải thiện đáng kể về kết cấu hạ tầng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và cuộc sống nhân dân từng
bước được nâng lên. Với những nguồn đầu tư xây
dựng nông thôn mới, phát triển đô thị, trong đó
đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội đồng bộ, đảm bảo hiệu quả tổng hợp,
tính kết nối hệ thống là một trong các khâu đột
phá mà Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vũng
Liêm lần thứ XI đã xác định đến năm 2025.
Tuy nhiên, hiện nay, với chỉ đạo của Chính phủ
về cắt giảm đầu tư công, đầu tư có mục tiêu và
trong điều kiện ngân sách của huyện còn nhiều
khó k ... ất lớn, nhưng việc đầu tư để
hình thành lĩnh vực chế biến sản phẩm từ nguồn
nguyên liệu này chưa được quan tâm; vốn đầu tư
cho công tác khuyến công ít, nhất là đầu tư cho
công tác dạy nghề tiểu thủ công nghiệp do cơ sở
vật chất, nhân lực giảng dạy chưa đảm bảo.
- Đầu tư cho ngành xây dựng
Hiệu quả đầu tư công cho ngành xây dựng, chỉ
tiêu Hlv(GO)>0 cho cả giai đoạn 2012 – 2016,
giá trị sản xuất của ngành xây dựng tăng dần
qua các năm và đạt hiệu quả lớn nhất năm 2016.
Điều này do lượng vốn năm 2016 giảm so năm
2015 nhưng chỉ tiêu Hlv(GO) vẫn tăng 0,04 lần,
một mặt cho thấy các công trình xây dựng những
năm trước đến năm 2016 đã phát huy hiệu quả
đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư cho ngành xây
dựng từng năm trong giai đoạn 2012 – 2016, với
chỉ tiêu Hlv(GO) lần lượt là 0,02; 0,08; 0,03; 0,11;
0,15, nhìn chung là chưa cao, chưa tương xứng
với vốn đầu tư bỏ ra. Một số nguyên nhân có thể
thấy được: (1) Do quá trình đầu tư dàn trải và
không tuân thủ nghiêm túc quy hoạch xây dựng,
thiếu tập trung cho các công trình, dự án trọng
điểm, bức thiết nhất ở địa phương, nên nguồn lực
bị phân tán, sử dụng kém hiệu quả; (2) Trình độ,
năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí
công trình, dự án đầu tư còn hạn chế; (3) Công
tác quản lí và giám sát hoạt động đầu tư của các
cơ quan quản lí chưa phát huy hiệu quả.
- Đầu tư cho ngành thương mại - dịch vụ
Chỉ tiêu Hlv(GO) cho thấy đầu tư cho thương
mại - dịch vụ mang lại hiệu quả cao, trung bình
từ năm 2012 – 2016 một đồng vốn bỏ ra đầu tư
thì thu về 1,1 lần mức tăng của giá trị sản xuất
kinh doanh ngành thương mại - dịch vụ cao nhất
trong tất cả các ngành của địa phương. Kết quả
này đạt được do việc đầu tư vào lĩnh vực xúc tiến
thương mại (hơn 39% vốn đầu tư) và đầu tư phát
triển các loại hình chợ (14% vốn đầu tư). Bên
cạnh đó, còn phải kể đến tác động của hoạt động
đầu tư cho giải quyết việc làm trong những năm
qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển thương mại -
dịch vụ là hướng đi phù hợp nhằm nâng cao giá
trị sản xuất cho nền kinh tế. Tuy vậy, thương mại
- dịch vụ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng của huyện do các hoạt động xúc tiến thương
mại thiếu tính chủ động; quy hoạch phát triển hệ
thống chợ còn nhiều bất cập, chợ tự phát vẫn còn
nảy sinh; mối liên kết giữa sản xuất và thương
mại còn yếu, vai trò của Nhà nước trong mối liên
kết này hạn chế; các dịch vụ cốt lõi trong phát
triển kinh tế như dịch vụ vận tải, bưu chính –
viễn thông phát triển chậm, quy mô nhỏ nhưng
chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời.
3) Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư
công: Xem xét hiệu quả đầu tư công ở Bảng
4 để nhìn tổng quan về hiệu quả đầu tư đối với
phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ kinh
tế. Đồng vốn đầu tư công đã phát huy hiệu quả,
thể hiện ở chỉ tiêu Hlv(GO)>0 cho cả giai đoạn
2012 - 2016 nhưng nhiều biến động. Hiệu quả
đầu tư cao nhất năm 2015 với Hlv(GO) đạt 0,28;
thấp nhất năm 2016 do Hlv(GO) chỉ đạt 0,11 và
vốn đầu tư cao hơn các năm 2012, 2013, 2014.
Nhìn chung, hiệu quả đầu tư công cho nền kinh
tế huyện như vậy là chưa cao, chưa tương xứng
với vốn đầu tư, rất cần những giải pháp đầu tư
hiệu quả hơn.
25
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2012 2013 2014 2015 2016
GO Triệu đồng 4.170.846 4.228.780 4.278.053 4.359.036 4.389.637
4GO Triệu đồng 45.925 57.934 49.273 80.983 30.601
IvPHTD Triệu đồng 257.237 253.950 234.276 292.260 275.877
Hlv(GO) Lần 0,18 0,23 0,21 0,28 0,11
(Nguồn: số liệu Niên giám thống kê và Phòng TC – KH huyện Vũng Liêm)
C. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đầu
tư công tại huyện Vũng Liêm đến năm 2025
1) Giải pháp đầu tư cho phát triển chung của
nền kinh tế: gồm các giải pháp như sau: Về công
tác cho quy hoạch: Nguyên tắc quy hoạch ngành,
lĩnh vực phải bám sát vào quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH huyện; công tác quy hoạch và thực
hiện quy hoạch cần phát huy dân chủ, công khai,
minh bạch. Tăng cường quản lí và giám sát thực
hiện quy hoạch.
Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề:
Tăng cường tạo điều kiện đãi ngộ tốt hơn để thu
hút nguồn cán bộ chất lượng cao phục vụ công
tác đào tạo cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
và Giáo dục thường xuyên huyện nhằm nâng cao
chất lượng dạy nghề tại địa phương, nhất là dạy
nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông
thôn.
Đầu tư cho y tế: Tiếp tục đầu tư trang thiết bị
phục vụ công tác khám chữa bệnh, nhất là ở các
trạm y tế xã, đồng thời quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác
sĩ và các lĩnh vực chuyên môn kĩ thuật khác để
đủ sức tiếp nhận, sử dụng tốt trang thiết bị y tế
mới và sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế hiện
có ở các trạm y tế và bệnh viện đa khoa huyện.
Đầu tư cho khoa học - công nghệ: Tăng cường
vốn đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ
để trở thành yếu tố then chốt tạo ra những đột
phá về năng suất, chất lượng, thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế. Nhà nước cần tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị sản xuất kinh
doanh tiếp cận với những công nghệ mới thông
qua hội thảo giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển
lãm, tham quan mô hình sản xuất.
Đầu tư cho bảo vệ môi trường: Vận động nhân
dân thu gom xử lí rác thải tại gia đình hoặc kêu
gọi doanh nghiệp đầu tư thùng rác, điểm thu gom
rác và kí kết với tổ chức, cá nhân thu gom rác
thải ở các điểm chợ, khu dân cư vận chuyển về
bãi rác tập trung xử lí. Đầu tư công nghệ xử lí
rác và tái chế rác thải, không xây dựng thêm bãi
rác như hiện nay, vừa tốn quỹ đất, vừa gây ô
nhiễm không khí và nguồn nước, ảnh hưởng đến
sức khoẻ nhân dân.
2) Giải pháp đầu tư công cho phát triển các
ngành kinh tế: gồm các giải pháp như sau:
Đầu tư cho ngành nông nghiệp – lâm nghiệp
– thủy sản
Đối với huyện Vũng Liêm, đến năm 2025, sản
xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản, đặc
biệt lĩnh vực nông nghiệp, vẫn là chủ yếu trong
phát triển kinh tế chung, cho nên cần ưu tiên rà
soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015 – 2025 trên cơ
sở nhu cầu thị trường và lợi thế của huyện. Kế
tiếp là tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung
ương, tỉnh hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phù hợp
với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tập trung
đầu tư công trình và xây dựng các trạm bơm điện,
hệ thống bơm tác loại nhỏ và loại lớn, phục vụ
phòng chống hạn mặn. Tăng cường đầu tư cho
khuyến nông, khuyến ngư, tập huấn kĩ thuật, xây
dựng mô hình, hướng dẫn và chuyển giao tiến bộ
khoa học kĩ thuật cho nông dân. Hỗ trợ cây, con
giống, giúp người nông dân sử dụng giống xác
nhận, có chất lượng đưa vào sản xuất. Khuyến
khích người chăn nuôi nuôi theo hướng tập trung,
quy mô trang trại gắn với tiêm phòng và phòng
ngừa dịch bệnh. Xây dựng và thực hiện chương
trình xúc tiến thương mại; thúc đẩy liên kết giữa
nông dân – hợp tác xã, tổ hợp tác – doanh nghiệp
trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
26
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
Đầu tư cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp
Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng nguyên
liệu phục vụ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp, trước mắt ưu tiên phát triển công
nghiệp chế biến nông sản mà huyện có ưu thế
với nguồn nguyên liệu tại chỗ, đây là khâu đột
phá cho phát triển của ngành. Củng cố và nâng
chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác
xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và cung
cấp thông tin, tạo điều kiện tiếp cận thị trường
đầu ra hàng hoá. Tăng nguồn vốn đầu tư cho hoạt
động khuyến công; tổ chức các lớp dạy nghề tiểu
thủ công nghiệp tại huyện hoặc tại gia đình tùy
theo điều kiện. Thông qua các trường đại học,
cao đẳng tại địa phương và các tỉnh xung quanh
để nhận chuyển giao và tận dụng các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan để góp phần hỗ
trợ đầu tư máy móc, trang thiết bị, kĩ thuật cho
các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và cấp tín dụng ưu đãi để
mở rộng quy mô sản xuất đối với một số ngành
nghề mà huyện có thế mạnh như chế biến cây
lác, gạch – gốm. Hỗ trợ phát triển các làng nghề,
ngành nghề truyền thống thông qua các chương
trình quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu,
chỉ dẫn địa lí và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Đầu tư cho ngành xây dựng
Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành
trong phân cấp đầu tư với phân cấp quản lí quy
hoạch, đảm bảo các chương trình, dự án thực hiện
đúng quy hoạch. Thường xuyên rà soát, đánh giá
lại tất cả chương trình, dự án và phân loại theo
thứ tự ưu tiên thực hiện, ưu tiên bố trí vốn cho các
chương trình, dự án bức xúc tại địa phương. Chú
trọng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư,
nhà thầu, đơn vị giám sát để thực hiện dự án, đảm
bảo đúng thiết kế, dự toán, tiến độ được duyệt và
chất lượng công trình. Xử phạt nghiêm đối với
các đơn vị xây dựng cố tình kéo dài công trình,
dự án để xin nâng tổng mức vốn đầu tư. Tranh thủ
sự giám sát của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể, nhân dân đối với chương
trình, dự án đầu tư công. Củng cố tổ chức hệ
thống quản lí ngành xây dựng từ huyện đến xã
– thị trấn theo nguyên tắc “đúng chức năng, đủ
nhiệm vụ, tăng quyền hạn, rõ trách nhiệm”, chú
trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ
quản lí đầu tư công.
Đầu tư cho ngành thương mại – dịch vụ
Trong quy hoạch xây dựng chợ, đặc biệt quan
tâm đến việc bố trí và đầu tư cho các công trình
phụ trợ như hệ thống điện, nước, hạ tầng giao
thông... để thu hút nguồn vốn tư nhân vào xây
dựng chợ. Tiếp tục đột phá trong công tác xây
dựng và phát triển chợ, mở rộng đại lí mua bán,
chợ lưu động (chợ phiên, chợ đêm) đến tận các
xã nông thôn; thực hiện chuyển đổi mô hình quản
lí chợ từ Ban Quản lí chợ sang mô hình doanh
nghiệp hoặc hợp tác xã theo phương châm “lấy
chợ nuôi chợ”, góp phần tăng thu ngân sách từ
chợ và giảm áp lực ngân sách. Tập trung cho
các hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng
thương hiệu cho một số sản phẩm hàng hoá đặc
trưng của địa phương như gạch – gốm, hàng thủ
công mĩ nghệ, bưởi da xanh, phục vụ xuất khẩu
ra nước ngoài. Phổ biến kịp thời các thông tin
kinh tế, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh
doanh trong huyện tiếp cận thông tin, thâm nhập
và mở rộng thị trường. Hỗ trợ thuế, mặt bằng và
cung cấp miễn phí dịch vụ công đối với các dịch
vụ cốt lõi như dịch vụ vận tải, bưu chính – viễn
thông nhằm thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này
và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
D. Thảo luận
Nghiên cứu đạt được một số kết quả nhất định,
so với các nghiên cứu [2]–[4] thì nghiên cứu
này chỉ rõ hơn những mặt đạt được và hạn chế,
nguyên nhân hạn chế trong đầu tư cho từng ngành
kinh tế. Đặc biệt, đã xác định được các khâu đột
phá cần tập trung đầu tư để nâng cao giá trị sản
xuất cho nền kinh tế là ưu tiên đầu tư cho ngành
thương mại – dịch vụ. Riêng trong từng ngành
kinh tế, chọn khâu đột phá là tiếp tục tập trung
tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, hình thành vùng
sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất, làm tốt khâu này sẽ
giải quyết cơ bản tốt đầu ra cho sản phẩm nông
nghiệp của người nông dân thông qua các hợp
đồng thương mại; ngành công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp thì phát triển công nghiệp chế biến
với nguồn nguyên liệu tại chỗ và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn; xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ, tập trung các công trình bức xúc
nhất, tạo nền tảng cho các ngành kinh tế khác
27
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI
phát triển; chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển
hệ thống chợ và hoạt động xúc tiến thương mại.
Kết quả dự kiến, khi triển khai thực hiện tốt và
đồng bộ các khâu đột phá này thì hiệu quả kinh
tế của đầu tư công tại huyện Vũng Liêm sẽ được
nâng lên.
V. KẾT LUẬN
Huyện Vũng Liêm với xuất phát điểm thấp,
nền kinh tế đang có bước chuyển đổi nên đầu tư
công đóng vai trò rất quan trọng để xây dựng hạ
tầng cơ sở và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện
có nhiều chính sách liên quan đến đầu tư, tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và các thành
phần kinh tế, cả tổ chức phi chính phủ tham gia
vào lĩnh vực đầu tư công nhằm huy động mọi
nguồn lực cho phát triển kinh tế của địa phương.
Về cơ bản, lượng vốn đầu tư cho các ngành kinh
tế tương đối khá, nhưng chủ yếu tập trung cho
ngành xây dựng, trong đó vốn đầu tư xây dựng
các công trình thủy lợi, giao thông chiếm tỉ trọng
lớn; ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản
được ưu tiên đầu tư so công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và thương mại – dịch vụ.
Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư các
ngành kinh tế có sự chênh lệch khá rõ ràng, đầu
tư cho ngành thương mại – dịch vụ mang lại giá
trị sản xuất tương đối cao và ổn định; trong khi
ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có giá
trị sản xuất tăng khá nhưng đang giảm, thiếu bền
vững; ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ
sản khó tính toán hiệu quả kinh tế chính xác do
chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết, khí
hậu; ngành xây dựng chiếm phần lớn vốn đầu tư
công nhưng hiệu quả kinh tế đem lại chưa tương
xứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công
góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát
triển sản xuất, kinh doanh, giảm tỉ lệ hộ nghèo và
tăng thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên,
đầu tư công vẫn còn hạn chế như đầu tư dàn trải,
thiếu trọng tâm; sử dụng vốn đầu tư chưa thật
hiệu quả; trình độ cán bộ làm công tác quản lí
dự án chưa cao... Qua đó, nghiên cứu đề xuất các
giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả
đầu tư công tại huyện Vũng Liêm đến năm 2025,
trong đó xác lập vai trò của Nhà nước trong quản
lí và thực hiện đầu tư công.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
công tại huyện Vũng Liêm nêu trên là rất cơ bản,
chưa giải quyết được toàn diện và chi tiết các
khâu đột phá trong đầu tư công của từng ngành
kinh tế và toàn bộ nền kinh tế, đây cũng là hạn
chế mà nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát
triển. Nghiên cứu phản ánh nội tại hiệu quả đầu
tư công ở huyện Vũng Liêm thời gian qua, do
vậy trong tương lai cần phải tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện, bổ sung hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê Vĩnh Long. Niên giám Thống kê huyện
Vũng Liêm năm 2016; 2016.
[2] Nguyễn Phượng Lê, Trần Thị Như Ngọc, Phạm Thị
Thanh Thúy, Chu Quý Minh. Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế
huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học
và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2010;3:538–548.
[3] Hồ Ngọc Hy. Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh
Quảng Trị. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. 2007;350:57–
63.
[4] Nguyễn Hoàng Anh. Hiệu quả quản lý đầu tư công
ở TP. Hồ Chí Minh: Vấn đề và Giải pháp [Luận văn
Thạc sĩ]. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2008.
[5] Nguyễn Bạch Nguyệt Từ Quang Phương. Giáo trình
Kinh tế Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. vol.
152. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân;
2007.
28

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_dau_tu_cong_tai_huyen_vung_liem.pdf