Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng

Tóm tắt: Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, mỗi vị trí việc làm đảm nhiệm một

nhiệm vụ nhất định của tổ chức, đòi hỏi những người công tác ở vị trí này phải có

trình độ, kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc. Cùng với sự phát triển của tổ

chức, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ, trình độ, kỹ năng của người lao động ở những

vị trí việc làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần không ngừng cập nhật, nâng

cao, đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm.

Triển khai thực hiện Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ

về Vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng như

từng bước thực hiện lộ trình tự chủ tài chính, Học viện Ngân hàng (HVNH) đã xác

định vị trí việc làm, đào tạo viên chức theo vị trí việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 6

Trang 6

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 7

Trang 7

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 8720
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng

Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng
65
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 229- Tháng 6. 2021
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo 
vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng
Trần Ngọc Tiến
Phòng Tổ chức cán bộ, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 12/04/2021 
Ngày nhận bản sửa: 17/05/2021 
Ngày duyệt đăng: 19/05/2021
Tóm tắt: Trong đơn vị hành chính sự nghiệp, mỗi vị trí việc làm đảm nhiệm một 
nhiệm vụ nhất định của tổ chức, đòi hỏi những người công tác ở vị trí này phải có 
trình độ, kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc. Cùng với sự phát triển của tổ 
chức, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ, trình độ, kỹ năng của người lao động ở những 
vị trí việc làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần không ngừng cập nhật, nâng 
cao, đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm. 
Triển khai thực hiện Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ 
về Vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng như 
từng bước thực hiện lộ trình tự chủ tài chính, Học viện Ngân hàng (HVNH) đã xác 
định vị trí việc làm, đào tạo viên chức theo vị trí việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu 
Solutions to improve the effectiveness of officials training by job position at Banking 
Academy
Abstract: In the administrative and non-business units, each job position takes in charge of specific 
tasks of the organization, requiring the officials in this position to have the qualifications and skills 
to meet the job requirements. Along with the development of the organization and the application 
of techniques and technology, the skills and qualifications of employees in employment positions in 
administrative and non-business units are constantly updated and improved.
Implementing the Government’s Decree No. 106/2020/NĐ-CP dated September 10th, 2020, on 
employment positions and the number of people working in public non-business units as well as step 
by step executing the roadmap of fiscal autonomy, Banking Academy has determined job positions 
and trained employees according to job positions to meet new requirements. In this article, after an 
overview of job positions and training by job position, the author combined the synthesis of statistics 
on the training of officials and employees in the period 2008-2020 and surveyed data of the current 
status of training by job position at Banking Academy through a questionnaire to assess the current 
situation of this work, thereby proposing solutions to improve the effectiveness of officials training 
according to job position at the Banking Academy in the near future.
Keywords: Effectiveness of officials training, Banking Academy, job positions
Tran, Ngoc Tien
Email: tientn@hvnh.edu.vn
Human Resources Department, Banking Academy of Vietnam
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng
66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021
mới. Bài viết này, sau khi khái quát về vị trí việc làm và đào tạo theo vị trí việc làm, 
tác giả đã kết hợp giữa tổng hợp số liệu thống kê về đào tạo cán bộ, viên chức giai 
đoạn 2008- 2020 và thực hiện khảo sát thực trạng đào tạo theo vị trí việc làm tại 
HVNH thông qua bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng công tác này, từ đó đề xuất 
giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại HVNH Ngân 
hàng thời gian tới.
Từ khóa: hiệu quả đào tạo viên chức, Học viện Ngân hàng, vị trí việc làm
Đo lường hiệu quả đào tạo viên chức theo 
vị trí việc làm
Để đo lường hiệu quả đào tạo viên chức 
theo vị trí việc làm hiện nay, đa phần các 
đơn vị sự nghiệp sử dụng hệ thống đánh 
giá kết quả thực hiện công việc (KPI) hoặc 
cách tính điểm theo đặc thù từng đơn vị 
trước và sau đào tạo. Tuy nhiên, trong bài 
viết này tác giả muốn nhấn mạnh đến khía 
cạnh hiệu quả của công tác đào tạo viên 
chức như là một quá trình, nên hiệu quả 
cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của 
từng nội dung trong quá trình đào tạo, thể 
hiện ở các yếu tố tác động đến hiệu quả đào 
tạo viên chức theo vị trí việc làm.
Các yếu tố tác động đến hiệu quả đào tạo 
viên chức theo vị trí việc làm
Kết quả thực hiện công việc của viên chức 
sau đào tạo phản ánh kết quả đào tạo viên 
chức. Để có được kết quả đó phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố trong quá trình đào tạo. Để đo 
lường hiệu quả một cách chi tiết, cụ thể cần 
phải đo lường hay đánh giá cả quá trình với 
từng nội dung của quá trình đào tạo. Bài 
viết này đánh giá thực trạng công tác đào 
tạo viên chức tại HVNH qua 7 nội dung của 
qui trình đào tạo như sau:
(1) Mục tiêu đào tạo
(2) Quy trình đào tạo
(3) Nội dung, chương trình đào tạo
(4) Hình thức và phương pháp đào tạo
(5) Đối tượng đào tạo
(6) Giảng viên tham gia đào tạo
(7) Tài chính cho đào tạo.
1. Giới thiệu
Theo Khoản 1, Điều 7, Luật Viên chức năm 
2010: “Vị trí việc làm là công việc hoặc 
nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp 
hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ 
xác định số lượng người làm việc, cơ cấu 
viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử 
dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự 
nghiệp công lập”.
Đào tạo theo vị trí việc làm là quá trình tổ 
chức những cơ hội học tập theo vị trí việc 
làm nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến 
thức về chuyên môn, kỹ năng xử lý công 
việc và thái độ làm việc để nâng cao chất 
lượng, hiệu quả công việc trong cơ quan, 
đơn vị.
Quy trình đào tạo viên chức theo vị trí việc 
làm bao gồm bốn bước: (1) Xác định nhu 
cầu đào tạo; (2) Lập kế hoạch đào tạo; (3) 
Thực hiện kế hoạch đào tạo; (4) Đánh giá 
kết quả sau đào tạo.
Hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc 
làm
Hiệu quả nói chung chính là sự gia tăng giá 
trị ngày càng nhiều hơn của một hoạt động 
nào đó. Đối với đào tạo viên chức theo vị 
trí việc làm thì hiệu quả chính là việc viên 
chức sau đào tạo về mặt kiến thức, kỹ năng 
được nâng lên, cập nhật hơn, từ đó kết quả 
công việc ở từng vị trí viên chức đảm nhiệm 
đạt được cao hơn so với trước thông qua hệ 
thống đo lường đánh giá kết quả thực hiện 
công việc.
TRẦN NGỌC TIẾN
67Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Mục tiêu Bài viết này nhằm đánh giá thực 
trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc 
làm tại Học viện Ngân hàng. Bài viết sử 
dụng dữ liệu tổng hợp, các báo cáo từ 
Phòng Tổ chức Cán bộ, HVNH giai đoạn 
2008- 2020. Bên cạnh đó, để có cơ sở đánh 
giá thực trạng đào tạo viên chức theo 7 
yếu tố của quá trình đào tạo viên chức, tác 
giả đã kết hợp giữa tổng hợp số liệu thống 
kê về đào tạo cán bộ, viên chức giai đoạn 
2008- 2020 và thực hiện khảo sát qua email 
với mẫu bảng hỏi thiết kế trên goole.doc từ 
ngày 23/02/2021 đến hết ngày 23/3/2021, 
nội dung về thực trạng đào tạo theo vị trí 
việc làm tại HVNH. Nhóm đối tượng khảo 
sát gồm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và 
viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại 
HVNH. 
2. Thực trạng đào tạo viên chức tại Học 
viện Ngân hàng giai đoạn 2008- 2020
Năm 2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà 
nước đã ký Quyết định số 335/QĐ-NHNN 
ngày 27/5/2019 về việc phê duyệt Đề 
án vị trí việc làm và danh mục các vị trí 
việc làm theo chức danh nghề nghiệp của 
HVNH. Như vậy, trong giai đoạn từ 2019 
trở về trước, HVNH cơ bản đào tạo viên 
chức chưa gắn đúng nghĩa với vị trí việc 
làm. Việc đào tạo viên chức của HVNH 
giai đoạn trước năm 2019 tập trung vào các 
mục tiêu theo Chiến lược phát triển HVNH 
giai đoạn 2016- 2020 được Thống đốc 
NHNN phê duyệt theo Quyết định số 462/
QĐ-NHNN ngày 23/3/2017. Cụ thể:
- Đào tạo giảng viên đầu ngành có định 
hướng phát triển chuyên ngành và chủ trì 
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành và 
cấp Nhà nước;
- Đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ chuyên ngành 
đối với đội ngũ giảng viên và nghiên cứu 
viên, khuyến khích viên chức hành chính 
đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với vị trí 
việc làm;
- Đào tạo chuyên sâu về năng lực nghiên 
cứu, kiến thức thực tế và khả năng ứng dụng 
nguyên lý cho đội ngũ giảng viên nhằm đáp 
ứng nhu cầu đề ra của Chiến lược.
Về Quy trình đào tạo viên chức theo vị trí 
việc làm
Quy trình của đào tạo viên chức theo vị trí 
việc làm gồm bốn bước (Hình 1). Trong 
những năm qua HVNH đã cơ bản thực hiện 
đúng quy trình đào tạo viên chức, tuy nhiên 
ở mỗi bước của quy trình cần hoàn thiện 
các nội dung cho phù hợp và đảm bảo chất 
lượng của quy trình đào tạo. Có thể nói đây 
cũng là quy trình chung của một quá trình 
đào tạo, với mỗi bước của quy trình mỗi 
đơn vị có những cách làm, những nội dung 
khác nhau nhằm đảm baro chất lượng đào 
tạo viên chức đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực 
thi công việc.
Về nội dung, chương trình đào tạo
Bảng 1 cho thấy: 
- Để hoàn thiện ngạch viên chức có 03 nội 
dung đào tạo, gồm chuyên viên cao cấp và 
tương đương, chuyên viên chính và tương 
Xác định nhu cầu đào tạo
Đánh giá đào tạo Lập kế hoạch đào tạo
Thực hiện kế hoạch đào tạo
Hình 1. Quy trình đào tạo viên chức
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng
68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021
đương, chuyên viên và tương đương. Để 
hoàn thiện chức danh lãnh đạo quản lý có 
2 nội dung đào tạo, gồm đang giữ chức vụ 
và viên chức.
- Đào tạo theo vị trí việc làm gồm đào tạo 
ngắn hạn và dài hạn, tập trung phần lớn cho 
kỹ năng nghiệp vụ và bồi dưỡng lãnh đạo 
cấp phòng và tương đương, cụ thể: khóa bồi 
dưỡng kỹ năng nghiệp vụ với 1.556 lượt 
người được cử đi đào tạo, chiếm tỷ lệ 68%. 
Ngoài ra là các nội dung đào tạo khác như 
tin học, ngoại ngữ, quốc phòng an ninh
Biểu đồ 1 cho thấy chương trình, nội dung 
đào tạo viên chức HVNH giai đoạn 2008- 
2020 đã được thiết kế theo vị trí việc làm, 
chia theo 2 nhóm: nhóm nhân viên (84,91% 
và 75,47%) và nhóm quản lý (88,51% và 
68,97%). 
Về đối tượng và hình thức tổ chức đào tạo
Biểu đồ 2 cho thấy, đào tạo khi mới bắt đầu 
nhận việc là 334 lượt, chiếm tỷ lệ 13% so 
với tổng số lượt cử; đào tạo trong khi làm 
việc là 2.251 lượt cử, chiếm tỷ lệ lớn nhất 
(85%) trên tổng số lượt cử; đào tạo cho 
công việc tương lai 40 lượt cử, chiếm tỷ 
lệ ít nhất (2%) trên tổng số lượt cử. Lý do 
đào tạo trong khi làm việc chiếm tỷ lệ lớn 
được cho là các khóa đào tạo đã có sẵn nội 
dung, viên chức chỉ cần lựa chọn đăng ký 
tham gia nếu thấy phù hợp và các đơn vị 
chưa tích cực, chủ động trong việc đề xuất 
các khóa đào tạo theo chức năng nhiệm vụ 
của mình.
Kết quả khảo sát người học là các viên chức 
tại HVNH (Biểu đồ 3) cho thấy, đa số viên 
chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý nếu được lựa 
chọn hình thức tổ chức đào tạo sẽ lựa chọn 
hình thức đào tạo trong giờ hành chính mở 
tại HVNH (83% người đánh giá lựa chọn 
hình thức này) hoặc lựa chọn hình thức đào 
tạo ngoài giờ hành chính nếu được cử đi đào 
tạo (48,28% viên chức giữ vị trí lãnh đạo 
Bảng 1. Tổng hợp số liệu đào tạo viên chức Học viện Ngân hàng phân theo nội dung, 
chương trình đào tạo, 2008 - 2020
TT Nội dung
Số lượt 
người 
tham gia 
đào tạo 
Lãnh đạo, 
quản lý Ngạch viên chức
Đang 
giữ 
chức 
vụ
Viên 
chức
CVCC 
và 
tương 
đương
CVC và 
tương 
đương
Chuyên 
viên và 
tương 
đương
Cán 
sự
I Đào tạo ngắn hạn 2.291 867 1.424 74 362 1.745 11
1 Kỹ năng nghiệp vụ 1.556 531 1.025 41 183 1.322 10
2 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 11 11 0 1 7 3 0
3 Quản lý nhà nước ngạch giảng viên 306 120 186 32 160 181 0
4 Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 137 34 103 0 0 100 0
5 Lãnh đạo cấp phòng và tương đương 135 100 35 0 0 6 0
6 Ngoại ngữ 5 0 5 0 0 5 0
7 Tin học 112 42 70 0 7 104 1
8 Quốc phòng an ninh 29 29 0 0 5 24 0
II Đào tạo dài hạn 184
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ HVNH
TRẦN NGỌC TIẾN
69Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
quản lý lựa chọn, 53,77% viên chức không 
giữ vị trí lãnh đạo quản lý lựa chọn).
Về nội dung đào tạo theo vị trí việc làm 
Biểu đồ 4 cho thấy, công tác đào tạo viên 
chức chủ yếu tập trung cho đối tượng viên 
chức thuộc nhóm vị trí chuyên môn nghiệp 
vụ và nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ; đối 
tượng thuộc nhóm lãnh đạo quản lý mới 
chỉ đào tạo tập trung chủ yếu vào kỹ năng 
nghiệp vụ, các kỹ năng mềm khác phục vụ 
cho việc lãnh đạo, quản lý vẫn chưa được 
chú trọng.
Về đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo
Để đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, 
Tác giả đã thực hiện khảo sát hai nhóm đối 
tượng là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và 
viên chức không giữ chức lãnh đạo, hình 
thức khảo sát qua email với mẫu bảng hỏi 
thiết kế trên goole.doc từ ngày 23/02/2021 
đến hết ngày 23/3/2021, các câu hỏi khảo 
sát được đánh giá qua 3 mức (tốt, khá, 
trung bình). Kết quả khảo sát được thể hiện 
tại Biểu đồ 5.
Biểu đồ 5 cho thấy, đa số người học đánh 
giá mức khá trở lên đối với phương pháp 
sư phạm của giảng viên, về khả năng bao 
quát, thu hút người học; tỷ lệ lý thuyết và 
thực hành, về chuyên môn của giảng viên 
Biểu đồ 1. Nội dung, chương trình đào tạo viên chức Học viện Ngân hàng 
theo vị trí việc làm giai đoạn 2008 - 2020
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 2. Đối tượng đào tạo giai đoạn 2008 - 2020
Nguồn: Kết quả khảo sát
Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo viên chức theo vị trí việc làm tại Học viện Ngân hàng
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021
tham gia đào tạo đã phù hợp với nội dung 
của khóa đào tạo nên được đánh giá khá 
tốt, còn lại đối với tài liệu học tập chỉ ở 
mức trung bình là do chất lượng tài liệu và 
nguồn thông tin của tài liệu chưa đáp ứng 
được nhu cầu của người học.
Về tài chính phục vụ đào tạo
Kinh phí dành cho đào tạo viên chức của 
HVNH hiện nay chủ yếu dựa vào Ngân 
sách Nhà nước cấp và được xác định theo 
định mức đầu người.
Bảng 2 cho thấy, kinh phí phân bổ qua các 
năm không đồng đều. Nguyên nhân được 
đánh giá do HVNH chưa có dự toán kinh 
phí và hoạch địch chiến lược đào tạo theo 
từng năm, từng giai đoạn, việc tổ chức lớp 
học cơ bản còn mang tính đột xuất. Trong 
6 năm gần đây, kinh phí cho đào tạo viên 
Biểu đồ 3. Đánh giá của người học về hình thức tổ chức đào tạo 
giai đoạn 2008 - 2020
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4. Thực trạng về nội dung đào tạo theo vị trí việc làm 
giai đoạn 2008 - 2020
Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu
TRẦN NGỌC TIẾN
71Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
chức dài hạn có xu hướng giảm dần, trong 
khi kinh phí đào tạo ngắn hạn có xu hướng 
tăng dần. Ngoại trừ năm 2020 kinh phí 
dành cho đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn 
đều sụt giảm đáng kể là do dịch Covid-19 
bùng phát nên hạn chế tổ chức đào tạo tập 
trung. Nếu tính trên tổng số viên chức được 
đào tạo thì suất chi cho 01 viên chức đi đào 
tạo được thể hiện tại Bảng 3. 
Biểu đồ 5. Thực trạng về đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo viên chức
Nguồn: Kết quả khảo sát
Bảng 2. Thống kê kinh phí đào tạo viên chức giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT Nội dung
Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Đào tạo dài hạn 3.800.000 4.040.000 2.920.000 1.200.000 800.000 81.440
2 Đào tạo ngắn hạn 385.876 385.876 643.090 986.283 1.042.469 342.150
3 Tổng 4.185.876 4.425.876 3.563.090 2.186.283 1.842.469 423.590
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của HVNH
xem tiếp kỳ sau
Bảng 3. Kinh phí bình quân cho đào tạo viên chức giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT Nội dung
Năm
2016 2017 2018 2019 2020
1 Đào tạo dài hạn 86.000 73.000 100.000 73.000 7.500
2 Đào tạo ngắn hạn 1.000 2.000 2.900 3.600 2.000
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của HVNH
Bảng 3 cho thấy, suất chi cho đào tạo ngắn 
hạn có xu hướng tăng lên rõ rệt, chi cho đào 
tạo dài hạn tăng - giảm tùy theo từng năm. 
Riêng năm 2020, suất chi cho đào tạo dài hạn 
giảm đáng kể do dịch Covid-19 bùng phát.
3. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên 
nhân của đào tạo viên chức theo vị trí 
việc làm tại Học viện Ngân hàng
72
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 229- Tháng 6. 2021
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Quản trị dữ liệu chủ đa miền: nâng cao quản trị dữ liệu 
cho các tổ chức doanh nghiệp
Ngô Thùy Linh - Phan Thanh Đức
Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 17/05/2021 
Ngày nhận bản sửa: 26/05/2021 
Ngày duyệt đăng: 25/06/2020
Tóm tắt: Dữ liệu ngày nay đã trở thành một trong những tài sản quan trọng của các 
tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với các nhà quản lý là làm thế 
nào để có thể khai thác, sử dụng và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và thông minh 
khi có quá nhiều nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài tổ chức. Giải pháp quản lý 
dữ liệu chủ đa miền dựa vào việc quản lý tổng thể dữ liệu trên đa miền sẽ giúp các 
tổ chức có cái nhìn thống nhất và chính xác về các thực thể quan trọng, từ đó cung 
cấp các thông tin tài chính phù hợp, đáng tin cậy. Bài báo này tập trung làm rõ các 
khái niệm, tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu chủ đa miền và một số cách tiếp 
cận khi xây dựng quản lý dữ liệu chủ đa miền. 
Từ khóa: Dữ liệu chủ, Quản trị dữ liệu chủ, Quản lý dữ liệu chủ đa miền
Multi-domain master data management: improving data governance for enterprises
Abstract: Today data has become one of the important assets of organizations and businesses. 
However, one challenge faced by managers is how to effectively and intelligently exploit, use and 
manage data when the organization is exposed to a large number of both internal and external data 
sources. A multi-domain master data management solution based on the overall management of data 
across multiple domains will help organizations develop a unified and accurate view of important 
entities, thereby providing suitable and reliable financial information. This article attempts to clarify 
the concepts and the importance of multi-domain master data management, and propose feasible 
approaches when building multi-domain master data management.
Keywords: Master Data, Master Data Management, Multi-Domain Master Data Management
Ngo, Thuy Linh
Email: linhnt@hvnh.edu.vn
Phan, Thanh Duc
Email: ducpt@hvnh.edu.vn
Organization of all: Faculty of Management Information System, Banking Academy of Vietnam

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_dao_tao_vien_chuc_theo_vi_tri_vi.pdf