Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc

Vai trò và quy trình tự học.

Với sinh viên ngành âm nhạc thì yêu cầu tự học, tự rèn luyện thực hành chuyên môn

đóng vai trò rất quan trọng.

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Tất cả các khái niệm về âm nhạc vốn trừu

tượng đều phải được âm thanh hóa trong quá trình giảng dạy, yêu cầu này là đối với tất cả

các môn học chuyên ngành âm nhạc.

Với môn học thanh nhạc, môn học có tính thực hành thì chúng tôi không dạy riêng

phần lý thuyết, mà tất cả các nội dung lý thuyết đều được lồng vào quá trình dạy thực hành,

được giảng viên minh họa cụ thể, chính xác bằng giọng hát của mình. Nội dung phần học lý

thuyết được gửi trước cho sinh viên nghiên cứu, sau đó giảng viên sẽ hướng dẫn, thị phạm

trong quá trình dạy thực hành.

Quy trình được chúng tôi đặt ra cho một buổi lên lớp đối với sinh viên là:

- Tập thở: sinh viên tự tập thở 2 bài, khoảng 5 phút.

- Luyện thanh: giảng viên đánh đàn cho cả nhóm hát 3 mẫu câu

- Hát 01 bài Concone: giảng viên đệm đàn cho cả nhóm hát

- Hát ca khúc: giảng viên đệm đàn

- Kiểm tra bài cũ: Đây là nội dung quan trọng, được thực hiện đều đặn cho mỗi buổi lên

lớp (được Phòng Đào tạo xếp 3 – 5 tiết mỗi buổi học). Số lượng sinh viên được kiểm tra,

nội dung kiểm tra với từng sinh viên tùy theo số tiết được xếp cho mỗi buổi học.

Nội dung kiểm tra bao gồm: sinh viên tự đàn và hát câu luyện thanh đơn giản

nhất, giảng viên nghe và góp ý, sửa sai; sinh viên hát bài concone với phần đệm đàn của

giảng viên và được góp ý, sửa sai và cuối cùng là sinh viên trình bày ca khúc với phần đệm

đàn của giảng viên, được góp ý và sửa sai.

Việc kiểm tra thường xuyên này giúp giảng viên kiểm soát được vấn đề tự học, tự

luyện tập của sinh viên, kịp thời chấn ch nh những sinh viên chểnh mảng, lười biếng trong

việc tự luyện tập, vì ch có việc luyện tập thường xuyên, đúng phương pháp mới mang lại

sự tiến bộ trong quá trình học tập thanh nhạc.

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7980
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Cao đẳng Sư phạm âm nhạc
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 109 
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THANH NHẠC 
 CHO SINH VIÊN NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ÂM NHẠC 
 Trần Đình Lộc* 
 Trường Đại học An Giang 
Tóm tắt 
 Thanh nhạc là môn học đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên ngành sư phạm âm 
nhạc. Môn học này chiếm thời lượng nhiều nhất và được học suốt cả 3 năm học, giúp sinh viên 
rèn luyện kỹ năng ca hát, có giọng hát tốt để phục vụ công tác giảng dạy âm nhạc ở trường phổ 
thông và tham gia các hoạt động nghệ thuật khác. Bài viết này đề xuất một số giải pháp để nâng 
cao chất lượng giảng dạy môn học này. 
 Từ khóa: Thanh nhạc, sư phạm âm nhạc, chất lượng giảng dạy 
Abstract 
 Improving vocal teaching quality for students of Music College 
 Vocal music is an important subject for music education students. This subject takes the 
most time and is arranged throughout the 3 years of study. It helps students practice their 
singing skills and good vocals to serve for the music teaching in high school as well as 
participate in other art activities. This article proposes some solutions to improve the quality of 
teaching this subject. 
 Keywords: vocal, music teacher, teaching quality 
1. Vai trò của môn học thanh nhạc với sinh viên ngành cao đẳng sư phạm âm nhạc 
1.1. Sơ lược chương trình đào tạo ngành cao đẳng sư phạm âm nhạc 
 Ngành cao đẳng sư phạm âm nhạc của Bộ môn âm nhạc chịu trách nhiệm đào tạo 
giáo viên âm nhạc cho các trường phổ thông (bao gồm bậc tiểu học và trung học cơ sở 
(THCS)). 
 Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo. Ngoài các môn học đại cương, các môn cơ sở ngành, môn học chuyên ngành 
được xây dựng trên cơ sở Khung chương trình của Bộ GD-ĐT và đặc thù của vùng miền, 
nhất là các môn học chuyên ngành, nên xây dựng chương trình đơn ngành để đủ thời lượng 
cho việc thực hiện đầy đủ các nội dung môn học chuyên ngành cần thiết. Để đào tạo giáo 
viên trình độ cao đẳng sư phạm âm nhạc đảm bảo chất lượng, nên xây dựng chương trình 
như sau: 
 Dưới đây là phần khung chương trình chuyên ngành 
Kiến thức chuyên ngành: 
NĂM THỨ NHẤT 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 01 Lý thuyết âm nhạc cơ bản 3 
* Email: locthanhnhac@gmail.com 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 02 Lịch sử âm nhạc thế giới 3 
 03 Lịch sử âm nhạc Việt Nam 2 
 04 Múa 2 
 05 Ký xướng âm 1 1 
 06 Ký xướng âm 2 1 
 07 K thuật hát hợp xướng 1 1 
 08 K thuật hát hợp xướng 2 1 
 09 Thanh nhạc 1 1 
 10 Thanh nhạc 2 1 
 11 Organ 1 1 
 12 Organ 2 1 
 13 PPDH Âm nhạc 1 2 
 14 Giới thiệu nhạc cụ 2 
 15 Tin học Âm nhạc 2 
 Cộng 24 
NĂM THỨ 2 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 01 PPDH Âm nhạc 2 2 
 02 Thanh nhạc 3 1 
 03 Thanh nhạc 4 1 
 04 Organ 3 1 
 05 Organ 4 1 
 06 Ký xướng âm 3 1 
 07 Ký xướng âm 4 1 
 08 Guitare 1 1 
 09 Guitare 2 1 
 10 Ch huy và dàn dựng hát tập thể 2 
 11 Ch huy và dàn dựng hát tập thể 2 
 12 Hòa thanh 1 2 
 13 Hòa thanh 2 2 
 14 ình thức thể loại 2 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 111 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 15 ình thức thể loại 2 
 16 K thuật hát hợp xướng 3 1 
 17 K thuật hát hợp xướng 4 1 
 Cộng 24 
NĂM THỨ 3 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 01 Organ 5 1 
 02 Organ 6 1 
 03 Ký xướng âm 5 1 
 04 Ký xướng âm 6 1 
 05 Thanh nhạc 5 1 
 06 Thanh nhạc 6 1 
 07 Guitare 3 1 
 08 Guitare 4 1 
 09 Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp 2 
 10 Phối hợp xướng 2 
 Cộng 12 
Kiến thức bổ trợ tự do: 2 tín chỉ (tự chọn) 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 01 Âm nhạc cổ truyền 
 2 
 02 Hát dân ca 
 Cộng 2 
Khóa luận tốt nghiệp hay các khóa học thay thế: Các học phần học thay thế khóa luận tốt 
nghiệp: 5 tín chỉ 
 STT Học phần Số tín chỉ 
 01 Thanh nhạc nâng cao 2 
 02 Nhạc cụ nâng cao 2 
 03 Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp 1 
 Cộng 5 
 Như vậy, trong quá trình 3 năm học, sinh viên phải học 06 tín ch thanh nhạc, mỗi 
tín ch là 30 tiết (do đặc thù của môn học có tính thực hành) và được rải đều trong 6 học kỳ. 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Ngoài ra, trong phần Khóa luận tốt nghiệp, nếu sinh viên không làm khóa luận thì có thể 
chọn học phần thanh nhạc nâng cao gồm 02 tín ch (60 tiết) - để hình thành cho sinh viên 
năng lực ca hát (bao gồm kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực thanh nhạc và k năng ca hát) để 
đảm đương nhiệm vụ giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông và tham gia các hoạt động nghệ 
thuật trong và ngoài nhà trường. 
1.2. Vai trò của môn học thanh nhạc trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc 
 Có thể thấy môn học thanh nhạc cùng với môn nhạc cụ, là hai môn học đóng vai trò 
quan trọng bậc nhất trong chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc phổ thông. 
 Quan trọng là bởi vì môn học âm nhạc ở trường phổ thông thì phân môn học hát 
chiếm t trọng lớn nhất, khoảng 50%, và các phân môn còn lại bao gồm tập đọc nhạc, phát 
triển khả năng âm nhạc, âm nhạc thường thức, và nhạc lý chiếm 50% thời lượng còn lại của 
chương trình. ọc sinh phổ thông học hát từ lớp đến lớp 9 trong chương trình âm nhạc 
phổ thông. Trong cấu trúc của chương trình - sách giáo khoa âm nhạc phổ thông, phân môn 
học hát được bố trí 1 tiết học riêng, và sau đó còn được bố trí học ghép với các phân môn 
còn lại, tùy vào độ khó của bài hát. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu của công việc dạy âm nhạc 
thì k năng thanh nhạc còn giúp sinh viên thực hiên một nhiệm vụ quan trọng nữa ở trường 
phổ thông, đó là phong trào văn nghệ. àng năm, ngành giáo dục ở các địa phương đều tổ 
chức hội thi ca Múa Nhạc vào dịp chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, mừng Đảng 
mừng Xuân Các trường phổ thông đều tham gia sôi nổi tích cực mà hạt nhân của phong 
trào này không ai khác chính là các giáo viên âm nhạc. Bản thân họ không ch dàn dựng 
chương trình cho học sinh đi thi, mà họ còn trực tiếp tham gia thi, chưa kể các cuộc thi ca 
hát diễn ra hàng năm ở các địa phương như Tiếng hát giáo viên, Tiếng hát truyền hình 
2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 
2.1. Hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy 
 Đối với sinh viên ngành sư phạm âm nhạc, chúng tôi sử dụng tài liệu giảng dạy 
chính là Giáo trình Hát 1, Hát 2 của TS Ngô Thị Nam dành cho sinh viên ngành sư phạm. 
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng cả các tài liệu thanh nhạc khi còn được học ở Nhạc 
viện Thành phố Hồ Chí Minh để tham khảo thêm như: Giáo trình Phương pháp Sư phạm 
Thanh nhạc của PGS Trung Kiên, Phương pháp dạy Thanh nhạc của Nhà Giáo Hồ Mộ La, 
Giáo trình Thanh nhạc của PGS Lô Thanh, sách học Thanh nhạc của GS Mai Khanh. Riêng 
phần bài tập ca khúc thì chúng tôi sử dụng Tài liệu 100 bài hát Việt Nam - Dùng cho các 
lớp thanh nhạc trong các trường Sư phạm Nghệ thuật. Phải thấy rằng NGƯT Quang Phác, 
giảng viên thanh nhạc của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã biên soạn 
rất công phu, có tính hệ thống cao, các ca khúc từ dễ đến khó, sắp xếp theo từng học kỳ, 
từng năm và cho từng hệ từ trung cấp đến cao đẳng và đại học. 
 Các ca khúc là một phần trong hệ thống bài tập giúp hình thành và phát triển giọng 
hát cho sinh viên qua từng giai đoạn. 
2.2. Giới thiệu hệ thống bài tập trong quá trình lên lớp môn học thanh nhạc 
- Câu luyện thanh: 3 mẫu câu cho 1 học kỳ. Luyện thanh là hát theo giai điệu với một hoặc 
một số mẫu âm nhất định. Ở năm thứ 1, sinh viên cần luyện tập bắt đầu từ âm khu trung 
(âm khu giọng ngực của nam và âm khu hỗn hợp của nữ) hay còn gọi là âm khu tự nhiên. 
Luyện tập giọng hát bắt đầu từ âm khu tự nhiên là phương pháp có tính khoa học và hiệu 
quả. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 18 * 2018 113 
- Bài luyện thanh (Vocalise): 02 bài Concone cho 1 học kỳ, bài luyện thanh là dạng bài tập 
rất quan trọng với người học thanh nhạc. Với yêu cầu về tiết tấu, giai điệu phức tạp, đặc biệt 
là yêu cầu về sắc thái diễn tả âm nhạc, giúp người học rèn luyện k năng khống chế, điều 
tiết hơi thở của mình khi hát. Ngoài ra, bài luyện thanh còn giúp xử lý âm chuyển giọng, tạo 
nên sự thống nhất âm sắc của tất cả các âm khu giọng hát. 
- Ca khúc: 05 ca khúc cho 1 học kỳ, đây là nội dung quan trọng nhất, giúp sinh viên vận 
dụng kiến thức, k thuật thanh nhạc đã được rèn luyện ứng dụng vào tác phẩm thanh nhạc, 
trong đó có: Aria, ca khúc cổ điển, ca khúc quần chúng, ca khúc dân ca, ca khúc thiếu nhi 
(tùy theo khả năng của từng sinh viên để giảng viên gợi ý cách chọn bài phù hợp). 
3. Vấn đề tự học của sinh viên 
3.1. Vai trò và quy trình tự học. 
 Với sinh viên ngành âm nhạc thì yêu cầu tự học, tự rèn luyện thực hành chuyên môn 
đóng vai trò rất quan trọng. 
 Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Tất cả các khái niệm về âm nhạc vốn trừu 
tượng đều phải được âm thanh hóa trong quá trình giảng dạy, yêu cầu này là đối với tất cả 
các môn học chuyên ngành âm nhạc. 
 Với môn học thanh nhạc, môn học có tính thực hành thì chúng tôi không dạy riêng 
phần lý thuyết, mà tất cả các nội dung lý thuyết đều được lồng vào quá trình dạy thực hành, 
được giảng viên minh họa cụ thể, chính xác bằng giọng hát của mình. Nội dung phần học lý 
thuyết được gửi trước cho sinh viên nghiên cứu, sau đó giảng viên sẽ hướng dẫn, thị phạm 
trong quá trình dạy thực hành. 
 Quy trình được chúng tôi đặt ra cho một buổi lên lớp đối với sinh viên là: 
- Tập thở: sinh viên tự tập thở 2 bài, khoảng 5 phút. 
- Luyện thanh: giảng viên đánh đàn cho cả nhóm hát 3 mẫu câu 
- Hát 01 bài Concone: giảng viên đệm đàn cho cả nhóm hát 
- Hát ca khúc: giảng viên đệm đàn 
- Kiểm tra bài cũ: Đây là nội dung quan trọng, được thực hiện đều đặn cho mỗi buổi lên 
lớp (được Phòng Đào tạo xếp 3 – 5 tiết mỗi buổi học). Số lượng sinh viên được kiểm tra, 
nội dung kiểm tra với từng sinh viên tùy theo số tiết được xếp cho mỗi buổi học. 
 Nội dung kiểm tra bao gồm: sinh viên tự đàn và hát câu luyện thanh đơn giản 
nhất, giảng viên nghe và góp ý, sửa sai; sinh viên hát bài concone với phần đệm đàn của 
giảng viên và được góp ý, sửa sai và cuối cùng là sinh viên trình bày ca khúc với phần đệm 
đàn của giảng viên, được góp ý và sửa sai. 
 Việc kiểm tra thường xuyên này giúp giảng viên kiểm soát được vấn đề tự học, tự 
luyện tập của sinh viên, kịp thời chấn ch nh những sinh viên chểnh mảng, lười biếng trong 
việc tự luyện tập, vì ch có việc luyện tập thường xuyên, đúng phương pháp mới mang lại 
sự tiến bộ trong quá trình học tập thanh nhạc. 
3.2. Giới thiệu một số bài luyện thanh giúp sinh viên tự luyện tập ở nhà 
 Dưới đây là một số mẫu câu luyện thanh đơn giản, giảng viên có thể hướng dẫn sinh 
viên tự luyện tập ở nhà với đàn: 
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
 Nô............. ô ...............ô Na........... .a....... a 
 Câu luyện thanh này dành cho sinh viên năm thứ 1. Khi luyện tập mẫu âm này, cần 
chú ý khi phát âm từ NÔ, đầu lưỡi chạm nhẹ vào chân răng cửa hàm trên, miệng mở tròn, 
môi phía trên hơi thu lại. Phía trong miệng mở rộng, lưỡi gà nâng lên. Cằm dưới hạ xuống, 
âm thanh hơi tối. 
 Đối với từ NA, cách phát âm cũng giống từ NÔ, tuy nhiên với nguyên âm A, miệng 
mở rộng, hơi tròn. Môi trên hơi nhếch lên, để lộ hàm răng trên. Mặt lưỡi đặt bằng phẳng, 
đầu lưỡi tiếp giáp nhẹ với chân răng cửa hàm dưới. Tính chất âm thanh sáng. 
 Cần hát chậm để tập ghìm hơi. Mỗi nốt trắng ngân dài đủ 2 phách. 
 Lấy hơi ở dấu (v) giữa ô nhịp thứ 3 và ô nhịp thứ 4. 
 Hát liền giọng từ chữ NÔ đến chữ Ô và từ chữ NA đến chữ A. 
 Sang năm thứ 2, khi khả năng sử dụng nhạc cụ của sinh viên đã khá hơn, có thể cho 
tập thêm câu sau: 
 Mi i i Ma a a Mi i i i Ma a a 
 Với mẫu luyện thanh số 2, chú ý bật môi khi hát từ MI MA, lấy hơi (v) đúng vị trí, 
hát liền tiếng. Chữ A ở nốt Đô trắng cuối bài ngân dài đủ 2 phách. Từ MI đầu câu bắt đầu 
bằng phách nhẹ, nên đặt âm thanh nhẹ. 
4. Kết luận 
 Giảng viên giảng dạy thanh nhạc cần phải có tính kiên nhẫn, không vội vàng. 
Những nguyên tắc chung trong giảng dạy thanh nhạc phải luôn luôn được duy trì ở tất cả 
các đối tượng sinh viên và trong mọi hoàn cảnh. Ch khi kiên nhẫn, bình tĩnh thực hiện các 
nguyên tắc này trong giảng dạy thanh nhạc thì mới có thể mang lại hiệu quả cao 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Concone (). Fifty Lesson For Medium Voice - Vocal. Schirmer’s Library of 
 Musical Classics 
[2] Dương Viết Á (2000). Ca từ trong âm nhạc Việt Nam.Viện Âm nhạc - Nhạc viện Hà 
 Nội. 
[3] Hồ Mộ La (2002). Phương pháp sư phạm thanh nhạc.Trường Đ NT Quân đội. 
[4] Ngô Thị Nam (2004). Giáo trình hát.Nxb Đ SP à Nội. 
[5] Nhiều tác giả (2006). 100 bài hát Việt Nam. Nxb Hà Nội 
[6] Nhiều tác giả (2008). Tuyển tập Romance 
[7] Nguyễn Trung Kiên (1998). Phương pháp sư phạm thanh nhạc.Nhạc viện Hà Nội. 
[8] Nguyễn Bách (2001). Để thành công trong sự nghiệp ca hát.Nxb trẻ Tp.HCM. 
[9] Nhiều tác giả (2000). Bài hát lớp 6,7,8,9. Nxb Giáo dục. 
 (Ngày nhận bài: 28/3/2018; ngày phản biện:27/04/2018; ngày nhận đăng: 07/06/2018) 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_thanh_nhac_cho_sinh.pdf